intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý luận Thể dục thể thao: Bài 4 - Phương pháp giáo dục các tố chất thể lực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Lý luận Thể dục thể thao: Bài 4 - Phương pháp giáo dục các tố chất thể lực" trình bày các nội dung chính sau đây: kỹ năng vận động, các tố chất thể lực, phương pháp rèn luyện sự mềm dẻo cơ thể, phương pháp rèn luyện sức nhanh,... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý luận Thể dục thể thao: Bài 4 - Phương pháp giáo dục các tố chất thể lực

  1. BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC
  2. 1. KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG ∙ Là một hình thức hành động được hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện nhờ vào quá trình tập luyện, như: đi, đứng, chạy, nhảy… là các kỹ năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều là kỹ năng vận động cơ bản.
  3. ∙ Kỹ năng vận động được hình thành theo 3 giai đoạn: - Lan tỏa: các nhóm cơ không cần thiết tham gia vận động vì vậy động tác không chính xác, nhiều cử động thừa. - Tập trung: sau một thời gian lặp lại →Động tác thừa mất đi→Động tác nhịp nhàng, chính xác→Kỹ năng vận động tương đối ổn định - Tự động hóa: knvđ ở mức độ tự động, không cần sự chú ý của ý thức ổn định, thực hiện được nhiều động tác khác nhau cùng lúc.
  4. 2. CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC
  5. 2.1 SỨC MẠNH
  6. 2.1.1. Khái niệm: Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp. Hoặc là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
  7. 2.1.2. Phân loại sức mạnh Gồm 3 loại: * Sức mạnh tối đa: là Sức mạnh lớn nhất có thể sinh ra khi co cơ (cử tạ, các đòn quật ngã đối phương trong môn võ, vật…) * Sức mạnh nhanh (SM tốc độ): là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh (đòn tay, đòn chân trong các môn võ, dậm nhảy trong nhảy cao, nhảy xa) * Súc mạnh bền: năng lực chống lại mệt mỏi của cơ thể trong hoạt động kéo dài (ví dụ: duy trì sức mạnh đạp vào bàn đạp trong đua xe đường trường, duy trì sức mạnh chèo thuyền trong các môn đua thuyền…)
  8. 2.1.3. Phương pháp rèn luyện a. Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài – Các bài tập với dụng cụ nặng (tạ gánh, đẩy tạ, máy tập…). – Các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập. – Các bài tập với lực đàn hồi (kéo dây chun, lò xo). – Các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trong cát, bơi ngược dòng…).
  9. Các bài tập với lực đàn hồi (kéo dây chun, lò xo)
  10. + Bài tập với lực đối kháng bên ngoài: chạy trên cát, bơi ngược dòng, chạy ngược gió… + Bài tập với lực đối kháng người cùng tập….
  11. b. Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể: + Nằm xấp chống đẩy +co tay xà đơn
  12. + đứng lên ngồi xuống + lò cò một chân…. * có ba cách tạo căng cơ tối đa: - Lặp lại cực hạn lượng đối kháng chưa tới mức tối đa - Sử dụng lượng đối kháng tối đa. - Sử dụng trọng lượng chưa tới mức tối đa với tốc độ cực đại.
  13. 2.2 SỨC NHANH 2.2.1. Khái niệm: Sức nhanh là khả năng phản ứng và thực hiện động tác với thời gian nhanh nhất. Sức nhanh gồm 2 loại: sức nhanh PƯ vận động và sức nhanh động tác
  14. 2.2.2. Phương pháp rèn luyện sức nhanh: a. Sức nhanh phản ứng vận động: chia làm 2 loại · SN PƯVĐ đơn giản: là sự đáp lại những tín hiệu đã biết trước nhưng xuất hiện đột ngột bằng một động tác đã định trước: phản ứng với tiếng súng trong xuất phát điền kinh, bơi…
  15. Có 3 phương pháp tập Sức nhanh PƯVĐ đơn giản: + Phương pháp tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột (tập nhiều lần động tác xuất phát thấp với tiếng súng…) + Phương pháp phân tích + Phương pháp cảm giác vận động
  16. Hình ảnh minh họa XP cao đạt tiêu chuẩn trong điền kinh – Phương pháp phân tích: bản chất là tách biệt việc hoàn thiện phần phản ứng với phần nâng cao tốc độ của động tác tiếp theo. Ví dụ: tập động tác xuất phát cao tỳ tay vào một vật nào đó thay cho động tác xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn để cải thiện phản ứng vận động.
  17. + Phương pháp cảm giác vận động: tiến hành theo ba giai đoạn: ∙ Giai đoạn thứ nhất: người tập thực hiện động tác trong điều kiện phản ứng nhanh nhất đối với tín hiệu. Sau mỗi lần thực hiện, huấn luyện viên (HLV) thông báo cho người tập về thành tích đạt được. ∙ Giai đoạn thứ hai: phản ứng và các động tác sau đó cũng được thực hiện với tốc độ lớn nhất. Trong giai đoạn này, người tập thông báo cho HLV về dự đoán thành tích của mình, sau đó HLV báo thành tích thực tế mà người tập đạt được. ∙ Giai đoạn thứ ba: HLV yêu cầu người tập thực hiện với các tốc độ định trước. Trải qua ba giai đoạn tập luyện thì sức nhanh phản ứng vận động đơn giản của người tập được tăng lên.
  18. · Sức nhanh PƯVĐ phức tạp: Là sự đáp lại những tín hiệu, hành động không được biết trước mà phải dựa vào khả năng phán đoán chính xác của người tập.
  19. VD: thủ môn cần phát triển các yếu tố để quyết định bắt hay phá bóng: nhìn thấy bóng → đoán tốc độ, hướng đi lựa chọn động tác → quyết định bắt bóng hay đẩy bóng. - PP tập: +các BT pư với vật thể di động: Bóng đá, Quần vợt… + các BT với vật lựa chọn: các môn võ, vật
  20. b. Phương pháp rèn luyện Sức nhanh động tác Các bài tập thỏa mãn các yêu cầu: (sử dụng pp lặp lại) + Kỹ thuật bài tập cho pháp t/h với tốc độ max, người tập nắm ở mức kỹ xảo t ngắn = 20-22s cường độ i: duy trì max số lần lặp lại: tùy theo k/n duy trì tốc độ max quãng nghỉ giữa các lần tập: đủ cho cơ thể hồi phục tương đối hoàn toàn đặc điểm quãng nghỉ: nghỉ tích cực Ví dụ: Các bài tập chạy cự ly ngắn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2