intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH THƯỜNG GẶP - Viêm gan

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

228
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BỆNH THƯỜNG GẶP Viêm gan Khái niệm Là hiện tượng viêm nhiễm do virus gây bệnh ở gan. Bệnh thường nhẹ ở trẻ con và nặng hơn ở người có tuổi. Các loại chính: viêm gan A do virus viêm gan A (HAV) gây ra; viêm gan B do virus viêm gan B (HBV); viêm gan không A, không B (ký hiệu NANBV) Triệu chứng lâm sàng: có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV) Các triệu chứng chung: - Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau cơ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH THƯỜNG GẶP - Viêm gan

  1. BỆNH THƯỜNG GẶP Viêm gan Khái niệm Là hiện tượng viêm nhiễm do virus gây bệnh ở gan. Bệnh thường nhẹ ở trẻ con và nặng hơn ở người có tuổi. Các loại chính: viêm gan A do virus viêm gan A (HAV) gây ra; viêm gan B do virus viêm gan B (HBV); viêm gan không A, không B (ký hiệu NANBV) Triệu chứng lâm sàng: có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV) Các triệu chứng chung: - Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp - Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa chảy - Hội chứng vàng da: nước tiểu vàng, phân hơi bạc màu - Gan to, ấn tức Xét nghiệm: - Transaminaza tăng - SGPT và SGPT tăng cao
  2. - Bilirubin tăng - HbSAg, HBeAg, HbSAb dương tính Điều trị : đối với viêm gan cấp thể thông thường - Nghỉ ngơi. - Chế độ ăn: ít mỡ, nhiều đường, tăng protid. Nếu người bệnh chán ăn thì chủ yếu là cho đường, uống nước hoa quả. Kiêng mỡ và thức ăn có chứa chất béo. - Có thể dùng vitamin C, thuốc nhuận mật (Sorbitol), cao actiso, nhân trần... Phòng bệnh - Phòng viêm gan B: chống lây lan qua đường tình dục và qua tiêm truyền, ngày nay người ta đang nghiên cứu về tác dụng của gama globulin thông thường (ISG), gama globulin đặc hiệu với viêm gan B (HBIG), vacxin phòng viêm gan B. - Phòng viêm gan A: đường lây chủ yếu là qua phân, miệng. Vì vậy, giữ tốt nguồn nước, nguồn thực phẩm không để bị ô nhiễm phân có HAV kết hợp với việc ăn chín, uống sôi là nguyên tắc cơ bản nhất. Bệnh sởi Bệnh sởi là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất so với các bệnh khác trong chương trình TCMR. Tác nhân gây bệnh là virus, virus sởi gây nhiễm trùng cao và dễ lây, dễ gây thành dịch. Sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ nhỏ bệnh nặng hơn. Lan truyền
  3. Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virus sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh. Triệu chứng Giai đoạn ủ bệnh từ 7-18 ngày. Biểu hiện nhiễm trùng đầu tiên là sốt cao kéo dài 1 đến 7 ngày. Giai đoạn này thường chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và xuất hiện nốt trắng nhỏ bên trong má. Sau vài ngày xuất hiện ban, bắt đầu từ mặt, lan xuống tay và chân trong khoảng 3 ngày. Ban kéo dài 5-6 ngày rồi biến mất. Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn và tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thể bệnh nặng hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi. Người lớn có thể bị tiêu chảy nặng. Trẻ em có thể bị mất nước do tiêu chảy, có thể bị viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp và thanh quản do virus sởi làm giảm hệ miễn dịch. Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu không tiêm phòng sởi thì rất dễ mắc. Trẻ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt trẻ không được uống vitamin A, sống trong điều kiện đông đúc, và trẻ có hệ miễn dịch giảm do AIDS hoặc các bệnh khác thường mắc sởi nặng. Những người khỏi bệnh có miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Trẻ nhỏ có mẹ đã mắc sởi thường có miễn dịch trong 6-8 tháng đầu sau khi sinh. Ðiều trị sởi Những trẻ thể bệnh nặng có thể qua khỏi nếu được điều trị thích hợp. Uống vitamin A có thể giúp trẻ tránh được mù lòa. Tất cả những trẻ bị sởi nặng cần
  4. được uống vitamin A càng sớm càng tốt và uống liều thứ 2 ngay ngày hôm sau. Tăng cường dinh dưỡng và điều trị mất nước bằng đường uống là cần thiết. Phòng bệnh Phải tiêm vắcxin sởi. Trẻ em cần tiêm một mũi vắcxin sởi trước khi 1 tuổi. Trẻ mắc sởi nằm viện cần được cách ly ít nhất 4 ngày sau khi ban ở da xuất hiện. Trẻ bị suy dinh dưỡng cần cách ly trong thời gian bị bệnh. Uốn ván sơ sinh Uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng, thường xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Nguy ên nhân thường do dụng cụ cắt rốn hoặc bàn tay người đỡ đẻ chưa được vô khuẩn nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn, gọi là uốn ván rốn. Triệu chứng a. Thời kỳ ủ bệnh: sau đẻ, trẻ có một thời gian hoàn toàn bình thường, đó là thời kỳ ủ bệnh, kéo dài 3-7 ngày, thời gian ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng. b. Thời kỳ phát bệnh: - Trẻ sốt cao 39-40oC - Bỏ bú, cứng hàm - Co cứng toàn thân và lên cơn co giật
  5. - Toàn thân ưỡn cong ra sau, mặt nhăn nhúm, môi chúm lại, miệng không há to được làm trẻ khóc không thành tiếng. - Trẻ có những cơn co giật. Nếu cơn giật xảy ra liên tục, trẻ sẽ chết vì thiếu dưỡng khí. - Rốn thường rụng sớm vào ngày thứ ba, thứ tư. Tại rốn có thể ướt bẩn nhưng có thể đã khô. c. Thời kỳ lui bệnh: nếu được điều trị tốt hoặc ở thể nhẹ, sau 7 ngày trẻ bớt giật, hết sốt, chỉ còn co cứng cơ trong một thời gian dài (kéo dài hàng tháng), sau đó sẽ khỏi bệnh. Ðiều trị: theo chỉ định của bác sỹ - Huyết thanh chống uốn ván: SAT - Kháng sinh: penicillin, khi có biến chứng viêm phổi phải dùng phối hợp kháng sinh. - Thuốc an thần: thường dùng seduxen, aminazin, phenobarbitan, gardenan. - Chế độ ăn: + Sữa mẹ nhỏ giọt dạ dày khi bệnh nhân còn giật 7-8 lần/ ngày, nhỏ giọt mỗi lần trong 1 giờ, sau mỗi lần ăn phải thay chai và dây nhỏ giọt. + ăn bằng ống thông khi bệnh nhân còn tăng trương lực cơ. + Ðổ thìa khi trẻ đã há được miệng + Khi đã khóc to, há miệng to mới cho bú mẹ. Dự phòng
  6. - Người mẹ khi có thai phải tiêm đủ 2 mũi giảm độc tố uốn ván (vắcxin phòng uốn ván). Tiêm mũi thứ nhất vào một trong những tháng thứ 3,4,5 hoặc 6. Mũi thứ hai vào tháng thứ 7 hoặc 8. - Hai mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng và mũi thứ hai cách lúc đẻ ít nhất 1 tháng. Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ và bàn tay người đỡ đẻ. - Dụng cụ cắt rốn phải được hấp sấy 120oC trong 30 phút
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2