intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Y học cổ truyền - ThS. Tạ Thanh Tịnh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

283
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Y học cổ truyền trình bày lịch sử y học cổ truyền, vận dụng âm dương giao cảm trong y học, áp dụng quy luật ngũ hành vào y học; học thuyết tạng, phủ, khí, huyết, tinh, tân dịch; nội thương, thiệt chuẩn, tứ chẩn, thiết chẩn, bát cương, nguyên tắc chữa bệnh, hệ kinh lạc, thuốc y học cổ truyền,... Đây là tài liệu học tập dành cho sinh viên ngành Y học cổ truyền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Y học cổ truyền - ThS. Tạ Thanh Tịnh

  1. BÀI GIẢNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
  2. Lịch sử Y HỌC CỔ TRUYỀN
  3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - Thời kỳ dựng nước (Thời kỳ Hùng Vương 2900 năm trước Công nguyên) - Thời kỳ đấu tranh giành độc lập lần thứ I - Thời kỳ độc lập giữa các Triều đại Ngô- Đinh-Lê-Lý-Trần-Hồ (938 - 1406)
  4. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - Y học dân tộc dưới thời pháp thuộc (1884 - 1945) - Thời kỳ giành độc lập tự do (1945 - đến nay)
  5. + Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) + Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 - 1975) + Thời kỳ thống nhất nước nhà (từ 1975 đến nay) Nhìn chung từ khi nền y học dân tộc được nhà nước quan tâm, y học dân tộc càng ngày càng phát triển và chính y học dân tộc đã góp phần làm vẻ vang nền y học Việt nam tại nước ngoài.
  6. KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN - Là một cuộc Cách mạng trong Y học để xây dựng 1 nền Y học Việt Nam có đầy đủ tính chất khoa học dân tộc và đại chúng. - Đoàn kết và thống nhất được đội ngũ đông đảo cán bộ làm y tế - Mang tính cần kiệm, tự túc tự cường để xây dựng đất nước
  7. Học thuyết Âm dương – Ngũ hành
  8. THUYẾT ÂM DƯƠNG Âm dương là một cặp phạm trù của triết học cổ đại đông phương. - Âm dương là khái quát về mối liên hệ tương hỗ trong vũ trụ, hoặc các hiện tượng đối lập mang 2 thuộc tính khác nhau. - Thuộc tính âm dương của vạn vật không phải tuyệt đối mà chỉ là tương đối thông qua sự so sánh trạng thái của sự vật
  9. Ví dụ: Ngày là dương Đêm là âm Nhưng sáng là dương trong dương; chiều là âm trong dương; đầu hôm là âm trong âm; gần sáng là dương trong âm.
  10. Đặc tính của Âm Dương 1. Âm dương giao cảm 2. Âm dương đối lập chế ước 3. Âm dương hỗ căn hỗ dụng 4. Âm dương tiêu trưởng bình hành 5. Âm dương tương hỗ chuyển hoá
  11. 1. Âm dương giao cảm: Là chỉ về trong quá trình vận động của hai khí âm dương có sự tương hỗ cảm ứng mà giao hợp với nhau gọi là âm dương giao cảm. Âm dương giao cảm được tiến hành trong quá trình vận động của hai khí âm dương. Không có sự vận động của hai khí đó thì không thể phát sinh ra âm dương giao cảm.
  12. Âm dương giao cảm là điều kiện căn bản để vạn vật được sinh ra. Nếu âm dương hai khí trong quá trình vận động không khả năng giao hợp cảm ứng thì không thể sản sinh ra cá thể mới hoặc sự vật mới
  13. 2. Âm dương đối lập chế ước Đối lập là tương phản. Ví dụ: trên và dưới, trời và đất, động và tĩnh, nước và lửa... Âm dương tương phản sẽ dẫn đến chế ước. Ví dụ nóng ấm xua tan hàn lạnh, thủy có thể dập tắt hỏa, lửa có thể làm sôi nước... nóng ấm và hỏa thuộc dương, hàn lạnh và thủy thuộc âm, đây là sự chế ước tương hỗ giữa âm và dương.
  14. Kết quả của sự chế ước làm cho sự vật ở trạng thái cân bằng động. Ví dụ: chức năng sinh lý của người: - Chức năng hưng phấn thuộc dương, - Chức năng ức chế thuộc âm. Hai cái này luôn chế ước lẫn nhau để cơ thể đạt được trạng thái cân bằng động và cũng là trạng thái sinh lý thường.
  15. Qua đó có thể thấy hai mặt đối lập âm dương trong một thể thống nhất không phải là độc lập với nhau, không quan hệ tương quan mà lúc nào chúng cũng tương hỗ ức chế lẫn nhau.
  16. 3. Âm dương hỗ căn hỗ dụng Âm dương hỗ căn là chỉ hai mặt đối lập tương hỗ âm dương trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều phải nương tựa vào nhau để cùng tồn tại, nghĩa là bất cứ hoặc âm hoặc dương đều không thể thoát ly nhau để tồn tại độc lập. Mỗi một mặt (âm hoặc dương) đều phải lấy sự tồn tại (tương đối) của mặt kia làm điều kiện và tiền đề để tồn tại
  17. Ví dụ: - Phía trên là dương, dưới là âm; - Hàn là âm, nhiệt là dương. Đó là âm dựa vào dương và dương dựa vào âm để tồn tại. Y học cổ truyền gọi quan hệ tương hỗ nương tựa này là hỗ căn “Cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng”
  18. Hỗ dụng là chỉ âm dương hai mặt không ngừng bổ sung, thúc đẩy, giúp đối phương cùng phát triển. Ví dụ: Âm dương mỗi mặt đều có nguồn căn của nó, dương có nguồn căn tại âm và ngược lại, không có dương thì âm không thể sinh ra, không có âm dương cũng không thể sinh hóa được. (Y quán - Âm dương luận)
  19. 4. Âm dương tiêu trưởng bình hành - Tiêu tức là giảm thiểu, tiêu hao; - Trưởng tức là gia tăng. Âm dương tiêu trưởng là chỉ rằng trong một sự vật đều hàm chứa lượng âm và dương và tỷ lệ của chúng không phải là bất biến mà sẽ không ngừng tiêu trưởng biến hóa.
  20. Ví dụ: Bệnh Tăng huyết áp có 1 dạng mà triệu chứng là nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay cáu gắt, lưỡi đỏ khô, mạch huyền tế sác đó là do can âm suy dẫn đến dương kháng gây ra. Mặt khác, sự vận động hai mặt của âm dương còn có tính giai đoạn, tới một mức nào đó sẽ chuyển hóa sang lẫn nhau đó là dương cực sinh âm, âm cực sinh dương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2