TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
----- o0o -----<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
THỨC ĂN VẬT NUÔI<br />
(Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp)<br />
<br />
Giảng viên: Lê Văn An<br />
<br />
Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẤT<br />
<br />
Dinh dưỡng (dd)<br />
Động vật (đv)<br />
Đơn vị thức ăn (ĐVTA)<br />
Giá trị dinh dưỡng (GTDD)<br />
Giá trị sinh vật học protein (GTSVH protein) = BV<br />
Giá trị năng lượng (GTNL)<br />
Hệ số tiêu hóa (HSTH)<br />
Khẩu phần cơ sở (KPCS)<br />
Khẩu phần thí nghiệm (KPTN)<br />
Kích thích sinh trưởng (ktst)<br />
Kích thích tố (ktt)<br />
Năng lượng (NL)<br />
Sinh viên (sv)<br />
Thành phần hóa học (TPHH)<br />
Thức ăn căn bản (TACB)<br />
Thức ăn bổ túc (TABT)<br />
Thức ăn (tă)<br />
Thức ăn hỗn hợp (tăhh)<br />
Thức ăn tổng hợp (tă TH)<br />
Thực vật (tv)<br />
Tiêu hóa (t/h)<br />
Tỉ lệ tiêu hóa (TLTH)<br />
Và (&)<br />
Vật nuôi (vn)<br />
Vitamine (vit.)<br />
Vi sinh vật (vsv)<br />
2<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Bài giảng thức ăn vật nuôi được biên soạn theo chương trình chính thức của Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật nông nghiệp, dành cho sinh viên hệ Cao<br />
đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng.<br />
Mục tiêu chung của học phần:<br />
Về kiến thức<br />
- Sinh viên (sv) phải hiểu kỹ những kiến thức cơ bản về vai trò của các chất<br />
dinh dưỡng (dd), nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi (vn).<br />
- Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn (tă), phân loại thức ăn; biết sử<br />
dụng, chế biến, dự trữ, bảo quản thức ăn cho từng loại vật nuôi.<br />
Về kỹ năng<br />
- Sinh viên phải biết vận dụng những kiến thức về dinh dưỡng, thức ăn,<br />
phương pháp xác định tiêu chuẩn, phối hợp khẩu phần để xây dựng qui trình nuôi<br />
dưỡng các loại vật nuôi ở gia đình và địa phương.<br />
- Biết sử dụng thành thạo các thiết bị, đồ dùng dạy học môn học nhằm nâng<br />
cao kỹ năng thực hành và (&) năng lực chuyên môn trong quá trình học tập.<br />
Về thái độ<br />
Sinh viên phải biết tự học, tự nghiên cứu, không ngừng hoàn thiện kiến thức,<br />
thường xuyên cập nhật tri thức mới. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn<br />
nuôi ở gia đình và địa phương.<br />
Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm: 5 chương và 4 bài thực<br />
hành<br />
Chương 1. Mở đầu<br />
Chương 2. Thành phần dinh dưỡng và vai trò của các chất dd trong thức ăn vật nuôi.<br />
Chương 3. Phân loại tă và đặc điểm một số loại tă thường dùng trong chăn nuôi.<br />
Chương 4. Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.<br />
Chương 5. Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.<br />
Bốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao kỹ năng thực<br />
hành, giúp sinh viên có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy và tham gia sản xuất.<br />
<br />
3<br />
<br />
Những kiến thức trên được lựa chọn từ những vấn đề cơ bản, hiện đại, những<br />
hiểu biết mới, những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và những kết quả nghiên<br />
cứu trong nước được chọn lọc, cô đọng để đưa vào bài giảng.<br />
Chúng tôi hi vọng rằng đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các thầy, cô giáo<br />
và sinh viên ngành Kỹ thuật nông nghiệp, mà còn là tư liệu bổ ích cho những người<br />
muốn tìm hiểu lĩnh vực này.<br />
Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quí vị<br />
và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài giảng được hoàn thiện hơn.<br />
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Tác giả<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN A. LÝ THUYẾT<br />
Chương 1. BÀI MỞ ĐẦU (1 tiết)<br />
Mục tiêu<br />
- Sinh viên hiểu và phân biệt được thức ăn và dinh dưỡng.<br />
- Biết rõ nguồn gốc và những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng.<br />
1.1.<br />
<br />
Khái niệm về thức ăn và dinh dưỡng<br />
<br />
1.1.1. Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi<br />
Thức ăn vật nuôi thay đổi theo sự phát triển kinh tế của xã hội loài người:<br />
- Khi con người sống du mục, thức ăn vật nuôi chỉ là cỏ thiên nhiên.<br />
- Khi con người biết trồng trọt, thức ăn vật nuôi ngoài cỏ thiên nhiên, còn có các sản<br />
phẩm phụ của trồng trọt.<br />
- Khi ngành chăn nuôi được đề cao, thức ăn vật nuôi là cỏ thiên nhiên, sản phẩm phụ<br />
của trồng trọt, sản phẩm phụ của công nghiệp và trồng cây thức ăn.<br />
- Khi ngành chăn nuôi càng phát triển, con người dùng thức ăn thực vật (tv), thức ăn<br />
động vật (đv), thức ăn khoáng (tă K), vi sinh vật (vsv) và thức ăn tổng hợp (tă TH).<br />
1.1.2. Định nghĩa thức ăn và dinh dưỡng<br />
1.1.2.1. Định nghĩa chung<br />
Thức ăn là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, chất khoáng,<br />
vi sinh vật, hóa học, công nghệ sinh học… Những sản phẩm này cung cấp chất dinh<br />
dưỡng cho vật nuôi; nó phải phù hợp hợp với đặc điểm cấu tạo, sinh lí của bộ máy<br />
tiêu hóa vật nuôi- nên vật nuôi có thể ăn được, tiêu hóa và hấp thu được mà sống và<br />
sản xuất bình thường trong một thời gian dài.<br />
1.1.2.2. Định nghĩa về chức năng<br />
Thức ăn là những chất mang lại cho cơ thể những nguyên liệu để:<br />
- Sinh năng lượng- bù đắp những hao tổn hàng ngày của cơ thể.<br />
- Tạo ra các tế bào mới, các chất mới, các tổ chức mới- cần cho sự sống, sự sinh<br />
trưởng, phát triển của cơ thể.<br />
- Dự trữ trong cơ thể.<br />
Nhìn chung, những chất dinh dưỡng trong thức ăn khi vào trong cơ thể của<br />
từng vật nuôi sẽ biến đổi thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể.<br />
1.1.2.3. Dinh dưỡng là gì?<br />
<br />
5<br />
<br />