intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết giảm căng thẳng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con người hiện nay có nhịp độ sống nhanh hơn và căng thẳng hơn, và theo đó là tình trạng khó tập trung, mệt mỏi, bệnh tật triền miên… (Ảnh động: Jamie Beck) Rối loạn tâm lý, căng thẳng do công việc .Hiện tượng rối loạn tâm lý phụ thuộc vào môi trường làm việc, tức do cách thức đối xử với người lao động và vào năng lực quản lý của lãnh đạo và cũng do “tâm lý cạnh tranh” của bản thân mỗi người. Một chuyên gia Pháp nhận định, ngày nay, người ta bị áp lực và mệt mỏi không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết giảm căng thẳng

  1. Bí quyết giảm căng thẳng Con người hiện nay có nhịp độ sống nhanh hơn và căng thẳng hơn, và theo đó là tình trạng khó tập trung, mệt mỏi, bệnh tật triền miên… (Ảnh động: Jamie Beck) Rối loạn tâm lý, căng thẳng do công việc
  2. Hiện tượng rối loạn tâm lý phụ thuộc vào môi trường làm việc, tức do cách thức đối xử với người lao động và vào năng lực quản lý của lãnh đạo và cũng do “tâm lý cạnh tranh” của bản thân mỗi người. Một chuyên gia Pháp nhận định, ngày nay, người ta bị áp lực và mệt mỏi không chỉ do làm việc mà còn do sự gia tăng số lượng và cường độ công việc. Chuyên gia này cũng chỉ ra sự nghịch lí, là trong khi công việc đòi hỏi con người phải dấn thân nhiều hơn, thì cách thức tổ chức công việc lại không thay đổi. Bên cạnh đó, bệnh căng thẳng quá mức trong công việc, hiện t ượng rối loạn tâm lý còn là nguồn gốc của một số bệnh thể chất, như rối loạn cơ-xương hay các bệnh ngoài da. Bệnh căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến việc nạn nhân lao vào sử dụng ma túy hay tìm đến rượu. Một số cách đơn giản giúp bớt căng thẳng Theo Science Daily, một số cách có thể giúp bạn giảm được sự căng thẳng như sau: - Đi dạo ở những nơi yên tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 30 phút với cảnh vật xanh tươi và yên tĩnh sẽ giúp bạn dễ chịu hơn hẳn.
  3. - Hãy nghe những bản nhạc dịu dàng hoặc những âm thanh của thiên nhiên để giảm huyết áp. - Tạo các bài thể dục thư giãn: Bắt đầu từ chân trở lên, duỗi và thả lỏng cơ bắp ở từng phần cơ thể trong một thời gian ngắn. - Gặp gỡ những người bạn yêu quý có thể giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lo lắng và làm cho bạn vui vẻ hơn. - Hãy giúp đỡ người khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy những việc làm tốt, dù nhỏ, chẳng hạn như quyên góp từ thiện… cũng giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. - Hãy bằng lòng với những gì bạn không thay đổi được. Không có lý do gì phải dằn vặt mãi quá khứ, hoặc suy nghĩ về những gì không thể thay đổi. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc làm thế nào để có một tương lai tốt hơn. - Hãy cười nhiều hơn. Không nên quan trọng hoá vấn đề, và hãy cố gắng cải thiện khả năng đối mặt với những tình huống căng thẳng bằng cách nhìn vào khía cạnh hài hước của mọi vấn đề. - Hãy ngửi mùi hoa oải hương. Nghiên cứu cho thấy phần lớn mọi người đều cảm thấy mùi hoa oải hương rất dễ chịu và giúp ngủ ngon hơn. - Hãy đến phòng tập thể dục vì tập thể dục giúp thúc đẩy sự hình thành chất endorphins, khiến bạn cảm thấy tự tin và dễ chịu hơn. - Nếu trời đẹp thì hãy nằm dài ra bãi cỏ và ngước nhìn lên bầu trời, vì điều đó cho phép những hình ảnh và suy nghĩ tích cực xâm chiếm tâm trí.
  4. Quản lý căng thẳng: học cách thư giãn Căng thẳng, áp lực, lo lắng… là điều không thể tránh khỏi khi làm việc. Căng thẳng có thể giúp chúng ta tập trung tinh lực, nhưng nếu để căng thẳng tác động quá mức lại thường dẫn đến tâm lý phó mặc hoặc khủng hoảng. V ì vậy, việc đầu tiên là nhận biết sự căng thẳng của mình và nguyên nhân c ủa nó. Bạn có thể cải thiện công việc, hoàn thành những mục tiêu nhỏ, ngắn hạn trước và dù không thể giải quyết ngay các vấn đề lớn thì chính sự “kiểm soát” căng thẳng này giúp bạn có hành động phù hợp với thực tế hơn, bạn sẽ không phản ứng theo cảm xúc một cách hoảng loạn, liều lĩnh hoặc buông xuôi, bỏ cuộc. Trong nhiều tình huống, hãy thử luôn tươi cười, vì nụ cười có thể thay đổi tình cảm của bạn; hoặc tìm nơi yên tĩnh, đợi đến khi lấy lại tự chủ để có thể xem xét vấn đề từ góc độ suy nghĩ tích cực; hoặc đơn giản hơn, cố ép mình
  5. ngồi xuống, uống một ly nước, chú tâm vào hơi thở cũng có tác dụng rất tốt, giúp bạn có lại sự tự chủ. Ngoài ra, căng thẳng không chỉ do áp lực bên ngoài tác động mà còn do áp lực tự trong mỗi người. Vì vậy, để tránh dồn nén những cảm xúc, ý nghĩ tiêu cực, bạn có thể tập luyện theo các phương pháp “thư giãn tinh thần” hay thiền định. Điều này giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn, những ý tưởng náo nhiệt, bực bội, cuồng loạn sẽ lắng xuống và tan biến để những chán nản, hờn giận, hận thù cũng nhạt nhòa theo. Một khi tâm trí tĩnh lặng, an bình thì ta có thể nhận ra rằng sự căng thẳng đôi khi đến mức cuồng loạn chỉ là những ảo vọng và ta có thể rời bỏ chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2