Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - CĐ Ngề Công nghệ LADEC
lượt xem 19
download
Bài giảng Quản trị học - Chương 1: Tổng quan về quản trị trình bày về khái niệm, bản chất của quản trị, nhà quản trị; quan niệm về quản trị; bản chất của quản trị; nhà quản trị và văn hóa tổ chức và môi trường quản trị;...Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - CĐ Ngề Công nghệ LADEC
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ LADEC QUẢN TRỊ HỌC TP. HỒ CHÍ MINH 2013 1
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH THỨC Quản trị học Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 1996 - Quản trị học, Nguyễn Thanh Hội và Phan Thắng - Nhà xuất bản Thống kê 1999 - Quản trị học, Đồn Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Nhà xuất bản Tài chính 2002. 2
- GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT MÔN HỌC NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QT SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN TRỊ QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ CHỨC NĂNG CHỨC NĂNG CHỨC NĂNG CHỨC NĂNG HOẠCH ĐIÏNH TỔ CHỨC ĐIỀU KHIỂN KIỂM TRA 3
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ Những nội dung cơ bản của chương 1. Khái niệm,bản chất của quản trị, nhà quản trị 1.1 Quan niệm về quản trị 1.2 Bản chất của quản trị 1.3 Nhà quản trị 2. Văn hóa tổ chức và môi trường quản trị 2.1 Văn hóa tổ chức 2.2 Khái niệm về môi trường quản trị 2.3 Ảnh hưởng của môi trường với doanh nghiệp 4
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ Những nội dung cơ bản của chương 3. Sự phát triển của lý thuyết quản trị 3.1 Lý thuyết cổ điển về quản trị 3.2 Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị 3.3 Lý thuyết quản trị hiện đại 4. Thực hành 5
- 1. Khaùi nieäm,baûn chaát cuûa quaûn trò, nhaø quaûn trò 1.1 Quan niệm về quản trị Quản trị là những hoạt động cần thiết khi có nhiều người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm hoàn thành mục tiêu chung Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm cuả quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn 6
- 1.1 Quan niệm về quản trị Tổ chức: nhiều người cùng làm việc với nhau và phối hợp các hoạt động của họ để đạt đến các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu: một trạng thái mong muốn trong tương lai mà tổ chức cố gắng để đạt được. 7
- 1.2 Bản chất của quản trị Bản chất của quản trị chính là việc quản lý sự kết hợp những nguồn lực có hạn (con người, tiền bạc, máy móc, nguyên vật liệu,...) để đạt được mục tiêu chung. Như vậy thuật ngữ quản trị và quản lý mang ý nghĩa tương tự nhau. VD: quản trị doanh nghiệp, quản lý Nhà nước,... 8
- 1.3 Nhà quản trị Các nhà quản trị là những thành viên của tổ chức, có trách nhiệm quản lý việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu của nó. Nhà quản trị trong tổ chức được chia thành 3 cấp: Nhà quản trị cấp cao Nhà quản trị cấp giữa Nhà quản trị cấp cơ sở 9
- 1.3 Nhà quản trị Nhà quản trị cấp cao Là nhóm nhỏ những nhà quản trị giữ chức vụ rất cao trong tổ chức và chịu trách nhiệm cuối cùng về thành quả của tổ chức. Chức năng chính là xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và phát triển của tổ chức Họ thường là thành viên HĐQT, TGĐ, PGĐ 10
- 1.3 Nhà quản trị Nhà quản trị cấp giữa (cấp trung gian) Là những nhà quản trị hoạt động dưới các quản trị viên cao cấp nhưng trên các quản trị viên cấp cơ sở. Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch của tổ chức bằng cách phối hợp các hoạt động để hoàn thành mục tiêu chung. Quản trị các quản trị viên cơ sở Họ là: Trưởng phòng, phó phòng, quản đốc 11
- 1.3 Nhà quản trị Nhà quản trị cấp cơ sở Là những nhà quản trị ở cấp cuối cùng trong hệ thống cấp bậc quản trị Nhiệm vụ: đốc thúc, hướng dẫn, điều khiển công nhân viên trong công việc hằng ngày để thực hiện mục tiêu chung Chức vụ: đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng bán hàng 12
- 1.3 Nhà quản trị CẤP BẬC QUẢN TRỊ VỚI CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ Nhà quản trị ở mọi cấp bậc ( cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở) đều phải tiến hành các công việc : Hoạch định Tổ chức Điều khiển Kiểm tra Sự khác biệt giữa các nhà quản trị khi thực hiện các chức năng này là nội dung công việc liên quan đến từng chức năng và tỷ lệ thời gian dành cho từng công việc đó. 13
- 1.3 Nhà quản trị Hoạch định Lựa chọn mục tiêu Kiểm soát Tổ chức Giám sát và đo lường Làm việc cùng nhau Lãnh đạo Phối hợp 14
- 1.3 Nhà quản trị CAÁP BAÄC QUAÛN TRÒ VỚI CAÙC KYÕ NAÊNG QUẢN TRỊ VIÊN CAO KỸ KỸ KỸ QUẢN TRỊ VIÊN TRUNG CẤP NĂNG NĂNG NĂNG QUẢN TRỊ VIÊN CẤP THẤP CHUYÊN MÔN NHÂN SỰ TƯ DUY (KỸ THUẬT) 15
- 1.3 Nhà quản trị 16
- 1.3 Nhà quản trị Các vai trị của nhà quản trị Được mô tả bởi Mintzberg. Vai trò là những nhiệm vụ cụ thể mà một người phải thực hiện bởi vị trí mà họ nắm giữ. Các vai trò của nhà quản trị được thể hiện đối với bên trong cũng như đối với bên ngoài tổ chức. Có 3 vai trò cơ bản sau: 1. Vai trò quan hệ con người 2. Vai trò thông tin 3. Vai trò quyết định 17
- 1.3 Nhà quản trị Các vai trò quan hệ con người Các nhà quản trị có vai trò trong việc đảm nhận sự phối hợp và tương tác với các nhân viên và cung cấp sự chỉ huy với tổ chức đó. Vai trò người đại diện (bộ mặt của tổ chức): là người thay mặt, biểu tượng cho tổ chức và những gì mà nó đang cố gắng để đạt đến. Vai trò người lãnh đạo: là người huấn luyện, tư vấn, động viên, khuyến khích việc thực hiện của nhân viên. Vai trò người liên lạc: kết nối, phối hợp mọi người bên trong và bên ngoài của tổ chức để giúp đạt được các mục tiêu. 18
- 1.3 Nhà quản trị Các vai trò thông tin Các vai trò này bao gồm việc thu thập, tiếp nhận và truyền đạt các thông tin đến các nhà quản trị trong tổ chức. Vai trò giám sát: phân tích các thông tin từ môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức. Vai trò người phổ biến tin tức: Nhà quản trị truyền đạt các thông tin để ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của nhân viên. Vai trò phát ngôn: sử dụng thông tin để ảnh hưởng một cách tích cực đến mọi người bên trong và bên ngoài tổ chức khi có những phản ứng xảy ra. 19
- 1.3 Nhà quản trị Các vai trò quyết định Liên quan đến các phương pháp mà các nhà quản trị sử dụng để hoạch định chiến lược và sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu. Vai trò doanh nhân: quyết định khởi xướng hoặc đầu tư các dự án mới hoặc các chương trình. Vai trò người giải quyết các xáo trộn: đảm đương trách nhiệm đối với việc xử lý một sự kiện hoặc sự khủng hoảng không mong đợi. Vai trò phân phối nguồn lực: phân chia nguồn lực giữa các chức năng và các bộ phận, thiết lập ngân quỹ cho các nhà quản trị cấp thấp hơn. Vai trò thương thuyết: tìm kiếm để đàm phán các giải pháp với các nhà quản trị khác, công đoàn, các khách hàng hoặc các đối tượng hữu quan. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 4 - Quyết định quản trị
24 p | 779 | 166
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 6 - Chức năng tổ chức
29 p | 628 | 157
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - Sự phát triển của tư tưởng quản trị
29 p | 1138 | 149
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - Những vấn đề chung về quản trị
25 p | 477 | 94
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 3 - ThS. Bùi Thị Quỳnh Ngọc
20 p | 517 | 65
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - ThS. Bùi Thị Quỳnh Ngọc
18 p | 388 | 58
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 3 - GV. Bùi Hoàng Ngọc
10 p | 372 | 49
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - GV. Bùi Hoàng Ngọc
11 p | 335 | 48
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - ThS. Bùi Thị Quỳnh Ngọc
23 p | 258 | 46
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 6 - ThS. Bùi Thị Quỳnh Ngọc
16 p | 280 | 38
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 7 - GV. Bùi Hoàng Ngọc
15 p | 281 | 26
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - Lê Ngọc Thắng
23 p | 330 | 18
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 7 – Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
51 p | 123 | 18
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 5 - GV. Bùi Hoàng Ngọc
10 p | 255 | 10
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 6 - GV. Bùi Hoàng Ngọc
11 p | 204 | 10
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 5 - Lê Ngọc Thắng
10 p | 182 | 10
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 4 - Lê Ngọc Thắng
9 p | 140 | 9
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 4 - GV. Bùi Hoàng Ngọc
14 p | 226 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn