intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khí cụ điện - Chương 12: Máy cắt điện cao áp

Chia sẻ: Kiếp Này Bình Yên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

895
lượt xem
229
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Máy cắt điện cao áp (còn gọi là máy cắt cao áp) là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện có điện áp từ 1000 V trở lên ở mọi chế độ vận hành. Cùng tìm hiểu về cấu tạo, phân loại, đặc điểm và nguyên lý cấu tạo của máy cắt điện cao áp trong chương 12 của bài giảng Khí cụ điện. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khí cụ điện - Chương 12: Máy cắt điện cao áp

  1. KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP MÁY CẮT ĐIỆN CAO ÁP
  2. KHÁI NIỆM CHUNG  Máy cắt điện cao áp (còn gọi là máy cắt cao áp) là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện có điện áp từ 1000 V trở lên ở mọi chế độ vận hành : chế độ tải định mức, chế độ sự cố, trong đó chế độ đóng cắt dòng điện ngắn mạch là chế độ nặng nề nhất.
  3. CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY CẮT 1. Điện áp định mức : là điện áp dây đặt lên thiết bị với thời gian làm việc dài hạn mà cách điện MC không bị hỏng hóc, tính theo trị hiệu dụng. 2. Dòng điện định mức : là trị số hiệu dụng của dòng điện chạy qua MC trong thời gian dài hạn mà MC không bị hỏng hóc.
  4. CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY CẮT 3. Dòng điện ổn định nhiệt với thời gian tương ứng : là trị số hiệu dụng của dòng điện ngắn mạch, chạy trong thiết bị với thời gian cho trước mà nhiệt độ của vòng mạch dẫn điện không vượt quá nhiệt độ cho phép ở chế độ làm việc ngắn mạch. 4. Dòng điện ổn định điện động (còn gọi là dòng xung kích): là trị số lớn nhất của dòng điện mà lực điện động do nó sinh ra không làm hỏng thiết bị.
  5. CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY CẮT 5. Công suất cắt định mức của MC ba pha (còn gọi là dung lượng cắt) : được tính theo công thức : Scđn = 3Uđm.Icđm Trong đó : Uđm : là điện áp định mức lưới điện, Icđm là dòng điện cắt định mức. 6. Thời gian đóng : là quãng thời gian từ khi có tín hiệu “đóng” đưa vào MC đến khi MC đóng hoàn toàn. Thời gian này phụ thuộc vào đặc tính của cơ cấu truyền động và hành trình của tiếp điểm động.
  6. CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY CẮT 7. Thời gian cắt của MC : là quãng thời gian từ khi có tín hiệu cắt đến khi hồ quang bị dập tắt hoàn toàn.Thời gian này phụ thuộc vào đặc tính của cơ cấu cắt (thường lò xo được tích năng trong quá trình đóng) và thời gian cháy của hồ quang.
  7. CÁC YÊU CẦU CỦA MÁY CẮT  Độ tin cậy cao cho mọi chế độ làm việc  Quá điện áp khi cắt thấp  Thời gian đóng và thời gian cắt nhanh  Không gây ảnh hưởng đến môi trường  Dễ bảo dưỡng, kiểm tra, thay thế  Kích thước nhỏ, gọn, tuổi thọ cao
  8. PHÂN LOẠI MÁY CẮT Máy cắt phân loûi dựa theo : môi trường dập hồ quang, theo môi trường làm việc, theo kết cấu. 1.Phân loại theo môi trường dập hồ quang :  Máy cắt dầu ( nhiều dầu, ít dầu)  Máy cắt khí nén  Máy cắt chân không  Máy cắt tự sinh khí  Máy cắt khí SF6
  9. PHÂN LOẠI MÁY CẮT 2. Phân loại theo môi trường làm việc :  Máy cắt lắp đặt trong nhà  Máy cắt lắp đặt ngoài trời 3. Phân loại theo kết cấu :  Máy cắt hợp bộ (thường được ghép tổ hợp với các thiết bị khác như DCL, các thiết bị điều khiển, đo lường, bảo vệ hay còn gọi là trạm đóng cắt hợp bộ)  Máy cắt rời.
  10. KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP MÁY CẮT ĐIỆN CAO ÁP
  11. MÁY CẮT NHIỀU DẦU
  12. CẤU TẠO 1 : Thùng chứa dầu 2 : Dầu MBA 3 : Nắp thùng 4 : Hai sứ xuyên 5 : Lò xo cắt 6 : Bộ truyền động 7 : Tiếp điểm tĩnh 8 : Tiếp điểm động 9 : Lớp lót cách điện
  13. 1 : Vỏ thùng 2 : Cơ cấu hâm dầu 3 : Cách điện vỏ thùng 4 : Tiếp điểm động 5 : Thanh truyền động 6 : Buồng dập hồ quang 7 : Ống dẫn hướng 8 : Sứ xuyên 9 : Máy biến dòng
  14. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG Quá trình đóng cắt được thực hiện như sau : Mômen quay từ cấu đóng (có thể bằng tay, bằng động cơ hay bằng nam châm điện) quay trục truyền động 6, quay cơ cấu đòn khớp nâng tiếp điểm động lên tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh, đồng thời tích năng cho lò xo cắt 5. Khi có tín hiệu cắt (bằng tay hay tự động), chốt giữ lò xo 5 nhả, năng lượng tích ở lò xo được giải phóng, đẩy hệ thống tiếp điểm động xuống dưới, hồ quang điện trong dầu và bị dập tắt.
  15. MÁY CẮT ÍT DẦU
  16. KHÁI NIỆM CHUNG  Máy cắt này là đời sau của MC dầu, với mục đích giảm kích thước và trọng lượng, cách điện dầu được thay thế bằng cách điện rắn.  Dầu chỉ làm việc dập hồ quang nên số lượng ít, loại này gọn, nhẹ, nhất thiết phải có buồng dập thổi ngang  Thân máy kiểu treo gắn trên sứ cách điện cả ba pha trên cùng một khung dỡ, mỗi pha (cực) có một chỗ cắt với buồng dập tắt hồ quang riêng  Có loại có thêm dầu tiếp xúc làm việc ở ngoài dùng cho máy có dòng định mức lớn
  17. KHÁI NIỆM CHUNG  Với máy ngắt ít dầu từ 35kV tới 110kV có một chỗ cắt trên một pha, máy ngắt điện áp cao hơn có nhiều chỗ ngắt hơn  Máy ngắt ít dầu thường dùng cho TBPP trong nhà có điện áp 6 đến 110kV. TBPP ngoài trời 35,110,220kV có công suất lớn  Nhưng loại máy cắt này có nhược điểm là công suất cắt bé hơn loại nhiều dầu. Mặt khác vi lượng dầu ít nên dầu mau bẩn, chất lượng giam nhanh, phải thay dầu.
  18. CẤU TẠO 1. Tiếp điểm động 2. Buồng dập hồ quang 3. Tiếp điểm cố định
  19. CẤU TẠO
  20. MÁY CẮT KHÍ NÉN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2