intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 7: Mục tiêu nghiên cứu

Chia sẻ: Nguyễn Bình Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

104
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài giảng là cung cấp các kiến thức giúp người học có thể: Khẳng định các lí do để viết mục tiêu cho một nghiên cứu, xác định và mô tả sự khác biệt giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu đặc hiệu, xác định đặc tính của mục tiêu nghiên cứu, xây dựng mục tiêu nghiên cứu cho nghiên cứu của bạn ở một hình thức phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 7: Mục tiêu nghiên cứu

  1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu học tập: Sau khi nghiên cứu phần này, học viên có khả năng: ­ Khẳng định các lí do để viết mục tiêu cho một nghiên cứu ­ Xác định và mô tả sự khác biệt giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu đặc hiệu ­ Xác định đặc tính của mục tiêu nghiên cứu ­ Xây dựng mục tiêu nghiên cứu cho nghiên cứu của bạn ở một hình thức phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu là gì: Mục tiêu nghiên cứu nhằm tóm tắt những gì sẽ  đạt được sau khi hoàn thành nghiên   cứu. Thông thường người ta chia mục tiêu làm mục tiêu tổng quát và mục tiêu đặc  hiệu. Mục tiêu tổng quát là những điều đạt được một cách chung nhất, còn mục tiêu  đặc hiệu bao gồm các phần nhỏ hơn và có liên hệ với nhau và với mục tiêu tổng quát   một cách hợp lí. Trong mục tiêu đặc hiệun ên cụ thể những điều sẽ  làm trong nghiên   cứu, làm ở đâu và với mục đích gì. Thí dụ: Nếu chúng ta có vấn đề  nghiên cứu là mức độ  sử  dụng dịch vụ  phòng khám trẻ  em  thấp tại huyện CT. Và sau khi phân tích vấn đề nghiên cứu chúng ta nhận thấy để giải  quyết các vấn đề  trên cần phải tìm hiểu các lí do khiến mức độ  sử  dụng dịch vụ  phòng khám trẻ em thấp tại huyện CT ta sẽ thiết lập mục tiêu tổng quát như sau: ­ Xác định các lí do của mức độ  sử  dụng dịch vụ phòng khám trẻ  em thấp tại huyện   CT Nhằm đặt được mục tiêu tổng quát kể  trên, chúng ta phải hoàn thành các công việc   sau. Các công việc này được gọi là mục tiêu đặc hiệu: ­ Xác định mức độ  sử  dụng dịch vụ  phòng khám trẻ  em  ở  huyện CT trong các năm  2000 và 2001 so với chỉ tiêu đặt ra ­ Xác định có sự liên hệ giữa việc sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em với mùa trong   năm, loại hình phòng khám ­  Xác định các yếu tố dịch vụ của phòng khám ảnh hưởng đến tính hấp đẫn đối với   bà mẹ ­ Xác định các yếu tố văn hoá và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ  phòng khám trẻ em. ­ Kiến nghị các giải pháp để cải thiện sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em. ­ Xây dựng kế hoạch thực hiện và các kiến nghị phối hợp với các ban ngành. Như đã trình bày ở trên, trong các nghiên cứu ứng dụng, nên có mục tiêu xác định quy   mô của vấn đề  và có các mục tiêu nhằm xây dựng kế  hoạch  ứng dụng kết quả  của   nghiên cứu.
  2. Tại sao phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu cần phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu nhằm giúp cho chủ  đề nghiên cứu được tập trung và tránh việc thu thập các thông tin không cần thiết để  giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc xây dựng mục tiêu cụ  thể  sẽ  giúp cho việc thiết kế  nghiên cứu bằng cách tổ  chức mục tiêu nghiên cứu thành các phần hay các giai đoạn  xác định. Yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tốt cần phải đạt được các yêu cầu sau: ­ Phải bao gồm các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu theo một trình tự hợp  lí và mạch lạc. ­ Ðược hành văn rõ ràng, cụ  thể chỉ rõ điều sẽ làm, làm ở đâu, trong thời gian nào và   với mục đích gì ­ Mục tiêu phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả thi. ­ Mục tiêu phải bắt đầu bằng các từ hành động cụ thể và có thể đánh giá mức độ  đạt   được như: xác định, so sánh, kiểm chứng, tính toán, mô tả Giả thuyết nghiên cứu Giả  thuyết nghiên cứu là một mệnh đề  khẳng định quan hệ  giữa một hay nhiều yếu   tố  với vấn đề  nghiên cứu. Thí dụ  "sử  dụng dịch vụ  phòng khám trẻ  em thấp nhất   trong thời gian thu hoạch" là một giả  thuyết nghiên cứu bởi vì nó khẳng định rằng  trong thời gian thu hoạch  thì mức độ sử dụng dịch vụ phòng khám trẻ em sẽ thấp. Việc kiểm định giả  thuyết nghiên cứu có thể  được xem là một mục tiêu nghiên cứu  bởi vì nó sẽ  giúp cho giải quyết vấn đề  nghiên cứu. Giả  thuyết nghiên cứu thường  được sử dụng để kiểm tra một lí giải đã có và thường được sử dụng trong các nghiên   cứu y sinh học nhưng thường không phù hợp đối với nghiên cứu hệ thống y tế. Tên đề tài nghiên cứu Cần phân biệt tên đề tài nghiên cứu với vấn đề nghiên cứu: Vấn đề  nghiên cứu là sự  khác biệt giữa hiện tại và điều mong đợi trong khi tên đề tài nghiên cứu lại tập trung  và phương pháp giải quyết vấn đề vì vậy tên đề tài nghiên cứu thường liên quan chặt  chẽ với mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên khác với mục tiêu nghiên cứu, thường bắt đầu bằng một động từ  hành  động, tên đề  tài nghiên cứu thường là một ngữ  danh từ  (nên được gọi là tên). Tên đề  tài nghiên cứu nên ngắn gọn, bởi vì nó chiếm chỗ trong mục lục của tờ báo hay trong   MEDLINE, nhưng phải chứa nhiều thông tin. Bởi vì hiện nay do sự phổ biến của việc   tìm kiếm bài báo trên Internet, tên đề  tài nên chứa những từ  khoá (keyword) của bài   báo. Phần từ khoá của bài báo hiện nay không phải là phần bắt buộc vì vậy việc xây  dựng tên đề tài nghiên cứu một cách hợp lí là cực kì quan trong.
  3. Thảo luận nhóm Chọn một chủ toạ và một thư kí ­ Trình bày lại phần đặt vấn đề: tập trung vào Lượng hoá và cụ thể hoá vấn đề Thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề Các hoạt động nghiên cứu ­ Xây dựng mục tiêu tổng quát và đặc hiệu ­ Kiểm tra lại các yêu cầu của mục tiêu ­ Trình bày trước lớp mục tiêu nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2