intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận môn Tài chính tiền tệ lần 1

Chia sẻ: Hoang Linh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

239
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thảo luận môn "Tài chính tiền tệ lần 1" này có các câu hỏi thảo luận sau: câu 1 lịch sử ra đời của tiền tệ ở Việt Nam?, câu 2 nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước và biện pháp khắc phục? liên hệ với Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận môn Tài chính tiền tệ lần 1

  1. XIN KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN Bài thảo luận môn tài chính tiền tệ lần 1 • Nhóm thực hiện: Nhóm 1
  2. Nội dung câu hỏi thảo luận: Câu 1 : Lịch sử ra đời của tiền tệ ở Việt Nam? Câu 2 : Nguyên nhân bội chi NSNN và biện pháp khắc phục ? Liên hệ với Việt Nam .
  3. Câu 1 Lịch sử phát triển của tiền tệ Việt Nam cũng như trên thế giới là lịch sử phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái giản đơn đến hình thái đầy đủ nhất là tiền tệ:
  4. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Xuất hiện ở thời kì công xã nguyên thủy khi đời sống cộng đồng phát triển , ý thức phân công lao động xã hội được hình thành và với lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc.. Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định. Ví dụ :
  5. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Cuối chế độ công xã nguyên thủy, đầu chế độ chiếm hữu nô lệ....khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã h ội lần th ứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên h ơn, một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác.. Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên .Nh ư vậy, hình thái v ật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.
  6. - Hình thái chung của giá trị: Nửa đầu chế độ phong kiến với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưng người có thóc lại không cần vải mà lại cần thứ khác. Vì thế, việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi. Trong tình hình đó, người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nó được nhiều người ưa chuộng, rồi đem đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần. Khi vật trung gian trong trao đ ổi được cố định lại ở thứ hàng hoá được nhiều người ưa chuộng, thì hình thái chung của giá trị xuất hiện Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hoá nào. Các địa phương khác nhau thì hàng hoá dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.
  7. Hình thái tiền tệ: Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn, do đó đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị. Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất.
  8. Đi sâu vào hình thái tiền tệ ở Việt Nam Thời phong kiến Thời Bắc thuộc Căn cứ vào các hoạt động khảo cổ, thời kỳ này tiền đồng Trung Quốc được lưu hành tại Việt Nam như Hán nguyên thông bảo Hán, Khai nguyên thông bảo của nhà Đường và cả những đĩnh vàng, đĩnh bạc cũng được lưu hành. của nhà
  9. Mỗi triều đại nước ta thường cho đúc một loại tiền riêng, bao gồm tiền đồng, tiền kẽm, tiền sắt, tiền giấy như Thái bình thông bảo thời nhà Đinh, Thiên phúc trấn bảo thời Tiền Lê. Cuối năm 1820 (cuối triều Gia Long) song song với tiền đồng, các thoi vàng, thoi bạc, đồng vàng, bạc cũng được sử dụng.Thời kỳ Việt Nam là một phần Đông Dương thuộc Pháp Đơn vị tiền tệ cả khu vực là Piastre, thường gọi là “bạc”. Lúc đầu có đồng bạc Mê xi cô nặng 27,73 gam, sau đó có đồng bạc Đông Dương nặng 27 gam. Ngân hàng Đông Dương cũng phát hành cả tiền giấy nữa. Tờ tiền giấy in hình 3 thiếu nữ với những bộ trang phục truyền thống của 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam.
  10. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 Từ 1945 – 1954, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời ngày 31/11/1946. Một mặt in chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt in hình Nông – Công – Binh. Các loại giấy bạc đều có số Ả Rập, chữ quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá; có ký tên của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Giám đốc Ngân khố TW. Do đó ngoài tên gọi giấy bạc Cụ Hồ, còn tên gọi khác là giấy bạc tài chính.
  11. Ngày 5/6/1951, Ngân hàng Quốc gia Việt nam thành lập và phát hành giấy bạc ngân hàng. 1 đồng ngân hàng đổi lấy 10 đồng tài chính. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1.000 và 5.000 đ ồng. Và tờ 5.000 đồng, tờ giấy bạc có giá trị nhất lúc bấy giờ. Sau đó, do có nhiều khó khăn trong liên lạc, Trung Bộ và Nam Bộ được phát hành tiền riêng. Tiền này có m ệnh giá 1, 5, 20, 50 và 100 đồng.
  12. Từ 1954 – 1975, Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có 2 chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng. Ở miền Nam, từ 1953, lưu hành Đồng (tiền Việt Nam Cộng hoà). Năm 1953, tiền kim loại 10, 20, 50 xu được đưa vào lưu thông. 1960, có thêm tiền kim loại 1 đồng, và 10 đồng năm 1964, 5 đồng năm 1966 và 20 đồng năm 1968. 50 đồng đúc năm 1975 nhưng chưa kịp lưu hành thì Việt Nam Cộng hoà sụp đổ. Vì thế rất hiếm đồng xu này còn tồn tại.
  13. Sau 30/4/1975, tiền miền Nam phải đổi thành tiền giải phóng. Từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, 500 đồng miền Nam đổi lấy 1 đồng giải phóng. Từ Huế trở ra, 1000 đồng miền Nam đổi 3 đồng giải phóng.
  14. Vào năm 1978, sau khi đất nước thống nhất về mặt hành chính, đã có một cuộc đổi tiền nữa. Ở miền bắc 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. Có phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng
  15. Tiền giấy cotton 10.000 và 20.000 đồng in vào năm 1990, lo ại 50.000 đ ồng được phát hành từ 15/10/1994, 100.000 đồng cotton phát hành ngày 1/9/2000. Trong những năm gần đây, Việt Nam cho in tiền kim loại mệnh giá nh ỏ (nhưng đã ngừng lưu hành vì tính bất tiện), kết hợp với việc in tiền giấy làm từ polymer thay cho giấy cotton. Tiền polymer có nhiều ưu điểm hơn tiền cotton, như khó làm giả, độ bền cao hơn 3 – 4 lần, khó rách… Loại tiền này không thấm nước, phù hợp khí hậu của Việt Nam mà vẫn thích ứng v ới các máy xử lí tiền như máy ATM, máy đếm tiền… Chi phí tính toán để in tiền polymer cao gấp đôi tiền cotton.
  16. Câu 2 : Khái niệm bội chi NSNN Bội chi NNSS (còn gọi là thâm hụt ngân sách) là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu “không mang tính hoàn trả” của ngân sách nhà nước
  17. Nguyên nhân bội chi NSNN • Có 2 nguyên nhân chính là: Khách quan Chủ quan
  18. Nguyên nhân bội chi NSNN Nguyên nhân khách quan - Do nền kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ - Do thiên tai,bất ổn chính trị
  19. Nguyên nhân bội chi NSNN • Nguyên nhân chủ quan - Do quản lý ngân sách bất hợp lý - Do nhà nước chủ động dùng bội chi NSNN như một công cụ sắc bén của chính sách tài khóa - Do cách đo lượng bội chi
  20. Biện pháp khắc phục • Tăng thu giảm chi Tăng thu - Cải cách thuế đặc biệt: thuế cá nhân, thuế BĐS - Điều chỉnh thuế nhập,xuất bằng trần tối đa theo cam kết WTO với các hàng hóa không khuyến khích nhập (ô tô nguyên chiếc,linh kiện ô tô...) - Tăng lệ phí trước bạ đăng ký xe ô tô...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2