CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
lượt xem 21
download
Tham khảo tài liệu 'các định luật bảo toàn', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
- CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN - Đinh luật bảo toàn nguyên tố - Định luật bảo toàn khối lượng - Định luật bảo toàn electron - Định luật bảo toàn điện tích Câu 1: Hỗn hợp A gồm rượu no đơn chức và một axit no đơn chức. Chia A thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: đốt cháy hoàn toàn thu được 2,,24 lít khí CO2 (đktc) - Phần 2: este hoá hoàn toàn và vừa đủ thì thu được 1 este. Đốt cháy hoàn toàn este này thì lượng nước thu đựơc là: A. 1,8 gam B. 3,6 gam C. 2,2 gam D. 19,8 gam Câu 2: Trung hoà 1 lượng axit hữu cơ đơn chức A bằng NaOH vừa đủ . Cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi đốt cháy hết lượng muối khan thì thu được 3,3 gam CO2 và 2,65 gam Na2CO3. A là A. HCOOH C. C2H3COOH B. CH3COOH D. C6H5COOH Câu 3: Hoà tan hết một hỗn hợp gồm 0,02 mol Ag và 0,01 mol Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) hỗn hợp NO và NO2. Thể tích dung dịch HNO3 2M tối thiểu cần dùng là A. 10ml B. 20ml C.30ml D. 40ml Câu 4: Nung m gam CaCO3 một thời gian được n gam chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thu được p rắn khan B. Biểu thức quan hệ đúng là A. p = 1,11m C. m = 2n + 3p B. p = m – n D. m – 4n = 3p Câu 5: Nhiệt phân 8,8 gam C3H8 xảy ra hai phản ứng 0 C 3 H 8 t CH 4 + C 2 H 4 → 0 C 3 H 8 t C 3 H 6 + H 2 → Ta thu được hỗn hợp khí Y và khi đó đã có 90% C3H8 bị nhiệt phân. Khối lượng mol trung bình của Y là A. 23,16 B. 40 C. 44 D. 56,1 Câu 6: Hỗn hợp Y gồm 0,3 mol axetilen và 0,4 mol hidro. Nung nóng Y với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Z. Sục hỗn hợp Z vào dung dịch brôm lấy dư thì thấy có hỗn hợp khí X thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 8,8 gam CO2 và 7,2 gam nước. Khối lượng bình đựng dung dịch brôm tăng: A. 3,2 gam B. 5,4 gam C. 7,8 gam D. 8,6 gam Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Lượng NO trên đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí O2 (đktc) tham gia vào quá trình trên là: A. 1,68 lít B. 3,36 lít C. 2,52 lít D. 1,78 lít Câu 8: Cho 50 gam hỗn hợp gồm: MgO, ZnO, FeO, Al2O3 tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch HCl 4M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 72 gam muối khan. Giá trị của V là: A. 200ml B. 250ml C. 500ml D. 400ml Câu 9: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng a gam hỗn hợp các oxit: MgO, Fe2O3, CuO, ZnO, đun nóng. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng, chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng là 202 gam. Giá trị của a là: A. 200,8 B. 216,8 C. 206,8 D. 103,4 Câu 10: : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức cần dùng vừa đủ V lít khí oxi (đktc), thu được 13,2 gam CO2 và 3,6 gam nước. Giá trị của V là: A. 8,96 B. 11,2 C. 6,72 D. 4,48 Câu 11:Cho hỗn hợp X gồm 1 ancol no đơn chức và 1 ancol không no đơn chức có 1 liên kết đôi. Nạp m gam hỗn hợp vào một bình kín dung tích không đổi 6 lít và cho X bay hơi ở 136,50C. Khi X bay hơi hoàn toàn thì áp suất trong bình là 0,28 atm. Nếu cho m gam hỗn hợp X tham gia phản ứng este hoá với 45 gam axit axetic với hiệu suất h% thì thu được a gam este. Biểu thức quan hệ giữa a và m, h là: ( m + 2,1)h (1,5m + 3,15)h A. a= C. a= 100 100
- (2m + 4,2)h (m + 4,2)h B. a= D. a= 100 100 Câu 12: Cho 40 gam hỗn hợp gồm vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 (dư) đun nóng thu được m gam hỗn hợp rắn X. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch HCl 2M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 44,6 B. 58,2 C. 52,8 D. 46,4 Câu 13: Điện phân 200ml dung dịch NaCl 2M (d = 1,1g/ml) với điện cực anot bằng than có màng ngăn xốp và dung dịch được khuấy đều. Đền khi khí ở catot thoát ra là 20,832 lít (đktc) thì ngừng điện phân. Nồng độ phần trăm của hợp chất trong dung dịch thu được sau điện phân là: A. 8,52% B. 4,16% C. 8,32% D. 16,64% Câu 14: : Oxi hoá hoàn toàn 4,368 gam bột Fe thu được 6,096 gam các oxi sắt (hỗn hợp X). Trộn 1/3 hỗn hợp X với 10,8 gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm ( hiệu suất 100%). Hoà tan hỗn hợp thu được sau nhiệt nhôm bằng dung dịch HCl (dư) sẽ thu được bao nhiêu lít (đktc) khí bay ra ? A. 13 lít B. 13,1 lít C. 14 lít D. 13,216 lít Câu 15: Dung dịch A có chứa: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,2 mol Cl-, 0,3 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Thể tích dung dịch Na2CO3 đã dùng là: A. 150ml B. 250ml C. 200ml D. 300 ml PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG Câu 1: Có hỗn hợp gồm NaI và NaBr. Hoà tan hỗn hợp vào nước. Cho brôm dư vào dung dịch. Sau phản ứng thực hiện xong, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn khan X thì thấy khối lượng của X giảm m gam so với khối lượng hỗn hợp ban đầu. Lại hoà tan X vào nước rồi cho clo lội qua đến dư. Cô cạn dung dịch thu đựơc, thu được hỗn hợp khan Y thì thấy khối lượng Y giảm m gam so với X. % khối lượng NaBr trong hỗn hợp ban đầu là A. 3,7% B. 4,5% C. 5% D. 6,8% Câu 2: Trên 2 đĩa của một cái cân, người ta đặt 2 cốc đựng dung dịch HCl. Ban đầu cân thăng bằng. Thêm 4,2 gam NaHCO3 vào một cốc, phản ứng xảy ra hoàn toàn, cân mất thăng bằng. Người ta phải thâm vào cốc kia x gam Fe để cân trở lại thăng bằng. Nếu thay Fe bằng CaCO3 thì phải dùng y gam CaCO3 thì cân mới thăng bằng. Giá trị của x và y lần luợt là: A. 3,521 và 4,1 B. 5,1 và 6,02 C. 2,074 và 3,571 D. 2,12 và 4,5 Câu 3: Hai thanh kim loại giống nhau (dều cùng là nguyên tố R có hoá trị II) và cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, khi số mol muối tạo thành bằng nhau, lấy 2 thanh kim loại ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2% và khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Vậy R là: A. Zn B. Cu C. Mg D. Fe Câu 4: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối hơi đối với hidrô bằng 15,5. Giá trị m là: A. 0,92 B. 0,32 C. 0,64 D. 0,46 Câu 5: : Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại M và N đều có hoá trị II. Sau một thời gian, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl (dư) thu thêm được 3,36 lít CO2 (đktc). Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam muối khan. Giá trị của m là: A. 22,9 B. 29,2 C. 35,8 D. 38,5 Câu 6: Khi oxi hoá m gam hỗn hợp A gồm etanal và metanal thu được (m+16) gam hỗn hợp B . Cũng m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) sinh ra 25,92 gam Ag. Số mol của etanal và metanal trong hỗn hợp A tương ứng là: A. 0,05 mol và 0,125 mol C. 0,09 mol và 0,14 mol B. 0,12 mol và 0,10 mol D. 0,02 mol và 0,08 mol Câu 7: Hoà tan m gam hợp kim Ag-Cu bằng axit HNO3. Sau khi loại bỏ phần tạp chất không tan, người ta làm khô dung dịch và thu được 1,993 gam hỗn hợp muối khan trong đó muối của đồng tạo thành tinh thể ngậm nước. Khi đun nóng hỗn hợp muối khan, thấy rằng ở 1200C xảy ra sự tách nước. Ở 4000C, muối bị phân huỷ, sau phản ứng tạo thành 0,7336 gam hỗn hợp CuO và AgNO3. Tiếp tục đun nóng đếm 7000C, thì thu được 0,548 gam hỗn hợp CuO và Ag. Công thức phân tử của muối đồng ngậm nước là: A. Cu(NO3)2.9H2O B. Cu(NO3)2.18H2O C. Cu(NO3)2.12H2O D.Cu(NO3)2.7H2O
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập các định luật bảo toàn-p1
17 p | 518 | 152
-
Câu hỏi trắc nghiệm phần các định luật bảo toàn
4 p | 667 | 137
-
32 câu trắc nghiệm về chương các định luật bảo toàn
6 p | 470 | 117
-
Hệ thống câu hỏi vật lý-chương: Các định luật bảo toàn
18 p | 361 | 116
-
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
8 p | 663 | 112
-
Bài tập trắc nghiệm học kì II: Chương IV - Các định luật bảo toàn
16 p | 594 | 88
-
SKKN: Những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy các đinh luật bảo toàn trong chương trình Vật lý lớp 10
9 p | 326 | 69
-
74 Câu hỏi bài tập trắc nghiệm về các định luật bảo toàn lớp 11 kèm đáp án
17 p | 352 | 26
-
SKKN: Vận dụng các định luật bảo toàn để giải bài toán về hỗn hợp sắt và oxit sắt
22 p | 172 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng nguyên tắc sáng tạo TRIZ xây dựng bài tập sáng tạo chương “các định luật bảo toàn” Vật lý 10 - Trung học phổ thông
37 p | 150 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học lớp 9: Vận dụng các định luật bảo toàn để giải bài toán về KMnO4
20 p | 217 | 15
-
Bài tập Các định luật bảo toàn
2 p | 131 | 15
-
Bài kiểm tra 45 phút chương các định luật bảo toàn
5 p | 88 | 12
-
Chương trình luyện thi đại học 2014 môn: Hóa học - Các định luật bảo toàn giải toán HNO3
4 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng các định luật bảo toàn để giải một số bài toán dao động cơ
22 p | 50 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM phần các định luật bảo toàn Vật lí 10 THPT
69 p | 14 | 5
-
Bài giảng Vật lý lớp 10: Chương 4 - Các định luật bảo toàn
6 p | 23 | 4
-
SKKN: Ứng dụng các định luật bảo toàn để giải một số bài toán dao động cơ
22 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn