Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 2: Kỹ năng giao tiếp
lượt xem 21
download
Bài giảng Kỹ năng mềm Chương 2: Kỹ năng giao tiếp với mục tiêu chính nhằm giúp các bạn có thể trình bày được một số vấn đề chung của GT như KN, các nguyên tắc, những trở ngại và cách khắc phục trở ngại trong GT; Giải thích được KN, tầm quan trọng, các bước thực hiện các kỹ năng GT cơ bản như KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN thuyết phục người khác, KN sử dụng ngôn ngữ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 2: Kỹ năng giao tiếp
- CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG GIAO TIẾP Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng: Kiến thức: + Trình bày được một số vấn đề chung của GT như KN, các nguyên tắc, những trở ngại và cách khắc phục trở ngại trong GT; + Giải thích được KN, tầm quan trọng, các bước thực hiện các kỹ năng GT cơ bản như KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN thuyết phục người khác, KN sử dụng ngôn ngữ; Kỹ năng: Thực hiện được các KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN thuyết phục người khác, KN sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Tích cực, chủ động rèn luyện các KN GT trong học tập cũng như
- .Một số vấn đề chung về giao tiếp .1.Khái niệm kỹ năng giao tiếp .1.1. Khái niệm giao tiếp Với những góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Một số quan niệm về giao tiếp như sau: Giao tiếp là sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin
- “Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể, thông qua ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ biểu cảm. Qua đó các chủ thể tham gia giao tiếp luôn hướng tới sự đồng thuận mà mình mong muốn.”(Hôi đồng biên soan giáo trı̀nh cơ sở ngành du lịch Giáo trı̀nh Kỹ năng giao tiếp)
- Theo kết luận này chúng ta có thể rút ra 3 nd cơ bản của hoạt động GT, đó là: Giao tiếp là một quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa các chủ thể tham gia. Thông qua quá trình giao tiếp các chủ thể đều mong muốn hướng tới sự tương đồng về nhận thức, sự đồng thuận về quan điểm, quan niệm giữa các chủ thể. Phương tiện chủ yếu và duy nhất được sử dụng trong quá trình giao tiếp là ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ biểu cảm).
- Những dấu hiệu đặc trưng nhất của giao tiếp như sau: + Giao tiếp là hiện tượng đặc thù của con người; + Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, tình cảm, kinh nghiệm…; + Qua giao tiếp, con người nhận thức được người khác, hiểu biết về bản thân mình, nói cách khác giao tiếp dựa trên sự hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng lẫn nhau; + Thông qua quá trình giao tiếp mà các quan hệ xã hội được xác lập, vận hành và phát triển; + Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến nhận thức, hiểu biết lẫn nhau; + Giao tiếp luôn mang tính chất xã hội. + Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện, dù ở loại hình, nội dung giao tiếp nào.
- 1.1.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp (KNGT) là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất định. Hay nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là những cách thức, phương pháp, giải pháp được lựa chọn cho mỗi cuộc giao tiếp nhằm đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu đã đề ra.
- “Kỹ năng giao tiếp là việc nghiên cứu chọn lựa ra một tập hợp các hành vi, cử chỉ, thái độ nhất định để sử dụng vào một hoạt động giao tiếp nhất định, nhằm hướng tới một mục tiêu nhất định”. (Hôi đồng biên soan giáo trı̀nh cơ sở ngành du lich Giáo trı̀nh Kỹ năng giao tiếp)
- 1.2. Nguyên tắc giao tiếp 1.2.1. Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp Nguyên tắc tôn trọng là nguyên tắc đầu tiên của giao tiếp. Theo nguyên tắc này người giao tiếp phải tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp tức là tôn trọng phẩm giá, tâm tư nguyện vọng của nhau, không ép buộc nhau bằng quyền lực.
- Các chủ thể giao tiếp là những con người, do đó đều bình đẳng trong giao tiếp, có những lợi ích và quyền lợi như nhau. Tôn trọng nhân cách cũng đồng nghĩa là sự tôn trọng và chú ý tới cái riêng của họ, phải tôn trọng những nét riêng của đối tượng giao tiếp. Thái độ của các chủ thể là cái thể hiện sự tôn trọng con người rõ nhất. Cần tránh thái độ kiêu căng, tự phụ hoặc tự ti, cũng như thái độ quá đề cao hoặc hạ thấp đối tượng.
- Sự tôn trọng nhân cách được thể hiện một cách phong phú và đa dạng ở các tình huống giao tiếp, cụ thể: Biết lắng nghe và biểu hiện thái độ khích lệ, động viên đối tượng nói những nhu cầu, suy nghĩ, mong muốn…của mình; Biết thể hiện các phản ứng biểu cảm một cách chân thành, trung thực khi tiếp xúc; Luôn bình tĩnh, tự chủ và ôn hòa trong mọi tình huống; Không bao giờ sử dụng các từ, câu xúc phạm đến nhân cách người đối thoại; Trang phục luôn gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự.
- 1.2.2. Nguyên tắc thiện chí và tin tưởng Sự thiện chí trong giao tiếp thể hiện ở chỗ các chủ thể phải luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp và làm những điều tốt đẹp cho nhau. Sự thiện chí được thể hiện rõ nét nhất trong sự đánh giá, nhận xét người khác. Sự xét đoán công bằng, khách quan và hết sức tế nhị sẽ tạo được sự tin cây và lòng mong muốn cầu tiến.
- 1.2.3. Nguyên tắc thông cảm và quan tâm Khi giao tiếp, các chủ thể cần có sự thông cảm về hoàn cảnh, nguyên nhân; quan tâm đến những mong muốn, nguyện vọng, quyền lợi…của nhau để có thể thực sự hòa cùng nổi buồn, niềm vui của nhau, để có thể nhún nhường, nhân nhượng. Sự thông cảm càng sâu sắc thì mâu thuẫn càng giảm. Muốn vậy, các chủ thể phải biết đặt mình vào vị trí của đối tượng để suy nghĩ, để cảm thông khi
- 1.2.4. Một số nguyên tắc khác Luôn phải nhớ tên đối tượng giao tiếp; Luôn luôn nở nụ cười Hãy cho đối tượng biết họ là người quan trọng. Tôn trọng đối tượng giao tiếp. Luôn giữ thể diện cho mọi người. Thật sự quan tâm đến đối tượng giao tiếp; Nhiệt tình giúp đỡ mọi người; Đừng nên tranh biện; Đừng bao giờ khoe khoang; Hiểu rõ thông điệp của người nói; Đừng đưa ra lời khuyên trừ khi người ta hỏi bạn; Hãy cố hiểu người khác. Hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và người khác.
- 1.3. Những trở ngại trong quá trình giao tiếp 1.3.1. Yếu tố gây nhiễu 1.3.2. Thiếu thông tin phản hồi 1.3.3. Nhận thức khác nhau qua các giác quan 1.3.4. Suy xét, đánh giá giá trị vội vàng 1.3.5. Sử dụng từ đa nghĩa nhiều ẩn ý 1.3.6. Không thống nhất, hợp lý giữa giao tiếp bằng từ ngữ và cử chỉ điệu bộ 1.3.7. Chọn kênh thông tin không hợp lý 1.3.8. Thiếu lòng tin 1.3.9. Trạng thái cảm xúc mạnh khi giao tiếp 1.3.10. Thiếu quan tâm, hứng thú 1.3.11. Bất đồng ngôn ngữ và kiến thức 1.3.12. Khó khăn trong việc diễn đạt
- .4. Phương pháp khắc phục những trở ngại trong quá trình giao tiếp .4.1. Hạn chế tối đa yếu tố gây nhiễu .4.2. Sử dụng thông tin phản hồi .4.3. Xác lập mục tiêu chung .4.4. Suy xét thận trọng, đánh giá khách quan .4.5. Sử dụng ngôn ngữ hợp lý .4.6. Học cách tiếp xúc và thể hiện động tác, phong cách cử chỉ hợp lý
- .5. Một số lưu ý trong giao tiếp 1.5.1. Giao tiếp trong trường học . Giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trong nhà trường . Ứng xử với khách đến thăm và làm việc tại trường . Tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện
- 2. Những kỹ năng giao tiếp cơ bản 2.1. Kỹ năng lắng nghe 2.1.1. Lắng nghe là gì? Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Việc lắng nghe góp phần lớn đem lại nhiều lợi ích của giao tiếp: “Có mắt không đồng nghĩa với nhìn thấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng nghĩa với việc biết lắng nghe”. Ngạn ngữ Nga cũng có câu: "Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe". Phân biệt: Nghe Lắng nghe???
- Nghe là một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh. Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người. Như vậy lắng nghe là quá trình chủ động tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Chương II - Trịnh Quang Trung
42 p | 576 | 97
-
Bài giảng Kỹ năng mềm
51 p | 453 | 83
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Kỹ năng quản lý cảm xúc
136 p | 317 | 74
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Kỹ năng thuyết trình ấn tượng
50 p | 197 | 72
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Kỹ năng làm việc nhóm
82 p | 233 | 59
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Kỹ năng giải quyết vấn đề
51 p | 172 | 47
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn
35 p | 189 | 37
-
Bài giảng Kỹ năng mềm – ThS. Duyên Tình
84 p | 107 | 26
-
Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 3: Kỹ năng tự học và lập kế hoạch học tập
33 p | 97 | 18
-
Bài giảng Kỹ năng mềm - TS. Võ Trung Hùng
176 p | 71 | 17
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Bài 4 – Lưu Quang Phú
29 p | 76 | 12
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Bài 1 – TS. Phan Thị Thu Hiền
31 p | 70 | 11
-
Bài giảng Kỹ năng mềm - Trịnh Ánh Nguyệt
36 p | 83 | 11
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Bài 2 – TS. Phan Thị Thu Hiền
32 p | 73 | 11
-
Bài giảng Kỹ năng mềm - ThS. Hà Thị Kiều Oanh
51 p | 81 | 10
-
Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 1: Khái quát về kỹ năng mềm
22 p | 105 | 9
-
Bài giảng Kỹ năng mềm: Bài 3 – Lưu Quang Phú
22 p | 61 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn