intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh cảm nắng ở trâu bò

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

282
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGUYÊN NHÂN: -Cho gia súc làm việc liên tục nhiều giờ dưới trời nắng gắt, nhất là thời điểm từ 11 giờ trưa đến 2-3 giờ chiều. -Nhốt tập trung gia súc ngoài trời nắng, không có bóng cây. -Vận chuyển trên các toa tầu, xe không có mái che. TRIỆU CHỨNG: -Bệnh phát ra đột ngột khi thú đang ở ngoài nắng, thú ngây ngất, chân đi lảo đảo, niêm mạc tím bầm. -Một thời gian ngắn sau đó, do thần kinh bị kích thích làm xuất hiện thêm các triệu chứng thần kinh như thú lồng lộn lên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh cảm nắng ở trâu bò

  1. Bệnh cảm nắng ở trâu bò NGUYÊN NHÂN: -Cho gia súc làm việc liên tục nhiều giờ dưới trời nắng gắt, nhất là thời điểm từ 11 giờ trưa đến 2-3 giờ chiều. -Nhốt tập trung gia súc ngoài trời nắng, không có bóng cây. -Vận chuyển trên các toa tầu, xe không có mái che. TRIỆU CHỨNG: -Bệnh phát ra đột ngột khi thú đang ở ngoài nắng, thú ngây ngất, chân đi lảo đảo, niêm mạc tím bầm. -Một thời gian ngắn sau đó, do thần kinh bị kích thích làm xuất hiện thêm các triệu chứng thần kinh như thú lồng lộn lên hoặc rất sợ hãi, 2 mắt lồi lên, đỏ ngầu. Mạch nhanh và yếu, thú thở rất khó khăn. -Trước khi chết, thú té ngã, đồng tử thu hẹp, mất hẳn các phản xạ toàn thân, co giật rồi chết. PHÒNG BỆNH: -Vào mùa nắng nên có chế độ quản lý thích hợp về giờ giấc cho thú làm việc, giờ giấc tập trung và vận chuyển thú. -Nếu bắt buộc phải cho thú làm việc ngoài nắng, không nên ở lâu ngoài nắng, thỉnh thoảng phải cho thú vào chỗ mát nghỉ ngơi. -Khi thấy thú có dấu hiệu mệt phải cho nghỉ ngay.
  2. ĐIỀU TRỊ: -Đầu tiên phải nhanh chóng đưa thú vào chỗ mát, nếu thú quá nặng, té ngã không đi được phải tạo ngay bóng mát tại chỗ cho thú. Nếu đang lúc vận chuyển phải dừng xe, đưa ngay vào chỗ mát. -Dùng nước dội mát toàn thân cho thú, đầu tiên là dội vùng đầu, dội nhiều lần cho nhiệt độ hạ thấp dần, sau đó mới dội nước lên vùng thân. Nếu có điều kiện, dùng nước đá chườm vùng đầu cho thú. -Sử dụng thuốc trợ tim và trợ hô hấp cho thú như cafein, camphorate. -Cho uống ANALGINE+C (bột) hoặc tiêm ANALGINE+C (dung dịch tiêm) để giải nhiệt. -Tiêm truyền SG.GLUCOSE 5% vào tĩnh mạch. -Có thể tiến hành trích bớt máu, nếu có hiện tượng phù phổi, thú thở quá khó khăn. -Tiêm SG.VITAMIN C-2000, ngày 2 lần. -Các ngày sau đó tùy theo sự phục hồi của cơ thể chúng ta sẽ quyết định giảm bớt các loại thuốc dùng cho thú. Nếu thú đi lại được, ăn uống được, chỉ cần dùng SG.VITAMIN C-2000 và cho thú nghỉ ngơi. Tiếp tục như vậy cho đến khi thú khỏe hoàn toàn. Đối với thú làm việc, nên cho thú nghỉ ngơi thêm 4-5 ngày mới cho làm việc trở lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2