intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - Vũ Trọng Nghĩa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Nghiên cứu định tính, cung cấp cho người học những kiến thức như tổng quan về nghiên cứu định tính; các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính; quy trình nghiên cứu định tính; thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - Vũ Trọng Nghĩa

  1. Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Vũ Trọng Nghĩa Trường đại học Thương Mại vutrongnghia@tmu.edu.vn Ngày 3 tháng 1 năm 2022 Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 80 / 227
  2. 3.1. Tổng quan về nghiên cứu định tính 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiên cứu định tính a. Khái niệm Nghiên cứu định tính (NCĐT) là nghiên cứu được đặc trưng bởi mục đích của nghiên cứu và phương pháp được tiến hành để nghiên cứu. Mục đích NCĐT là nghiên cứu những mặt, những vấn đề của cuộc sống, xã hội, quan tâm đến ý nghĩa của các hiện tượng, tình huống, sự việc. Phương pháp tiến hành nghiên cứu định tính là những phương pháp gắn liền câu chữ hơn là các con số. NCĐT là nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính mô tả như những câu viết, những hành vi xử sự của con người được quan sát Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 81 / 227
  3. 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiên cứu định tính b. Đặc điểm của nghiên cứu định tính Về mục đích nghiên cứu: nhằm miêu tả toàn diện, chi tiết vấn đề nghiên cứu. Bản chất NCĐT là thăm dò, khám phá để mô tả và hiểu rõ được vấn đề. Về chức năng: NCĐT cho phép khám phá được cảm xúc, trạng thái tâm lý, xử sự của các chủ thể cũng như kinh nghiệm của các chủ thể tham gia nghiên cứu. Về công cụ thu thập dữ liệu: Nhà nghiên cứu phải sử dụng nhiều chiến thuật, nhiều phương thức để thu thập dữ liệu tùy theo hướng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu: Về dạng dữ liệu được thu thập: vì NCĐT cung cấp, phân tích những dữ liệu về mặt ý nghĩa, nội dung, không phải là các con số, các biến số nên dữ liệu Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 82 / 227
  4. 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiên cứu định tính b. Đặc điểm của nghiên cứu định tính Về mẫu khảo sát: NCĐT thường sử dụng các mẫu khảo sát nhỏ. Về cách tiếp cận: NCĐT chủ yếu mang tính chủ quan bởi nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về hành vi, xử sự của con người cũng như tìm ra các nguyên nhân, lý do của những hành vi, xử sự này. Về kết quả nghiên cứu: Kết quả của NCĐT được thể hiện bằng báo cáo mang tính tường thuật mô tả lại hiện tượng, tình huống và chứa đựng những trích dẫn trực tiếp từ người tham gia nghiên cứu. Về mức độ linh hoạt của nghiên cứu: NCĐT cho phép sự hòa hợp trong tương tác giữa nhà nghiên cứu và những người tham gia. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 83 / 227
  5. 3.1. Tổng quan về nghiên cứu định tính 3.1.2 Các phương pháp và công cụ nghiên cứu định tính Có nhiều phương pháp và công cụ nghiên cứu định tính khác nhau và khó có thể phân loại một cách hoàn chỉnh. Phương pháp phổ biến trong kinh doanh: phương pháp lý thuyết nền (ground theory) và phương pháp tình huống. Công cụ chính: là thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân và quan sát. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 84 / 227
  6. 3.2 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính a. Phương pháp lý thuyết nền Phương pháp lý thuyết nền hiểu đơn giản là phương pháp dựa trên những dữ liệu cơ bản để tạo ra lý thuyết. Các lý thuyết được hình thành và phát triển dựa trên sự thu thập và phân tích thông tin của nhà nghiên cứu. Hai bước để “tạo sinh giả thuyết”: (1) phát vấn và (2) tạo sinh giả thuyết bằng cách mã hóa lý thuyết. Trọng tâm của phương pháp này là "mẫu lý thuyết". Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 85 / 227
  7. 3.2 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính Phương pháp lý thuyết nền Đặc trưng của phương pháp lý thuyết nền là ba cấp độ mã hóa dữ liệu Mã hóa mở (open coding). Mã hóa định hướng (axial coding). Mã hóa lựa chọn (selective coding). Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 86 / 227
  8. 3.2 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu tình huống Là phương pháp nghiên cứu một hoặc nhiều tình huống nhằm làm sáng tỏ một hiện tượng cần nghiên cứu. Nhà nghiên cứu nên lựa chọn nhiều tình huống nếu nghiên cứu có mục tiêu là nhằm khái quát hóa, tạo ra lý thuyết mới. Nghiên cứu một tình huống sẽ phù hợp đối với những nghiên cứu đi sâu mô tả, xem xét toàn diện một vấn đề nào đó. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 87 / 227
  9. 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu tình huống Quy trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 88 / 227
  10. Quy trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống Chọn tình huống nghiên cứu Theo Baxter và Jack (2008), để xác định được tình huống nghiên cứu, nhà nghiên cứu hãy tự đặt ra các câu hỏi sau để trả lời: Mình muốn nghiên cứu cá nhân con người, hay nghiên cứu về một chương trình, hay về một quá trình? Liệu mình có muốn nghiên cứu về sự khác biệt giữa các tổ chức hay không? Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 89 / 227
  11. Quy trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống Có nhiều PP tiến hành nghiên cứu tình huống: NC diễn giải, nghiên cứu mô tả, nghiên cứu một tình huống hoặc đa tình huống Quy trình xây dựng lý thuyết bằng PP tình huống theo Eisenhardt (1989): Bước 1 : xác định câu hỏi nghiên cứu. Bước 2 : Lựa chọn tình huống Bước 3 : Chọn công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu. Bước 4 : Tiến hành thu thập dữ liệu tại hiện trường. Bước 5 : Phân tích dữ liệu Bước 6 : Thiết lập các giả thuyết Bước 7 : So sánh với lý thuyết Bước 8 : Kết luận Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 90 / 227
  12. 3.2 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Là phương pháp được đặc trưng bởi việc phân tích, nghiên cứu các dữ liệu đã có sẵn được thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh đã được lưu, đã được định dạng mà không có sự can thiệp của nhà nghiên cứu. 3.2.4 Phương pháp khác a. Phương pháp hiện tượng học Là phương pháp nghiên cứu định tính mà nhà nghiên cứu sử dụng để hiểu rõ việc một hoặc nhiều cá nhân trải nghiệm một sự việc nào đó Trường hợp sử dụng: những nghiên cứu tìm hiểu về động cơ, hành vi của con người đã trải qua một hiện tượng cụ thể nào đó. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 91 / 227
  13. 3.2 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính 3.2.4 Phương pháp khác b. Phương pháp dân tộc học Mục tiêu chủ yếu của phương pháp này là mô tả về văn hóa của một nhóm người. Lưu ý là thuật ngữ văn hóa được sử dụng ở đây là nhằm chia sẻ về thái độ, các giá trị, thói quen, ngôn ngữ và những giá trị vật chất và tinh thần của nhóm người đó. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 92 / 227
  14. 3.2 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính 3.2.4 Phương pháp khác c. Phương pháp nghiên cứu lịch sử học Là phương pháp nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ bằng cách thu thập một cách có hệ thống và đánh giá khách quan các dữ liệu liên quan đến sự kiện đó. Mục đích: kiểm tra giả thuyết về nguyên nhân, hiệu ứng hoặc xu hướng của những sự kiện này và giải thích các sự kiện hiện tại cũng như dự đoán các sự kiện trong tương lai. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 93 / 227
  15. 3.3 Quy trình nghiên cứu định tính a. Xác định câu hỏi nghiên cứu ban đầu Nhà nghiên cứu xác định được câu hỏi nghiên cứu rõ ràng thì sẽ xác định đúng đối tượng nghiên cứu, mức độ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp. Câu hỏi nghiên cứu cần đạt các tiêu chí: Câu hỏi rõ ràng, không quá dài, phức tạp, dễ gây nhầm lẫn Câu hỏi có khả năng thực hiện được, có tính đến nguồn dữ liệu, tiềm lực kỹ thuật và con người Câu hỏi phải phù hợp, hướng tới câu trả lời mang tính khoa học, chứ không phải mang tính đạo đức, không phải là câu trả lời chứa đựng những nhận định mang tính chủ quan, cá nhân. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 94 / 227
  16. 3.3 Quy trình nghiên cứu định tính b. Khám phá vấn đề nghiên cứu Khám phá vấn đề nhằm đạt được những thông tin có chất lượng và tìm ra được cách thức tốt nhất để có được những thông tin đó. Nội dung thực hiện để khám phá ra được vấn đề cần nghiên cứu. - Tham khảo tài liệu - Thực hiện các cuộc phỏng vấn, quan sát Đối tượng phỏng vấn thường hướng tới ở bước này: các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, các nhân chứng và những người có liên quan trực tiếp. Có thể thực hiện phỏng vấn thăm dò cùng với các quan sát và phân tích tài liệu. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 95 / 227
  17. 3.3 Quy trình nghiên cứu định tính c. Xác định vấn đề nghiên cứu Việc xác định được vấn đề nghiên cứu thường được thực hiện theo hai bước sau: trước tiên, làm sáng tỏ các vấn đề có thể đặt ra trong nghiên cứu, sau đó lựa chọn và xây dựng một vấn đề của nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu cần được lựa chọn trên hai tiêu chí sau: - Có hay không khung lý thuyết phù hợp với vấn đề đặt ra - Khả năng thực hiện vấn đề nghiên cứu Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 96 / 227
  18. 3.3 Quy trình nghiên cứu định tính d. Xây dựng mô hình nghiên cứu Phương pháp quy nạp Phương pháp diễn dịch Được xây dựng thông qua quan sát, Được xây dựng thông qua các khái kinh nghiệm niệm được xây dựng nhằm giải thích Chỉ dẫn được nêu ra trên cơ sở thực hiện tượng được nghiên cứu tiễn Mô hình nghiên cứu được thực hiện Từ chỉ dẫn, xây dựng những khái một cách logic bởi các giả thuyết, khái niệm, những giả thuyết và tạo nên mô niệm và chỉ dẫn và mối liên quan trong hình nghiên cứu. thực tiễn. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 97 / 227
  19. 3.3 Quy trình nghiên cứu định tính e. Kiểm nghiệm Quy trình kiểm nghiệm Bước 1 : Xác định công cụ kiểm nghiệm: Công cụ đó phải có khả năng tạo ra các thông tin phù hợp và cần thiết để kiểm chứng giả thuyết. Bước 2 : Đánh giá công cụ kiểm nghiệm. Câu hỏi trong công cụ quan sát phải rõ rang, người đọc đều hiểu chung về cùng một vấn đề. Bước 3 : Thu thập dữ liệu. Thu thập các thông tin một cách rõ ràng từ những đối tượng được xác định. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 98 / 227
  20. 3.3 Quy trình nghiên cứu định tính f. Phân tích dữ liệu Mục tiêu của phân tích dữ liệu là. Kiểm chứng giả thuyết. Giải thích những vấn đề thực tiễn nằm ngoài dự đoán. Xem xét lại hoặc chọn lọc các giả thuyết. Cải tiến mô hình nghiên cứu Tìm ra các hướng nghiên cứu mới trong tương lai. g. Kết luận Mục đích nhằm diễn giải hay trình bày ý nghĩa của dữ liệu. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Ngày 3 tháng 1 năm 2022 99 / 227
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2