intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại: Chương 1 - GV. Phạm Khắc Liệu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản lý chất thải nguy hại: Chương 1 - Những vấn đề chung về chất thải nguy hại" cung cấp cho người học những kiến thức như: Định nghĩa và các đặc trưng của chất thải nguy hại; Phát sinh chất thải nguy hại; Phân loại chất thải nguy hại; Tác động môi trường và sức khỏe của chất thải nguy hại; Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại: Chương 1 - GV. Phạm Khắc Liệu

  1. Chương 1. Những vấn đề chung về chất thải nguy hại 1.1. Định nghĩa và các đặc trưng của chất thải nguy hại 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại 1.3. Phân loại chất thải nguy hại 1.4. Tác động môi trường và sức khỏe của chất thải nguy hại 1.5. Tổng quan về quản lý chất thải nguy hại. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1-1
  2. 1.1. Định nghĩa và các đặc trưng của CTNH 1.1.1. Định nghĩa CTNH  Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Luật Bảo vệ môi trường 2020).  Chất thải nguy hại là chất thải có các đặc tính gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường (US EPA).  Một chất thải rắn là chất thải nguy hại nếu nó được liệt kê trong danh mục chất thải nguy hại hoặc có các đặc trưng của chất thải nguy hại [4 danh mục: F, K, P, U; 4 đặc trưng: dễ bắt lửa, ăn mòn, hoạt tính phản ứng hoặc độc tính] (Luật RCRA, Hoa Kỳ). ( RCRA = Resource Conservation and Recovery Act. Chất thải phóng xạ không được xếp vào chất thải nguy hại. Theo luật RCRA, khái niệm chất thải nguy hại chỉ áp dụng với chất thải rắn). Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1-2
  3. 1.1. Định nghĩa và các đặc trưng của CTNH  Nhằm mục đích quản lý, các quốc gia quy định danh mục chất thải được xem là chất thải nguy hại. Ví dụ:  Việt Nam: Mẫu số 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.  Hoa Kỳ: các danh mục F, K, P, U tại Mục 40, Bộ Pháp điển pháp quy Liên bang, Phần 261 (40 CFR 261) (CFR: Code of Federal Regulations).  EU: danh mục tại Phụ lục Quyết định 2000/532/EC thực hiện Chỉ thị khung số 2008/98/EC về chất thải (Waste Framwork Directive 2008/98/EC). o Danh mục F: chất thải nguy hại từ các quá trình sản xuất và công nghiệp thông thường (chất thải từ các nguồn không xác định, non-specific sources). o Danh mục K: chất thải nguy hại từ các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất cụ thể (chất thải từ các nguồn xác định, specific sources). o Danh mục P và U: các hóa chất tinh khiết hay công thức thương mại của một số hóa chất xác định không sử dụng hết được thải bỏ. (https://www.epa.gov/hw/defining-hazardous-waste-listed-characteristic-and-mixed-radiological-wastes) Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1-3
  4. 1.1. Định nghĩa và các đặc trưng của CTNH CFR Citation for the Solid Wastes Which Are Not Hazardous Wastes (US EPA) Exclusion Household Hazardous Waste §261.4(b)(1) Agricultural Waste §261.4(b)(2) Mining Overburden §261.4(b)(3) Fossil Fuel Combustion Waste (Bevill) §261.4(b)(4) Oil, Gas, and Geothermal Wastes (Bentsen Amendment) §261.4(b)(5) Trivalent Chromium Wastes §261.4(b)(6) Mining and Mineral Processing Wastes (Bevill) §261.4(b)(7) Cement Kiln Dust (Bevill) §261.4(b)(8) Arsenical-Treated Wood §261.4(b)(9) Petroleum Contaminated Media & Debris from Underground Storage Tanks §261.4(b)(10) Injected Groundwater §261.4(b)(11) Spent Chloroflurocarbon Refrigerants §261.4(b)(12) Used Oil Filters §261.4(b)(13) Used Oil Distillation Bottoms §261.4(b)(14) Landfill Leachate or Gas Condensate Derived from Certain Listed Wastes §261.4(b)(15) Project XL Pilot Project Exclusions §261.4(b)(17) Project XL Pilot Project Exclusions §261.4(b)(18) Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1-4
  5. 1.1. Định nghĩa và các đặc trưng của CTNH 1.1.2. Các đặc trưng của CTNH  Khác nhau theo quy định của các nước: Việt Nam Hoa Kỳ EU 1. độc hại 1. dễ bắt lửa 1. dễ nổ 9. ăn mòn 2. phóng xạ 2. ăn mòn 2. oxy hóa 10.lây nhiễm 3. lây nhiễm 3. hoạt tính phản ứng 3. rất dễ cháy 11.độc với sinh sản 4. dễ cháy 4. độc tính. 4. dễ cháy 12.đột biến di truyền 5. dễ nổ 5. gây kích ứng 13.giải phóng khí độc 6. ăn mòn 6. có hại 14.hiệu ứng nhạy cảm 7. nhiễm độc 7. độc tính 15.độc sinh thái. 8. đặc tính nguy hại 8. gây ung thư khác. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1-5
  6. EU’s Waste Framework Directive 2008/98/EC - ANNEX III - PROPERTIES OF WASTE WHICH RENDER IT HAZARDOUS H1 ‘Explosive’: substances and preparations which may explode under the effect of flame or which are more sensitive to shocks or friction than dinitrobenzene. H 2 ‘Oxidizing’: substances and preparations which exhibit highly exothermic reactions when in contact with other substances, particularly flammable substances. H 3-A ‘Highly flammable’ - liquid substances and preparations having a flash point below 21°C (including extremely flammable liquids), or - substances and preparations which may become hot and finally catch fire in contact with air at ambient temperature without any application of energy, or - solid substances and preparations which may readily catch fire after brief contact with a source of ignition and which continue to burn or to be consumed after removal of the source of ignition, or - gaseous substances and preparations which are flammable in air at normal pressure, or - substances and preparations which, in contact with water or damp air, evolve highly flammable gases in dangerous quantities. H 3-B ‘Flammable’: liquid substances and preparations having a flash point equal to or greater than 21°C and less than or equal to 55°C. H 4 ‘Irritant’: non-corrosive substances and preparations which, through immediate, prolonged or repeated contact with the skin or mucous membrane, can cause inflammation. H 5 ‘Harmful’: substances and preparations which, if they are inhaled or ingested or if they penetrate the skin, may involve limited health risks. H 6 ‘Toxic’: substances and preparations (including very toxic substances and preparations) which, if they are inhaled or ingested or if they penetrate the skin, may involve serious, acute or chronic health risks and even death. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 6
  7. EU’s Waste Framework Directive 2008/98/EC - ANNEX III - PROPERTIES OF WASTE WHICH RENDER IT HAZARDOUS H7 ‘Carcinogenic’: substances and preparations which, if they are inhaled or ingested or if they penetrate the skin, may induce cancer or increase its incidence. H8 ‘Corrosive’: substances and preparations which may destroy living tissue on contact. H9 ‘Infectious’: substances and preparations containing viable micro-organisms or their toxins which are known or reliably believed to cause disease in man or other living organisms. H 10 ‘Toxic for reproduction’: substances and preparations which, if they are inhaled or ingested or if they penetrate the skin, may induce non-hereditary congenital malformations or increase their incidence. H 11 ‘Mutagenic’: substances and preparations which, if they are inhaled or ingested or if they penetrate the skin, may induce hereditary genetic defects or increase their incidence. H 12 Waste which releases toxic or very toxic gases in contact with water, air or an acid. H 13 ‘Sensitizing’: substances and preparations which, if they are inhaled or if they penetrate the skin, are capable of eliciting a reaction of hypersensitization such that on further exposure to the substance or preparation, characteristic adverse effects are produced. H 14 ‘Ecotoxic’: waste which presents or may present immediate or delayed risks for one or more sectors of the environment. H 15 Waste capable by any means, after disposal, of yielding another substance, e.g. a leachate, which possesses any of the characteristics listed above. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 7
  8. 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại 1.2.1. Lượng phát sinh  Ước tính phát sinh toàn cầu:  400 triệu tấn/năm  13 tấn/giây  60 kg/người/năm. (https://www.theworldcounts.com/challenges/pla net-earth/waste/hazardous-waste-statistics)  Các nước công nghiệp hóa (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Tây Âu, Canada…) phát sinh nhiều hơn! Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1-8
  9. 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại Hoa Kỳ Approximately 34.9 million tons of hazardous waste was reported by large quantity generators in the United States in 2019. Of this total, 28.7 million tons was wastewater. Since 2001, the quantity of managed hazardous waste has decreased by approximately 5.6 million tons. Nguồn: https://www.statista.com/statistics/1267117/ hazardous-waste-generated-in-the-united- states/ Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1-9
  10. 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại Các nước EU: • Among the waste generated in the EU in 2020, 95.5 million tonnes (4.4 % of the total) were classified as hazardous waste. • In 2020, the share of hazardous waste in total waste generation was between 0.5 % in Romania and 12.0 % in Bulgaria. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 10
  11. 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại (Bulgaria) (Czech) (Estonia) (Hungary) (Latvia) (Lithuania) (Poland) (Romania) (Slovakia) (Slovenia) Nguồn: Hazardous and Industrial Waste Management in Accession Countries, European Communities, 2004 Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 11
  12. 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại Việt Nam  Phát sinh CTNH từ công nghiệp: 874.589 tấn (2018), 1.133.077 tấn (2019).  Phát sinh CTNH từ nông nghiệp: khoảng 9.000 tấn (2018)  Phát sinh CTNH y tế: 21.374 tấn (2018), 24.000 tấn (2019) Nguồn: Tình hình phát sinh chất thải nguy hại năm - 2018: https://monre.gov.vn/Pages/tinh-hinh-phat-sinh-chat- 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. thai-nguy-hai.aspx# Nguồn: http://tapchimoitruong.vn/nghien-cuu- 23/khao-sat-hien-trang-quan-ly-chat-thai-nguy-hai- - 2019: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016-2020 tu-hoat-dong-san-xuat-tai-binh-duong-26246 Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 12
  13. 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại 1.2.2. Các nguồn phát sinh CTNH  Sản xuất công nghiệp: hóa chất, dầu khí, luyện kim, phân bón và thuốc trừ sâu, giấy và bột giấy,….  Sản xuất nông nghiệp: hóa chất BVTV và bao bì,…  Sản phẩm thương mại thải bỏ: dầu nhờn, dung dịch axit cho ắc quy,…  Dịch vụ khám chữa bệnh: hóa chất, thuốc, bệnh phẩm, kim tiêm,…  Sinh hoạt gia đình: pin, đồ điện tử, mỹ phẩm, chất tẩy giặt, sơn,…  Nguồn được quan tâm nhiều nhất là từ SX công nghiệp.  Một số nguồn mới nổi gần đây liên quan ngành năng lượng: pin Lithium-ion (ô tô, điện thoại), panel điện mặt trời,… Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 13
  14. 1.2. Phát sinh chất thải nguy hại  US EPA phân chia 3 nhóm nguồn phát sinh CTNH theo quy mô:  Nguồn phát sinh lượng rất nhỏ (Very Small Quantity Generators, VSQGs):  100 kg/tháng CTNH hoặc  1 kg/tháng chất thải nguy hại cấp tính (acutely hazardous waste)  Nguồn phát sinh lượng nhỏ (Small Quantity Generators, SQGs): từ > 100 đến 1000 kg/tháng  Nguồn phát sinh lượng lớn (Large Quantity Generators, LQGs): > 1000 kg/tháng CTNH hoặc > 1 kg/tháng chất thải nguy hại cấp tính. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 14
  15. 1.3. Phân loại chất thải nguy hại 1.3.1. Theo US EPA  Phân loại theo đặc tính chất thải: Ký hiệu (Hazard Nhóm CTNH Code) 1. Chất thải dễ bắt lửa (Ignitable Waste) (I) 2. Chất thải ăn mòn (Corrosive Waste) (C) 3. Chất thải hoạt tính (Reactive Waste) (R) 4. Chất thải đặc trưng độc tính (Toxicity Characteristic Waste) (E) 5. Chất thải nguy hại cấp (Acute Hazardous Waste) (H) 6. Chất thải độc (Toxic Waste) (T) Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 15
  16. 1.3. Phân loại chất thải nguy hại  US EPA: phân loại theo bản chất nguồn phát sinh: Danh mục CTNH Mã số Danh mục hiện có Từ các nguồn không xác định F 28 (F001…F039) (hazardous wastes from non-specific sources) Từ các nguồn xác định K 121 (K001…K181) (hazardous wastes from specific sources) Các sản phẩm hóa chất thương mại thải bỏ P 124 (P001…P205) (Discarded commercial chemical products) U 246 (U001…U411) Cộng: 519 mục chất thải Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 16
  17. 1.3. Phân loại chất thải nguy hại F-list Top 13 industries that generate K-lists  Iron and steel production  Dioxin-bearing wastes  Petroleum refining  Wood-preserving wastes  Inorganic pigment manufacturing  Spent solvent wastes  Explosives manufacturing  Ink formulation  Petroleum refinery  Veterinary pharmaceuticals manufacturing wastewater treatment sludge  Primary aluminum production  Chlorinated aliphatic  Organic chemicals manufacturing hydrocarbons production  Pesticides manufacturing  Multisource leachate  Coking (processing of coal to produce coke)  Inorganic chemicals manufacturing  Electroplating and other metal  Wood preservation finishing wastes  Secondary lead processing Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 17
  18. 1.3. Phân loại chất thải nguy hại 1.3.2. Ở Việt Nam – Theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT (Phụ lục III)  Phân loại chất thải theo tính chất: Tính chất Ký hiệu Mô tả nguy hại Dễ nổ N Chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học Dễ cháy C (1) Chất thải lỏng dễ cháy (3) Chất thải có khả năng tự bốc cháy (2) Chất thải rắn dễ cháy (4) Chất thải tạo ra khí dễ cháy Oxy hoá OH Chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác Ăn mòn AM Chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển Có độc tính Đ (1) Gây kích ứng (5) Gây ung thư (2) Gây hại (6) Gây độc cho sinh sản (3) Gây độc cấp (7) Gây đột biến gen (4) Gây độc từ từ hoặc mãn tính (8) Sinh khí độc Có độc tính ĐS Chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh thái sinh vật Lây nhiễm LN Chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 18
  19. 1.3. Phân loại chất thải nguy hại  Phân loại chất thải theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính: 1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than 2. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ 3. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ 4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác 5. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại 6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh 7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác 8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in 9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy 10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm 11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm) 12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp 13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) 14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp 15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải 16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác 17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy 18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ 19. Các loại chất thải khác. Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 19
  20. 1.3. Phân loại chất thải nguy hại Ví dụ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, Phụ lục III, Mẫu số 01, mục C. Danh mục chi tiết các chất thải nguy hại (NH), chất thải công nghiệp phải kiểm soát (KS) và chất thải rắn công nghiệp thông thường (TT): Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế www.khoamoitruonghue.edu.vn Bài giảng Quản lý chất thải nguy hại | GV: Phạm Khắc Liệu 1 - 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2