intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Những vấn đề cơ bản về nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - TS. Luật sư Nguyễn Mạnh Bình

Chia sẻ: Minh Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

171
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Những vấn đề cơ bản về nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" trình bày sự ra đời, bản chất, hình thức và chức năng của nhà nước; bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; vấn đề cải cách và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Những vấn đề cơ bản về nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - TS. Luật sư Nguyễn Mạnh Bình

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T.s Luật sư nguyễn Mạnh Bình
  2. I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT, HÌNH THỨC, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Sự ra đời của nhà nước -Học thuyết thần học Nhà nước xuất hiện do thượng đế sáng tạo, người đại diện nhà vua bảo đảm trật tự, ổn định trong xã hội, tuân theo quyền lực của vua là tuân theo ý trời, nhà nươc tồ tại vĩnh cửu - Học thuyết gia trưởng, nhà nước ra đời là kết quả của sự phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của con người, quyền lực nhà nước giống như quyền lực người chủ trong gia đình - Học thuyết thời kỳ phục hưng, Nhà nước ra đời là kết quả của một khế ước xã hội được ký kết giữa công dân với nhà nước. Nhà nước phục vụ nhân dân, chủ quyền của nhà nước thuộc về nhân dân
  3. Học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin - Nhà nước ra đời là kết quả của sự phát triển nội tại xã hội. Tiền đề kinh tế cho sự ra đời của nhà nước là chế độ sở hữu tài sản. Tiền đề xã hội là xuất hiện nhà nước là sự phân chia xã hội thành những giai cấp, tầng lớp xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau tới mức không thể điều hòa được.
  4. 2.Bản chất của nhà nước 2.1. Khái quát về bản chất nhà nước Khái niệm nhà nước là: Một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. - Nhà nước mang tính giai cấp, là một tổ chức do giai cấp thống trị trong xã hội thành lập, nhằm duy trì sự thống trị thông qua ban hành pháp luật, buộc tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội phải thực hiện (kinh tế, chính trị, tư tưởng) - Nhà nước manh tính xã hội, với tư cách là một tổ chức công quyền (đại diện cho xã hội thực hiện quyền lực công cộng), quản lý xã hội, duy trì trật tự, ổn định xã hội, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung của xã hội
  5. 2.2.Bản chất Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.2.1. Bản chất, Nhà nước CHXHCNVN mang bản chất của giai cấp công nhân, trong đó giai cấp công nhân đại diện quan hệ sản xuát tiến bộ, phù hợp với xã hội. Vì vậy, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức và của dân tộc, Nhà nước phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  6. 2.2.2. Đăc trưng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhân dân là chủ thể tối cao quyền lực nhà nước, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua bầu cử các cơ quan quyền nhà nước, các cơ quan đó thay mặt nhân dân thành lập và giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước. Nhà nước phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân - Đại đoàn kết dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc thiết lập nên chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
  7. - Nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân trên cơ sở của pháp luật. Bởi vì, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân ủy quyền cho nhà nước trong việc bảo đảm trật tự, ổn định xã hội, phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày cang cao của nhân dân. Vì vậy, quyền của công dân là nghĩa vụ của nhà nước, quyền của nhà nước là nghĩa vụ của công dân - Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thời đại. Nhà nước Việt Nam thể hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác giao lưu với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn thãnh thổ
  8. 3.Hình thức nhà nước - Khái niệm hình thức Nhà nước là: Cách thức tổ chức và những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước, nghĩa là phương thức chuyển ý chí của lực lương cầm quyền trong xã hội thành ý chí nhà nước 3.1. Hình thức chính thể là cơ cấu tổ chức của cơ quan quyền lực, trình tự thành lập và các mối quan hệ giữa chúng và mức độ tham gia của nhân dân trong việc thành lập các cơ quan đó
  9. 3.2.Hình thức cấu trúc -Cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước ở đại phương Nhà nước liên bang là nhà nước hợp nhất nhiều nước thành viên, nhà nước có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý. Nhà nước đơn nhất được chia đơn vị hành chính lãnh thổ trung ương, tỉnh, hyện, xã
  10. 3.3. Chế độ chính trị - Khái niệm chế độ chính trị là tổng thể những phương pháp, cách thức, các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước - Phương pháp dân chủ thể hiệnnhân dân tham gia giải quyết công việc của nhà nước - Phương pháp phản dân chủ thể hiện tính độc tài, cực quyền của của cơ quan, cá nhân trong việc thực thi quyền lực nhà nước
  11. 3.4.Hình thức Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghỉa Việt Nam • Hình thức chính thể theo chế độ Cộng hòa đại nghị nhân dân • Hình thức cấu trúc là Nhà nước đơn nhất • Chế độ chính trị thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa
  12. 4. Chức năng của nhà nước • Khaùi nieäm chöùc naêng laø: nhöõng phöông dieän hoaït ñoäng cuûa nhaø nöôùc, theå hieän baûn chaát muïc ñích, ñöôïc quy ñònh bôûi thöïc teá khaùch quan cuûa tình hình chính trò, kinh teá, xaõ hoäi trong nöôùc vaø quoác teá, trong töøng giai ñoaïn phaùt trieån.
  13. Chức năng đối nội Nhằm giải quyết những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Chức năng đối ngoại giải quyết mối quan hệ của nhà nước với các dân tộc và quốc gia khác trên thế giới
  14. II. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1.Khái niệm và đặc điểm bộ máy nhà nước - Khái niệm bộ máy nhà nước là hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng chung của nhà nước
  15. 2.Cơ quan nhà nước -Khái niệm là một bộ phận của bộ máy nhà nước bao gồm một tập thể hay một người thay mặt nhà nước đảm nhiệm một nhiệm vụ, chức năng của nhà nước bằng hình thức và phương pháp hoạt động nhất định -Đặc điểm cơ quan nhà nước • Các cơ quan nhà nước được thành lập theo một trình tự nhất định được quy định trong Hiến pháp và pháp luật • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định • Hoạt động của các cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và bảo đảm bằng quyền lực nhà nước, hoạt động theo trình tự thủ tục do luật định • Những người đảm nhiệm chức trách trong cơ quan nhà nước phải là công dân Việt Nam
  16. 3. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước 3.1. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -Vị trí pháp lý Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhiệm vụ quyền hạn • Cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp • Quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại • Quyết định về nguyên tắc tổ chức và hoạt dộng của bộ máy nhà nước và thành lập, bầu các chức vụ cao nhất các cơ quan trung ương • Giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước
  17. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUỐC HỘI QUỐC HỘI Ủy ban thường vụ Quốc hội Các ủy ban của Quốc hội Các ủy ban của Hội đồng dân tộc Cơ quan Quốc hội chuyên trách của QH
  18. 3.2. Chủ tịch nước -Vị trí pháp lý chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước về đối nội và đối ngoại - Nhiệm vụ, quyền hạn *Công bố luật và pháp lệnh • Đề nghị Quốc hội bầu Thủ tướng, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án tòa án nhân dân tối cao * Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân
  19. 3.3. Chính phủ nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam a,Vị trí pháp lý chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam b, Thành phần của chính phủ • Thủ tướng • Các phó thủ tướng • Các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  20. C, Cơ cấu tổ chức của Chính phủ-Bộ cơ quan ngang Bộ - Vị trí pháp lý Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước đối với dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữ phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0