intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học: Bài 10 - TS. Hoàng Quang Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:20

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị học: Bài 10 - Quyền hành trong tổ chức" được biên soạn nhằm mục đích giới thiệu về bản chất của quyền hành và cơ sở khoa học của việc thực hiện các hoạt động phân quyền, ủy quyền trong tổ chức. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 10 - TS. Hoàng Quang Thành

  1. QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH BÀI 10 QUYỀN HÀNH TRONG TỔ CHỨC HUẾ, 02/2022
  2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU  Mục đích: Bài này giới thiệu về bản chất của quyền hành và cơ sở khoa học của việc thực hiện các hoạt động phân quyền, ủy quyền trong tổ chức.  Yêu cầu: Sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên phải trả lời được các câu hỏi: - Quyền hành của nhà quản trị là gì và do đâu mà có? - Nhà quản trị cần phải làm gì và làm như thế nào để thiết lập và vận hành có hiệu quả hệ thống quyền hành trong tổ chức?
  3. NỘI DUNG 1. Khái niệm và cơ sở của quyền hành 2. Phân quyền 3. Ủy quyền
  4. I. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA QUYỀN HÀNH  1. Khái niệm quyền hành Nhờ có quyền hành mà nhà quản trị mới chỉ huy, điều khiển, sai khiến, giám sát, thưởng, phạt … được người khác. Quyền hành là mức độ độc lập trong hành động dành cho nhà quản trị để họ sử dụng quyền quyết đoán của mình tự đưa ra các quyết định khi giải quyết các vấn đề trong phạm vi được phân công.
  5. 2. Cơ sở của quyền hành v Nhà quản trị có được quyền hành là nhờ: §Chức vụ mà nhà quản trị nắm giữ §Đặc điểm cá nhân của nhà quản trị §Luật pháp quy định §Các giá trị mặc nhiên của xã hội (phong tục, tập quán …) v Quyền hành không phải là cái vô hạn (bị khống chế bởi quy luật, luật pháp, thông lệ xã hội v.v…)
  6. II. Phân quyền 1. Khái niệm Phân quyền là xu hướng và mức độ phân chia quyền ra quyết định trong tổ chức từ người đứng đầu đến các nhà quản trị thuộc các cấp thấp hơn để họ được phép ra quyết định khi giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi được phân công.
  7. 1. Khái niệm phân quyền (TT) v Cần phân biệt: qPhân quyền và Tập quyền qPhân quyền tuyệt đối và Tập quyền tuyệt đối qPhân quyền mạnh (Tập quyền yếu) và Phân quyền yếu (Tập quyền mạnh) Tập Quyền của người đứng đầu Phân quyền quyền tuyệt tuyệt đối Quyền của cấp dưới đối Phân quyền yếu Phân quyền mạnh
  8. 2. Các biểu hiện của mức độ phân quyền v Mức độ phân quyền trong một tổ chức có thể được đánh giá qua: §Tỷ trọng các quyết định được đưa ra ở các cấp thấp trong bộ máy §Mức độ quan trọng của các quyết định do cấp dưới đưa ra §Lĩnh vực cấp dưới được quyền ra quyết định
  9. 3. Ưu và nhược điểm của phân quyền v Phân quyền mạnh Ø Ưu điểm § Gia tăng tính tự chủ, sáng tạo, trách nhiệm của cấp dưới § Kịp thời trong giải quyết các vấn đề tại chỗ § Giảm khối lượng công việc cho cấp trên Ø Nhược điểm § Khó khăn trong giám sát, kiểm tra § Chất lượng các quyết định có thể không đảm bảo § Thiếu nhất quán về chiến lược, chính sách v.v…
  10. 3. Ưu và nhược điểm của phân quyền (TT) v Phân quyền yếu Ø Ưu điểm §Thống nhất trong hoạt động và các chính sách, chiến lược §Các quyết định đảm bảo chất lượng và an toàn §Thuận lợi, dễ dàng hơn trong giám sát kiểm tra §Thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận Ø Nhược điểm §Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo, vô hiệu hóa cấp dưới §Có thể chậm trễ khi giải quyết các vấn mang tính khẩn cấp §Cấp trên dễ trở nên quá tải bởi các vấn đề mang tính sự vụ
  11. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phân quyền q Mức độ quan trọng của quyết định cần đưa ra q Chất lượng của nhà quản trị cấp dưới q Đặc điểm lịch sử ra đời và phát triển của tổ chức q Mối quan tâm về sự thống nhất trong các chính sách q Đặc điểm môi trường hoạt động của tổ chức q Lĩnh vực hoạt động của tổ chức q Luật pháp q Khả năng kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới q Đặc điểm của người đứng đầu
  12. III. Ủy quyền q Khái niệm ủy quyền § Ủy quyền là việc nhà quản trị cấp trên trao cho cấp dưới quyền hành để họ thay mặt mình thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. § Có thể hiểu: Cấp trên trao cho cấp dưới nhân danh cấp trên quyền được ra quyết định về một vấn đề nào đó được gọi là sự uỷ quyền.
  13. III. Ủy quyền (TT) q Tác dụng: § Nhằm phát huy năng lực, trí tuệ, khả năng sáng tạo và tự quản của cấp dưới vào việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức; § Giúp giảm tải công việc cho cấp trên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp dưới; § Đảm bảo tính kịp thời, phù hợp và sát thực của các quyết định;
  14. III. Ủy quyền (TT) q Tác dụng: § Khuyến khích cấp dưới nâng cao trình độ nghề nghiệp, phát triển chuyên môn để trưởng thành; § Để thử thách, rèn luyện, bồi dưỡng cấp dưới làm cơ sở cho việc đề bạt vào các vị trí cao hơn; § Để tạo ra môi trường cạnh tranh trong nội bộ tổ chức.
  15. III. Ủy quyền (TT) q Những vấn đề cần lưu ý khi ủy quyền: § Cấp trên chỉ có thể ủy quyền cho cấp dưới khi có thực quyền đó; § Không thể giao phó toàn bộ quyền hạn của mình cho cấp dưới; § Sự ủy quyền không bao gồm giao phó trách nhiệm. § Quyền hành sau khi ủy quyền được thu hồi.
  16. III. Ủy quyền (TT) q Tiến trình ủy quyền: § Xác định công việc cần thực hiện và kết quả kỳ vọng cần đạt được; § Giao nhiệm vụ cụ thể cho người được uỷ quyền; § Giao quyền hành và trách nhiệm cho người được uỷ quyền; § Kiểm ta, theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện; § Thu hồi quyền hành của người được uỷ quyền nếu thực hiện không tốt.
  17. III. Ủy quyền (TT) q Nguyên tắc: § Nguyên tắc ủy quyền theo kết quả mong muốn: Quyền hạn mà cấp trên giao cho cấp dưới phải tương xứng với kết quả mong đợi ở họ. § Nguyên tắc ủy quyền theo chức năng: Quyền hạn giao phó phải phù hợp với chức năng mà cấp dưới đảm nhận. § Nguyên tắc ủy quyền theo cấp bậc: Vấn đề nảy sinh thuộc phạm vi thẩm quyền của cá nhân nào, bộ phận nào, cấp nào thì phải do chính cá nhân đó, bộ phận đó và cấp đó ra quyết định. § Nguyên tắc ủy quyền theo bậc thang: Tuyến quyền hạn từ người đứng đầu đến tất cả các nhà quản trị thuộc các cấp thấp hơn phải rõ ràng.
  18. III. Ủy quyền (TT) § Nguyên tắc uỷ quyền theo thuộc cấp: Người được uỷ quyền phải là cấp dưới trực tiếp của người uỷ quyền. § Nguyên tắc mệnh lệnh thống nhất: Mỗi cấp dưới chỉ nên báo cáo trực tiếp cho một người cấp trên. § Nguyên tắc về tính tuyệt đối trong trách nhiệm: Uỷ quyền không làm giảm hay mất đi trách nhiệm của người thực hiện uỷ quyền. § Nguyên tắc về tính cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm: Quyền được giao phải tương xứng với trách nhiệm mà cấp dưới phải gánh vác.
  19. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 10 1. Bản chất và nguồn gốc của quyền hành? 2. Khái niệm phân quyền và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phân quyền trong tổ chức? 3. Khái niệm, vai trò và các nguyên tắc của ủy quyền trong quản trị? 4. Phân biệt phân quyền và ủy quyền.
  20. H ẾT BÀI 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2