CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH
lượt xem 55
download
Chức phận và cấu tạo của hệ thần kinh dựa trên cơ sở cung phản xạ, hưng phấn từ cơ quan nhận cảm truyền vào trung ương rồi lại từ trung ương truyền ra đến các cơ quan tác động bên ngoài. Trong khi hoạt động, tủy và não quan hệ rất mật thiết. Do đó ở mỗi tầng của tủy và não, các neuron nhiều lên và hình thành từng chuỗi, các chuỗi thực hiện việc truyền lên hoặc truyền xuống tới các tầng của tủy, của não và trở thành các đường dẫn truyền. Có 3 loại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH
- CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH Chức phận và cấu tạo của hệ thần kinh dựa trên cơ sở cung phản xạ, hưng phấn từ cơ quan nhận cảm truyền vào trung ương rồi lại từ trung ương truyền ra đến các cơ quan tác động bên ngoài. Trong khi hoạt động, tủy và não quan hệ rất mật thiết. Do đó ở mỗi tầng của tủy và não, các neuron nhiều lên và hình thành từng chuỗi, các chuỗi thực hiện việc truyền lên hoặc truyền xuống tới các tầng của tủy, của não và trở thành các đường dẫn truyền. Có 3 loại dẫn truyền: đường dẫn truyền cảm giác ; đường dẫn truyền vận động và đường dẫn truyền liên hợp. 1. CÁC ĐƯỜNG CẢM GIÁC Con người có nhiều loại cảm giác: cảm giác nông ở ngoài da, cảm giác sâu trong cơ thể. Có loại cảm giác có ý thức, có loại cảm giác không có ý thức. Đường cảm giác gồm các đường cảm giác chung và các đường giác quan. Ở đây chỉ nói đến đường cảm giác chung, đường này gồm 3 chặng: - Có 3 loại neuron (ở hạch gai, ở tuỷ hay ở hành não và ở nhân đồi thị) tiếp xúc với nhau. + Chặng đầu từ hạch gai tới dừng ở tủy (hay hành não). + Chặng hai từ tủy sống hay từ hành não tới đồi thị. + Chặng ba từ đồi thị tới vỏ đại não. 1.1. Đường cảm giác nông ở ngoài da 1.1.1. Đường đau nóng lạnh (thống nhiệt) Gồm các sợi ngắn từ hạch gai qua rễ sau thần kinh tủy vào vùng keo Rolando của sừng sau. Từ đó các sợi bắt chéo đường giữa ở mép xám sau sang cột trắng bên tạo nên bó cung sau rồi từ đó lên đồi thị và lên vỏ não. 1.1.2. Đường xúc giác thô sơ Gồm các sợi nhỡ đi từ hạch gai theo rễ sau vào tuỷ qua vùng viền Lisseuer vào cột keo Rolando ở tầng tuỷ cao hơn, rồi bắt chéo đường giữa, qua mép xám trước sang cột trắng bên tạo lên bó cung trước. Rồi từ đó qua thân não lên đồi thị và lên vỏ não. Đường này cho những cảm giác thô sơ, tản mạn, không chuyên biệt. Cả hai đường cảm giác nông này được gọi chung là bó Dejerine hay là bó gai đồi. 1.1.3. Đường xúc giác tinh tế Giúp nhận biết bằng sờ mó: gồm các sợi dài hơn, có nhiều myeline bao bọc và dẫn truyền nhanh hơn. Các sợi này đi theo đường cảm giác sâu có ý thức, không đi theo đường thống nhiệt, nên trong hội chứng phân ly cảm giác, có biểu hiện mất cảm giác nóng lạnh, đau đớn, mà cảm giác sờ mó tinh tế vẫn còn. 249
- 1.2. Đường cảm giác sâu Đường cảm giác sâu ở cơ, xương và khớp, có và không có ý thức. 1.2.1. Đường cảm giác sâu có ý thức Gồm các sợi dài từ hạch gai qua rễ sau vào tủy ở cột trắng sau để tạo nên hai bó: - Bó Goll hay bó thon dẫn cảm giác sâu ở chi dưới. - Bó Burdach hay bó chêm ở ngoài bó thon dẫn cảm giác sâu ở chi trên. Hai bó đi lên và dừng ở hành não trong các nhân Goll, nhân Burdach và nhân fonMonakov. Từ các nhân này các sợi bắt chéo đường giữa để tạo nên bó cảm giác trong hay dải Ren giữa qua cầu não, trung não tới đồi thị rồi từ đồi thị lên vỏ não. 1. Đồi thị gian não 2. Cuống đại não 3. Trung não 4. Cuống tiểu não trên 5. Cuống tiểu não giữa 6. Nhãn xám tiểu não 7. Cuống tiểu não dưới 8. Hành não 9. Bắt chéo cảm giác 10. Bó Goll Burdach 11. Bó cung trước 12. Bó cung sau 13. Hạch gai 14. Rễ sau thần kinh sống 15. Cột trằng sau tuỷ sống 16. Chất xám tủy sống 17. Cầu não 18. Dây thần kinh V 19. Nhân xám dưới vỏ não Hình 4.47. Các đường dẫn truyền cảm giác nông và sâu có ý thức 1.2.2. Đường cảm giác sâu không ý thức Dẫn truyền cảm giác về độ căng của gân cơ, dây chằng, khớp trong việc giữ tư thế và các phản xạ giữ tư thế. Đường này phải qua tiểu não, gồm hai bó: a. Bó tiểu não trước (bó tiểu não chéo hay bó Gower) Gồm các sợi từ hạch gai theo rễ sau dây thần kinh sống vào phần nền sừng sau tủy. Từ đó các sợi bắt chéo đường giữa ra rìa cột trắng bên tạo nên bó tiểu não trước rồi đi lên qua hành não, cầu não, vòng quanh cuống tiểu não trên, để chạy vào tiểu não qua van Vieussens tới vỏ thùy giun. Sau đó đi vào nhân đỏ (ở trung não) rồi lên đồi thị 250
- và lên vỏ não. b. Bó tiểu não sau (bó tiểu não thẳng hay bó Flechsig) Từ hạch gai theo rễ sau dây thần kinh sống vào dừng ở cột Clake. Từ đó có các sợi chạy thằng ra cột trắng bên (ở cùng phía) để tạo thành bó tiểu não sau tới hành não bó này chạy chếch ra ngoài tạo nên thể thừng và cuống tiểu não dưới để chạy vào tiểu não và dừng ở vỏ thùy giun. Từ vỏ thùy giun, các sợi tới nhân trám, nhân mái, rồi qua cuống tiểu não trên, bắt chéo đường giữa vào trung não (chỗ bắt chéo gọi là mép Wernekink) để tới dừng ở nhân đỏ bên đối diện, sau đó đi lên đồi thị và lên vỏ não. 1. Đồi thị gian não 2. Chặng 4 (neuron trám đồi thị) 3. Nhãn đỏ trung não 4. Chặng 4 (neuron trám đồi thị) 5. Cuống tiểu não trên 6. Chặng 3 (neuron vỏ trám tiểu não) 7. Vỏ tiểu não 8. Bó tiểu não sau (bó Flechsig) 9. Bó tiểu não trước (bó Gower) 10. Chặng 2 (cột nhân sừng sau) 11. Chặng 1 bó tiểu não sau (hạch gai) 12. Chặng 1 bó tiểu não trước (hạch gai) 13. Chặng 2 (nhân sừng sau tủy,) 14. Bó tiểu não trước ở tủy 15. Van Vieuussenủy 1ố. Nhân xám tiểu não 17. Va thùy giữa trên 18. Chặng 5 (neuron đồi thị vỏ não) Hình 4.48. Đường dẫn truyền cảm giác sâu không có ý thức 2. CÁC ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG Động vật khác thực vật là có thể di chuyển tới nơi thích hợp để sinh tồn và di truyền nòi giống... có hai loại vận động: - Vận động cơ vân theo ý muốn là do hệ tháp. - Vận động cơ trơn ngoài ý muốn do hệ ngoại tháp. Cả hai hệ đều từ trung tâm vận động ở hồi trán lên, các mép lân cận của khe Rolando và phần trước của tiểu thùy 4 cạnh trung ương đi xuống. 2.1. Hệ tháp Gồm những tế bào tháp từ trung khu phân tích vận động ở vỏ não (hồi trán lên và phần sau của hồi trán 1 - 2) đi xuống tủy sống (đường đại não tủy sống). Phần dưới hồi 251
- trán lên phân tích và vận động cơ ở đầu mặt cổ, phần trên ở thân và chi dưới. Hệ tháp gồm 2 bó: 2.1.1. Bó tháp (tractus pyramidalis) hay bó vỏ gai Vận động ở cổ thân và tứ chi, gồm các sợi từ vỏ não qua bao trong tới trung não, bó tháp chiếm 3/5 giữa chân cuống đại não (trước liềm đen) qua cầu não, bó tháp bị các sợi ngang chia làm nhiều bó nhỏ. Xuống đến hành não, bó tháp tạo thành tháp trước và khi tới cổ hành não thì chia làm hai bó: - Bó lớn: gồm 9/10 số sợi bắt chéo đường giữa sang bên đối diện tạo thành bó tháp chéo, nằm cạnh sừng sau tủy, càng xuống dưới bó tháp càng nhỏ đi vì tách dần các sợi tới các nhân vận động ở sừng trước tủy sống cùng bên (đến đốt sống cùng 4 thì tận hết). - Bó nhỏ: chiếm 1/10 số sợi và chạy thẳng xuống hai rìa rãnh giữa trước tạo thành bó tháp thẳng, rồi tách dần các sợi bắt chéo đường giữa trong mép trắng trước tới các nhân vận động ở sừng trước bên đối diện. Từ các nhân này các sợi theo rễ trước của dây thần kinh sống đến các cơ vân ở cổ, thân và tứ chi. 2.1.2. Bó gối (tractus Cortico nuclearis) hay bó vỏ nhân Vận động các cơ ở đầu và cổ. Từ vỏ não đi xuống qua gối của bao trong (xen lẫn với các sợi bó tháp) xuống trung não và chiếm 1/5 trong chân cuống đại não. Rồi tách dần các sợi bắt chéo đường giữa, chạy vào các nhân vận động của các dây thần kinh sọ: III, IV (ở trung não) các dây V, VI, VII, IX, X, XI, XII (ở cầu não và hành não). Từ các nhân này, theo các dây vận động hoặc hỗn hợp tới các cơ vân ở đầu, mặt và một phần ở cổ. • Tóm lại: đường dẫn truyền vận động thuộc hệ tháp gồm hai chặng: - Chẳng I: từ các tế bào tháp ở vỏ não, sau khi bắt chéo đường giữa, đến dừng ở các nhân vận động của các dây thần kinh sọ ở thân não, hoặc ở các cột nhân ở sừng trước tủy. - Chặng II: từ các nhân này, các nhánh trục thoát ra khỏi tủy chạy vào rễ trước của các dây sống hay rễ vận động của dây thần kinh sọ, tới các cơ vân ở đầu, cổ, thân và tứ chi. Hệ tháp chi phối những cử động tùy ý nên các tổn thương hệ này đều gây liệt. Tồn thương chặng I gây hệt trung ương cùng bên hay đối bên tuỳ thương tổn ơ dưới hay ở trên chỗ bắt chéo. Tổn thương chặng II gây liệt ngoại vi cùng bên. Căn cứ vào nơi bị liệt, có thể xác định được nơi tổn thương (ở tủy hay ở não). 252
- 1. Bó tháp 2. Bó gối và bó vỏ cầu 3. Đồi thị 4. Bao trong 5. Dây thần kinh III 6. Bó gối 7. Dây thần kinh V 8. Dây thần kinh VII 9. Dây thần kinh X 10. Băt chéo tháp 11. Rễ trước dây TK sống 12. Hạch gai 13, 14. Bó tháp bắt chéo 15. Bó tháp thẳng 16. Hành tủy 17. Trám hành 18. Cầu não 19. Cuống đại não Hình 4.49. Đường vận động có ý thức (bó tháp và bó gối) 2.2. Hệ ngoại tháp Đường vận động phụ ngoài ý muốn, vận động cơ trơn, dẫn truyền các cử động đơn giản, tự động, nửa tự động, điều hoà trương lực cơ và động tác. Hệ ngoại tháp gồm 2 đường: - Đường vận động phụ (đường vỏ đại não - tiểu não - tuỷ sống): từ vỏ não, hồi trán 2 cùng đi xuống với bó tháp (sợi trước); từ hồi thái dương 2 - 3 xuống 1/5 ngoài chân cuống đại não tạo nên bó thái dương cầu (sợi sau). Các sợi trước và sau tới tiếp xúc với các nhân cầu (sợi vỏ cầu). Từ đây phần lớn các sợi bắt chéo đường giữa qua cuống tiểu não giữa tới vỏ tiểu não (sợi cầu - tiểu não) rồi tới nhân trám tiểu não của bên (sợi trám - hồng) hoặc đi xuống các nhân cầu não (nhân tiền đình hay chất lưới xám (sợi trám - tiền đình; trám mái; trám lượm rồi từ đó tiếp rục xuống tuỷ tạo nên các bó của tuỷ (hồng gai, trám gai, mái gai, tiền đình gai...). - Đường vận động dưới vỏ: đi từ thể vân đặc biệt, từ bèo nhạt, qua đồi thị và các nhân dưới đồi (nhân đỏ, liềm đen, thể luys...) xuống các nhân vận động ở hành não và tuỷ sống. Các bó ngoại tháp xuất phát từ các nhân dưới vỏ, có liên hệ mật thiết với tiểu não nhưng chịu sự kiểm soát của vỏ não bằng các đường liên hợp (bó vỏ não - thể vân, vỏ não - đồi thị...). Các bó ngoại tháp ở tuỷ sống gồm: 253
- 2.2.1. Bó hồng gai (tractus rubro spinalis) Từ nhân đỏ ở trung não bắt chéo đường giữa qua cầu - hành não xuống tủy Dẫn truyền trương lực cơ và các phản xạ thăng bằng. 1. Nhân đỏ 2. Neuron trám - nhân đỏ 3. Neuron cầu - vỏ tiểu não 4. Neuron vỏ tiểu não - trám 5. Nhân trám tiểu não 6. Bó hồng gai 7. Rễ trước dây TK sống 8. Neuron nhân đỏ - hành não 9. Nhân cầu 10. Bó vỏ cầu 11. Neuron vỏ não Hình 4.50. Đường vận động phụ (hệ ngoại tháp) 2.2.2. Bó mái gai (tractus tecto spinalis) Tiếp những sợi từ củ não sinh tư đi xuống sừng trước tủy, dẫn truyền các sung động về phản xạ nhìn và nghe. 2.2.3. Bó tiền đình gai (trac tus vestibulo spinalis) Từ nhân tiền đình (của dây thần kinh VIII) xuống tủy dẫn truyền sung động, thăng bằng. 2.2.4. Bó trám gai (tractus olivo spinalis) Từ trám hành xuống tủy ở sừng trước (liên hệ với thể vân, liềm đen, thể Luys) kiểm soát tiểu não và tủy sống. 2.2.5. Bó lưới gai Từ nhân lưới tới sừng trước tuỷ sống, có 2 bó: bó lưới gai ngoài ở cạnh bó tháp chéo, đi từ các nhân lưới trên dẫn truyền các xung động làm dễ dàng các cử động của sừng trước tuỷ sống bên đối diện; bó lưới gai trong ở cạnh bó tháp thẳng, đi từ nhân lưới dưới, ức chế hoạt động sừng trước tuỷ sống cùng bên. 2.2.6. Bó cạnh tháp Từ vỏ não, theo bó tháp thẳng xuống tuỷ dừng ở sừng trước. Đảm bảo sự phối hợp các cử động nửa tự động và nửa theo ý muốn. 254
- 3. CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN LIÊN HỢP Gồm các bó, sợi, nối các bộ phận thần kinh trung ương với nhau, các tầng tủy và não có sự liên hệ chặt chẽ và hệ thống, gồm có: 1. Bó cung 2. Thể chai 3. Bó trai 4. Bó dọc dưới 5. Bó móc 6. Bó dọc trên Hình 4.51. Các đường liên hợp ở bán cầu đại não 3.1. Đường liên hợp tuỷ sống Truyền xung động từ tầng này đến tầng khác của tủy. Bao gồm bó càn bản trước bên và bó cạnh giữa đảm nhiệm. 3.2. Đường liên hợp ở thân não Liên hợp các nhân xám hoặc các dây thần kinh sọ vận động với các nhân xám khác. Do đó có hoạt động thống nhất do bó dọc sau đảm nhiệm. Bó này đi dọc thân não trước nền não thất đến tận cột trắng trước của tủy. Ngoài ra còn có bó dọc lưng, bó vú mái và bó trung ương chỏm phối hợp. 3.3. Đường liên hợp ở tiểu não Liên hệ giữa vỏ tiểu não và các nhân hoặc giữa các vùng của tiểu não. 3.4. Đường liên hợp 2 bán cầu đại não - Loại sợi dài nối 2 bán cầu đại não đảm bảo thống nhất hoạt động giữa 2 bán cầu do các mép liên bán cầu đảm nhận. - Loại sợi ngắn nối 2 vùng của cùng 1 bán cầu với nhau đảm bảo thống nhất hoạt động của các vùng trong bán cầu do các bó dọc trên, dọc dưới, bó cung, bó móc, bó khuy đảm nhận. 255
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẫu: Các đường dẫn truyền thần kinh - Bs. Lê Mạnh Thường
50 p | 346 | 85
-
Bài giảng Giải phẫu hệ thần kinh - 12 đôi dây thần kinh sọ
140 p | 321 | 69
-
Bài giảng Đường dẫn truyền thần kinh - TS. Võ Văn Hải
29 p | 332 | 43
-
Tài liệu Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 7)
9 p | 163 | 36
-
Bài giảng Sinh lý đau
8 p | 215 | 27
-
Bài giảng Đại cương về đau - ThS Hồ Phạm Thục Lan
23 p | 130 | 22
-
Những thực phẩm bổ não cho trẻ
2 p | 158 | 18
-
Hội chứng rối loạn thần kinh tụ động
6 p | 165 | 17
-
Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
7 p | 169 | 17
-
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ (Thần kinh thực vật)
7 p | 115 | 11
-
Thuốc và các tác nhân hại thận
3 p | 107 | 9
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - VIÊM THẦN KINH NGOẠI BIÊN
4 p | 572 | 8
-
Đông y chữa teo thần kinh thị giác
2 p | 123 | 6
-
Bài giảng Chức năng cảm giác của hệ thần kinh - Lê Đình Tùng
213 p | 10 | 4
-
Bài giảng Giác quan
82 p | 34 | 2
-
Bài giảng Tổng quan bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường điện cơ dẫn truyền - Trần Thanh Tùng
58 p | 30 | 1
-
Bài giảng Rối loạn lo âu lan tỏa trong bệnh lý nội khoa - TS. BS. Ngô Tích Linh
47 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn