intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài luyện số 7: Sự điện ly

Chia sẻ: Dinh Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bài luyện số 7: sự điện ly', tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài luyện số 7: Sự điện ly

  1. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. B ÀI LUYỆN SỐ 7 SỰ ĐIỆN LY I. SỰ ĐIỆN LY VÀ NỒNG ĐỘ CÁC ION Bài 1 Viết phương trình điện ly của các muối, đa axit cho biết chúng chỉ phân ly một phần và theo từnh nấc : HClO, KClO3, (NH4 )2SO4, NaHSO4, (CH3COO)2Cu, Al2(SO4)3 , H2CO3, H2S, H2 SO3, H3PO4. Bài 2 Viết CTHH của các chất khi tan trong H2O dung dịch có các ion sau : a) Fe3+ và SO42- b) Ca2+, NO3- và Cu2+ c) Al3+, K+, NO3-, SO42- d) Na+, Cu2+, Fe3+, CH3COO-, Cl-, SO42- Bài 3 Tính nồng độ các ion và số mol ion trong các trường hợp sau : a) 0,2 lít dung dịch hoà tan 11,7g NaCl b) dung dịch HNO3 10% (d=1,054 g/ml) c) 200 ml dung dịch có hoà tan 12,5g CuSO4.5H2O d) dung dịch thu được khi trộn 150ml dung dịch CaCl2 0,5M với 50ml dung dịch NaCl 1M. e) dung dịch thu được khi trộn 500ml dung dịch NaOH 0,5M với 200ml dung dịch NaOH 30% (d=1,33g/ml) g) dung dịch thu được khi trộn 300ml dung dịch HCl 0,2M với 500ml dung dịch H2SO4 0,3M Bài 4 Thêm dần dung dịch KOH 33,6% vào 40,3ml dung dịch HNO3 37,8% (d=1,24) đến khi thu được dung dịch A trung hoà. a) Hỏi khi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan? b) Làm lạnh dung dịch A xuống 00 C thì thu được m(g) muối khan tách ra và dung dịch B có nồng độ muối là 11,6%. Tính m? II. CÂN BẰNG ĐIỆN LY CỦA CHẤT ĐIỆN LY YẾU Bài 1 a) Dung dịch NH3 0,1M có độ phân ly bằng 0,43%. Hãy xác định hằng số bazo và nồng độ các ion trong dung dịch. b) Tính nồng độ ion và phân tử có trong dung dịch CH3COOH 0,1M và độ điện ly của axit. Cho hằng số axit bằng 10-4,75. c) Hãy tính nồng độ H+ có trong các dung dịch CH3COOH 0,1M và 0,001M cho biết độ phân ly của chất trong 2 dung dịch kể trên là 1,34 và 4,25%. d) Trong 1 lit dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân ly và các ion. Hãy tính độ điện ly của chất ở nồng độ đó. e) Tính nồng độ của các ion H3O+ và CH3COO- có trong dung dịch CH3COOH 0,1M và độ điện ly của chất trong dung dịch? Cho biết hằng số axit của CH3COOH là 1,8.10-5 . Bài 2* Khi có mặt các ion cùng loại độ phân ly của các chất điện ly yếu dần. Hãy chứng minh nhận định trên bằng cách tính độ điện ly của các chất rồi so sánh các giá trị thu được : 1
  2. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software a) Dung dịch CH3COOH 0,15M và trong dung dịch hỗn hợp CH3COOH 0,15M và HCl 0,1M. Cho Ka = 1,8.10-5. http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. b) Dung dịch NH3 0,15M và dung dịch NaOH 0,1M. Cho biết Kb =1,8.10-5. III. PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT Bài 1 1) Khi trộn các dung dịch sau có phản ứng xảy ra hay không : b) Al2 (SO4)3 và Ba(NO3)2 c) FeSO4 và NaOH a) KCl và AgNO3 d) Na2S và HCl e) K2SO4 và H2SO4 g) BaCl2 và KOH h) NaNO3 và CuSO4 2) Viết các phương trình ion thể hiện các phương trình phân tử, viết các phương trình phân tử thể hiện phương trình ion rút gọn sau : a) CaCl2 + ? = CaCO3 + ? b) FeS + ? = FeCl2 + ? c) Fe2(SO4)3 + ? = K2SO4 + ? e) Pb + SO42- = PbSO4 g) Mg2+ + 2OH- = Mg(OH)2 2+ d) BaCO3 + ? = Ba(NO3 )2 + ? h) S2- + 2H+ = H2S i) Cu2+ + S2- = CuS 3) Trong dung dịch có thể đồng thời tồn tại các ion sau không : a) Na+ và SO42- b) Na+, Cu2+, Cl-, OH- c) Mg2+, K+, Ba2+, SO42-, CO32- 4) Hoàn thành các phương trình sau dưới dạng phân tử và ion rút gọn : a) FexOy + HCl = b) CuCl2 + H2S = c) Kim loại R hoá trị n + HNO3 = NO +.... d) Điện phân dung dịch NaCl, điện cực trơ, màng ngăn xốp Bài 2 1) Theo định nghĩa mới về axit-bazo của Bronsted, các ion Na+, NH4+, CO32-, CH3COO-, HSO4-, K+, Cl- , HCO3- là axit, bazo, lưỡng tính hay trung tính? Tại sao? Trên cơ sở đó hãy dự đoán các dung dịch cho dưới đây có giá trị pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7 : Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4. 2) Hoà tan 5 muối NaCl, NH4Cl, AlCl3, Na2 S, C6H5ONa vào nước thành 5 dung dịch, sau đó cho vào mỗi dung dịch 1 ít quì tím. Hỏi dung dịch có màu gì? Tại sao? Bài 3 Trong một mạch điện nối tiếp một bóng đèn với một bình điện phân có chứa (NH4)2SO4. Thêm dần cho đến dư dung dịch Ba(OH)2, đun nhẹ và lắc đều. Giải thích sự thay đổi độ sáng của bóng đèn trong quá trình thí nghiệm. IV. BÀI TOÁN SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG GIỮA CÁC ION Bài 1 Đốt cháy 12g C và thu sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH 0,5M. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M sao cho a) Chỉ tạo ra một muối duy nhất NaHCO3 (không dư CO2) b) Chỉ tạo ra một muối Na2CO3 (không dư NaOH) c) Tạo ra 2 muối trong đó nồng độ muối NaHCO3 gấp 1,5 lần nồng độ muối Na2CO3. Bài 2 Cho một dung dịch X chứa AgNO3 và Pb(NO3)2. Lấy 100ml dung dịch X tác dụng với HCl dư tạo ra kết tủa trắng chứa 2 chất. Cũng lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch H2 SO4 dư thu được 6,06g kết tủa trắng nhưng chỉ chứa 1 chất. a) Tính C M của các chất trong dung dịch X. 2
  3. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software b) Cho 200ml dung dịch X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch Y chứa HCl và NaCl có tỉ lệ mol 3 : 1. Tính CM http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. các chất trong dung dịch Y. Bài 3 Cho 1 lít dung dịch A chứa hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43g hỗn hợp X chứa BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch A thì thấy sau phản ứng thu được dung dịch B không chứa các ion Ba2+ và Ca2+ và tạo thành 39,7g kết tủa C. a) Tính % khối lượng các chất trong kết tủa C và hỗn hợp X. b) Lấy 1/2 dung dịch B cho tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch thì thu được m(g) chất rắn Y. Nung Y trong cốc hở cho đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất còn lại trong cốc. c) Lấy 1/2 dung dịch B cho tác dụng với 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M và đun nhẹ. Hỏi tổng khối lượng giảm đi bao nhiêu gam? Bài 4 Dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Pb(NO3)2 0,05M. Dung dịch B chứa hỗn hợp HCl 0,2M và NaCl 0,05M. a) Tính VB cần dùng để thêm vào 100ml dung dịch A để thu được kết tủa có khối lượng lần lượt là 0,861g và 2,26g. b) Tính VB đ ể cho vào 100ml dung dịch A để khối lượng kết tủa thu được không đổi. Tính lượng kết tủa ấy. Cho rằng PbCl2 kết tủa sau AgCl. V. SỰ THUỶ PHÂN CỦA CÁC CHẤT VÀ CÁC ION, PH CỦA DUNG DỊCH Bài 1 Phải lấy dung dịch axit mạnh có pH = 5 trộn với dung dịch bazo có pH = 9 theo tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu để thu được dung dịch có pH = 8. Bài 2 Cho dung dịch NaOH có pH = 12 ( dung dịch A ) a) Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 11. b) Cho 0,5885g NH4Cl vào 100ml dung dịch A và đun sôi dung dịch. Làm nguội và thêm một ít phenolphtalein vào thì dung dịch có màu gì? Bài 3 Cho 1 ít chỉ thị phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng thu được dung dịch A. Dung dịch có màu gì? Màu của dung dịch biến đổi như thế nào khi : a) Đun nóng dung dịch một thời gian. b) Thêm số mol HCl bằng số mol NH3 trong dung dịch A. c) Thêm 1 ít Na2CO3 vào dung dịch A. d) Thêm AlCl3 vào dung dịch A đến dư. VI. BÀI TẬP TỔNG HỢP Bài 1 Cho 1 ít chất chỉ thị PP vào dung dịch NH3 loãng thu được dung dịch A. Hỏi dung dịch có màu gì? Màu của dung dịch A biến đổi như thế nào trong các trường hợp sau : a) Đun nóng dung dịch hồi lâu b) Thêm số mol HCl bằng số mol NH3 trong dung dịch A c) Thêm 1 ít Na2CO3 3
  4. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software d) Thêm AlCl3 tới dư http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Bài 2 Cho từ từ một mẫu Na kim loại vào dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II cho tới khi kết tủa trắng xuất hiện và sau đó vừa tan hết. Hỏi đó là muối sunfat của kim loại gì đã học (Fe, Mg, Zn, Cu, Ni, Ca, Hg, Ba, Mn) ? Giá trị pH của dung dịch thu được lớn hơn hay nhỏ hơn 7 ? Tại sao ? Bài 3 Dung dịch A chứa các ion : Na+, NH4+, SO42- , CO3 2-. a) Dung dịch đó được điều chế từ 2 muối trung hoà nào? b) Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau : + Phần 1 tác dụng với Ba(OH)2 dư, đun nóng thu được 4,3g kết tủa X và 470,4 ml khí Y ở 13,50C và 1atm. + Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 235,2ml khí ở 13,50 C và 1atm. Tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch A. Bài 4 a) Hãy phân biệt các oxit rắn : SiO2, Al2O3, MgO bằng dung dịch axit, bazo. b) Cho BeO là một oxit lưỡng tính, N2O5 là oxit axit, CaO là oxit bazo. Hãy viết ptpu nếu có khi cho chúng tác dụng lần lượt với các dung dịch NaOH, HCl, NH4OH và CO2. c) Phân biệt PbO lưỡng tính, BaO bazo và P2O5 axit. Bài 5 Hoà tan 17,88g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A,B và 1 kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol khí H2 bay ra. Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl với tỉ lệ số mol là 1 : 4. a) Để trung hoà 1/2 dung dịch C cần V lit dung dịch D. Tính tổng khối lượng muối khan tạo thành. b) Hoà tan hoàn toàn m(g) Al vào 1/2 dung dịch C thu được dung dịch E và lượng H2 bằng 3/4 lượng H2 thu được ở trên. Tính m? c) Nếu cho V(lit) dung dịch D vào dung dịch E thì lượng kết tủa thu được nhiều hơn lượng kết tủa tạo thành ở phần a) bằng bao nhiêu? Cho biết M dễ tan trong nước còn MSO4 không tan. Bài 6 Nung 16,2g hỗn hợp A gồm các oxit MgO, Al2O3 và MO trong một ống sứ rồi cho 1 luồng H2 đi qua. Trong điều kiện thí nghiệm, H2 chỉ khử MO với hiệu suất 80%, lượng hơi nước tạo ra chỉ được hấp thụ 90% vào 15,3g dung dịch H2SO4 90% và thu được dung dịch H2SO4 86,34%. Chất rắn còn lại đem hoà tan trong một axit không oxi hoá vừa đủ thu được dung dịch B và còn lại 2,56g chất rắn kim loại M không tan. lấy 1/10 dung dịch B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 0,28g oxit. a) Tính khối lượng nguyên tử của M b) Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A. Bài 7 Hoà tan mọt mẫu hợp kim Ba-Na (tỉ lệ mol 1:1) vào nước được dung dịch A và 6,72 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. a) Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl để trung hoà 1/10 dung dịch A. b) Cần 56ml CO2 hấp thụ hết vào 1/10 dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. c) Cho m(g) NaOH vào 1/10 dung dịch A thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100ml dung dịch Al2 (SO4)3 0,2M được kết tủa C. Tính m để cho lượng kết tủa là lớn nhất, bé nhất. Tính lượng kết tủa này. Bài 8 Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g axit photphoric và cô cạn dung dịch thu được. Hỏi khối lượng các muối tạo thành. 4
  5. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Bài 9 http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Cho 10ml dung dịch X chứa H2SO4 và HCl tỉ lệ mol 1:1. Để trung hoà 100ml dung dịch X cần 400ml dung dịch NaOH 5% (d=1,2).a) Tính nồng độ mol mỗi axit trong dung dịch X. b) Nếu nồng độ % NaCl trong dung dịch sau phản ứng bằng 1,95. Hãy tính khối lượng riêng của dung dịch X và nồng độ % mỗi axit trong dung dịch X. c) Một dung dịch Y chứa 2 bazo là NaOH và Ba(OH)2 . 100ml dung dịch X trung hoà vừa đủ 10ml dung dịch Y tạo ra 23,3g kết tủa. Chứng minh rằng trong dung dịch thu được không còn Ba2+. Tính nồng độ mol mỗi bazo trong dung dịch Y. Bài 10 Thêm 100ml nước vào 100ml dung dịch H2SO4 thu đươcj 200ml dung dịch X có d=1,1g/ml. a) 10ml dung dịch X trung hoà vừa đủ 10ml dung dịch NaOH 2M. Tính nồng độ mol và khối lượng riêng của dung dịch H2SO4 ban đầu. b) Lấy 100ml dung dịch X rồi thêm vào đó 100ml dung dịch HCl được 200ml dung dịch Y. Khi trung hoà vừa đủ 100ml dung dịch Y bằng 200ml dung dịch NaOH thì thu được 2 muối có tỉ lệ khối lượng NaCl/Na2SO4 bằng 1,17. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl và dung dịch NaOH. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1