intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết sáng kiến kinh nghiệm: Vài kinh nghiệm trong công tác quản lý thu - chi trong trườngTHPT

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

450
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu thực hiện để đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả trong mọi hoạt động về tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai minh bạch, đáp ứng được quá trình đổi mới hệ thống pháp luật kinh tế, tài chính, ngân sách nhà nước hệ thống kế toán nhà nước nói chung và đơn vị Trường THPT Xuân Mỹ nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết sáng kiến kinh nghiệm: Vài kinh nghiệm trong công tác quản lý thu - chi trong trườngTHPT

  1. BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU –CHI TRONG  TRƯỜNG THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  Trường THPT Xuân Mỹ là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa của  Huyện Cẩm Mỹ ­Tỉnh Đồng Nai, trường được nằm dọc quốc lộ 56 hướng  về Bà Rịa­Vũng Tàu, cách Thành phố Biên Hòa khoảng hơn 70km và cách  trung tâm Huyện Cẩm Mỹ khoảng 12km.Từ năm 1992 trở về trước là trường  THCS Xuân Mỹ và đến năm 1993 trường có hình thành thêm hệ bán công cấp  III với tên gọi là Trường PTTH cấp II,III Xuân Mỹ. Đến năm 2001 được sự  quan tâm của các cấp chính quyền địa phương , các sở ban ngành ngày 10  tháng 8 năm 2001 Trường THPT Xuân Mỹ chính thực được thành lập theo  quyết định số 2864/QĐ­CT­UBT của Chủ tịch ủy ban nhân nhân Tỉnh Đồng  Nai.  Qua nhiều năm hoạt động, trường luôn chú trọng chất lượng dạy và học,  luôn tạo điều kiện cho đội ngũ CB­GV­CNV đi học để nâng cao trình độ chuyên  môn phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục của trường, trong nhiều năm qua tập  thể nhà trường luôn đạt danh hiệu là tập thể lao động tiên tiên, đơn vị có đời sống  văn hóa tốt,có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh ,chiến sĩ  thi đua cấp cơ sở và từ đó tới nay đã không ngừng phát triển. Qua đó chúng ta thấy kinh tế của nước ta đã và đang được đổi mới một cách  toàn diện trong sự chuyển đổi của cơ chế quản lý. Trong cơ chế quản lý mới việc  quản lý tài chính thông qua công tác kế toán hành chính sự nghiệp đóng vai trò rất  quan trọng . Thông qua đó thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm được  tình hình hoạt động của đơn vị mình, tổ chức phát huy mặt tích cực , ngăn chặn  kịp thời các khuyết điểm thiếu sót để quản lý , đánh giá chính xác hiệu quả việc  sử dụng công quỹ. Nhằm hỗ trợ công tác quản lý tài chính từ nguồn ngân sách nhà  nước , tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý ngân sách nhà nước .  Dân gian ta có câu “Tiền tài là huyết mạch”. Vâng đúng vậy, mọi vấn đề  nếu không có tiền thì khó có thể giải quyết được. Đây là quy luật tất yếu và cũng  có thể nói rắng đó là quy luật sinh tồn của con người và xã hội ngày nay. Tuy  nhiên chúng ta có thể tách rời vấn đề này theo từng lĩnh vực.Và ở đây tôi xin nêu  vấn đề này theo lĩnh vực xã hội , tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong sự  nghiệp giáo dục. Song song với nhiệm vụ giáo dục, tài chính còn hỗ trợ cho quá  trình phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng . Sau hơn 6 năm làm công tác kế toán mà cụ thể là công tác quản lý thu –chi  tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ mà bản thân tôi cho là “Huyết mạch” vì thế nó đã  góp phần không nhỏ cho sự phát triển về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm  vụ giáo dục cho thì quá khứ và hiện tại cũng như  tương lai. Vậy để đảm bảo kế  1
  2. toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả trong mọi hoạt động về  tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai minh bạch, đáp ứng được  quá trình đổi mới hệ thông pháp luật kinh tế, tài chính, ngân sách nhà nước hệ  thống kế toán nhà nước nói chung và đơn vị Trường THPT Xuân Mỹ nói riêng. Do  vậy bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Một vài kinh  nghiệm trong công tác quản lý thu –chi trong nhà trường THPT”.  Như ở  trên tôi cũng đã nêu “Tiền tài là huyết mạch” bởi trong nhiều năm  qua ở tất cả các đơn vị đơn vị sự nghiệp nói chung nếu không coi trọng công tác  thu thì làm sao có để chi và cũng từ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng  làm”. Trên cơ sở xã hội hóa giáo dục thì ngoài sự quan tâm đầu tư của các cấp  chính quyền, thì với sự đóng góp của các cá nhân, các bậc phụ huynh …đã giúp  nhà trường trong cái “Trăm thứ lo”và trong nỗi niềm trăn trở đó vấn đề bức  thiết ,thể hiện rõ hơn trong chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện ,học  sinh tích cực ”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói  không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”và“Mỗi thầy  giáo ,cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tập và sáng tạo ”…vậy  muốn  thực hiện được mục đích to lớn đó thì phải nghiên cứu và vận dụng khả năng, áp  dụng phương pháp thích nghi, biện pháp khả thi để thực hiện công tác thu và quản  lý thu –chi  sao cho có hiệu quả. II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận  Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước  CHXHCN Việt Nam. Luật kế tóan số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và NĐ số 128/2004/NĐ­CP  ngày 31/05/2004 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều  luật kế tóan áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước. Quyết định số 19/2006/QĐ­BTC ngày 30/03/2006 về việc ban hành chế độ  kế toán HCSN. Thông tư số 185/2010/TT­BTC ngày 11/10/2010 về việc hướng dẫn sửa đổi  bổ sung chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số  19/2006/QĐ­BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ tài chính. Căn cứ nghị định số 43/2006/NĐ­CP ngày 25/04/2006 của chính phủ qui định  quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên  chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ thông tư số 71/2006/TT­BTC ký ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng  dẫn thực hiện nghị định 43/2006 NĐ­CP ký ngày 25/04/2006 của Chính phủ qui  định quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ  máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công. 2
  3. Qua một thời gian làm công tác thu –chi bản thân tôi nhận thấy rằng, thời  gian trải nghiệm để có kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực là một quá trình không ít  gian nan và thử thách. Hoạt động tài chính của đơn vị và các hoạt động chuyên  môn, hoạt động thường xuyên của đơn vị có quan hệ mật thiết, chính vì lẽ đó mà  Thủ trưởng đơn vị phải quyết định sử dụng nguồn tài chính sao cho đúng mục  đích, tính toán cho hợp lý, mặt khác phải kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình đó.  Để từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn tài chính cũng như việc chấp  hành tốt kỷ luật thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đã quy định. Trong hoạt động quản lý tài chính nhà trường phải luôn quán triệt thực hành  tiết kiệm chống lãng phí , là một trong nhiều giải pháp quan trọng để thực hiện  thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Đối với quá trình  quản lý thu­chi người làm công tác kế toán cũng phải có sự sáng tạo, ngoài tính  nguyên tắc của tài chính thì người kế toán cần phải nhạy bén, nhìn nhận thực tế,  làm việc gì cũng cần phải bàn bạc, phải có kế hoạch, phương pháp, quy trình, thời  gian và đồng thời phải mang tính khoa học. Công tác quản lý thu­chi có tính khoa học thì dễ nắm bắt, nhận biết được  sâu sắc hơn tình hình thực tiễn về công tác tài chính trong đơn vị để làm thế nào  cho vừa thu có hiệu quả mà chi sao cho có trách nhiệm, làm sao để không thất thu,  không thất thoát, chi sao cho đảm bảo kế hoạch, minh bạch và công khai theo đúng  quy định của tài chính. Vậy để tìm ra giải pháp tài chính tối ưu cho công tác thu –chi đạt hiệu quả  cao hơn nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm kinh phí, tăng cường công tác quản lý  tài sản của đơn vị. 2.Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của đề tài . a. Thuận lợi  Thực trạng của ngành trong nhiều năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan  tâm coi trọng công tác giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục đào tạo cùng với  khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là  đầu tư cho sự phát triển . Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và  ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn , nhà nước luôn quan tâm dành một tỷ lệ  ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục .Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo  dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Được sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, các sở  ban ngành, nguồn quỹ đóng góp về mặt tinh thần của nhân dân nên Trường luôn  luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.  Về thực hiện chế độ miễn giảm cho học sinh: Thực hiện Nghị định  49/2010/NĐ­CP ngày 14/05/2010. 3
  4. Qua một thời gian làm công tác kế toán tôi đã rút ra được một số kinh  nghiệm cho bản thân từ công tác thu­chi và đây cũng chính là công việc mà tôi đã  gắn bó trong nhiều năm qua. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn của tôi thì nhà trường  đã tạo cho tôi một môi trường làm việc rất yên tĩnh và thoải mái.   b. Khó khăn Trên thực tế cũng tồn tại nhiều bất cập như quản lý ngân sách giáo dục ;  mức chi đầu tư cơ bản còn rất thập so với nhu cầu , chế độ tự chủ ,tự chịu trách  nhiệm về nhiệm vụ ,tổ chức bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục  công  lập nhìn chung còn hạn chế về tác dụng… đội ngũ làm công tác kế toán về  chế   độ  chưa được quan tâm nhiều. VD: ­ GV kể từ tháng 05/2011 đến nay tất cả các GV công tác được 05 năm  thì được hưởng phụ cấp thâm niên theo nghề là 5% và hàng năm cứ đủ 12 tháng  thì sẽ được tăng thêm 1%        ­ Còn đội ngũ làm kế toán, văn phòng  ở các xã , huyện thì lại được  hưởng phụ cấp công vụ năm 2011 được hưởng 10% và năm 2012 được tăng lên  25% . Trong khi đó đội ngũ làm công tác kế toán ở đơn vị trường học thì lại không  được hưởng các chế độ đó, đây là một thiệt thòi đối với đội ngũ làm kế toán, văn  phòng ở trường học nói chung. Do hoàn cảnh kinh tế của địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn do đó  việc thu tiền học phí của học sinh phải thu làm nhiều lần.Vì thế bản thân tôi phải  thường xuyên đôn đốc giáo viên chủ nhiệm của các lớp phải thường xuyên nhắc  nhở học sinh nộp tiền đầy đủ, kịp thời và báo cáo danh sách cho kế toán ,thủ quỹ  hàng ngày,hàng tháng,hàng quý để kịp thời cập nhật vào sổ theo quy định . Một số giáo viên được giao trách nhiệm để thực hiện một số  hoạt động  liên quan đến chi tài chính của đơn vị, trách nhiệm chưa cao, còn ỷ lại, lười nhác  làm thủ tục thanh toán, cho rằng thủ tục rườm rà ,rắc rối. Và nhiều giáo viên còn  cho rằng đi làm việc cho nhà trường thì giáo viên chỉ việc nhận tiền còn chứng từ    là kế toán phải làm. Chính vì có nhiều giáo viên suy nghĩ như vậy nên đã ảnh  hưởng rất nhiều đến công tác quản lý tài chính của đơn vị  dẫn đến việc thanh  toán tạm ứng còn chậm trễ, ảnh hưởng đến nguồn kinh phí – thanh quyết toán  của đơn vị.  Do trong đơn vị còn có nhiều bộ phận phụ trách kế toán nhỏ ở nhiều lĩnh  vực khác nhau, nên cũng ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính chung của trường:  4
  5. Như khi lập báo cáo quyết toán cuối quý, năm thì kế toán nhà trường còn phải đi  thu thập số liệu ở các bộ phận trên về mới làm được báo cáo tổng hợp. Điều này  cũng làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của người  được giao trách nhiệm làm công tác kế toán chính.  Quyết định chi tiêu chưa thật sự hợp lý, chưa tuân theo qui định về tính hợp  pháp của chứng từ kế toán. 3.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. Là một người làm công tác kế toán cần phải nắm rõ trách nhiệm của mình  trong việc quản lý thu­chi, tận dụng mọi thời gian để làm việc có trách nhiệm và  hiệu quả , không được chủ quan, cần phải có được sự sáng tạo nhạy bén trong  việc thực hiện nhiệm vụ thu –chi. Sự sáng tạo ở đây cũng có thể là những biểu  mẫu mang tính khoa học, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ phát hiện các sai sót  ,đồng thời cần phải có một biểu mẫu để dễ tổng hợp và báo cáo kịp thời với hiệu  trưởng về những kết quả thu –chi, phải biết tham mưu với hiệu trưởng nhà  trường , đôn đốc nhắc nhở giáo viên, yêu cầu giáo viên thực hiện đầy đủ những  quy định về công tác thu , kế toán là người trực tiếp gặp gỡ với giáo viên trong  công tác thu, có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể những yêu cầu của nhà trường  trong công tác thu và nhiệm vụ chi đối với các thành phần giao nhiệm vụ thu­chi,  hướng dẫn cụ thể những công việc có liên quan đến công tác tài chính trong nhà  trường , biết tham mưu những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ mà mình đang đảm  trách. Phải theo dõi thường xuyên việc đóng tiền học của học sinh ngày từ đầu  năm học. Cập nhật kịp thời các loại chứng từ thu –chi theo quy định của nhà nước . Thông báo thu­chi từng tháng, quý để nắm bắt được một số học sinh chưa  đóng tiền. Thông báo cho GVCN những học sinh còn thiếu tiền học phí, kết hợp với  phụ huynh để nắm bắt được nguyên nhân chưa nộp của HS. Gửi thông báo đến GVCN và phụ huynh Cập nhật các chứng từ thu­chi kịp thời Đánh giá kết quả thu­chi vào cuối mỗi học kỳ,cuối năm học. 4.Vấn đề, ý tưởng của sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình quản lý thu – chi mà tôi đã thực hiện. Kế toán là người thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn  kinh phí được cấp, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử  dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị  theo chuẩn mực kế toán. 5
  6. Thực hiện kiểm tra, giám sát các khoản thu­chi, thanh toán và quyết toán,  phát hiện và ngăn ngừa các hành vi ,vi phạm pháp luật về tài chính kế toán . Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục  vụ cho nhu cầu của đơn vị. Cung cấp thông tin và số liệu kế toán theo quy định của tài chính. III HIỆU QUẢ VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI Từ những vấn đề trên tôi đã đạt được những hiệu quả như sau: Chứng từ thu­chi đầy đủ và rõ ràng hơn Thu­chi theo đúng quy định hiện hành  Chi đúng mục, tiểu mục, đúng theo sự chỉ đạo của tài chính Hồ sơ thu­chi được bảo quản và lưu trữ tốt  Sắp xếp có khoa học khi cần cung cấp thông tin nào thì không phải mất   nhiều thời gian để tìm kiếm. Báo cáo, cung cấp thông tin, quyết toán kịp thời với cơ quan cấp trên. Phản ánh đầy đủ về tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và  báo cáo tài chính. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán . Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của tài  chính . Phản ánh rõ ràng và chính xác thông tin Thông tin số liệu phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết  thúc, số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ  trước . Phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống. Kế toán phải thu thập phản ánh khách quan, đầy đủ đúng thực tế. Là một người làm công tác kế toán ngoài việc cần phải có trình độ chuyên  môn, năng lực công tác thì bản thân còn phải luôn trau dồi kiến thức , tự tu dưỡng  bản thân, luôn có tinh thần học hỏi để có kinh nghiệm hơn, phải biết tìm tòi sáng  tạo, biết áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để thiết kế các biểu mẫu mang  tính khoa học hơn. Qua quá trình làm việc thực tế tôi đã rút ra cho mình được rất nhiều kinh  nghiệm trong công tác quản lý tài chính . Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị hành  chính sự nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán và chứng từ kế toán chỉ lập một  lần cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Định lượng của giá trị giải pháp 6
  7. Thực hiện theo nghị định 43 của chính phủ tất cả các loại chứng từ kế toán  do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế  toán của đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ  sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ  đó để ghi vào sổ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi, vi phạm chính sách  chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước thì phải từ chối  không thực hiện (Xuất quỹ,thanh toán …) và đồng thời báo ngay cho thủ trưởng  đơn vị để biết xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành. Đối với các loại chứng từ lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số  không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại , yêu  cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ kế toán. IV.ĐỀ XUẤT,KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Đề xuất Công tác quản lý thu­chi là một nhiệm vụ rất quan trọng bởi nó góp phần  thắng lợi cho sự nghiệp giáo dục, trên cơ sở đó tôi xin đề xuất một số vấn đề như  sau.    a. Thủ trưởng đơn vị ­Chủ tài khoản Quản lý đôn đốc theo dõi, kiểm tra nhằm tổ chức việc quản lý tài chính sử  dụng kinh phí và tài sản của cơ quan theo đúng qui định hiện hành.    b. Đối với người được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tài chính.   Phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, không được ỷ lại, phải làm  đúng thủ tục thanh toán, để việc thanh toán tạm ứng không bị chậm trễ, không  ảnh hưởng đến nguồn kinh phí – thanh quyết toán của đơn vị.     c. Kế tóan đơn vị: Kế tóan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kế toán  phát sinh của trường. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán, kiểm  tra tính đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn và cung cấp các mẫu chứng từ kế toán  thống nhất theo qui định cho CB­GV­CNV khi có yêu cầu thanh toán. Đề xuất ý kiến trước khi trình Hiệu trưởng duyệt chi, đảm bảo kinh phí  được sử dụng đúng mục đích chế độ và tiết kiệm. Lập báo cáo tài chính, dự trù kinh phí theo đúng qui định hiện hành 7
  8. Việc mua hàng hóa dịch vụ khi thanh toán thực hiện theo Nghị định số  51/2010/NĐ­CP ngày 14/05/2010 qui định về hóa đơn bán hàng,cung ứng dịch vụ  giá trị háng hóa.    d. Nhân viên thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ tiền mặt của Trường không được chi  tiền mặt khi chưa có phiếu chi từ kế toán chuyển qua, mở sổ quỹ tiền mặt phản  ánh kịp thời tình hình thu chi, tồn quỹ, khóa sổ định kỳ, kiểm kê quỹ và đối chiếu  với sổ sách kế tóan theo đúng qui định.  Ứng dụng công nghệ tin học trong công việc quản lý thu học phí, để có thể  thống kê bất cứ lúc nào số tiền đã thu, số tiền còn phải thu, cập nhật kịp thời danh  sách những học sinh của những lớp nào còn nợ học phí. Quản lý thật chính xác  những trường hợp miễn giảm và cập nhật danh sách dễ dàng. Sắp xếp các loại tiền theo đơn vị để dễ dàng trong việc thống kê. 2. Khuyến nghị Tôi rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ban ngành tạo  điều kiện về cơ sở vật chất kinh phí để nhà trường mua sắm thêm một số thiết bị  cho văn phòng ,thiết bị bổ sung thêm cho các phòng thí nghiệm, thư viện … để cho  học sinh có một môi trường học  tốt nhất. Mở thêm các lớp tập huấn về nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán. Cần có chế độ đãi ngộ hơn để động viên về mặt tinh thần giúp cho  đội ngũ  làm kế toán, văn phòng (Bảo vệ ,phục vụ ,văn thư , thư viện ,thiết bị ) ở đơn vị  trường học giảm bớt khó khăn đảm bảo được đời sống giúp nhân viên yên tâm  công tác phục vụ lâu dài, tận tụy hơn với công việc. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM  Nghị quyết 11/NQ­CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp  chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã  hội. Thực hiện công văn số 461/CTr­SGDĐT ngày 05/04/2011 của Sở GDĐT  Đồng Nai Thực hiện quyết định số 621/QĐ­UBND ngày 11/03/2011 của UBND tỉnh  Đồng Nai về chương trình hành động thực hiện NQ11 Chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường  xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán 2011(Không bao gồm chi tiền lương và  các khoản có tính chất lương chi cho con người) 8
  9. Tạm ngưng mua sắm những thiết bị văn phòng, giảm chi tối đa chi phí  điện ,nước,điện thoại ,văn phòng phẩm ,xăng dầu… không bố trí kinh phí khi  chưa thật sự cần thiết và cấp bách. Giảm tối đa chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi, sơ kết, tổng kết, kỷ  niệm các ngày lễ, công tác phí, họat động phong trào… VI.  KẾT LUẬN Thực hiện tốt việc quản lý thu­chi trong năm tài chính ở đơn vị sự nghiệp  công lập có thu tự đảm bảo một phần kinh phí, có nguồn thu từ dịch vụ đấu thầu  như căng tin­xe đạp, thực hiện tăng thu tiết kiệm chi, thủ trưởng đơn vị được trao  quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với bộ máy biên chế và tự chủ tài chính. Thủ trưởng đơn vị cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho mỗi năm tài  chính, để tập trung nguồn lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, các kế  hoạch cần được điều chỉnh bổ sung kịp thời để phù hợp với thực tế, có tính khả  thi và phát huy tính hiệu quả cao nhất. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tài chính chi lương, các khoản có tính chất   nhưlương, các khoản đóng góp, chi họat động quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, sữa  chữa cơ sở vật chất, mua sắm tài sản phục vụ công tác giảng dạy. Nhà trường xác định chênh lệch thu lớn hơn chi để trích lập nguồn quỹ theo qui  chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng. Quỹ thu nhập tăng thêm: Tạo thêm thu nhập cho người lao động Quỹ khen thưởng: Khen thưởng động viên kịp thời CBGV CNV, tập thể  hoàn thành tốt công việc được giao, tạo động lực làm việc phấn đấu thi đua đem  lại hiệu quả công tác tốt hơn. Quỹ phát triển sự nghiệp: Mua sắm trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng,sửa  chữa thiết bị văn phòng,cơ sở vật chất. Quỹ phúc lợi: Chi hỗ trợ các ngày lễ tết, thăm hỏi ốm đau bệnh tật, tổ chức  CB­GV ­CNV  đi tham quan nghiên cứu học tập, tổ chức cho các em học sinh là bí  thư các chi đoàn của lớp, học sinh giỏi, cán bộ lớp đi tham quan về nguồn, tìm  hiểu di tích lịch sử văn hóa dân tộc, hỗ trợ CB­GV­ CNV, học sinh có hoàn cảnh  khó khăn đặc biệt. Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm của bản thân rút ra từ  thực tế công tác quản lý thu­chi trong trường THPT, tôi rất mong được sự đóng  góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể để tôi thực hiện nhiệm  vụ của mình ngày một tốt hơn. Xin cảm ơn và trân trọng kính chào! TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
  10. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp của Bộ tài chính (Vụ chế độ kế toán  và kiểm toán )­ Nhà xuất bản tài chính Hà Nội –Năm 2006. Các văn bản quy định về chế độ tiền lương năm 2004 –Bộ nội vụ ­Nhà xuất bản  Hà Nội – Năm 2004 Nghị định số 43/2006/NĐ­CP ngày 25/04/2006 của chính phủ qui định quyền  tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài  chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư số 71/2006/TT­BTC ký ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng  dẫn thực hiện nghị định 43/2006 NĐ­CP ký ngày 25/04/2006 của Chính phủ qui  định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ  máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công.  Thông tư số 185/2010/TT­BTC ngày 11/10/2010 về việc hướng dẫn sửa đổi  bổ sung chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số  19/2006/QĐ­BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ tài chính. www.webketoan.vn Xuân Mỹ ,ngày 22  tháng 5 năm 2012 Người thực hiện  Nguyễn Hồng Thắm 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2