Nội dung ôn tập học phần Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
lượt xem 4
download
Nội dung ôn tập học phần Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước gồm các nội dung chính như: các yếu tố cấu thành tổ chức; đặc điểm bộ máy hành chính nhà nước; mô hình tổ chức Chính phủ liên hiệp;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung ôn tập học phần Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NTHÀ NƯỚC “Thành công không phải là ngẫu nhiên. Đó là sự chăm chỉ, kiên trì, học hỏi, nghiên cứu, hy sinh và hơn hết là tình yêu với những gì bạn đang làm hoặc học để làm” -Pelé- Mục lục
- NỘI DUNG 1. Trình bày các yếu tố cấu thành tổ chức. Lấy ví dụ các yếu tố cấu thành tổ chức hành chính nhà nước ở Việt Nam. 1.1. Các yếu tố cấu thành tổ chức. *Khái niệm tổ chức: Tổ chức là một hệ thống tập hợp của hai hay nhiều người, nhóm người, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi (lĩnh vưc, chức năng) tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chung. * Tổ chức được cấu thành từ các yếu tố cơ bản sau (giáo trình trang 8): - Mục tiêu của tổ chức - Cơ cấu của tổ chức - Quyền lực trong tổ chức - Con người và các nguồn lực của tổ chức - Môi trường của tổ chức - Văn hóa của tổ chức - Chu trình sống của tổ chức 1.2. Liên hệ thực tiễn các yếu tố cấu thành tổ chức hành chính nhà nước ở Việt Nam. 2. Nêu những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước. Trình bày nội dung đặc điểm về mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. 2.1. Những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước * Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành một chỉnh thể thống nhất (Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ…và Ủy ban nhân dân các cấp, sở, phòng, ban của UBND), có chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, được tổ chức theo một trật tự thứ bậc và hoạt động trong mối quan hệ truyền đạt, điều phối, kiểm tra…để thực hiện quyền hành pháp và quản lý, điều hành mọi mặt đời sống xã hội của một quốc gia. * Những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước được xem như là một cỗ máy với mạng lưới chi tiết các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ được xác định rõ ràng, liên hệ với nhau theo thứ bậc và trong hệ thống truyền đạt, điều phối, kiểm tra. Do những khác biệt về chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và xã hội nên bộ máy hành chính nhà nước ở các quốc gia khác nhau được tổ chức không giống nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc chung mà mọi nền hành chính nhà nước đều tuân thủ, đó là việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phải hợp thành một chỉnh thể thống nhất, nhằm tạo ra một cơ cấu với mối quan hệ ổn định, vững chắc và thông suốt từ trung ương đến cơ sở. Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước chứa đựng nhiều yếu tố thuộc về khoa học tổ chức – quản lý, nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng biệt mà các tổ chức thông thường không có. Bộ máy hành chính nhà nước gồm những đặc điểm sau đây: - Mục tiêu của tổ chức - Cách thức thành lập hay địa vị pháp lý - Vấn đề quyền lực – thẩm quyền 2
- - Quy mô hoạt động của các tổ chức hành chính nhà nước - Vấn đề nguồn lực 2.2. Nội dung đặc điểm về mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam Mỗi tổ chức được thành lập thích ứng với một mục tiêu cụ thể. Xác định được mục tiêu của tổ chức dựa trên ý chí chung của các thành viên tổ chức đó. Việc thành lập các tổ chức hành chính nhà nước nhằm thực thi những mục tiêu không phải tự tổ chức tạo ra mà do Nhà nước và các cơ quan quyền lực nhà nước tạo ra. Đó chính là thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành để đưa pháp luật vào đời sống. Mục tiêu của tổ chức hành chính rất rộng và có ảnh hướng đến nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Mặt khác, các mục tiêu của tổ chức hành chính khó lượng hóa cụ thể. Một tổ chức hành chính được thành lập nhằm mục tiêu chính trị của nhà nước. Do tính chất đặc biệt của tổ chức này nên mục tiêu thường không thể thực hiện cụ thể mà có thể biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nhau. Về nguyên tắc thì mọi hoạt động của tổ chức hành chính nhằm phục vụ cộng đồng, mục tiêu của quốc gia chứ không phải vì lợi nhuận. Tổ chức hành chính nhà nước vừa thực hiện các hoạt động cung cấp hàng hóa và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội. 3. Nêu những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước. Trình bày nội dung đặc điểm về địa vị pháp lý của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. 3.1. Những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước (Như câu 2) 3.2. Nội dung đặc điểm về địa vị pháp lý của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. - Các tổ chức hành chính nhà nước do Nhà nước thành lập và thay mặt Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng nên mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có địa trí pháp lý nhất định. - Địa vị pháp lý của tổ chức hành chính nhà nước được quy định bằng nhiều hình thức như Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật. - Các tổ chức hành chính nhà nước được thành lập thường mang ý chí của cơ quan quyền lực nhà nước. - Hệ thống các tổ chức hành chính nhà nước được thành lập tương đối ổn định. Trong điều kiện ngày nay, việc thành lập mới hay xóa bỏ, sáp nhập, chia tách các đơn vị hành chính đã có là một công việc mang tính chất thường xuyên. 4. Nêu những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước. Trình bày nội dung đặc điểm về quyền lực – thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. 4.1. Những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước (Như câu 2) 4.2. Nội dung đặc điểm về quyền lực – thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. - Cơ quan hành chính nhà nước được trao quyền lực pháp lý làm phương tiện thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của mình. Các cơ quan nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng được sử dụng quyền lực đó để cưỡng bức xã hội làm những việc theo ý chí của nhà nước mà các tổ chức xã hội, kinh tế và công dân không được sử dụng quyền này. Quyền lực nhà nước được thể hiện thông qua các yếu tố: 3
- - Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành vác văn bản pháp lý có ý nghĩa bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan cấp dưới. - Quyền kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định quản lý. - Tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục, giải thích, khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện các quyệt định quản lý và có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Mỗi cơ quan hành chính nhà nước được thành lập thể thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Việc thành lập một tổ chức hành chính nhà nước cũng như các tổ chức phải được xác định rõ ràng, chính xác cả về nội dung và cách thức thực hiện. Bên cạnh đó, chức năng phải được quy định cụ thể, tránh chồng chéo, trùng lặp. Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi các hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải được trao những quyền hạn nhất định. Thẩm quyền của tổ chức hành chính phải được quy định cụ thể, dễ hiểu gồm có thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng. Bên cạnh đó, mỗi một tổ chức hành chính nhà nước có những chức năng cụ thể và do đó có những quyền hạn khác nhau và đó cũng là điều kiện để phân biệt các loại cơ quan hành chính nhà nước. 5. Nêu những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước. Trình bày nội dung đặc điểm về nguồn lực của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. 5.1. Những đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước (Như câu 2) 5.2. Nội dung đặc điểm về nguồn lực của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. Nguồn lực của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng được chia thành hai nhóm: nguồn nhân lực và nguồn tài chính. - Nguồn nhân lực: là những người làm việc trong các tổ chức hành chính nhà nước, là người của nhà nước. Họ được nhà nước thuê, sử dụng và phải tuân thủ các quy định của nhà nước. Những chức vụ, thẩm quyền của từng con người cụ thể trong tổ chức chỉ có được khi họ đặt vào các vị trí. - Nguồn tài chính: đây là nguồn được lấy từ ngân sách nhà nước để tổ chức hành chính nhà nước hoạt động. Do đó, mọi hoạt động liên quan đến sử dụng ngân sách nhà nước phải chíu sự điều tiết, quy định của pháp luật, không một ai trong tổ chức hành chính nhà nước, dù là người đứng đầu, lãnh đạo cao nhất đến nhân viên được sử dụng ngân sách nhà nước trái với quy định của pháp luật, sử dụng ngân sách chịu sự kiểm soát của nhà nước. Ngoài những đặc điểm trên, còn có một số đặc điểm khác để phân biệt tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức khác: - Tổ chức hành chính nhà nước bên cạnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cho toàn xã hội và công dân. - Hoạt động của các tổ chức hành chính nhà nước có ảnh hưởng xã hội rộng lớn. - Các sản phẩm, dịch vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tạo ra thường không phải là sản phẩm để mua, bán, trao đổi trên thị trường theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo cho bộ máy hành chính nhà nước được thông suốt từ trung ương đến các cơ sở. Hệ thống hành chính nhà nước được chia thành: 4
- - Bộ máy hành chính trung ương, hoặc cũng có thể gọi là bộ máy hành chính nhà nước. - Bộ máy hành chính địa phương, bao gồm toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương nhằm thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. 6. Trình bày các cách phân loại cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Ý nghĩa của việc phân loại cơ quan hành chính nhà nước. 6.1. Các cách phân loại cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam Cơ quan hành chính nhà nước được phân loại dựa vào các căn cứ sau: * Phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo căn cứ pháp lý gồm có: - Các cơ quan Hiến định: Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các cấp. - Các cơ quan được thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn bản dưới luật: Tổng cục; Cục; Vụ; Viện; Sở; Phòng; Ban,… * Phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo lãnh thổ - Cơ quan hành chính nhà nước trung ương. - Cơ quan hành chính nhà nước địa phương. * Phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo tính chất thẩm quyền Theo tính chất thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: - Cơ quan hành chính nhà nước thầm quyền chung. - Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng. * Phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo hình thức thành lập Theo hình thức thành lập, có cơ quan hành chính nhà nước được thành lập do bầu (Ủy ban nhân dân các cấp), và được lập ra (Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ). Các cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp thành lập (Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp), do Chính phủ thành lập (một số tổng cục, viện, học viện,.. cơ quan thuộc Chính phủ); do Ủy ban nhân dân thành lập (Sở, phòng, ban). 6.2. Ý nghĩa của việc phân loại cơ quan hành chính nhà nước. Việc phân loại cơ quan hành chính nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý xã hội tại Việt Nam nói riêng và của cả các nước trên thế giới nói chung như: - Thứ nhất, tạo ra sự rõ ràng giữa các tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước của quốc gia. - Thứ hai, xác định rõ được từng chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan. - Thứ ba, giúp cho hoạt động quản lý của nhà nước được diễn ra hiệu quả. - Thứ tư, tạo ra tính minh bạch và trách nhiệm của từng cơ quan trong hoạt động quản lý nhà nước. - Thứ năm, tối ưu hóa khả năng sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả 7. Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng. Lấy ví dụ minh hoạ. 7.1. Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng 5
- * Giống nhau: Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn có những điểm giống nhau như sau: – Đều là cơ quan hành chính nhà nước được giao thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước. – Đều có đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhằm mục đích được giao nhằm thực hiện chức năng của mình. – Đều có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính để giải quyết công việc phát sinh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. * Khác nhau: Bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cũng có những điểm khác nhau cơ bản để có thể phân biệt được, cụ thể như sau: Tên cơ quan Cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước có Nội dung có thẩm quyền thẩm quyền chuyên môn Là cơ quan hành chính do quốc Là có quan hành chính nhà nước hội hoặc hội đồng nhân dân lập ra được thành lập ra ở trung ương để nhằm thực hiện chức năng quản lý Khái niệm giúp cơ quan hành chính thực hiện hành chính nhà nước trên mọi lĩnh chức năng quản lý hành chính về vực của đời sống xã hội ở trung chuyên môn, nghiệp vụ. ương và địa phương. Tên gọi Chính phủ và UBND các cấp. Bộ và cơ quan ngang bộ. Phạm vi thực hiện quyền Các cơ quan này có chức năng Có chức năng quản lý hành chính quản lý hành quản lý hành chính nhà nước trên về ngành hoặc lĩnh vực công tác chính nhà mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. trong cả nước. nước Nguyên tắc tổ Để được tổ chức và hoạt động Được tổ chức và hoạt động theo chức và hoạt theo chế độ tập thể lãnh đạo chế độ thủ trưởng một người. động Chỉ có ở trung ương, còn ở địa phương chỉ là các cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo về chuyên Có cả ở trung ương và địa Về lãnh thổ môn, nghiệp vụ mà không phụ phương. thuộc về tổ chức vì các cơ quan chuyên môn do ủy ban nhân dân lập ra. 7.2. Lấy ví dụ minh hoạ Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội – Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội 6
- 8. Trình bày nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam. 8.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam * Cơ sở pháp lý: được quy định cụ thể tại Điều 4 Hiến pháp 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. * Cơ sở thực tiễn: Lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước Việt Nam kiểu mới gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. * Nội dung: Đảng lãnh đạo thông qua các hình thức sau: - Đảng lãnh đạo quản lý hành chính nhà nước trước hết bằng các nghị quyết đề ra đường lối, chủ trương, chính sách nhiệm vụ quản lý nhà nước và căn cứ đó để nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Đảng định hướng hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý về mặt cơ cấu tổ chức cũng như các hình thức và phương pháp chung. - Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức và cán bộ. Hoạt động tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền vận động, kiểm tra sự thực hiện các nghị quyết Đảng cũng như pháp luật của nhà nước, của tổ chức đảng các cấp và đảng viên có vai trò rất quan trọng, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng – hạt nhân của hệ thống chính trị nhà nước nước ta là cơ sở bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia thực hiện cá nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước nhưng không làm thay các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, việc phân định chức năng lãnh đạo của các cơ quan Đảng và chức năng quản lý của cơ quan nhà nước là vấn đề vô cùng quan trọng và cũng là điều kiện cơ bản để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước * Ý nghĩa: - Khẳng định vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội nói chung và lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy HCNN nói riêng. - Cơ sở tập hợp, thu hút mọi lực lượng và nhân dân nói chung và bộ máy HCNN nói riêng tuân theo sự lãnh đạo của Đảng. 8.2. Liên hệ thực tiễn Nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam liên quan đến sự tương tác và cộng tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và bộ máy hành chính nhà nước. Đây là một trong những đặc trưng quan trọng của chế độ chính trị ở Việt Nam. Theo Hiến pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", và quyền lực tối cao nằm trong tay Đảng. Điều này có 7
- nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu trong việc quản lý và điều hành bộ máy hành chính nhà nước. Cơ chế lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua việc đặt các thành viên Đảng vào vị trí quan trọng trong hệ thống chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước. Ví dụ, việc bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, và các cấp lãnh đạo địa phương thường được tham gia và ủng hộ bởi Đảng. Điều này tạo ra sự tương tác chặt chẽ giữa Đảng và bộ máy hành chính nhà nước, nơi Đảng thực hiện sứ mệnh lãnh đạo và kiểm soát hành chính. Mỗi cấp lãnh đạo Đảng sẽ có các quyền và trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành và giám sát bộ máy hành chính nhà nước. Ví dụ như quá trình bổ nhiệm trong hệ thống chính phủ. Cụ thể, Chủ tịch nước và Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được bầu bởi Quốc hội, tuy nhiên, quá trình thành lập Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân các cấp đến chương trình và ngành, bổ nhiệm quan chức và thực hiện giám sát hàng ngày đều phải qua sự phê duyệt và kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Từ đây cho thấy sự liên kết giữa Đảng và bộ máy hành chính nhà nước. Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo và kiểm soát bằng cách đặt các quan chức Đảng vào vị trí quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước. Mỗi cấp lãnh đạo Đảng thường kiểm soát, hướng dẫn và giám sát công tác của quan chức nhà nước. Điều này có ý nghĩa về mặt thực tiễn bởi vì việc thực hiện chính sách và quyết định quan trọng trong nền hành chính nhà nước đòi hỏi sự phối hợp và tương tác giữa Đảng và bộ máy hành chính. Đây cũng là một ví dụ về sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đến quy trình bổ nhiệm trong hệ thống chính phủ. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng bộ máy hành chính nhà nước còn phụ thuộc vào các quy định pháp luật và hệ thống cơ quan, tổ chức của nó. Điều này đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Liên kết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và bộ máy hành chính nhà nước có thể được thấy thông qua cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và thăng tiến quan chức. Đảng Cộng sản Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến quá trình này thông qua hệ thống Đảng cơ sở, Đảng đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác. Trên cơ sở này, nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam là một liên kết sát sao và liên tục giữa Đảng và bộ máy hành chính nhà nước. Điều này đảm bảo ổn định chính trị và sự thống nhất trong quản lý và điều hành quốc gia. 9. Trình bày nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. 9.1. Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam * Cơ sở pháp lý: được quy định tại Điều 2 và Điều 8 Hiến pháp 2013: - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. - Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. 8
- * Cơ sở thực tiễn: - Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội. - Bộ máy HCNN thực thi quyền hành pháp phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. - Xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. * Nội dung: - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy HCNN; - Xác định rõ địa vị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan HCNN; - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật; - Thực hiện nghiêm pháp luật, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; - Bảo đảm các điều kiện thực thi pháp luật; * Ý nghĩa: - Bảo đảm thượng tôn pháp luật; - Bảo đảm công bằng; - Ngăn ngừa lạm quyền và tăng cường giám sát hoạt động của bộ máy HCNN. 9.2. Liên hệ thực tiễn Thực tiễn về nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam là quá trình xử lý vi phạm giao thông. Theo quy định về pháp luật giao thông ở Việt Nam, các hành vi vi phạm luật giao thông bao gồm vi phạm quy định về tốc độ, vượt đèn đỏ, đánh lái nguy hiểm, uống rượu bia khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm và vi phạm các quy định khác đều phải bị xử lý. Để thực hiện điều này, bộ máy hành chính nhà nước thực hiện các quy định và tiến trình pháp chế đã được đề ra. Khi một hành vi vi phạm luật giao thông được phát hiện, cảnh sát giao thông có thẩm quyền có thể ra lệnh dừng xe và yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ, kiểm tra và kiểm soát hành vi. Nếu người vi phạm được xác định là đã vi phạm, họ sẽ bị xử phạt theo quy định của luật giao thông, bao gồm tiền phạt và/hoặc xử lý hình sự. Từ đó giúp ta cho thấy sự áp dụng và thực thi nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Bộ máy này sử dụng quy định pháp luật nhằm xác định và xử phạt người vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông và duy trì trật tự trong xã hội. Việc xử lý các vi phạm giao thông thông qua quy trình pháp chế giúp tạo ra sự công bằng và tuân thủ pháp luật trong quản lý và điều hành giao thông. 10. Trình bày đặc điểm bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương. Lấy ví dụ minh hoạ bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương tại Việt Nam. 10.1 Đặc điểm bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương * Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương. Bộ máy hành chính nhà nước trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chung, vĩ mô để đưa ra các thể chế hành chính nhà nước chung, định hướng cho toàn bộ nền hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước có trách nhiệm hoạch định chính sách về đối nội, đối ngoại quốc gia; đại diện bênh vực quyền lợi quốc gia, bảo đảm lợi ích quốc gia và kiểm soát mọi quá trình quản lý. * Đặc điểm bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương 9
- - Bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương thường được tổ chức theo chức năng, theo lĩnh vực. - Bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương được thiết lập để thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chất chung, vĩ mô, tác động, ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia. - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương tập trung chủ yếu vào việc hoạch định chính sách, thể chế, chiến lược phát triển của quốc gia; điều phối lợi ích quốc gia. - Chỉ đạo thống nhất đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước ở cấp dưới. - Thực hiện hoạt động mang tính chấp hành – điều hành. - Được thành lập theo quy định của Hiến pháp, luật. 10.2. Ví dụ minh hoạ bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương tại Việt Nam Ví dụ về bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương tại Việt Nam có thể nhắc đến là cách tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Chính phủ là cơ quan cao nhất của bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ. Chính phủ có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trên toàn quốc. Chính phủ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình thông qua công tác lập pháp, thi hành pháp lý, quản lý kinh tế, xây dựng chính sách, duy trì trật tự công cộng và thực hiện quan hệ đối ngoại. Để thực hiện các chức năng này, Chính phủ tổ chức và điều hành các Bộ ngành trực thuộc. Mỗi Bộ trưởng có trách nhiệm quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Những quy định và tiến trình pháp chế được áp dụng trong bộ máy hành chính nhà nước trung ương Như việc, để triển khai các quyết định pháp lý và chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành thường phải ban hành các văn bản hướng dẫn, thông tư hoặc quy định nhằm chỉ đạo và điều chỉnh hoạt động thực thi trong khu vực chuyên môn của mình. Qua đó, nguyên tắc pháp chế được áp dụng để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, công bằng và hiệu quả trong quản lý và điều hành các ngành, lĩnh vực khác nhau trong bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương tại Việt Nam. 11. Trình bày một số quan niệm về khái niệm “Chính phủ”. Liên hệ với khái niệm Chính phủ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. 11.1. Một số quan niệm về khái niệm “Chính phủ” Trong hệ thống hành chính nhà nước ở trung ương, chính phủ là bộ phận quan trọng nhất. Trong nhiều tài liệu khoa học, “Chính phủ” và “Hành pháp” thường được dùng lẫn nhau hoặc ít được phân biệt. Ở Mỹ, quyền hành pháp được trao cho Tổng thống. Ở Anh, hành pháp không chỉ bao gồm chính phủ mà nó còn bao gồm tất cả các cơ quan hành chính nhà nước phụ thuộc vào chính phủ. Đối với các nhà nước Pháp, Đức, Italia, hành pháp vẫn thường được coi là sự tồn tại song song của hai thiết chế Tổng thống và Thủ tướng. Chính phủ là một trong những chế định thực hiện chức năng hành pháp, là cơ quan hành pháp cao nhất. Ở nước ta, việc thực thi quyền hành pháp không chỉ thuộc về hệ 10
- thống các cơ quan hành chính nhà nước mà còn có vai trò tham gia của Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài việc thi hành và thực hiện pháp luật, Chính phủ còn phải đặt ra pháp luật để quản lý các vấn đề không có trong luật. Do đặc điểm lịch sử khác nhau giữa các nước, Chính phủ có nhiều tên gọi khác nhau: Hội đồng bộ trưởng; Hội đồng liên bang; Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Chính phủ; Quốc vụ viện; Chính vụ viện; Nội các. Hiện nay, cơ quan hành pháp cao nhất của các nước trên thế giới có tên gọi là Chính phủ. Thuật ngữ Chính phủ được hiểu theo nhiều nghĩa, trong từ điển tiếng Pháp, Chính phủ được hiểu theo 3 nghĩa: - Chính phủ là một thể chế chính trị, nó tác động trở lại Nhà nước. Ở đây, chính phủ đồng nghĩa với chế độ hay hệ thống. - Chính phủ là toàn bộ thành viên của cùng một Nội các nắm quyền hành pháp trong một Nhà nước. - Chính phủ là một quyền lực chính trị điều hành đất nước. Trong từ điển Pháp – Việt Pháp luật hành chính, Chính phủ theo nghĩa rộng là toàn bộ các cơ quan (Chinh phu, Ủy ban nhân dân) nắm quyền lực công của một quốc gia, được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo nghĩa hẹp là toàn bộ cơ quan chính trị nắm quyền hành. Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước, Chính phủ được hiểu là một phần của bộ máy nhà nước, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của cơ quan lập pháp, là cơ quan thực thi quyền hành pháp. Xét trên phương diện quyền lực thì Chính phủ đồng thời là người đứng đầu (Chính phủ Mỹ gắn liền với tổng thống Mỹ, Chính phủ Anh gắn liền với thủ tướng Anh). Chính phủ là cơ quan hành pháp, trường hợp này chính phủ bao gồm toàn bộ hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp từ trung ương đến địa phương. Trong nội dung chương trình này Chính phủ được hiểu theo nghĩa hẹp được dùng theo quy định của Hiến pháp là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và là cơ quan thực thi quyền hành pháp trung ương. 11.2. Liên hệ với khái niệm Chính phủ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Theo điều 94 – Hiến pháp 2013 thì Chính phủ được hiểu là “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.” Bên canh đó Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Nhìn chung ki liên hệ giữa khái niệm Chính phủ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thế giới có thể được nhìn thấy qua một số điểm sau: - Cơ cấu: Cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đều có hệ thống chính phủ. Tuy nhiên, cơ cấu chính phủ và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước có thể khác nhau giữa các quốc gia, tuỳ thuộc vào cơ chế tổ chức của từng quốc gia. - Nguyên tắc chính trị: Ở Việt Nam, chính phủ được xác định là cơ quan cao nhất của quốc gia và có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành các hoạt động của Nhà nước. 11
- Tương tự, trong nhiều quốc gia trên thế giới, chính phủ có tư cách là cơ quan cao nhất và có quyền lực chính trị để lãnh đạo và điều hành quốc gia. - Vai trò: Chính phủ ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách, quản lý và điều hành các hoạt động của quốc gia. Chính phủ phát triển chính sách pháp luật, triển khai các chương trình, dự án và quản lý kinh tế, xã hội, an ninh và ngoại giao. - Cơ chế quản lý: Trong cả Việt Nam và các quốc gia khác, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý và điều hành các ngành, cơ quan và bộ máy hành chính nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế và tổ chức quản lý có thể có sự khác biệt tuỳ thuộc vào cơ chế và quy định pháp luật của từng quốc gia. Tổng quan, dù có sự tương đồng trong cơ cấu, nguyên tắc chính trị và vai trò quản lý, chính phủ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành có thể có những điểm khác biệt so với các quốc gia trên thế giới, dựa trên cơ chế và quy định pháp luật cụ thể của từng quốc gia. 12. Trình bày thẩm quyền cơ bản của Chính phủ. Lấy ví dụ minh hoạ thẩm quyền Chính phủ Việt Nam. 12.1. Trình bày thẩm quyền cơ bản của Chính phủ * Thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực lập quy và lập pháp Lập quy là một trong các chức năng quan trọng của các Chính phủ. Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng luật hay còn gọi là văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa các luật, thực hiện luật để điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. Cũng có thể là các văn bản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của hành pháp không nhất thiết phải có luật hoặc không thuộc phạm vi làm luật của các cơ quan lập pháp. Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, kể cả các nước phát triển hay đang phát triển, các quy phạm pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành chiếm tỉ trọng rất lớn và chiếm khoảng 80% văn bản quy phạm quốc gia. Các văn bản pháp quy dưới luật của các cơ quan hành chính nhà nước đều phải thống nhất với luật để đảm bảo vị trí tối cao của ý chí nhân dân, đảm bảo sự thống nhất ý chí của nhà nước. Về nguyên tắc quyền lập quy của hành pháp phải phụ thuộc vào quyền lập pháp để ấn định các thể thức thi hành các văn bản pháp luật do cơ quan Quốc hội ban hành hoặc có thể ấn định các quy tắc chưa có một đạo luật của lập pháp chi phối. Do Quốc hội không thể ban hành đầy đủ các luật để chi phối nên việc ban hành văn bản pháp quy của cơ quan hành pháp là tất yếu khách quan. * Thẩm quyền của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại Về bản chất, Chính phủ là ban lãnh đạo của Đảng cầm quyền, cho dù Chính phủ được tổ chức theo mô hình chính thể nào thì việc thành lập Chính phủ đều gắn liền với việc thông qua chính sách – hoạch định chính sách quốc gia. Vì vậy, Chính phủ hiện nay không chỉ gắn bó một cách hạn hẹp với việc hành pháp hay chấp hành, thi hành một cách đơn thuần các công việc hành chính. Chính vì thế, hiện nay không ít Hiến pháp của nhiều nhà nước buộc phải quy định những vấn đề này là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được của Chính phủ. 12
- Hiện nay, các Chính phủ trên thế giới, kể cả những nước phát triển cũng như đang phát triển đều có trách nhiệm vạch ra chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Ví dụ, Điều 20 Hiến pháp Pháp quy định: “Chính phủ xác định và thực hiện chính sách quốc gia”, Điều 97 Hiến pháp Tây Ban Nha “Chính phủ lãnh đạo chính sách đối nội, đối ngọa, lãnh đạo bộ máy hành chính dân sự, quân sự và phòng thủ quốc gia”,… * Thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nhà nước Chính phủ là cơ quan thực thi quyền hành pháp trung ương và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng quản lý chung, có nhiệm vụ thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước. Vì thế, thẩm quyền của Chính phủ trong quản lý rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực cơ bản của các hoạt động xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,…và được ghi nhận trong Hiến pháp của các quốc gia. Chính phủ hiện nay có vai trò quan trọng điều tiết can thiệp vào các quá trình xã hội thông qua các chính sách lớn và những mục tiêu chính trị quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự quốc gia. Để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nhà nước, Chính phủ phảo điều hòa, phối hợp các hoạt động của tất cả các Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan trực thuộc khác. Do đó, vai trò của người đứng đầu hành pháp là rất quan trọng. Để thực hiện thẩm quyền của mình, Chính phủ có bộ máy hành chính nhà nước trung ương và địa phương. Quan chức trong hệ thống này thường bao gồm hai loại là quan chức chính trị và công chức hành chính. Quan chức chính trị thường được bổ nhiệm thông qua bầu cử hoặc bổ nhiệm về chính trị nên thường thay đổi. Công chức hành chính thường ổn định hơn và đó là nguồn nhân lực quan trọng có tính chuyên môn, nghiệp vụ cao để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. * Thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực ngoại giao Thông thường Hiến pháp các quốc gia đều quy định quyền ngoại giao thuộc thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia. - Trong chính thể cộng hòa tổng thống thì Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu hành pháp nên quyền này thuộc ngành hành pháp. Tuy nhiên, cũng có Hiến pháp của một số nước quy định rõ ràng Chính phủ có quyền lãnh đạo lĩnh vực ngoại giao như Hiến pháp của Nhật Bản hay Tây Ban Nha. - Trong chính thể đại nghị, thẩm quyền ngoại giao được trao cho Tổng thống hay các vị hoàng đế nhưng trên thực tế thẩm quyền của chính phủ ở lĩnh vực khá lớn tuy rằng không được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ thông thường có quyền đàm phán và ký kết các hiệp ước quốc tế mà không cần sự đồng ý của Nghị viện. Chính phủ tham gia vào việc giải quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình. Nhiều Chính phủ có quyền quyết định tổng động viên toàn quốc, tổng động viên cục bộ,…Tất cả các quyền hạn kể trên tạo nên khả năng chính phủ có quyền quyết định các hoạt động gây chiến tranh mà không cần đến sự đồng ý của Nghị viện. * Thẩm quyền của Chính phủ trong tình trạng khẩn cấp - Ở những nước theo chính thể Tổng thống, thẩm quyền này được trao cho tổng thống, người đứng đầu hành pháp và Chính phủ. Trong các nhà nước chính đại nghị thì 13
- chính phủ có quyền quyết định tình trạng khẩn cấp khi đất nước lâm vào tình trạng bị đe dọa ngoại xâm hoặc tình trạng bất ổn định trong nước, mặc dù về mặc hình thức thẩm quyền này thuộc về nguyên thủ quốc gia. - Ở một số nước khác, việc quy định tình trạng khẩn cấp thuộc thẩm quyền của cả Nghị viện và Chính phủ. - Ở Việt Nam thì quy định quyền quyết định vấn đề này thuộc về Quốc hội. Nhìn chung thẩm quyền trong tình trạng khẩn cấp được trao cho nguyên thủ quốc gia ở phần lớn các nước, tuy nhiên, trên thực tế vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện thẩm quyền này là rất lớn. 12.2. Ví dụ minh hoạ thẩm quyền Chính phủ Việt Nam Căn cứ vào Điều 96 – Hiến pháp 2013 thì chính phủ có thẩm quyền như sau: 1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; 3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân; 4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; 6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; 7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; 8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 14
- 13. Trình bày đặc điểm mô hình tổng thống đứng đầu hành pháp và trực tiếp điều hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Lấy ví dụ minh hoạ. 13.1. Đặc điểm mô hình tổng thống đứng đầu hành pháp và trực tiếp điều hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước Mô hình tổng thống đứng đầu hành pháp là một hệ thống chính trị trong đó tổng thống đóng vai trò là người đứng đầu cùng một lúc của cả chính phủ và nhà nước. Trong mô hình này, tổng thống không chỉ là người đứng đầu của hành pháp mà còn trực tiếp điều hành và quản lý hoạt động quản lý hành chính nhà nước. - Mô hình này áp dụng triệt để học thuyết phân chia quyền lực nhà nước: quyền hành pháp độc lập với quyền lập pháp. - Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra. - Tổng thống là trung tâm quyền lực của nhà nước; vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ thực thi quyền hành pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. - Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật. - Tổng thống không có quyền giải tán Nghị viện và ngược lại, Nghị viện không có quyền buộc Tổng thống từ chức bằng hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm. - Nội các do Tổng thống chỉ định, bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nội các chịu trách nhiệm trước Tổng thống, không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. - Nội các đóng vai trò là tham mưu, tư vấn cho Tổng thống thực thi quyền hành pháp. - Quan hệ với cơ quan lập pháp, tư pháp theo cơ chế kiểm soát, kiềm chế và đối trọng nhau. - Bên cạnh đó còn có các đặc điểm sau: + Chủ trương điều hành: Tổng thống là người có quyền điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Ông ta chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng và chỉ đạo các cơ quan và đơn vị hành pháp thực hiện chúng. + Quyền lực tập trung: Tổng thống đóng vai trò là người có quyền lực tập trung cao nhất trong hệ thống chính phủ. Ông ta có thể ra lệnh trực tiếp đến các cơ quan và đơn vị hành pháp, không cần thông qua bất kỳ cơ chế trung gian nào. + Có trách nhiệm làm việc với cả hành pháp và lập pháp: Tổng thống phải làm việc cùng với cả cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp để đảm bảo sự liên kết và hiệu quả của quyền lực hành pháp. Ông ta có thể tham gia vào việc soạn thảo dự luật và tiếp xúc trực tiếp với các cố vấn và quan chức nhà nước. + Dẫn dắt và truyền cảm hứng cho cán bộ nhà nước: Tổng thống có khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng cho các cán bộ nhà nước thông qua tầm nhìn và lãnh đạo của mình. Ông ta phải có khả năng xây dựng đội ngũ và đưa ra chiến lược để thúc đẩy sự phát triển và cải cách trong hành chính nhà nước. 13.2. Ví dụ minh hoạ Minh hoạ cho mô hình tổng thống đứng đầu hành pháp có thể nhắc đến là Hoa Kỳ. Ở đây, tổng thống đồng thời là người đứng đầu chính phủ và nhà nước. Tổng thống có quyền lực tương đối lớn và trực tiếp điều hành hoạt động quản lý hành chính. Tổng thống của Hoa Kỳ đóng vai trò là người đứng đầu của cả hành pháp liên bang, và ông ta có 15
- quyền chỉ đạo các cơ quan hành pháp liên bang và nhà nước thực hiện chính sách và quản lý quốc gia. 14. Trình bày đặc điểm mô hình Thủ tướng đứng đầu hành pháp. Lấy ví dụ minh hoạ. 14.1. Đặc điểm mô hình Thủ tướng đứng đầu hành pháp Mô hình Thủ tướng đứng đầu hành pháp là một hệ thống chính trị trong đó Thủ tướng đóng vai trò là người đứng đầu chính phủ và là người điều hành và quản lý hoạt động quản lý hành chính. Trong mô hình này, Thủ tướng không chỉ đứng đầu hành pháp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành quyền lực nhà nước. - Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp. Chính phủ chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp. - Thủ tướng được chọn theo các phương thức nhất định. Do nghị viện bầu. Đảng giành đa số ghế trong Quốc hội sẽ được tổ chức ra Chính phủ. - Thủ tướng đề nghị Nghị viện phê chuẩn các Phó Thủ tướng và được Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm. - Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp, giữa hai thiết chế lập pháp và hành pháp có thiết chế nguyên thủ quốc gia. Nguyên thủ quốc gia có thể là tổng thống, vua, nữ hoàng,... nhưng không có thực quyền. - Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng. Trong một số trường hợp Thủ tướng có quyền giải tán Quốc hội. - Sự phân chia quyền lực giữa Thủ tướng và tập thể Chính phủ phụ thuộc vào thể chế từng quốc gia. - Bên cạnh đó còn có các đặc điểm sau: + Được bầu hoặc được bổ nhiệm: Thủ tướng thường được bầu hoặc được bổ nhiệm từ các đại diện được veri thương mại hay được ủng hộ chính trị trong quốc hội hoặc từ chính người đứng đầu nhà nước. Thủ tướng có thể có nhiệm kỳ cố định hoặc có thể mất chức khi mất niềm tin của quốc hội. + Quyền lực chia sẻ: Trong mô hình này, quyền lực không tập trung vào một người như trong mô hình tổng thống. Thủ tướng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm hành pháp với các thành viên khác trong chính phủ, như Bộ trưởng và cơ quan hành pháp. + Thực hiện chính sách và quản lý: Thủ tướng là người điều hành và quản lý hoạt động quản lý hành chính của chính phủ. Ông ta có thể ra lệnh và chỉ đạo các cơ quan và đơn vị hành pháp thực hiện quyết định và chính sách của chính phủ. + Phụ thuộc vào Quốc hội: Thủ tướng thường phải phụ thuộc vào quốc hội hoặc các đại diện dân cử để giữ được quyền lực và duy trì chức vụ. Ông ta cần có khả năng xây dựng một liên minh chính trị và tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc hội cho các chính sách và quyết định của chính phủ. 14.2. Ví dụ minh hoạ Mô hình Thủ tướng đứng đầu hành pháp có thể nhắc đến là Anh. Ở đây, Thủ tướng được bổ nhiệm từ thành viên được bầu trong Quốc hội. Thủ tướng Anh chịu trách nhiệm điều hành chính phủ và có quyền lực và trách nhiệm quản lý hoạt động quản lý hành chính của chính phủ. Ông ta ra lệnh và chỉ đạo các cơ quan và đơn vị hành pháp thực 16
- hiện chính sách và quyết định của chính phủ. Thủ tướng Anh phụ thuộc vào sự ủng hộ của quốc hội và có thể mất chức khi mất niềm tin của quốc hội. 15. Trình bày đặc điểm mô hình Tổng thống đứng đầu hành pháp và Thủ tướng đứng đầu Chính phủ. Lấy ví dụ minh hoạ. 15.1. Đặc điểm mô hình Tổng thống đứng đầu hành pháp và Thủ tướng đứng đầu Chính phủ - Áp dụng lý thuyết phân chia quyền lực một cách mềm dẻo, linh hoạt. Mô hình này là sự pha trộn giữa mô hình Thủ tướng đứng đầu hành pháp với mô hình Tổng thống đứng đầu hành pháp. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu và thực thi quyền hành pháp. Thủ tướng điều hành Chính phủ, thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước trực tiếp. - Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Quốc hội vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống. - Mối quan hệ giữa Tổng thống và Thủ tướng do pháp luật quy định. Tổng thống có thể bãi nhiệm Thủ tướng và đề nghị Thủ tướng mới trên cơ sở phê chuẩn của Quốc hội. - Trong một số trường hợp Tổng thống cũng có thể có quyền giải tán Quốc hội. Quốc hội cũng có quyền phế bỏ Tổng thống. 15.2. Ví dụ minh hoạ Mô hình Tổng thống đứng đầu hành pháp và Thủ tướng đứng đầu Chính phủ có thể nhắc đến là Nga: * Tổng thống đứng đầu hành pháp: - Tổng thống được bầu chọn bởi công dân và có quyền lãnh đạo và điều hành chính phủ. - Tổng thống thường đảm nhận vai trò là nguyên thủ nhà nước, đại diện cho quốc gia trong các hoạt động ngoại giao. - Tổng thống có thể có quyền phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc sa thải các thành viên trong chính phủ. - Quyền hạn và thời gian tại cương vị Tổng thống có thể được giới hạn bằng hiến pháp. Ví dụ: Tổng thống Nga hiện nay là Vladimir Putin. Ông được bầu vào năm 2000 và đã đảm nhận cương vị này trong suốt thời gian từ 2000 đến 2008, và sau đó từ 2012 đến nay. * Thủ tướng đứng đầu Chính phủ: - Thủ tướng là người được bổ nhiệm hoặc cử vào vị trí này và phụ trách quản lý, điều hành và thực hiện các chính sách đã được quyết định bởi Tổng thống và Quốc hội. - Thủ tướng thường là người đứng đầu chính phủ và đồng thời trình bày và thúc đẩy các chính sách và đề xuất trước Quốc hội. - Thủ tướng có thể đại diện cho chính phủ trong các hoạt động ngoại giao như thăm chính thức các quốc gia khác. Ví dụ Thủ tướng Nga hiện nay là Mikhail Mishustin. Ông nhậm chức vào tháng 1 năm 2020 và là người đứng đầu Chính phủ Nga. 17
- Trên thực tế, mô hình Tổng thống đứng đầu hành pháp và Thủ tướng đứng đầu Chính phủ có thể có nhiều biến thể ở các quốc gia khác nhau, với các quyền hạn và vai trò của Tổng thống và Thủ tướng có thể khác nhau tùy thuộc vào hiến pháp và các quy định hàng đầu của từng quốc gia. 16. Trình bày đặc điểm mô hình tổ chức Chính phủ liên hiệp. Lấy ví dụ minh hoạ. 16.1. Đặc điểm mô hình tổ chức Chính phủ liên hiệp Đây là một hình thức Chính phủ phổ biến hiện nay ở nhiều nước kể cả các nước phát triển hoặc đang phát triển. Sự ra đời của Chính phủ liên hiệp nằm trong xu thế chung của nhiều nước khi Quốc hội được tạo bởi nhiều nhóm lợi ích, nhiều đảng phái chính trị khác nhau. Vì thế, trong Quốc hội có sự phân chia các nhóm đại diện cho các đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích khác nhau. Sự hình thành Quốc hội của nhiều đảng phái cũng kéo theo sự hình thành đảng phái đa số trong quốc hội. Đó là sự liwnw minh đảng phái trên cơ sở thống nhất với nhau một số mục tiêu chung, mặc dù vẫn có những bất đồng nhất định về các mục tiêu của từng đảng, từng nhóm lợi ích. Bên cạnh phe đa số, còn có các nhóm đối lâp. Như vậy, Chính phủ liên hiệp và một hình thức tổ chức chính phủ của sự liên minh hai hay nhiều đảng chính trị có ghế trong cơ quan lập pháp nhằm tạo thành một tập hợp đa số trong quốc hội. Chính phủ liên hiệp có một số đặc điểm: - Cách thức thành lập chính phủ liên hiệp không khác nhau nhiều giữa các nước. Sự hình thành chính phủ liên hiệp quyết định bởi sự phân chia số ghế của các đảng chính trị trong cơ quan lập pháp. Trong trường hợp không có đảng chính trị nào giành được đa số tuyệt đối trong quốc hội để có thể tự mình thành lập chính phủ thì đảng có số phiếu cao nhất sẽ được đứng ra thành lập chính phủ trên cơ sở vận động tham gia các đảng chính trị khác nhằm tạo ra được liên minh đa số trong quốc hội. Cũng có trường hợp chính phủ được thành lập trên cơ sở liên hiệp nhưng không giành được đa số ghế trong quốc hội. - Quy mô của Chính phủ liên hiệp và thành phần của nó phụ thuộc vào sự tham gia của các đảng chính trị. Để có được đa số trong Quốc hội, nếu càng có nhiều đảng tham gia, tính phức tạp của chính phủ càng lớn. Nếu chỉ có hai đảng tham gia, sự chia phe phái trong chính phủ không lớn so với trường hợp chính phủ của nhiều đảng phái tạo nên. - Chính phủ liên hiệp là loại hình chính phủ có thời gian tồn tại khá mong manh. Thời gian tồn tại phụ thuộc vào sức mạnh liên minh của các đảng chính trị. Nếu các đảng chính trị liên minh với nhau có nhiều mục đích chung hơn là mục đích riêng thì sức mạnh của chính phủ liên hiệp sẽ lớn hơn so với các chính phủ do các đảng phái tạo lập nhằm lợi dụng lẫn nhau vì mục đích riêng. - Chính phủ liên hiệp dễ bị giải tán vì sự bất đồng của các thành viên trong chính phủ. Nếu một đảng chính trị rút ra khỏi liên minh, chính phủ có thể trở thành thiểu số và có thể bị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm. Khi đó, tự chính phủ phải tuyên bố giải tán hoặc giải tán quốc hội để tổ chức bầu quốc hội mới với hi vọng của đảng đang nắm chính phủ giành được đa số trong quốc hội mới. 18
- - Đa số các chính phủ liên hiệp thường có mối quan hệ ban đầu rất tốt nhưng càng ngày càng dẫn đến mâu thuẫn và dễ giải tán. - Trong mô hình này, vai trò của các nhà chính trị được bầu vào quốc hội thường rất quan trọng là lấn át mọi hoạt động mang tính kỹ thuật của quản lý. Vì thế, một chính phủ liên hiệp mạnh chưa hẳn là một chính phủ hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiệu lực và hiệu quả, nếu như các nhà chính trị không có sự kết hợp và khai thác tính chuyên môn của các nhà hành chính. - Một vấn đề quan tâm trong mô hình này đó là số lượng các bộ và sự phân chia các bộ phận chính trị trong đảng liên minh. Chính phủ liên hiệp tồn tại trong các thể chế chính trị đa đảng và quốc hội cũng thể hiện tính đa đảng hay sự tồn tại các nhóm chính trị trong quốc hội. Điều này đang đặt ra nhiều vấn đề về tính chuyên nghiệp hóa của đội ngũ công chức hành chính nhà nước trong bộ máy và sự lãnh đọa của người đứng đầu các tổ chức nhà nước. 16.2. Ví dụ minh hoạ Mô hình tổ chức Chính phủ liên hiệp là một hình thức phân quyền quản lý và điều hành chính phủ trong đó các đơn vị cấp dưới giữ một mức độ độc lập đáng kể và chỉ chịu sự kiểm soát và hướng dẫn từ các cơ quan liên hiệp. Dưới đây là đặc điểm của mô hình này và ví dụ điển hình: Phân quyền giữa cấp trên và cấp dưới: - Chính phủ liên hiệp phân chia quyền hành giữa các đơn vị cấp trên và cấp dưới, ví dụ như các bang, tỉnh, vùng, hay các liên minh chính phủ. - Các đơn vị cấp dưới được tổ chức và quản lý theo quy định của pháp luật và có thể chi tiết hóa và triển khai chính sách phù hợp với tình hình địa phương. - Các đơn vị cấp dưới có thể có quyền lập pháp, quản lý tài chính, thực hiện các chính sách giáo dục, y tế, và các lĩnh vực khác. Ví dụ: Liên hiệp Quốc Hoa Kỳ (United States of America) sử dụng mô hình chính phủ liên hiệp. Các bang và vùng lãnh thổ trong Liên hiệp Quốc Hoa Kỳ đều có độc lập quyết định quản lý địa phương và thi hành pháp luật. Mỗi bang có hiến pháp, quốc hội và lập pháp bang riêng. Trên cấp liên hiệp, có tổng thống và quốc hội Liên bang. Tính đa dạng chính sách: - Hệ thống chính phủ liên hiệp cho phép các đơn vị thành viên có khả năng định rõ và thực hiện chính sách phù hợp với tình hình địa phương và nhu cầu của người dân. - Từ việc phối hợp chính sách giữa các đơn vị cấp trên và cấp dưới, mô hình chính phủ liên hiệp có thể đảm bảo tính đa dạng trong việc đáp ứng các yêu cầu đặc thù của các khu vực khác nhau trong quốc gia. Ví dụ: Liên hiệp Thụy Sĩ (Swiss Confederation) là một ví dụ khác về mô hình chính phủ liên hiệp. Thụy Sĩ bao gồm 26 bang và các hạt đã có độc lập quyết định về nhiều khía cạnh của quyền thẩm quyền như lập pháp, thuế và ngân sách của họ. Trên cấp liên hiệp, có Chính phủ Thụy Sĩ với một Hội đồng Liên bang và một Chủ tịch liên bang. Mô hình tổ chức Chính phủ liên hiệp tạo ra cơ hội cho sự phát triển địa phương và khả năng đáp ứng thông qua sự phân quyền và đa dạng chính sách. Qua việc sáng tạo và tiến bộ trong kỷ nguyên hiện đại, mô hình này vẫn được áp dụng và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của mỗi quốc gia. 19
- 17. Hành chính địa phương được hiểu như thế nào? Tại sao phải có hành chính địa phương? 17.1. Hành chính địa phương được hiểu như thế nào? * Khái niệm địa phương Địa phương là một danh từ chỉ một phạm trù không gian lãnh thổ gắn liền với những đặc điểm về địa lý, đất đai, con người, phong tục tập quán hay những đặc điểm về kinh tế. Địa phương cũng có nghĩa là một vùng lãnh thổ. Ví dụ, ở nước ta chia đất nước thành 8 vùng kinh tế và do đặc trưng phát triển của các tiểu cùng trong các vùng đó đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm. Một vùng đất, vùng lãnh thổ nào đó của quốc gia do có những đặc điểm kinh tế khác biệt cũng tạo nên một địa phương có bản sắc riêng và sự hình thành này mang tính truyền thống. Trong khái niệm chung của danh từ địa phương, mỗi một quốc gia, có những bản sắc dân tộc riêng của mình, có thể xem như là một “địa phương”. Nhưng cũng có thể, nhiều quốc gia có những đặc điểm giống nhau đã tạo ra một địa phương đa quốc gia. Ví dụ các nước như đạo Hồi, các nước vùng vịnh Pexich. Như vậy, khái niệm địa phương hiểu theo nghĩa thông thường nhiều khi không có ranh giới, quy mô lãnh thổ, dù địa phương theo nguyên nghĩa của nó là một vùng lãnh thổ. * Khái niệm hành chính địa phương Sự hình thành và phát triển của các địa phương, các cộng đồng dân cư ở trên đòi hỏi xuất hiện một sự quản lý chung. Mức độ phát triển càng cao, càng đòi hỏi phải có hoạt động quản lý càng cao. Trong lịch sử phát triển của cộng đồng và sự ra đời của nhà nước sau này, thị tộc là thực thể địa phương được quan tâm cả về phương diện kinh tế – xã hội cũng như phương diện quản lý. Xã hội ngày càng phát triển thì các quan hệ xã hội dần phát triển và xuất hiện tư hữu, trao đổi và từ đó xuất hiện nhà nước. Như vậy, bản chất của sự ra đời thực thể được gọi là địa phương có thể tiếp cận từ sự hình thành mang tính tự nhiên của một cộng đồng dân cư và từ việc tổ chức cộng đồng địa phương để chăm lo các công việc chung của cộng đồng. Các tổ chức địa phương ra đời từ thấp đến cao đó là nền tảng cho việc hình thành nhà nước địa phương để thực hiện chức năng hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hành chính địa phương là một thuật ngữ để chỉ những hoạt động quản lý chung trên địa bàn lãnh thổ mang tính địa phương. Các loại hoạt động quản lý này được hình thành từ thấp đến cao, từ hình thức tự phát trong từng cộng đồng, địa phương đến giai đoạn chung; từ những quy định mang tính chất luật lệ địa phương đến hình thức pháp luật của nhà nước nói chung khi nhà nước ra đời. Cùng với sự hình thành và phát triển của nhà nước bao gồm nhiều địa phương, nhiều vùng lãnh thổ, thuật ngữ hành chính địa phương được hiểu theo hai cách: Trước hết, hành chính địa phương có nghĩa là người địa phương tự lo liệu công việc của địa phương. Các hoạt động quản lý tại địa phương do nhân dân địa phương tự quyết định thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ngay cả việc bầu, chọn người đứng đầu quản lý cũng do nhân dân địa phương quyết định. Quan điểm này của hành chính địa 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 Câu hỏi ôn tập Triết học
5 p | 8351 | 1127
-
Tài liệu ôn tập lịch sử học thuyết kinh tế
18 p | 764 | 250
-
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần I
24 p | 431 | 145
-
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần II
24 p | 328 | 98
-
Ôn thi Tâm lý học đại cương
16 p | 585 | 68
-
Đề cương ôn tập học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
13 p | 406 | 58
-
Đề Cương ôn tập môn Lịch sử Đảng Cộng Sản
7 p | 320 | 32
-
Nội dung ngân hàng câu hỏi thi Quản trị học
3 p | 151 | 9
-
Đề cương ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học
44 p | 43 | 9
-
GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT
3 p | 152 | 7
-
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi Triết học
34 p | 33 | 6
-
Đề cương ôn tập học phần Công tác văn thư lưu trữ
144 p | 124 | 6
-
Đề cương ôn tập học phần Chủ nghĩa khoa học xã hội
15 p | 12 | 5
-
Nội dung ôn tập học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
36 p | 352 | 5
-
Đề cương ôn tập học phần Kinh tế chính trị Mác-LêNin
16 p | 23 | 3
-
Nội dung ôn tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh
37 p | 9 | 2
-
Đề cương ôn tập học phần Chính trị và Chính sách công
25 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn