intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương III - ThS. Đặng Xuân Trường

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

633
lượt xem
129
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương III: Cơ sở lý luận của kinh tế đầu tư, trình bày các kiến thức: khái niệm, phân loại hiệu quả và các quan điểm đánh giá dự án đầu tư, giá trị tiền tệ theo thời gian, nhận dạng chi phí và lợi ích, phân tích tài chính và dự án đầu tư. Đây là tài liệu học tập, tham khảo dành cho sinh viên và giảng viên ngành Xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương III - ThS. Đặng Xuân Trường

  1. CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ ĐẦU TƯ Bài 1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ VÀ CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I.Khái niệm và phân loại hiệu quả của DAĐT Hiệu quả của dự án đầu tư là đánh giá toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án. Hiệu quả của dự án được đặc trưng bằng 2 nhóm chỉ tiêu: Định tính: thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được. Định lượng: thể hiện quan hệ giữa lợi ích và chi phí của dự án. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 127
  2. Phân loại hiệu quả DAĐT về mặt định tính Theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Hiệu quả kinh tế (khả năng sinh lời); Hiệu quả kỹ thuật (nâng cao trình độ và đẩy mạnh tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật); Hiệu quả kinh tế - xã hội (mức tăng thu cho ngân sách của nhà nước do dự án đem lại, tăng thu nhập cho người lao động nâng cao phúc lợi công cộng, giảm thất nghiệp, bảo vệ môi trường); Hiệu quả quốc phòng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 128
  3. Theo quan điểm lợi ích: Hiệu quả có thể là của doanh nghiệp, của nhà nước hay là của cộng đồng. Theo phạm vi tác dụng: Bao gồm hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn cục; hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài, hiệu quả trực tiếp nhận được từ dự án và hiệu quả gián tiếp kéo theo nhận được từ các lĩnh vực lân cận của dự án vào dự án đang xét tạo ra. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 129
  4. Phân loại hiệu quả về mặt định lượng Theo cách tính toán: Theo số tuyệt đối (ví dụ tổng sổ lợi nhuận thu được, hiệu số thu chi, giá trị sản lượng hàng hoá gia tăng, gia tăng thu nhập quốc dân, giảm số người thất nghiệp v v.) Theo số tương đối (ví dụ tỷ suất lợi nhuận tính cho một đồng vốn đầu tư, tỷ số thu chi, số giường bệnh tính cho một đơn vị vốn đầu tư.) Theo thời gian tính toán: Hiệu quả có thể tính cho một một đơn vị thời gian (thường là một năm), hoặc cho cả đời dự án. Theo thời điểm tính toán hiệu quả phân thành hiệu quả thời điểm hiện tại, tương lai và hiệu quả thường niên. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 130
  5. II. Các quan điểm đánh giá dự án đầu tư Các dự án đầu tư luôn luôn phải được đánh giá theo các góc độ: Lợi ích của chủ đầu tư; Lợi ích của quốc gia; Lợi ích của dân cư địa phương nơi đặt dự án đầu tư. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 131
  6. Quan điểm của nhà nước Xuất phát từ lợi ích tổng thể của quốc gia và xã hội, kết hợp hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, xã hội và các doanh nghiệp; kết hợp giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn, bảo đảm tăng cường vị trí của đất nước và dân tộc trên trường quốc tế; Xem xét các dự án đầu tư trên quan điểm vĩ mô toàn diện theo các mặt: kỹ thuật, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 132
  7. Quan điểm của chủ đầu tư Khi đánh giá dự án đầu tư, các chủ đầu tư xuất phát từ lợi ích trực tiếp của họ, tuy nhiên các lơi ích này phải nằm trong khuôn khổ lợi ích chung của quốc gia. Quan điểm của địa phương Xuất phát từ lợi ích của chính địa phương nơi đặt dự án. Tuy nhiên lợi ích này phải nằm trong khuôn khổ lợi ích chung của quốc gia, kết hợp hài hoà lợi ích Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 133
  8. Bài 2. GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN I. Khái niệm về giá trị của tiền tệ theo thời gian Đồng tiền thay đổi giá trị theo thời gian Mọi dự án đầu tư đều liên quan đến chi phí và lợi ích. Hơn nữa các chi phí và lợi ích đó lại xảy ra những mốc thời gian khác nhau, do đó phải xét đến vấn đề giá trị của tiền tệ theo thời gian. Sự thay đổi số lượng tiền sau một thời đoạn nào đấy biểu hiện giá trị theo thời gian của đồng tiền và được biểu thị thông qua lãi tức với mức lãi suất nào đó. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 134
  9. II. Tính toán lãi tức Lãi tức là biểu hiện giá trị gia tăng theo thời gian của tiền tệ xác định bằng hiệu số tổng vốn tích luỹ được (kể cả vốn gốc và lãi) và số vốn gốc ban đầu, (Lãi tức) = (Tổng vốn tích lũy) - (Vốn đầu tư ban đầu) Có hai loại lãi tức lãi tức đơn và lãi tức ghép. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 135
  10. 1. Lãi tức đơn Lãi tức đơn là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính đến lãi tức sinh thêm của các khoản lãi các thời đoạn trước. Trong đó: V - số vốn gốc cho vay (hay đầu tư); i - lãi suất đơn; n - số thời đoạn tính lãi tức. Như vậy số tiền V ở năm hiện tại và số tiền (V + Ld) ở năm thứ n là có giá trị tương đương. Từ đó cũng suy ra 1 đồng ở năm hiện tại sẽ tương đương với (1+ i*n) đồng ở năm n trong tương lai. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 136
  11. Ví dụ 1: Một người vay 100 triệu đồng với lãi suất vay là 10% năm, thời hạn vay là 5 năm (không tính lãi vay). Như vậy cuối năm thứ 5 người vay phải trả gồm: Vốn gốc 100 triệu đồng Lãi vay đơn : 100 tr. x 0,1 x 5 = 50 triệu đồng Tổng cộng: 100 tr. đồng + 50 tr đồng = 150 triệu đồng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 137
  12. 2. Lãi tức ghép Lãi tức ghép là hình thức lãi tức mà sau mỗi thời đoạn tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo. Cách tính lãi tức này thường được sử dụng trong thực tế. F = V (1 + r ) n Tổng cộng lãi tức ghép Lg = F − V March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 138
  13. Trong đó: F - giá trị của vốn đầu tư ở thời điểm thanh toán (giá trị tương lai của vốn đầu tư); V - vốn gốc cho vay hay đem đầu tư ; r - lãi suất ghép; Lg - lãi tức ghép. Ví dụ2: Tương tự ví dụ 1 (tính với lãi suất ghép) Vốn gốc 100 triệu đồng Lãi tức ghép: 100*(1+ 0,1)5 = 161,051 tr. đồng March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 139
  14. 3. Quan hệ giữa lãi suất theo các thời đoạn khác nhau về lãi suất có cùng thời đoạn: Gọi r1 - lãi suất có thời đoạn ngắn (% tháng, % qúy) r2 - lãi suất có thời đoạn dài hơn (% năm) m - số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài Trường hợp lãi suất đơn: Ví dụ 3 : Lãi suất tháng 1%, vậy lãi suất năm là 0,01*12=12% March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 140
  15. Trường hợp lãi suất ghép: r2 = (1 + r1 ) m − 1 Ví dụ 4: Lãi suất tháng 1%, vậy lãi suất năm (hàng tháng nhập lãi vào vốn để tính lãi tiếp theo) r2 = (1 + 0,01)12 − 1 = 12,68% March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 141
  16. III. Biểu đồ của dòng tiền tệ Quy ước: Để thuận tiện tính toán, người ta chia khoảng thời gian dài đó thành nhiều thời đoạn, được đánh số 0, 1, 2, 3, n. Thời đoạn và thời điểm ? Tất cả các khoản thu, chi trong từng thời đoạn đều xảy ra ở cuối thời đoạn (trừ vốn đầu tư ban đầu bỏ ra ở thời điểm 0); Mũi tên chỉ xuống biểu thị dòng tiền tệ âm (khoản chi). Mũi tên chỉ lên biểu thị dòng tiền tệ dương (khoản thu). March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 142
  17. Ví dụ 5: Một người gửi tiết kiệm mỗi năm một lần, năm đầu gửi 15 triệu đồng. Bốn năm sau mỗi năm gửi đều đặn 10 triệu đồng, lãi suất 10%/năm (ghép lãi hàng năm). Hỏi cuối năm thứ 5 anh ta sẽ lĩnh ra được bao nhiêu tiền? Vẽ biểu đồ dòng tiền tệ của hoạt động gửi tiền. 10%/năm F? 0 1 2 3 4 5 A=10 F=? P=15 March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 143
  18. Cho các dòng tiền đơn là P (Present value), F (Furture value) và dòng tiền đều đặn là A (Annuity), ta có thể xác lập công thức biểu thị tương đương về giá trị kinh tế giữa các đại lượng F, P và A. 1.Biết P tìm F: F = P (1 + r ) n hay F = P(F/P, r, n) Ý nghĩa: Nếu đầu tư P đồng trong n năm thì đến kỳ hạn sẽ lũy tích được là F đồng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 144
  19. 2. Biết F tìm P: 1 P=F (1 + r ) n hay P = F(P/F, r, n) Ý nghĩa: Muốn có F đồng năm thứ n trong tương lai thì ngay từ năm đầu phải bỏ vốn là P đồng. 3. Biết A tìm P: (1 + r ) n − 1 P=A r (1 + r ) n hay P = A(P/A, r, n) Ý nghĩa: Nếu hàng năm có khả năng trả nợ đều đặn là A đồng trong n năm thì số vốn được vay năm đầu sẽ là P đồng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 145
  20. 4. Biết P tìm A: r (1 + r ) n A=P (1 + r ) n − 1 hay A = P(A/P, r, n) Ý nghĩa: Nếu năm đầu vay vốn là P đồng trong thời hạn n năm thì hàng năm phải trả đều đặn cả lãi lẫn gốc là A đồng (hình thức bán trả góp) 5. Biết A tìm F (1 + r ) n − 1 F=A r hay F = A(F/A, r, n) Ý nghĩa: Nếu hàng năm đầu tư A đồng đều đặn trong năm thì cuối năm thứ n sẽ luỹ tích được F đồng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 146
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1