intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tụ huyết trùng gia cầm

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

454
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (THTGC) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida) gây ra ở tất cả các loài gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng và ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tỷ lệ chết có thể lên tới 80-90% nếu không can thiệp thuốc kháng sinh kịp thời. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung nhất vào những lúc giao mùa như từ mùa xuân sang hè và thu sang đông ở miền Bắc và từ mùa mưa sang mùa khô (hoặc ngược lại) ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm

  1. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm 1. Giới thiệu Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (THTGC) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida) gây ra ở tất cả các loài gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng và ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tỷ lệ chết có thể lên tới 80-90% nếu không can thiệp thuốc kháng sinh kịp thời. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung nhất vào những lúc giao mùa như từ mùa xuân sang hè và thu sang đông ở miền Bắc và từ mùa mưa sang mùa khô (hoặc ngược lại) ở miền Nam. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp từ gia cầm mắc bệnh sang gia cầm mẫn cảm hoặc qua gián tiếp như dụng cụ chăn nuôi, côn trùng, người chăn nuôi…vv. 2. Triệu chứng lâm sàng Khác với hầu hết các bệnh mà ta thường gặp trên gia cầm như bệnh Newcastle, dịch tả vịt (DTV), bệnh do E.coli, bệnh Gumboro… gà, vịt khi mắc bệnh tụ huyết trùng, trong ổ dịch thường chết bất ngờ, không có biểu hiện triệu chứng.
  2. Sau 2-3 ngày trong đàn gia cầm có hiện tượng bỏ ăn, lười vận động, tiêu chảy phân trắng lẫn máu, thở khó, sốt cao ở một số con trong đàn (biểu hiện này xảy ra ở vịt rõ hơn gà), vào giai đoạn cuối số gà, vịt bị tiêu chảy phân trắng nhớt, viêm khớp tăng lên. 3. Bệnh tích Tim xuất huyết vệt hoặc lấm tấm ở vành tim, cơ tim, bao tim có dịch vàng, phổi xuất huyết, bề măt gan có điểm hoại tử lấm tấm nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc là vệt sáng tối dọc theo chiều dài gan, gan không sưng, buồng trứng xuất huyết, ruột xuất huyết từng mảng lớn hay lấm chấm, dịch ruột chứa phân có lẫn máu, viêm khớp cẳng chân hay đùi (hay gặp trong những trường hợp mãn tính) 4. Chẩn đoán Khác với các bệnh gia cầm khác, bệnh THTGC có dấu hiệu đầu tiên của ổ dịch là: chết xảy ra bất ngờ (đang đẻ, đang ăn). Triệu chứng này chỉ giống với bệnh cúm gia cầm (CGC), nhưng sang đến ngày thứ 2 trở đi các triệu chứng có thể phân biệt được rõ như gia cầm bị cúm biểu hiện liệt xoắn vặn cổ, co giật, mí mắt phù nề, lớp da gần khớp chân
  3. gà xuất huyết trong khi đó bệnh THTGC không có những biểu hiện này. Bệnh THTGC, gan có chấm hoại tử giống như gan bệnh CGC, nhưng gan không sưng, bở, bụng không chứa nhiều dịch vàng có hồng cầu như bệnh CGC và dạ dày tuyến, cơ không có vệt hay điểm xuất huyết như bệnh NCX, DTV, CGC. Lá lách không sưng như bệnh do Salmonella, hay bệnh CGC. Tuyến fabricius của gà trong bệnh THTGC cũng không sưng như trong bệnh Gumboro. 5. Phòng ngừa và điều trị Cần giữ cho gia cầm không bị stress. Chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ, thức ăn đầy đủ dưỡng chất và vitamin, nước cung cấp phải sạch, không để con vật quá nóng hoặc lạnh. Thực hiện chặt chẽ nội qui về an toàn và vệ sinh thú y trong chăn nuôi, con người, dụng cụ trang thiết bị khi tiếp xúc với gia cầm phải bảo đảm an toàn dịch bệnh. Không nuôi các vật khác loài cùng trại. Chủ động phòng bệnh bằng vacxin cho gia cầm, đặc biệt trước các thời điểm chuyển mùa. Hiện nay vacxin THTGC do Công ty Thuốc thú y TW–NAVETCO sản xuất là vacxin vô hoạt với chất bổ trợ là keo phèn hoặc nhũ dầu.
  4. Vacxin được sản xuất dùng chủng phân lập từ các ổ dịch THTGC tại Việt Nam nên có tính tương đồng kháng nguyên cao và hiệu quả bảo hộ của vacxin rất tốt so với vacxin nhập từ nước ngoài vào hoặc vacxin chế tạo trong nước nhưng dùng chủng vi khuẩn của nước ngoài. Liều vacxin được sử dụng từ 0,5 – 1ml/con/tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Đối với đàn gia cầm giống nên sử dụng vacxin nhũ dầu. Trong trường hợp, đàn gia cầm khỏe mạnh, nhưng đang trong vùng dịch và có nguy cơ cao, ngoài bổ sung kháng sinh trực tiếp vào thức ăn hoặc nước uống, nên tiến hành tiêm vacxin cho toàn đàn. Đối với đàn gia cầm bị mắc bệnh, cần nhanh chóng sử dụng kháng sinh với liệu trình 3- 5 ngày, đồng thời bổ sung vitamin, dung dịch điện giải giúp nâng cao sức đề kháng con vật, tăng hiệu quả điều trị. Sau thời gian điều trị, tuy tình hình sức khỏe của đàn gia cầm. Kết hợp với các biện pháp nêu trên, cần tiến hành công tác tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh bằng các loại thuốc thông dụng như nhóm Navet – Benkocid, Navet- Kons, Navet-Iodine.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2