Bài giảng Đo lường thể thao
lượt xem 36
download
Bài giảng Đo lường thể thao có nội dung trình bày cơ sở lý thuyết của đo lường thể thao, phương pháp toán thống kê xử lý các kết quả đo lường, cơ sở lý luận của test, lý thuyết đánh giá, đo lường đánh giá vận động, kiểm tra thể chất nhân dân và tuyển chọn tài năng thể thao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đo lường thể thao
- Bài 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐO LƯỜNG THỂ THAO 1. Đo lường Đo lường có nguồn gốc từ khoảng 2.500 năm trước Công nguyên. Thời ấy, tại Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ... đã nghiên cứu về nhân trắc . Từ những năm 1960 - 1990, đo lường thể thao phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại thiết bị ghi lực, đo chuyển động trong thể thao, đo chức năng cơ thể... Trong thời gian này, hình thành sự hợp tác quốc tế về đo lường thể thao . Tổ chức đo lường thể lực quốc tế được thành lập vào năm 1964 . Ở nước ta, đo lường thể thao cũng được hình thành và phát triển từ những năm 1960 - 1970 với những công trình nghiên cứu ban đầu về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, tiêu chuẩn thể chất học sinh . 2. Phép đo, phương pháp đo và phương tiện đo Phép đo: Là việc tìm ra giá trị vật lý hoặc phi vật lý bằng cách thực nghiệm, quan sát thống kê với sự trợ giúp của các phương tiện đo lường . X Kết quả đo được biểu diễn dưới dạng: A ; và ta có X = A.X0 ; X- đại lượng X0 đo; X0- đơn vị đo; A- con số kết quả đo Ví dụ: HRmax= 187CK/min HRmax- đại lượng tần số tim tối đa cần đo 187- con số kết quả đo; CK/min- đơn vị đo Phương pháp đo có nhiều, ta có thể tổng hợp lại các phương pháp cơ bản của kỹ thuật đo lường như sau: Đo trực tiếp là phương pháp dùng các thiết bị đo hay các mẫu đo (các chuẩn) để đánh giá số lượng của đại lượng cần đo . Ví dụ, đo trực tiếp chiều cao thân thể, lực bóp tay, tần số tim, thời gian chạy 100m, bật xa tại chỗ ... Phép đo trực tiếp có ưu thế nhanh, loại trừ được các sai số tính toán . Đo gián tiếp là phương pháp đo mà kết quả đo đư ợc không phải là trị số của đại lượng cần đo, mà chỉ là các số liệu cơ sở để tính ra trị số của đại lượng . Ví dụ, ta đo trực tiếp được lực đấm (đỉnh lực F) của vận động viên vào tấm đo lực, đo trực tiếp được thời gian va chạm của tay vận động viên vào tấm đo lực (t), nhưng không đo được xung lực của quả đấm (P) . Muốn có trị số của đại lượng P, ta phải tính qua công thức: P = F .T (kg.ms). Đo tương quan là phương pháp cần đo các quá trình phức tạp, mà ở đây không thể thiết lập một quan hệ hàm số nào giữa các đại lượng là các thông số của một quá trình nghiên cứu . Độ chính xác của phép đo tương quan được xác 1
- định bởi độ dài khoảng thời gian của quá trình xem xét . Khi đo trực tiếp, thật ra người ta phải giả thiết hệ số tương quan giữa đại lượng đo và kết quả rấ t gần 1, mặc dù có sai số do quy luật ngẫu nhiên của quá trình biến đổi gây nên . Ví dụ, thời gian chạy 100m đầu và thành tích chạy 800m . Giữa hai đại lượng này có thể có tương quan với nhau ở mức độ nào đó, nhưng không phải hàm số vì còn phụ thuộc vào nhi ều yếu tố phức tạp khác trong quá trình chạy 800m. Thời gian chạy 100m đầu nhanh, chưa chắc thành tích chạy 800m là tốt, nhưng giữa hai đại lượng này chắc chắn có quan hệ với nhau . Vì vậy, đo thời gian chạy 100m thay vì đo thời gian chạy 800m là đo tương q uan (nếu thay vì đo thời gian chạy 1500m sẽ mất chính xác hơn) . Phương tiện đo trong đo lường thể thao rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu đo lường các đại lượng vật lý và các đại lượng phi vật lý . Ta có thể khái quát các loại phương tiện sau đây: - Các thiết bị đo lường, các dụng cụ đo lường: hệ thống thiết bị Cosmed K 4b2 đo chức năng hô hấp và tim mạch, dụng cụ đo huyết áp, cân, thước đo chiều cao thân thể... - Các dụng cụ, biểu mẫu trắc nghiệm: các dụng cụ để trắc nghiệm sự tập trung chú ý, trí thông minh. - Các test (các bài thử): các test đánh giá về tố chất thể lực, test PWC 170... Ngoài ra, người ta còn dùng nhiều phương tiện khác để quan sát mối quan hệ của các hiện tượng, các đại lượng trong xã hội học, kinh tế học, tâm lý học thể thao, lý thuyết huấn luyện thể thao (phỏng vấn, theo dõi thống kê các số liệu sư phạm ...). 3. Đơn vị đo lường và chuẩn a.Khái niệm chung Đơn vị đo là giá trị đơn vị tiêu chuẩn về một đại lượng đo nào đó được quốc tế qui định mà mỗi quốc gia đều phải tuân thủ . Ví dụ: Chuẩn “Ôm quốc tế” là điện trở của cột thuỷ ngân thiết diện 1mm 2 dài 106,300cm, ở 0 oC, có khối lượng 14,4521gam. b. Hệ thống đơn vị bao gồm hai nhóm - Đơn vị cơ bản: được thể hiện bằng các đơn vị chuẩn với độ chính xác cao nhất mà khoa học kỹ thuật hiện đại có thể thực hiện được. - Đơn vị dẫn xuất: là đơn vị có liên quan đến các đơn vị đo cơ bản thể hiện qua các biểu thức . 2
- Ngày nay các nước thường sử dụng hệ thống đơn vị thống nhất đó là hệ thống đơn vị quốc tế SI, hệ thống đã được thông qua ở Hội nghị quốc tế năm 1960. Trong đó có bảy đơn vị cơ bản là: m, kg, s, A, K, mol, Cd. 4. Sai số của phép đo Phép đo nào cũng có sai số . Sai số càng nhỏ thì phương pháp đo và thiết bị đo càng chính xác. a. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối . - Sai số tuyệt đối: Là hiệu giữa đại lư ợng đo X và giá trị thực X t, X = X - Xt - Sai số tương đối x: là tỷ lệ % giữa sai số tuyệt đối và giá trị thực . b. Sai số cơ bản và sai số bổ sung - Sai số cơ bản : là sai số của phương pháp đo hoặc thiết bị đo lường tiến hành trong các điều kiện ứng dụng tiêu chuẩn . Ví dụ: Đo thành tích chạy của các VĐV ở điều kiện tiêu chuẩn (sức khoẻ, ĐKTN...) mà mắc sai số, gọi là sai số cơ bản - Sai số bổ sung : Là sai số của các phương pháp đo và thiết bị đo gây nên ở các điều kiện hoạt động chênh lệch so với điều kiện tiêu chuẩn . Ví dụ: Đo thành tích chạy của các VĐV ở điều kiện chênh lệch với điều kiện tiêu chuẩn (sức khoẻ, ĐKTN ...) mà mắc sai số, gọi là sai số bổ sung . c. Sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên - Sai số hệ thống: Là thành phần sai số của phép đo luôn không đổi hay là thay đổi có quy luật khi đo nhiều lần một đại lượng đo. Ví dụ: Đồng hồ đo thành tích của VĐV vì một lý do nào đấy mà mỗi lần đo khác nhau đều chậm 1 ’’ mắc sai số hệ thống. - Sai số ngẫu nhiên : Là sai số do các điều kiện ngẫu nhiên gây nên . Ví dụ: Bình thường một VĐV chạy 100m hết 11 ’’9 nhưng hôm lập test vì gió to nên chạy hết 12 ’’2 sai số ngẫu nhiên. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ N GHIÊN CỨU CỦA ĐO LƯỜNG THỂ THAO Đối tượng nghiên cứu của mô n học đo lường thể thao là hướng dẫn cho con người biết đo lường, thu thập tin tức, đánh giá kết quả đo lường để có khả năng điều khiển, gắn kết lý luận với thực tiễn trong phạm trù thể dục thể thao . Nhiệm vụ của đo lường thể thao bao gồm: 3
- 1. Đo lường lý thuyết là nhiệm vụ thứ nhất : Các phép đo và các kết quả của chúng làm sáng tỏ thêm lý thuyết, làm căn cứ để tìm ra lý thuyết mới ở nhiều môn khoa học cơ sở (nhân trắc học, sinh hoá, sinh lý, sinh cơ, y học thể thao ...), ở các môn khoa học chuyên ngành (lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, học thuyết huấn luyện thể thao ...), ở các môn lý luận chuyên sâu (điền kinh, bơi lội, thể dục, bóng đá ...). Ở đây, nhiệm vụ chủ yếu của đo lường thể thao là làm giảm bớt số lượng các đại lượng chưa thể đo lường được . Chẳn g hạn, người ta đang cố gắng tìm các phép đo tin cậy để xác định được hệ số dự trữ sức khoẻ ở người cao tuổi . 2. Đo lường ứng dụng là nhiệm vụ thứ hai : Nhiệm vụ này của đo lường thể thao rất lớn, có thể phân chia theo từng nhóm lĩnh vực nghiên cứu. Đo lường ứng dụng nâng cao thể chất của trẻ em, học sinh trong trường học: đo lường thể thao góp phần xác định nội dung chương trình giảng dạy - huấn luyện phù hợp và xác định hiệu quả của chúng . Đo lường ứng dụng nâng cao thể chất nhân dân, trong đó có đối tượng người cao tuổi. Đo lường ứng dụng để dự báo và tuyển chọn tài năng thể thao . Đo lường ứng dụng để nâng cao thành tích thể thao. 3. Đo lường pháp quyền là nhiệm vụ thứ 3 : Từ các chuẩn mực được công bố nhờ kết quả điều tra thể chất nhân dân giúp cho Nhà nước có căn cứ quyết định chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giúp cho nhiều ngành có căn cứ tuyển nhân sự về sức khoẻ, chiều cao thân thể; giúp cho một số ngành có căn cứ để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng (dệt may, bàn ghế học sinh, dụng cụ thể thao chuyên dùng cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng ...). 4
- Bài 2 : PP TOÁN THỐNG KÊ XỬ LÝ CÁC KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG I. CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG 1. Số biên - Mốt - Trung vị - Số trung bình cộng Số biên : là trị số lớn nhất và nhỏ nhất của một đám đông số liệu . Mốt : là trị số có tần số lớn nhất. Nếu đám đông đã phân nhóm sẽ tồn tại nhóm mốt là nhóm có tần số lớn nhất . Trung vị: là số đứng giữa của một dãy số (đã sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần). Số trung bình cộng a. Khái niệm: Số trung bình cộng là tỷ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của đám đông. Số trung bình cộng phản ánh tính chất tập trung, xu hướng tập trung của một bảng phân phối. c. Tính chất : + Nếu x i =’ xi x0 thì x ' = x x 0 + Nếu x i’ = xik x ' = x.k n + (x i 1 i x) 0 2. Biên độ - độ lệch tuyệt đối TB - phương sai Biên độ: ký hiệu là d, d = X M - Xm n xi x Độ lệch tuyệt đối trung bình : E = i 1 n Phương sai: a. Định nghĩa: Phương sai của một đám đông là tỷ số giữa tổng bình phương biến sai của các trị số cá thể quanh số trung bình cộng và tổng số bậc tự do . b. ý nghĩa: Phương sai là một tham số đặc trưng tiêu biểu nhất cho sự phân tán của một đám đông số liệu . c. Tính chất: - Nếu mỗi trị số xi của đám đông số liệu được cộng hay trừ với một hằng số x 0 thì phương sai của đám đông không đổi. 5
- - Nếu mỗi trị số x i của đám đông số liệu được nhân (hoặc chia) với một hằng số k thì phương sai của đám đông được nhân (hoặc chia) v ới bình phương của hằng số ấy. Độ lệch chuẩn: Ký hiệu là X, là căn bậc 2 của phương sai , nói lên sự phân tán của các trị số xi quanh số trung bình cộng . Hệ số biến sai : Là tỷ lệ % giữa độ lệch chuẩn và số trung bình cộng . Được dùng để đánh giá mức độ đồn g đều của chỉ tiêu . Nếu Cv 10%: Đám đông tương đối đồng đều . Nếu Cv > 10%: Đám đông không đồng đều. Sai số tuơng đối trung b ình: Kí hiệu ɛx=t05 x Cv – t05 giá trị tra bảng ứng với P=0,05 - Nếu ɛx 5% : Mẫu chọn có thể đại diện cho tổng thể. - Nếu ɛx > 5% : Mẫu chọn không đại diện cho tổng thể . II. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN - HỒI QUY 1 - Hệ số tương quan a. khái niệm: là một chỉ số được dùng để xác định sự liên quan ràng buộc giữa hai hay nhiều đặc tính định lượng . Giả sử có hai đặc tính đị nh lượng x và y khi đó giữa chúng tồn tại một trong 3 mối tương quan sau: - Giữa x và y có mối tương quan hàm tính . - Giữa x và y có mối tương quan thống kê học . - Hai đặc tính x và y độc lập nhau . b. Công thức tính Công thức 1: n n n xi yi x y i i i 1 i 1 n r i 1 n 2 n 2 n xi n yi x 2 i 1 y 2 i 1 i 1 i n i 1 i n 6
- n Công thức 2: ( x x )( y i i y) r i 1 n n ( xi x ) 2 ( yi y ) 2 i 1 i 1 Công thức 3: 6 n r 1 n( n 2 1) (A B ) i 1 i i 2 c. Tính chất - -1 r 1 - Nếu r = 0 hai đặc tính độc lập nhau. - Nếu r > 0 giữa hai đặc tính có mối tương quan dương (Đồng biến). - Nếu r < 0 giữa hai đặc tính có mối tương quan âm . - Nếu r = 1 giữa hai đặc tính có mối tương quan hàm tính . - Nếu tồn tại r 1 = 0.2, r2 = 0.8 ta không thể khẳng định mối tương quan II mạnh gấp 4 lần mối tương quan I mà chỉ có thể khẳng định cả hai mối tương quan đều dương, mối tương quan II mạnh hơn mối tương quan I . d. Quy ước - Nếu 0 r < 0.2: giữa hai đặc tính có MTQ rất yếu. - Nếu 0 .2 r
- Thí dụ: Biết thành tích chạy giữa quãng 30m(x i, s) và thành tích bật xa ba bước (yi, m) của 10 VĐV như sau: TT 1 2 3 4 5 xi(s) 3.5 3.6 3.6 3.6 3.8 yi(m) 8.05 7.34 7.37 7.77 7.04 TT 6 7 8 9 10 xi(s) 3.7 3.9 3.4 3.6 3.6 yi(m) 7.17 6.5 8.15 6.98 6.97 1. Hãy tính x ; x2, x, CVx, x. 2. Hãy tính x ; y2, y, CVy, y. 3. Tính rxy và hệ số xác định d = r2.100%, tìm các đường hồi quy lý thuyết D1, D2. 8
- Bài 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TEST I. KHÁI NIỆM VỀ TEST Phép đo hoặc thử ngh iệm được tiến hành với mục đích xác định trạng thái hoặc khả năng của vận động viên gọi là test (test sư phạm, test tâm lý...). Yêu cầu của test: 1. Sự tiêu chuẩn hoá (phương pháp và điều kiện lập test đều như nhau trong mọi trường hợp ứng dụng test). 2. Có hệ thống đánh giá. 3. Đủ độ tin cậy (r 0.8) 4. Có tính thông báo (r 0.6). Có ba loại test vận động: 1. Các bài tập kiểm tra: vận động viên thể hiện kết quả tốt nhất bằng thành tích vận động (chạy 1500m thông qua thời gian chạy). 2. Thử nghiệm chức năng tiêu chuẩn : định lượng thống nhất đối với các vận động viên theo đại lượng công thực hiện hoặc theo đại lượng các dấu vết sinh lý, sinh hoá.... Kết quả test là các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá ở hoạt động tiêu chuẩn hoặc các chỉ tiêu vận động khi các dấu vế t sinh lý, sinh hoá ở thang độ chuẩn (ví dụ, ghi tần số mạch đập ở hoạt động tiêu chuẩn, ghi tốc độ chạy khi mạch đập 170 lần/phút...). 3. Các thử nghiệm gắng sức tối đa: các vận động viên thể hiện sự vận động với công suất tối đa hoặc thành tích tối đa . Kết quả test có thể thể hiện ở các chỉ tiêu sinh lý hoặc sinh hoá (ví dụ, xác định nợ dưỡng khí tối đa ...). II. ĐỘ TIN CẬY CỦA TEST 1. Khái niệm Mức độ phù hợp giữa kết quả các lần lập test ở trên cùng một đối tượng thực nghiệm và trong cùng điều kiện được gọi là độ tin cậy của test . 2. Nguyên nhân chính gây nên độ dao động cuả kết quả test - Biến đổi trạng thái của các đối tượng thực nghiệm (sự mệt mỏi, động cơ, tập trung chú ý...). - Sự thay đổi điều kiện bên ngoài và dụng cụ đo lường không được chuẩn hoá (nhiệt độ, giá, độ ẩm, thế hiệu dòng điện...), tức là những gì liên quan đến thuật ngữ “sai số của phép đo”. 9
- - Trạng thái mệt mỏi, sự thiếu thận trọng của người tiến hành đo lường hoặc đánh giá; nhiều người đo nhưng phương pháp đo không thống nhất . - Do hệ thống đánh giá, thang điểm chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng cụ thể cũng như trong từng điều kiện cụ thể. - Sự thiếu hoàn thiện của kỹ thuật lập test . 3. Cách khắc phục sự dao động kết quả test (nâng cao độ tin cậy của test). - Tạo động cơ cho đối tượng thự c nghiệm một cách tốt nhất (khen thưởng, động viên kịp thời ...) - Tạo động cơ cho đối tượng tham gia kiểm tra đánh giá một cách tôt nhất (khen thưởng, động viên, giáo dục tính trung thực, cao thượng ...); Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn ch o đội ngũ kiểm tra, đánh giá; Tăng số lượng người đánh giá và nâng cao mức độ phù hợp giữa các ý kiến của họ. - Xây dựng các thang đánh giá phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện cụ thể... - Không ngừng nâng cấp các trang thiết bị, sân bãi... - Chuẩn hoá phương pháp lập test - Tăng số lần thử nghiệm - Tăng số lượng các test tương đương - Phối kết hợp với các cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn để dự báo chính xác thời tiết trong quá trình lập test . 4. Các phương pháp đánh giá độ tin cậy của test a. Phương pháp lặp lại (Ret est): Test lặp lại (Retest) tức là lập test 2 lần trên cùng một đối tượng nghiên cứu và trong cùng 1 điều kiện. Xác định độ tin cậy của test bằng phương pháp phân tích phương sai, tức là tính hệ số tương quan cặp (tương quan tuyến tính) giữa kết quả 2 lần lập test. Công thức: r x x y y i i x x y y 2 2 i i Sau đó, dựa vào quy ước sau đánh giá độ tin cậy của test . Quy ước: nếu r từ 0,95 - 1.00: độ tin cậy rất tốt. 10
- 0.90 - 0,94: độ tin cậy khá tốt. 0,80 - 0,89: độ tin cậy cho phép sử dụng được . 0,70 - 0,79: độ tin cậy yếu. 0.60 – 0.69: test không đủ độ tin cậy Tóm lại: r 0.8 thì test đủ độ tin cậy b. Phương pháp test gấp đôi Phương pháp này sử dụng trong trường hợp đ o lặp lại nhiều lần (với điều kiện test có nhiệm vụ vận động nhẹ nhàng hoặc không vận động). Ví dụ: Đo thời gian phản xạ 20 lần liên tục Cách tiến hành: Trước hết phân kết quả lập test ra làm 2 nhóm, theo nguyên tắc ghép số lần đo chẵn vào 1 nhóm, số lần đo lẻ vào 1 nhóm . Sau đó tính hệ số tương quan giữa 2 nhóm kết quả. Cách đánh giá: Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số tương quan chỉ đánh giá độ tin cậy của 1/2 test mà không phải là cả test . Do vậy phải áp dụng công thức Sperman – Bravi: 2 P05 Ptt ; 1 P05 Ptt là độ tin cậy của toàn test P05 là độ tin cậy của 1/2 test c. Phương pháp hình thức song song: Là phương pháp xác định mức độ đồng thể (tính tương đương) của các test , nghĩa là dùng một nhóm test nào đó có cùng tính chất và có cùng mục đích dể xác định một hiện tượng . Muốn vậy ta tính hệ số tương quan giữa kết quả của từng cặp test gọi là hệ số tương đương . - các test nào nằm trong nhóm test có hệ số tương đương cao (r 0.8) được gọi là các test đồng thể . - Trong nhóm test không có các test tương đương được gọi là các test dị thể. ý nghĩa của test tương đương - Phối hợp các test tương đương để đánh giá một hiện tượng nào đó nâng cao độ tin cậy của việc đánh giá. - Có thể dùng để thay thế cho nhau trong quá trình đánh giá vận động viê n. 11
- Bài tập 1: Cho bảng phân phối chiều cao x i(cm) của 40 thanh niên như sau: xi 152 155 158 161 164 167 170 173 mi 1 3 7 9 8 6 4 2 - Tính hệ số biến sai . - Tính sai số tương đối của số trung bình . Giải: - Hệ số biến sai: Dùng để đánh giá tính chất đồng đều của đám đông số liệu, nếu C V 10% thì đám đông số liệu tương đối đồng đều . x CV 100% x - Sai số tương đối của số trung bình: Dùng để đánh giá mức độ đại diện của đám đông số liệu trên một tổng thể . Nếu 5% thì đám đông số liệu có thể đại diện cho một tổng thể với = CV. 100% TT xi (cm) mi(người) x ’i mix’i mix’i2 1. 152 1 -3 -3 9 2. 155 3 -2 -6 12 3. 158 7 -1 -7 7 4. 161 9 0 0 0 5. 164 8 1 8 8 6. 167 6 2 12 24 7. 170 4 3 12 36 8. 173 2 4 8 32 24 128 24 - x 161 3 * 162 . 8 ( cm ) 40 9 24 2 - 2 (128 ) 25 . 56 40 40 12
- - 2 25 . 56 5 . 056 x 5.056 - CV 100% 100% 3.105% 10% x 162.8 Đám đông số liệu tương đối đồng đều . t 05 x 1.96 5.056 100% 100% 6.087% 5% x 162.8 Đám đông số liệu không thể đại diện cho một tổng thể. Bài 2: Kết quả 3 lần ném phạt (mỗi lần 10 quả) của 6 VĐV bóng rổ như sau: VĐV Lần 1 Lần 2 Lần 3 1. 5 6 5 2. 9 8 7 3. 3 4 3 4. 7 5 5 5. 9 2 9 6. 7 3 7 Hãy đánh giá độ tin cậy của test giữa lần 1 và lần 2, lần 2 và lần 3 . Giải: Để đánh giá độ tin cậy của test, dùng phương pháp Retest, tính hệ số tương quan tuyến tính giữa 2 kết quả 2 lần lập test. Cụ thể: - Độ tin cậy giữa lần 1 và lần 2: TT xi xi - x (xi - x )2 yi yi - y (yi - y )2 (xi - x ) (yi - y ) - 1. 5 -1.66667 2.777778 6 1.333333 1.777778 2.222222222 2. 9 2.333333 5.444444 8 3.333333 11.11111 7.777777778 3. 3 -3.66667 13.44444 4 -0.66667 0.444444 2.444444444 4. 7 0.333333 0.111111 5 0.333333 0.111111 0.111111111 - 5. 9 2.333333 5.444444 2 -2.66667 7.111111 6.222222222 - 6. 7 0.333333 0.111111 3 -1.66667 2.777778 0.555555556 40 27.33333 28 23.33333 1.333333333 - x x i 40 6.666667 y y i 28 4.666667 n 6 n 6 13
- 1.33333333 3 - r1, 2 0.052796 0.8 27.33333 23.33333 r1,2 quá bé, không đủ độ tin cậy. 14
- - Độ tin cậy giữa lần 2 và lần 3: TT xi xi - x (xi - x )2 yi yi - y (yi - y )2 (xi - x ) (yi - y ) 7. 6 1.333333 1.777778 5 -1 1 -1.333333333 8. 8 3.333333 11.11111 7 1 1 3.333333333 9. 4 -0.66667 0.444444 3 -3 9 2 10. 5 0.333333 0.111111 5 -1 1 -0.333333333 11. 2 -2.66667 7.111111 9 3 9 -8 12. 3 -1.66667 2.777778 7 1 1 -1.666666667 28 23.33333 36 22 -6 - x x i 28 4 .666667 y y i 36 6 .000 n 6 n 6 -6 - r1, 2 -0.26482 0.8 23.33333 22 r2,3 quá bé, không đủ độ tin cậy. II. TÍNH THÔNG BÁO CỦA TEST Mức độ chính xác của test trong đo lường để xác định một đặc trưng nào đó (chất lượng, khả năng, đặc tính ...) gọi là tính thông báo. Tính thông báo của test giải đáp hai câu hỏi: Thứ nhất, test đo lường cái gì? Thứ hai, nó đo lường chính xác thế nào? Mức độ thông báo có thể xác định về số lượng nhờ các số lượng thực nghiệm (thông báo thực nghiệm) và về chất lượng nhờ phân tích nội dung tình huống (thông báo lô-gic, thông báo nội dung). 1. Tính thông báo thực nghiệm Tính thông báo thực nghiệm bao hàm các kết quả test so sánh với một số chỉ số . Vì vậy, người ta tính hệ số tương quan giữa test và chỉ số (hệ số này gọi là hệ số thông báo và ký hiệu rtc, trong đó t là chữ đầu của test, c là chữ đầu của chỉ số). 15
- Trong đo lường thể thao, các chỉ số thường gặp là: 1. Thành tích thể thao. 2. Đặc tính số lượng nào đó của hoạt động thi đấu (ví dụ, độ dài bước trong chạy, tỷ lệ phần trăm số lần chuyền bóng xa trong bóng đá...). 3. Kết quả test khác mà tính thông báo của nó đã được chứng minh (nếu thực hiện test bằng một chỉ số phức tạp, có thể chọn test khác có tính thông báo như vậy nhưng đơn giản hơn . Ví dụ, dùng tần số tim thay trao đổi khí) . 4. Khi không có chỉ số duy nhất người ta dùng chỉ số tổng hợp (như tổng điểm trong nhiều môn phối hợp, ...). Trong thực tiễn lập test, nếu hệ số thông báo r 0,6 thì test có thể dùng để dự báo . Trong vài trường hợp r 0,3 thì test có thể dùng được . r 0,6 Test có tính thông báo. -Tính thông báo của một nhóm test thường lớn hơn m ột test. Chúng ta dẫn chứng tính thông báo của test “chạy 30m tốc độ cao” ở nam đối với các chỉ số khác nhau(bảng III.3). Bảng III .3: Tính thông báo của test chạy 30m tốc độ cao (n = 62) CHỈ SỐ ĐƠN VỊ ĐO CHỈ SỐ HỆ SỐ THÔNG BÁO Bật xa tại chỗ Kết quả nhảy (cm) 0,658 Chạy đà nhảy xa Tốc độ chạy 10m cuối 0,918 Thành tích nhảy xa Đẳng cấp VĐV (M) 0,715 Thành tích trong 3 môn phối hợp (chạy Tổng điểm 0,764 100m rào, chạy 100m, nhảy xa) 2. Tính thông báo nhân tố Trong thực tế ta thường gặp những trường hợp không có chỉ số duy nhất để có thể so sánh kết quả các test nghiên cứu . Để giải quyết vấn đề nêu trên chúng ta phải dùng phương pháp phân tích nhân tố hay phân tích đa biến khá phức tạp. Phương pháp phân tích nhân tố sẽ phân chia ra các nhóm nhân tố và tìm ra chỉ số có tỷ trọng ảnh hưởng lớn nhất trong từng nhóm nhân tố và tập hợp các nhóm nhân tố. 16
- 3. Tính thông báo nội dung (logic) của test Tính thông báo của test không phải khi nào cũng có thể xác định nhờ xử lý toán học các kết quả của test. Chẳng hạn test đôi khi chỉ là một phần của hoạt động hoàn chỉnh trong trong thi đấu (tốc độ mấy bước cuối trong nhảy xa, số lần ném bóng trúng rổ trong thi đấu...). Trong trường hợp này không thể tiến hành thực nghiệm một động tác hoàn chỉnh được, bắt buộc phải phân tích tình huống hoặc suy luận để xác định tính thông báo của test . Đó gọi là tính thông báo nội dung hay thông báo logic của test. Bài 1: Biết thành tích chạy 30m (x i, s) và bật xa tại chỗ(y i, cm) của 10 VĐV như sau: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 xi 4.8 4.8 4.5 4.6 4.4 4.3 4.3 4.2 4.1 3.9 yi 178 180 182 182 190 185 186 195 195 200 Hãy tính hệ số thông báo giữa test 30 m và chỉ tiêu bật xa Giải: ta có bảng sau: (yi -y)2 (xi - x) TT xi xi - x (xi - x)2 yi yi – y (yi - y) 1 4.8 0.41 0.1681 178 -9.3 86.49 -3.813 2 4.8 0.41 0.1681 180 -7.3 53.29 -2.993 3 4.5 0.11 0.0121 182 -5.3 28.09 -0.583 4 4.6 0.21 0.0441 182 -5.3 28.09 -1.113 5 4.4 0.01 0.0001 190 2.7 7.29 0.027 6 4.3 -0.09 0.0081 185 -2.3 5.29 0.207 7 4.3 -0.09 0.0081 186 -1.3 1.69 0.117 8 4.2 -0.19 0.0361 195 7.7 59.29 -1.463 9 4.1 -0.29 0.0841 195 7.7 59.29 -2.233 10 3.9 -0.49 0.2401 200 12.7 161.29 -6.223 43.9 0.769 1873 492.1 -18.07 17
- Từ đó: y = 187.3 cm, z = 4.4 s và Rxy = -0.93 Vậy giữa test 30 m và chỉ tiêu bật xa có tính thông báo cao. Bài 2: Biết kết quả chạy giữa quãng 30m(x i, s) và thành tích bật xa ba buớc (yi, m) của 10 VĐV như sau: TT xi xi - x (xi - x)2 yi yi - y (yi -y)2 (xi - x) (yi - y) 1 1 3.5 -0.13 0.0169 8.05 0.72 0.5184 -0.0936 2 3.6 -0.03 0.0009 7.34 0.01 0.0001 -0.0003 3 3.6 -0.03 0.0009 7.37 0.04 0.0016 -0.0012 4 3.6 -0.03 0.0009 7.77 0.44 0.1936 -0.0132 5 3.8 0.17 0.0289 7.04 -0.29 0.0841 -0.0493 6 3.7 0.07 0.0049 7.17 -0.16 0.0256 -0.0112 7 3.9 0.27 0.0729 6.5 -0.83 0.6889 -0.2241 8 3.4 -0.23 0.0529 8.15 0.82 0.6724 -0.1886 9 3.6 -0.03 0.0009 6.98 -0.35 0.1225 0.0105 10 3.6 -0.03 0.0009 6.97 -0.36 0.1296 0.0108 36.3 0.181 73.34 2.4368 -0.5602 Hãy xác định tính thông báo giữa thành tích Ta có: x 3.63; y 7.33 và r = - 0.8435 Vậy giữa thành tích bật xa 3 bước với chỉ số chạy giữa quãng 30m có tính thông báo cao. Bài 3: Biết thành tích chạy 30m(x i, s) và 100m(yi, s) của 10 VĐV như sau: TT xi yi Ai Bi di = Ai - Bi d i2 1 4.6 12.4 1.5 1 0.5 0.25 2 4.6 12.7 1.5 2 - 0.5 0.25 3 4.7 13.0 3 3 0 0.00 4 4.8 13.3 5 6 -1 1.00 5 4.8 13.1 5 4 1 1.00 6 4.8 13.2 5 5 0 0.00 18
- 7 4.9 13.5 8 7.5 0.5 0.25 8 4.9 13.5 8 7.5 0.5 0.25 9 4.9 13.6 8 9 -1 1.00 10 5.0 13.7 10 10 0 0.00 0 4.00 Hãy tính hệ số thông báo giữa 2 chỉ số trên. Từ bảng trên ta tính được r = 0 .9675 do vậy tính thông báo ở đây là rất cao . III. GIỚI THIỆU KỸ THUẬT LẬP TEST VÀ CÁC TEST SƯ PHẠM Kỹ thuật lập test bao gồm các quy định về dụng cụ, điều kiện, thao tác thực hiện phép đo. Phương tiện test được dùng rất phổ biến trong thể dục thể thao, do vậy số lượng test rất nhiều, rất đa dạng . - Test đánh giá các tố chất thể lực chung, chuyên môn (các test vận động đánh giá từng tố chất thể lực hoặc đánh giá hỗn hợp). - Test đánh giá khả năng tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật. - Test đánh giá về tâm lý. - Test đánh giá về chức năng cơ thể . Đối với mọi loại test, kỹ thuật lập test có những yêu cầu chung như sau: 1. Về dụng cụ đo lường : Dụng cụ đo lường có thể sử dụng các loại dụng cụ quốc tế (thước đ o, đồng hồ bấm giây ...), cũng có thể tự chế tạo để thích hợp với mục đích đo lường (các loại dụng cụ đo cảm giác không gian, thời gian phản xạ ...). Những dụng cụ tự chế tạo phải dùng các đơn vị đo lường quốc tế, quốc gia và phải được kiểm định sai số . Trong phép đo một đại lượng cụ thể nào đó, dụng cụ đo lường phải thống nhất . Tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác của phép đo, chúng ta có thể thay thế dụng cụ đơn giản bằng thiết bị điện tử (chẳng hạn thay đồng hồ bấm giây bằng hệ thống đo đếm thời gian dùng hồng ngoại). 2. Về điều kiện đo lường : Trong phép đo một đại lượng cụ thể, cần thống nhất về điều kiện đo. Một số trường hợp cần thống nhất đo vào một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày, đo cách ngày, đo cách tuần .... Đối với một số phép đo cần đưa các thông số về độ ẩm, nhiệt độ... của môi trường ở thời điểm đo để phần mềm xử lý cùng với kết quả đo . 3. Về thao tác đo lường : Người đo phải thành thục các yêu cầu thao tác, quy trình tiến hành mỗi phép đo . Nếu nhiều người cùng tiến hành đo một đại lượng hoặc 19
- một số đại lượng, cần qua lớp tập huấn để hướng dẫn chu đáo mọi yêu cầu thao tác và quy trình đo. Kỹ thuật lập các test đơn giản, nhưng nếu không cẩn thận, vẫn có thể dẫn đến sai số không nhỏ. Sau đây, chúng ta tham khảo các test sư phạm đánh giá trình độ tập luy ện của một số môn thể thao. 1. Điền kinh a. Nằm sấp chống đẩy (lần): thực hiện trong 20 giây, tính số lần thực hiện động tác đúng kỹ thuật. b. Bật xa tại chỗ (cm): Thực hiện 2 lần, lấy thành tích xa nhất. c. Chạy 100m (giây): thực hiện 01 lần. 2. Thể dục a. Nằm sấp chống đẩy (lần): thực hiện đúng kỹ thuật, tính số lần tối đa. b. Ke bụng thang gióng (lần): nắm tay treo thân ở thang dóng nâng chân vuông góc với thân, tính số lần tối đa. c. Khả năng mềm dẻo (cm): đứng trên bục cao 50cm gập thân về trước (chân thẳng) với tay sâu xuống dưới, tính độ sâu với được so với mặt bục. 3. Bơi lội a. Bơi một kiểu bơi tốt nhất của mình ở cự ly 50m (giây) b. Bật xa tại chỗ (cm) - thực hiện 2 lần, lấy thành tích xa nhất. 1. Bóng đá a. Đá bóng trúng đích: Đích là 5 vòng tròn đồng tâm (bán kính hơn nhau 0,5m). Bóng đặt cố định cách đích 20m với nam, 15m với nữ. Đá 2 quả. Bóng trúng vòng nào tính điểm vòng đó (tính số lần có điểm cao nhất). b. Dẫn bóng luồn cọc: Trên đoạn đường 30m đối với nam và 20m đối với nữ, mỗi thí sinh dẫn bóng một lần. Khi đi bắt buộc phải dẫn bóng luồn qua 2 cọc, sau đó dẫn bóng vòng qua cọc cuối cùng, đá bóng về đích và chạy nhanh về. Thành tích tính bằng giây. 2. Câu lông a. Di chuyển đánh cầu thấp tay (có người phục vụ). Đánh liên tục 10 lần qua lại. Thực hiện 1 lần, thành tích tính theo số quả đánh được và kỹ thuật. b. Đánh cầu cao sâu: Dùng kỹ thuật đánh cầu cao tay vào ô 1m x 1m ở góc sân bên kia. Thực hiện 10 lần (có giáo viên phục vụ). Tính số lần cầu vào ô quy định. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lựa chọn và ứng dụng các môn thể thao giải trí cho cán bộ, giảng viên Học viện Ngân hàng
7 p | 8 | 3
-
Vận dụng phương pháp xác định vận tốc trung bình trong từng đoạn để đánh giá trình độ tập luyện của nam sinh viên chuyên sâu chạy 100m trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Tp.HCM
5 p | 49 | 3
-
Lựa chọn tổ hợp động tác khiêu vũ thể thao nâng cao thể lực chung cho nam học sinh khối 11 câu lạc bộ khiêu vũ thể thao trường THPT Lý Nhân – Hà Nam
6 p | 28 | 3
-
Xác định các test đánh giá sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng
3 p | 38 | 2
-
Tập bài giảng Đo lường thể dục thể thao: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
36 p | 4 | 2
-
Tập bài giảng Đo lường thể dục thể thao: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
59 p | 5 | 2
-
Biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện môn Đá cầu cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
5 p | 20 | 2
-
Thực trạng sức bền của nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
6 p | 29 | 2
-
Xác định hiệu quả môn thể thao tự chọn bóng đá nhằm phát triển thể lực cho nam học sinh khối 10 trường THPT Lương Thế Vinh
5 p | 23 | 2
-
Ứng dụng bài tập nâng cao thể lực đẩy tạ lưng hướng đẩy cho nam sinh viên chuyên sâu khóa 6 trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh
5 p | 28 | 2
-
Thực trạng sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
6 p | 44 | 2
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
8 p | 21 | 2
-
Lựa chọn test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành Vật - JuDo trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
4 p | 47 | 2
-
Các bài tập nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên học môn Cầu lông tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
6 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn chuyên sâu cho sinh viên bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
5 p | 33 | 1
-
Lựa chọn và ứng dụng thể thao giải trí cho nam giảng viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
4 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực chung cho nam học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Kim Đồng quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn