Bài giảng Kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật
lượt xem 210
download
Bài giảng Kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật nhằm trang bị một số kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên có định hướng sau tốt nghiệp sẽ hành nghề tư vấn pháp luật. Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật
- KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT Dành cho lớp Chất lượng cao
- Số tín chỉ 2 tín chỉ (30 tiết, 15 ca) Trong đó: • 24 tiết lý thuyết. • 12 tiết thảo luận (tương đương 6 tiết lý thuyết)
- Mục tiêu môn học (i) • Mục tiêu chung: Trang bị một số kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên có định hướng sau tốt nghiệp sẽ hành nghề tư vấn pháp luật. • Mục tiêu cụ thể: Giúp sinh viên: - Nắm được những vấn đề chung về hành nghề tư vấn pháp luật, về những yêu cầu đặt ra đối với hành nghề tư vấn pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của người tư vấn pháp luật.
- Mục tiêu môn học (ii) • Biết được những việc cần làm và bước đầu có kỹ năng làm việc với khách hàng tư vấn pháp luật. • Biết được những việc cần làm và bước đầu có kỹ năng cung cấp giải pháp pháp lý trong tư vấn pháp luật. • Biết được những việc cần làm và bước đầu có kỹ năng soạn thảo văn bản các văn bản trong tư vấn pháp luật.
- Mục tiêu khác • Kích thích hoạt động học tập – nhận thức. • Phát triển tư duy, khả năng lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động.
- Phương pháp giảng dạy • Trình bày lý thuyết • Thảo luận vấn đề • Hướng dẫn thực hành kỹ năng Tinh thần chung: “Không cung cấp đáp án có sẵn mà chỉ cung cấp kỹ năng - cách giải và trình bày bài toán”
- Phương pháp đánh giá • Điểm thực hành kỹ năng (3 bài thực hành): 50% • Điểm thi cuối kỳ: 50%
- Nội dung môn học • Chương 1: Những vấn đề chung về hành nghề tư vấn pháp luật (4 tiết tín chỉ) • Chương 2: Kỹ năng làm việc với khách hàng (6 tiết tín chỉ) • Chương 3: Kỹ năng cung cấp giải pháp pháp lý trong tư vấn pháp luật (10 tiết tín chỉ) • Chương 4: Kỹ năng soạn thảo văn bản trong tư vấn pháp luật (10 tiết tín chỉ)
- Danh mục tài liệu tham khảo • Trương Nhật Quang, Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn, NXB Lao Động, 2012 • Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của luật sư, NXB Trẻ, 2010 • Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Nghiệp vụ của luật sư về tư vấn pháp luật, tư vấn hợp đồng, NXB Thống kê, 2008
- Chương 1: Những vấn đề chung về hành nghề tư vấn pháp luật 1. Khái niệm tư vấn pháp luật và hành nghề tư vấn pháp luật 2. Cơ sở pháp lý của hành nghề tư vấn pháp luật 3. Những yêu cầu đặt ra đối với nghề tư vấn pháp luật 4. Đạo đức nghề nghiệp tư vấn pháp luật
- Khái niệm tư vấn pháp luật (i) • Tư vấn là “phát biểu những ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998, trang 1035). • Tư vấn pháp luật là việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư)
- Khái niệm tư vấn pháp luật (ii) • Tư vấn pháp luật là (i) giúp khách hàng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ (ii) thông qua việc phát biểu những ý kiến (iii) về những vấn đề do khách hàng đặt ra (iv) trên cơ sở các văn bản pháp luật mà (v) không có quyền quyết định.
- Đặc điểm cơ bản của tư vấn pháp luật • Về phía khách hàng: là người mang đến tình huống pháp luật. • Về phía người tư vấn: dựa trên những tình huống, thông tin mà khách hàng cung cấp, chỉ dẫn cho khách hàng một hành lang pháp lý an toàn. • Về nội dung tư vấn: mang tính chất tham khảo
- Phân biệt về chủ thể của hoạt động hành nghề tư vấn pháp luật • Luật sư: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). (Điều 2 Luật Luật sư) • Luật gia
- Phân biệt với trợ giúp pháp lý • Tư vấn pháp luật là một trong những hình thức trợ giúp pháp lý. • Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật (Điều 3 Luật Trợ giúp Pháp lý).
- Đối tượng được tư vấn pháp luật • Đối tượng được tư vấn pháp luật miễn phí gồm: Thành viên của tổ chức chủ quản; các đối tượng chính được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý. • Đối tượng tư vấn pháp luật có thu phí là những cá nhân, tổ chức ngoài các đối tượng được tư vấn pháp luật miễn phí (theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý) để bù đắp chi phí cần thiết cho hoạt động của Trung tâm.
- Hiệu quả của tư vấn pháp luật • Giải pháp tư vấn mang lại hiệu quả kinh tế. • Hành lang pháp lý an toàn, tiên liệu được rủi ro, đề ra được giải pháp thực hiện nhằm tránh hoặc hạn chế rủi ro.
- Khái niệm hành nghề tư vấn pháp luật (i) Hành nghề là (i) làm chuyên một nghề gì đó (ii) để sinh sống Hình thức hành nghề: • Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật, công ty luật) được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư. • Hành nghề tại Trung tâm tư vấn pháp luật. • Hành nghề với tư cách cá nhân.
- Khái niệm hành nghề tư vấn pháp luật (ii) Các hình thức tư vấn pháp luật • Tư vấn trực tiếp bằng lời nói: Đây là một trong những hình thức phổ biến và thường tiến hành đối với vụ việc có tính chất đơn giản hoặc khi người có nhu cầu tư vấn trực tiếp gặp người tư vấn để yêu cầu. • Tư vấn bằng văn bản: Tư vấn bằng văn bản thông thường được thể hiện qua việc người có nhu cầu tư vấn viết đơn, thư, chuyển thư điện tử (email), chuyển fax … đến cho người tư vấn nêu rõ yêu cầu tư vấn dưới dạng các câu hỏi cụ thể.
- Phân biệt với hoạt động tư vấn pháp luật của pháp chế trong doanh nghiệp • Về chủ thể • Về đối tượng • Về nội dung của hoạt động tư vấn pháp luật
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn thi hành án dân sự - ThS. Lê Thị Lệ Duyên
63 p | 424 | 124
-
Bài giảng Kỹ năng hoà giải của luật sư - TS. Nguyễn Minh Hằng
21 p | 343 | 92
-
Bài giảng Kỹ năng của luật sư vụ án hành chính (áp dụng hồ sơ tình huống)
37 p | 287 | 90
-
Bài giảng Kỹ năng nghe - đọc - hỏi của luật sư - ThS. Nguyễn Hữu Ước
48 p | 432 | 90
-
Bài giảng Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự - TS. Nguyễn Minh Hằng
18 p | 329 | 88
-
Bài giảng Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm - TS. Nguyễn Minh Hằng
15 p | 310 | 83
-
Bài giảng Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc khách hàng, đánh giá điều kiện khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính - ThS.LS. Trương Công Khoa
90 p | 270 | 68
-
Bài giảng Kỹ năng của luật sư tham gia giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự - ThS. Nguyễn Thị Hạnh
29 p | 262 | 65
-
Bài giảng Kỹ năng viết của luật sư - ThS. Nguyễn Hữu Ước
28 p | 441 | 60
-
Bài giảng Kỹ năng tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị cáo, bị cáo người bị hại và trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng
35 p | 146 | 41
-
Bài giảng Kỹ năng tư vấn vụ việc - ThS. Nguyễn Thị Hạnh
13 p | 167 | 40
-
Bài giảng Kỹ năng viết lý thuyết - Học viện tư pháp
21 p | 163 | 39
-
Bài giảng Kỹ năng viết của luật sư
7 p | 169 | 38
-
Bài giảng Kỹ năng của luật sư tại phiên toà hình sự sơ thẩm vụ án hành chánh
29 p | 160 | 37
-
Bài giảng Kỹ năng của luật sư tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chánh
35 p | 150 | 26
-
Bài giảng Kỹ năng tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự - ThS. Nguyễn Thị Hạnh
12 p | 138 | 20
-
Bài giảng Kỹ năng hành nghề tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
18 p | 81 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn