intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Triết học - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học

Chia sẻ: Sơn Tùng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

141
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Triết học - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học" cung cấp cho người học các kiến thức: thế giới quan và thế giới quan khoa học, thế giới quan duy tâm, thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Triết học - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học

  1. VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCM CITY Prof. Dr. Vũ Tình
  2. TRIẾT HỌC Chương trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học
  3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
  4. 1.THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC 1.1. Khái niệm “thế giới quan” Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới. Thế giới quan bao hàm cả những quan điểm, quan niệm về giới tự nhiên và cả những quan điểm, quan niệm về bản thân con người, xã hội loài người.
  5. 1.2. Nguồn gốc của thế giới quan TGQ ra đời từ cuộc sống; nó là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức; song, suy cho đến cùng nó là kết quả của cả những yếu tố khách quan và chủ quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
  6. 1.3. Nội dung của thế giới quan Về nội dung, thế giới quan phản ánh thế giới ở 3 góc độ: 1). Các đối tượng bên ngoài con người. 2). Bản thân con người. 3). Mối quan hệ của con người với các đối tượng bên ngoài con người.
  7. 1.4. Cấu trúc của thế giới quan TGQ có cấu trúc phức tạp nhưng 2 yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin. Một TGQ nhất quán là TGQ có tri thức và niềm tin thống nhất với nhau tạo cơ sở để con người hành động theo tri thức và niềm tin của mình.
  8. 1.5. Chức năng của thế giới quan TGQ có nhiều chức năng nhưng chức năng chung nhất là chức năng định hướng cho hoạt động của con người.
  9. 1.6. Phân loại thế giới quan Tuỳ theo cách tiếp cận mà TGQ được phân thành nhiều loại TGQ khác nhau: - TGQ duy vật và TGQ duy tâm. - TGQ siêu hình và TGQ biện chứng. - TGQ khoa học và TGQ phản khoa học. - V.v. TGQ khoa học là TGQ được hình thành và phát triển trên thành tựu của các khoa học.
  10. 2. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA THẾ GIỚI QUAN Sự phát triển của TGQ đã được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản: 1). TGQ huyền thoại. 2). TGQ tôn giáo. 3). TGQ triết học.
  11. 2.1. Thế giới quan huyền thoại TGQ huyền thoại là TGQ hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của xã hội loài người. Đặc trưng cơ bản của TGQ huyền thoại: 1). Về hình thức thể hiện TGQ huyền thoại thể hiện chủ yếu qua các chuyện thần thoại.
  12. 2). Về tính chất - Tri thức và niềm tin truyền từ người này qua người khác từ trí tưởng tượng, suy luận tưởng tượng của người dẫn chuyện. - Nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa thực và ảo, giữa thần và người; trật tự không gian, thời gian bị đảo lộn.
  13. Một số Thần trong Thần thoại Hy Lạp
  14. THẦN ÁI TÌNH EROS
  15. Cuộc chiến thành Troy
  16. 3).Về trình độ nhận thức TGQ huyền thoại thể hiện trình độ nhận thức thấp, chủ yếu ở cấp độ nhận thức cảm tính nên những gì trừu tượng thường được con người hình dung dưới những dạng sự vật hữu hình, cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0