intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Định giá đất đai/Bất động sản - Nguyễn Duy Thiện

Chia sẻ: Nguyen Hoang Hiep | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

259
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Định giá đất đai/Bất động sản trình bày về khái niệm; các đặc trưng của bất động sản; các quyền, lợi ích về bất động sản, ý nghĩa của việc nhận biết các quyền về bất động sản, đặc trưng của định giá đất đai/Bất động sản;...Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Định giá đất đai/Bất động sản - Nguyễn Duy Thiện

  1. Định giá đất đai/Bất động sản  Nguyễn Duy Thiện (BTC)    
  2. Khái niệm  Bất động sản trước hết là tài sản, nhưng khác  với các tài sản khác ở chỗ chúng không di, dời  được   Khoản 1 Điều 181 bộ Luật Dân sự 1995  Bất động sản là các tài sản không thể di, dời được  bao gồm: Đất đai, Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai     Các tài sản khác gắn liền với đất đai     Các tài sản khác theo quy định của pháp luật”
  3. Các đặc trưng của bất động sản  Là tài sản cố định không thể di, dời được  Mỗi bất động sản (đất đai) là một tài sản độc nhất, vô nhị +    Đất đai trong quá trình sử dụng được chia tách thành các lô đất,  thửa đất  +   Mỗi thửa đất, lô đất… có một vị trí cố định, đặc thù. Đặc tính đó của  đất đai là độc nhất, vô nhị.   +  Tính độc nhất vô nhị của mỗi thửa đất là ổn định và tồn tại khách  quan trong không gian và thời gian và là cơ sở nảy sinh địa tô  chênh lệch I.  +     Định giá viên trong quá trình định giá bất động sản phải đặc biệt  quan tâm mô tả chi tiết những lợi thế và bất lợi của từng vị trí bất  động sản để phân tích mức độ tác động của nó tới giá trị bất động  sản 
  4. Các quyền, lợi ích về bất động sản  Bất động sản luôn luôn gắn liền với những quyền năng  cụ thể. Các quyền về tài sản là bình đẳng đối với mọi thể  chế và pháp nhân   Nhà nước La Mã cổ đại (năm 449 trước công nguyên)  trong một văn tự khắc vào 12 bảng đồng gọi là “Luật XII”  quyền sở hữu và quyền đối với tài sản của người khác .   Chủ sở hữu có các quyền cơ bản sau:  Quyền sử dụng tài sản  Quyền thu lợi tức từ tài sản  Quyền định đoạt tài sản  Quyền có tài sản (chiếm hữu)  Quyền đòi lại tài sản  Các quyền khác mà luật pháp cho phép 
  5. Các quyền, lợi ích về bất động sản  Căn cứ phát sinh quyền sở hữu là sự chiếm hữu.  Chiếm hữu là sự chiếm dụng đồ vật trên thực tế, sự  chiếm dụng có liên quan đến hậu quả pháp lý, được  pháp luật bảo vệ.   Quyền sở hữu cũng bị hạn chế bởi các đạo luật khác.  Luật XII Bảng La Mã cũng quy định:”chủ đất phải có  trách nhiệm cho phép chủ đất bên cạnh cứ cách một  ngày sang bên đất mình thu hoạch hoa quả nếu rơi  sang đó, hoặc chấp nhận mọi thứ như khí, hơi bay  sang từ đất bên cạnh nếu không ảnh hưởng đến việc  sử dụng đất một cách bình thường”.
  6. Các quyền về tài sản là đất đai theo quy định của pháp  luật Việt nam  Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền:chuyển đổi,  chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.  Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất  hàng  năm  có  quyền:  thế  chấp  tài  sản  thuộc  sở  hữu  của  mình  gắn  liền với đất thuê để vay vốn sản xuất kinh doanh; chuyển nhượng tài  sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận tài sản  được nhà nước tiếp tục cho thuê đất.  Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất mà  trả tiền thuê đất 1 lần có quyền: thế chấp giá trị quyền sử  dụng đất thuê và tài sản; Chuyển nhượng quyền sử dụng  đất thuê và tài sản; góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng  đất thuê và tài sản; cho thuê lại quyền sử dụng đất thuê  trong thời hạn thuê đất.
  7. Các quyền về tài sản là đất đai theo quy định của pháp  luật Việt nam  Tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất không thu tiền  sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông,  lâm nghiệp có quyền: + Thế chấp đất và tài sản gắn liền với đất để vay vốn. + Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.   Tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền sử  dụng đất có quyền: + Chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền kết  cấu hạ tầng trên đất + Thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cùng  và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất được  giao để vay vốn sản xuất kinh doanh.    
  8. Các quyền về tài sản là đất đai theo quy định của pháp  luật Việt nam  Tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất  có thu tiền sử dụng đất có quyền:  + Chuyển nhượng, cho thuê quyền sử  dụng đất gắn liền kết cấu hạ tầng trên đất  + Thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử  dụng đất cùng và tài sản thuộc sở hữu của  mình gắn liền với đất được giao để vay vốn  sản xuất kinh doanh. 
  9. Ý nghĩa của việc nhận biết các quyền về BĐS  Việc nhận biết các quyền về tài sản có ý nghĩa  quan trọng trong định giá. Một bất động sản hữu  ích khi nó có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị bất  động sản chỉ thực hiện được thông qua trao đổi,  chuyển nhượng, có nghĩa là nó có thể chuyển  giao cho người khác được. Điều kiện để chuyển  giao được là ngoài tính hữu dụng còn phải gắn  với những quyền năng nhất định. Quyền năng  gắn với bất động sản nhiều hay ít là do pháp luật  của mỗi quốc gia quy định và chúng được thực  hiện bằng việc bảo đảm bởi quyền lực của nhà  nước.  Tóm lại nhận biết rõ ràng các quyền về tài  sản là một nội dung không thể thiếu của quá  trình định giá bất động sản.
  10. Đặc trưng  Thị trường bất động sản là thị trường không có trung tâm  Thị trường BĐS trải rộng trên các khu vực địa lý quốc gia.  Thị trường quyền sử dụng đất có 3 cấp:  Thị trường cấp I : chủ sở hữu đất đai (nhà nước) chuyển giao  quyền sử dụng đất đai cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân  Thị trường cấp II : người được nhà nước giao đất, cho thuê đất tái  chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhau. Bên chuyển giao và  bên nhận chuyển giao của thị trường này đều không phải là người  sở hữu đất đai.  Thị trường cấp III : người sử dụng đất đai cho thuê quyền sử dụng  đất đai, gồm cho thuê đất trống đơn thuần và cho thuê đất gắn  liền với tài sản trên đất (nhà cửa, công trình xây dựng, cây lâu  năm…) 
  11. Những đặc trưng của thị trường bất động sản  Là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: 4 yếu tố:  Sản phẩm giống nhau (homogeneous).  Giá cả thị trường do cung cầu quyết định, người mua,  người bán là những người chấp nhận giá.  Ba là, người mua tự do mua hàng hóa giá thấp nhất,  người bán tự do bán hàng hóa có giá cao nhất.  Bốn là, chủ thể tham gia thị trường vừa là người mua vừa  là người bán, thông tin trên thị trường là đầy đủ, đối xứng.   Thị trường bất động sản khác biệt : độc quyền, mỗi thửa  đất là độc nhất vô nhị … 
  12. Các loại thị trường bất động sản 1. Thị trường nhà ở: là loại thị trường mà chủ thể  giao dịch trên thị trường là tổ chức, hộ gia đình,  cá nhân; khách thể là quyền sở hữu nhà ở và  quyền sử dụng đất ở. Ở Việt Nam, thị trường  BĐS sử dụng vào mục đích ở gồm 4 khu vực  sau: Thị trường nhà ở thuộc sở hữu tư nhân: chủ thể của  loại thị trường này có các đặc điểm:  + Người sở hữu nhà đồng thời là người sử dụng  đất, trong đó quyền sử dụng đất là riêng biệt (ví  dụ).  + Người sở hữu nhà đồng thời là người sử dụng  đất, trong đó quyền sử dụng đất là của chung (ví  dụ: nhà chung cư cao tầng, xây hết đất).
  13. Các loại thị trường bất động sản  Thị trường nhà ở thuộc sở hữu tập thể: chủ thể của  loại thị trường này có các đặc điểm: + Người sở hữu nhà đồng thời là người sử dụng đất  (ví dụ nhà tập thể đơn vị bộ đội phân cho các  thành viên). + Người sở hữu nhà không đồng thời là người sử  dụng đất (ví dụ đất của tập thể, nhà của cá nhân  tự xây)  Thị trường nhà ở thuộc sở hữu hỗn hợp  Thị trường nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: chủ thể  của loại thị trường này gồm có các doanh nghiệp quốc  doanh được nhà nước giao đất; cho thuê đất xây dựng  nhà ở để cho thuê; khách thể của loại thị trường này  là hộ gia đình, cá nhân thuê nhà để ở.
  14. Các loại thị trường bất động sản 2.  Thị trường công trình thương mại, dịch vụ:  đây là loại thị trường phong phú, đa dạng và rất  phức tạp, gồm: nhà hàng, cửa hiệu, khách sạn,  văn phòng… Mục đích sử dụng của loại bất  động sản này hỗn hợp, không rành mạch (ví dụ:  nhà hàng kết hợp nhà ở, khách sạn kết hợp siêu  thị, văn phòng…). Đặc điểm của loại BĐS này là  thường ở các vị trí rất thuận tiện, có khả năng  sinh lợi cao; chúng luôn được cải tạo thay thế  theo thị hiếu khách hàng, thị trường. 
  15. Các loại thị trường bất động sản  3. Thị trường các công trình công  nghiệp: chủ thể giao dịch trên thị trường  chủ yếu là Nhà nước và các nhà đầu tư  (trong và ngoài nước) trong đó Nhà nước  là bên cho thuê, các nhà đầu tư là bên  thuê; khách thể giao dịch trên thị trường là  quyền sử dụng đất thuê và các công trình  công nghiệp gắn với đất thuê.
  16. Các loại thị trường bất động sản  Thị trường quyền sử dụng đất nông  nghiệp: chủ thể giao dịch trên thị trường  chủ yếu là các tổ chức kinh tế, hộ gia đình,  cá nhân; khách thể tham gia thị trường là  quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất nuôi  trồng thủy sản, đất làm muối và quyền sử  dụng công trình, cây lâu năm gắn liền với  đất.
  17. Các loại thị trường bất động sản  5. Thị trường BĐS sử dụng vào mục  đích đặc biệt: trường học, bệnh viện,  cảng hàng không, nhà thờ, đình chùa…: ít  giao dịch muc bán, tuy nhiên trong nhiều  trường hợp cần biết chi phí thay thế, tái tạo  để tính chi phí đền bù, tính tổng giá trị tài  sản của cơ quan, tổ chức tại một thời điểm  nào đó… 
  18. Các khái niệm về định giá  Có 2 khái niệm về định giá tài sản: ­ Định giá là sự ước tính về giá trị các quyền sở  hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một  mục đích đã được xác định.  ­ Định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước  tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài  sản cụ thể, tại một thời điểm xác định có xem xét  đến tất cả các đặc điểm của tài sản và các yếu  tố căn bản của thị trường. 
  19. Định giá đất đai và định giá hàng hóa khác  a. Giống nhau: đều là những phương pháp kinh tế nhằm ước lượng  giá trị của chúng thể hiện bằng tiền, tại một thời điểm xác định khi  chúng tham gia vào một thị trường xác định.   b. Khác nhau:  Khác nhau giữa khái niệm tài sản trong định giá và hàng hóa trong  kinh tế ­chính trị học:  Hàng hóa là sản phẩm do con người tạo ra, nó có giá trị và giá trị sử  dụng. Giá trị hàng hóa xác định bằng lao động kết tinh trong hàng  hóa (lao động sống + quá khứ).  Tài sản đất đai  không phải là hàng hóa xét theo nghĩa trên vì đất  đai do thiên nhiên ban tặng cho con người, con người không tạo ra  đất đai, mà chỉ đầu tư lao động để chuyển đất đai từ trạng thái thô  (tự nhiên) sang trạng thái sử dụng vào mục đích nhất định; từ vật  không có giá trị thành vật truyền tải giá trị. Giá trị mà đất đai chuyển  tải gọi là “giá đất”. Vì vậy bản chất của giá trị đất đai là kết tinh lao  động sống và lao động quá khứ nhằm chuyển đất đai từ trạng thái  “đất thô” sang đất “thành phẩm”.
  20. Định giá đất     Đất đai là một tài sản và là một tài sản  đặc biệt.   Là một tài sản thông thường, đất đai có  đầy đủ các thộc tính của một tài sản,  gồm: là vật có thực, có thể đáp ứng nhu  cầu con người, nằm trong sự chiếm hữu  của con người, có đặc trưng giá trị và là  đối tượng trong các giao dịch dân sự. Là  một tài sản nên việc định giá đất về  nguyên tắc cũng giống như định giá các  hàng hóa thông thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2