intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố sinh học

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

304
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng trình bày các khái niệm, các nhóm yếu tố sinh học; cơ chế tác động của các yếu tố sinh học đến sức khoẻ con người; các kỹ thuật phát hiện các yếu tố sinh học; một số kỹ thuật kiểm soát các yếu tố sinh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố sinh học

  1. CÁC YẾU TỐ SINH HỌC Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học viên có khả năng 1. Trình bày các khái niệm, các nhóm yếu tố sinh học 2. Trình bày cơ chế tác động của các yếu tố sinh học đến sức khoẻ con người 3. Trình bày các kỹ thuật phát hiện các yếu tố sinh học 4. Trình bày một số kỹ thuật kiểm soát các yếu tố sinh học I. Định nghĩa và phân loại yếu tố sinh học 1. Định nghĩa yếu tố sinh học  Các yếu tố sinh học là các vi sinh vật (VSV) kể cả những VSV đã được thay đổi về  di truyền, môi trường nuôi cấy tế  bào và các ký sinh trùng có thể  gây nhiễm trùng,  dị ứng, nhiễm độc. Các yếu tố sinh học rất phổ biến trong môi trường tự nhiên, có   thể được tìm thấy trong nước, đất, thực vật và động vật. Hầu hết các yếu tố  sinh   học là VSV. 2. Phân loại yếu tố sinh học ­ Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của các yếu tố sinh học: + Sinh vật đơn bào & dưới tế  bào (prokaryotae): bao gồm các vi khuẩn, prion,   rickettsia, chlamydia và các mycoplasmas + Sinh vật đa bào (eukaryotae): gồm thực vật, động vật (arthropod – động vật chân   đốt & helminth – giun sán), tảo, nấm, ký sinh trùng và protozoan ­  động vật nguyên   sinh. ­ Phân loại theo môi trường tồn tại: + Trong nước + Trong đất + Trong không khí + Trong cơ thể sinh vật (gây bệnh ở động vật)  2.1. Các vi sinh vật 2.1.1. Vi khuẩn Vi khuẩn là những đơn bào không có màng nhân, hầu hết phát triển trong đất  hoặc trong môi trường nuôi cấy dạng lỏng. Dưới những hoàn cảnh đặc biệt, một  số  loại vi khuẩn có thể  biến đổi thành nha bào có khả  năng chịu đựng với nóng,  lạnh, khô, hóa chất và phóng xạ tốt hơn là bản thân vi khuẩn. Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thước nhất định. Về hình thể người   ta chia vi khuẩn làm 3 loại lớn: a. Các cầu khuẩn (Cocci):  Là những vi khuẩn có hình cầu, mặt cắt của chúng có thể là những hình tròn  hoặc hình bầu dục, hoặc hình ngọn nến. Đường kính trung bình khoảng 1 m. Cầu  1
  2. khuẩn lại được chia làm nhiều loại như: đơn cầu, song cầu, tứ cầu, tụ cầu và liên   cầu. b. Trực khuẩn (Bacillus):  Là những vi khuẩn hình que, đầu tròn hay vuông, kích thước các vi khuẩn gây   bệnh thường gặp là bề  rộng 1 m, chiều dài 2­5  m. Một số  loại trực khuẩn gây  bệnh thường gặp như các vi khuẩn lao, thương hàn, lỵ, E.coli... c. Xoắn khuẩn (Spirochaet):  Là những vi khuẩn có hình sợi lượn sóng và di động. Chiều dài các vi khuẩn   loại   này   có   thể   tới   30   m.   Trong   loại   này   có   3   giống   vi   khuẩn   quan   trọng   là  Treponema   (ví   dụ   xoắn   khuẩn   giang   mai­Treponema   pallidum),   Leptospira   và  Borrelia. Ngoài những vi khuẩn có hình dạng điển hình trên còn có những loại vi khuẩn có   hình thể trung gian: Trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn là cầu­trực khuẩn, như  vi khuẩn   dịch hạch, trung gian giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn là phẩy khuẩn mà điển hình là  phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae). 2.1.2. Vi rút (còn gọi là siêu vi trùng, siêu vi khuẩn hay siêu vi) Vi rút là một đơn vị sinh học nhỏ bé (kích thước từ 20­300nm), có khả  năng  biểu hiện những tính chất cơ bản của sự sống: ­ Gây nhiễm cho tế bào ­ Duy trì được nòi giống qua các thế hệ mà vẫn giữ tính ổn định về mọi đặc điểm   sinh học của nó trong tế bào cảm thụ thích hợp. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt vi rút với vi khuẩn là: ­ Vi rút chỉ chứa một trong hai loại acid nucleic (ADN hoặc ARN) ­ Vi rút sinh sản tăng lên theo cấp số nhân, còn vi khuẩn sinh sản theo kiểu phân đôi 2.1.3. Prion, một loại mầm bệnh mới đơn giản hơn vi rút (Virus­likeagents: Prions):  Vào những năm 90 của thế kỷ XX, một tác nhân gây bệnh mới đã được phát   hiện là prion. Prion là những protein không bình thường, nó đề kháng cao với nhiệt   độ và phần lớn các hóa chất sát trùng. Prion xuất hiện trong các con bò điên (BSE)  và gây lan truyền sang bò khác và gây bệnh cả  cho người. Bệnh Creutzfeldt­Jakob   (CJD) ở  người cũng có các biểu hiện tương tự  như bệnh bò điên. Đến 03­04­2005  trên toàn cầu đã có 154 người bị bệnh này và chỉ còn 5 người sống. Prion xuất hiện   ở bò hoặc người đã kích thích một gen trong tế bảo thần kinh sản xuất một protein   gần như  prion làm cho não bị  xốp và bị  phá hủy, dẫn tới xuất hiện triệu chứng   bệnh. 2
  3. Hình ảnh “các lỗ hổng” là đặc điểm của các tổ chức bị nhiễm prion (tổ chức   có cấu trúc lỗ rỗ như bọt biển). 2.1.4. Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma là những vi khuẩn ký sinh nội bào bắt  buộc (trước đây xếp loại chúng vào nhóm VSV trung gian giữa vi khuẩn và vi rút) Rickettsia là những VSV bé hơn vi khuẩn nhưng lớn hơn vi rút. Chúng cũng  ký sinh nội bào bắt buộc như vi rút, nhưng chúng có nhiều đặc điểm của vi khuẩn  hơn. Chlamydia có những đặc điểm như Rickettsia nhưng bé hơn, là một tác nhân   gây bệnh quan trọng (mắt hột, nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu). 2.1.5. Vi sinh vật trong môi trường a. Vi sinh vật trong đất:  Đất là môi trường quan trọng đối với một số  VSV và đất có một số  điều  kiện cần thiết cho VSV phát triển. Trong các hạt bụi đất lại có cả nước, không khí,  chất vô cơ và cả chất hữu cơ tạo thành một loại môi trường thiên nhiên cho sự phát   triển của VSV. Nước trong đất là những dung dịch muối loãng trong đó có chứa  những thức ăn có ni tơ, những thức ăn vô cơ  cần thiết cho sự phát triển của VSV,  đồng thời cũng chứa một số chất hữu cơ tan trong nước, các chất hữu cơ này luôn   luôn phân giải tạo thành các chất cần thiết cho VSV phát triển. Đất còn bị ô nhiễm  phân và các chất bài tiết của người và động vật với mức độ  khác nhau. Từ  đất,  VSV gây bệnh có thể  lây sang cơ  thể   người và động vật. Đường lây chủ  yếu là  gián tiếp do sự ô nhiễm của đất bẩn nhất là vùng có liên quan đến chất thải công  nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải từ các lò mổ, bệnh viện... b. Vi sinh vật trong nước: Vi sinh vật có thể phát triển trong nước vì VSV chỉ sinh sản trong điều kiện  ẩm  ướt. VSV trong nước có thể  từ  đất mà ra hoặc từ  không khí theo bụi chìm  xuống nước. Nước sông, ao, hồ  là những nguồn chứa VSV rất nguy hiểm, nhất là  nguồn nước bị nhiễm VSV gây bệnh có khả năng lây lan như vi khuẩn Salmonella,   Shigella, Vibrio cholerae.. 3
  4. c. Vi sinh vật trong không khí: Không khí là môi trường không có chất dinh dưỡng cho VSV phát triển thêm  vào đó lại có ánh sáng mặt trời càng làm cho VSV ít có khả năng nhân lên và tồn tại  lâu trong không khí. Trong không khí ngoài bụi ra còn có vi khuẩn, vi rút, ký sinh   trùng... Một số  VSV gây bệnh đường hô hấp như  vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch   hầu, liên cầu tan máu nhóm A, tụ cầu vàng, vi rút cúm, sởi... từ bệnh nhân, từ người   bệnh không triệu chứng bài tiết ra không khí và làm lây lan từ người này sang người  khác chủ yếu là hình thức gián tiếp. d. Vi sinh vật thường ký sinh ở cơ thể người ­ Các VSV trên da và niêm mạc: ở da chủ yếu là cầu khuẩn Gram dương điển hình   là các tụ cầu và các trực khuẩn Gram dương. ­ Vi sinh vật ký sinh  ở  đường tiêu hóa:  Ở  miệng: trong miệng có bã thức ăn kèm   theo nhiệt độ  thích hợp là điều kiện thuận lợi cho một số  VSV phát triển như  tụ  cầu, liên cầu, trực khuẩn sữa, trực khuẩn E.coli, xoắn khuẩn...; Trong dạ dày: trong   dạ  dày bình thường có pH thấp nên rất ít VSV phát triển mà chủ  yếu là những vi  khuẩn từ  miệng vào hay có một loại xoắn khuẩn là Helicobacter có khả  năng phát  triển trong môi trường acid gây viêm loét dạ  dày, tá tràng...;  Ở  ruột: ruột già có   khoảng 70% E.coli rồi đến trực khuẩn Proteus, cầu khuẩn đường ruột, trực khuẩn  có vỏ sinh hơi và một số vi khuẩn kỵ khí. ­ Vi sinh vật ở đường hô hấp: Ở mũi: có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ  cầu   đặc biệt là tụ cầu vàng; Ở họng mũi: ở hầu thì VSV về chủng loại và số lượng khá  phong phú do từ miệng lan truyền như phế cầu, H.influenzae...;  Ở khí quản và phế  quản: thường không có VSV do có niêm dịch và đại thực bào. ­ Vi sinh vật  ở bộ máy sinh dục, tiết niệu: trong điều kiện bình thường chỉ  có bên  ngoài bộ  máy  sinh  dục,  tiết  niệu  có   VSV.   Nam  giới   thường  có Mycobacterium   smegmatis; lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn Gram âm. Nữ  giới có thể  có tụ  cầu,   trực  khuẩn giả  bạch hầu, cầu khuẩn  đường ruột,  trực  khuẩn E.coli và  thường  không có VSV gây bệnh.  ­ Vi sinh vật ở niêm mạc mắt: thường thấy trực khuẩn niêm mạc hoặc tụ cầu da. ­ Vi sinh vật ở bộ máy tuần hoàn và phủ tạng: bình thường không có VSV. 2.2. Ký sinh trùng Là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để  tồn   tại và phát triển. Thí dụ gium móc hút máu ở thành ruột người. Việt Nam có gần đầy đủ  các loại ký sinh trùng y học mà trên thế  giới có  như: 2.2.1. Giun:  Gồm các loại giun như  giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ, giun   lươn, giun kim, giun chỉ bạch huyết, giun xoắn, giun đầu gai, giun đũa chó... Nhưng  phổ biến nhất vẫn là các loại giun đường tiêu hóa. 4
  5. 2.2.2. Sán lá:  Sán lá gan nhỏ  có rải rác khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung và   miền Nam. Gần đây nhiều  ổ  bệnh sán lá gan lớn, sán lá phổi cũng đã được phát  hiện ở nhiều tỉnh trên cả nước. Ngoài ra còn có các loại sán lá khác như sán lá ruột. 2.2.3. Sán dây: Các loại sán dây lợn, sán dây bò, sán chó... đặc biệt là bệnh ấu trùng  sán dây lợn cũng có một tỷ lệ đáng kể trong các loại giun sán nói chung. 2.2.4. Đơn bào:  ­ Amip: amip ở ruột, ở nội tạng, ở răng miệng, ở mắt... ­ Trùng roi: trùng roi đường tiêu hóa, đường sinh dục­tiết niệu, trùng roi  đường máu và nội tạng ­ Trùng lông 2.2.5. Ký sinh trùng sốt rét:  Ở  nước ta có các loại ký sinh trùng sốt rét ký sinh  ở  người là P. Falciparum, P.vivax, P.malariae, P. Ovale nhưng chủ yếu gặp hai lo ại P.   Falciparum, P.vivax. 2.2.6. Vi nấm ký sinh: Có hàng chục loại vi nấm ký sinh và gây bệnh cho người bao   gồm nấm ngoại ký sinh (ở  da, tóc, móng, hốc tự  nhiên của cơ  thể) và nấm nội ký  sinh (ở máu và nội tạng). 2.2.7. Tiết túc gây bệnh và truyền bệnh: Có hàng trăm loại tiết túc liên quan đến y  học đã được phát hiện. Trong đó có loại truyền bệnh, có loại gây bệnh, có loại vừa   truyền bệnh vừa gây bệnh. ­ Muỗi: gồm muỗi truyền sốt rét, muỗi truyền viêm não, muỗi truyền sốt  xuất huyết, muỗi truyền giun chỉ bạch huyết, muỗi cát truyền trùng roi đường máu   và nội tạng Leishmania. ­ Ruồi, nhặng truyền các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ­ Bọ chét truyền dịch hạch ­ Ve truyền bệnh viêm não, gây bệnh tê liệt do ve ­ Rệp truyền bệnh sốt phát ban II. Cơ chế tác động đến sức khỏe con người 1. Cơ chế tác động của VSV đến sức khỏe con người 1.1. Những vấn đề hiện nay của VSV 1.1.1. Gây các bệnh truyền nhiễm và gây đại dịch VSV là căn nguyên của các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay bệnh truyền nhiễm   vẫn là vấn đề lớn trong bệnh tật của thế giới. Các bệnh nhiễm vi rút như cúm, sởi,   viêm gan, Dengue xuất huyết... vẫn là vấn đề  toàn cầu vì hiện nay chúng ta vẫn  chưa có đầy đủ thuốc đặc trị chống nhiễm vi rút. Còn vắc xin là biện pháp rất có ý   nghĩa quyết định nhưng nhiều loại bệnh do vi rút vẫn chưa có vác xin hữu hiệu.   Ngoài những bệnh nhiễm vi rút đã có từ lâu, gần đây còn xuất hiện một số bệnh vi   rút mới như HIV/AIDS, Ebola, bò điên, cúm gà, Hantavirus... Riêng HIV/AIDS đang  gây đại dịch toàn cầu và là vấn đề nổi cộm của toàn thế giới. 5
  6. Gần đây ở nhiều nước (trong đó có Việt Nam) xuất hiện một loại dịch viêm  phổi cực kỳ nguy hiểm (SARS) do một loại vi rút mới giống như Corionaviridae và   gọi là vi rút SARS­COV. Tuy chưa lây lan toàn cầu và số người nhiễm khoảng 8000  người, nhưng tỷ lệ tử  vong khá cao (gần 10%) và đã gây ảnh hưởng lớn đến kinh  tế và an ninh thế giới. Hiện nay dịch cúm gia cầm đang lây lan mạnh  ở  Châu Á sang Châu Âu và  WHO cảnh báo có thể gây thành đại dịch cúm ở người. Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm cũ, thì gần đây còn nổi lên một số  bệnh   truyền nhiễm mới nổi như do E.coli gây tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa và tiết niệu   (do nhóm EHEC) hoặc gây viêm loét dạ  dày do Helicobacter pylori. Vi khuẩn này  còn là căn nguyên dây ung thư dạ dày. Một số nước nam Á còn xuất hiện một týp vi   khuẩn tả  mới là V.cholerae 0139 khác với typ V.cholerae 01 vẫn gây dịch  ở  nhiều   nước trên thế giới. 1.1.2. Vi khuẩn kháng kháng sinh Là một vấn đề nổi cộm của các nước đang và đã phát triển. Các vi khuẩn là  căn nguyên thường gặp nhất cũng là những vi khuẩn kháng thuốc mạnh nhất như  tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và các trực khuẩn đường tiêu hóa. 1.1.3. Vi sinh vật mà đặc biệt vi rút gây khối u và gây ung thư Hiện nay có nhiều bằng chứng vi rút gây ung thư ở người như bệnh leucose   do HTLV­I, ung thư  vòm họng do EBV, ung thư  gan do HBV, HCV... Vi khuẩn   H.pylori được WHO coi là nguyên nhân số một gây ung thư dạ dày. 1.1.4. Sự ô nhiễm môi trường trên toàn cầu, đặc biệt là sự ô nhiễm các nguồn nước  và đất cũng gây ra sự  ô nhiễm các VSV gây bệnh nhất là các VSV gây bệnh tiêu   chảy và nhiễm độc thức ăn. 1.2. Cơ chế tác động của VSV đến sức khỏe con người 1.2.1. Nhiễm trùng Vi sinh vật là căn nguyên của các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng là sự  xâm   nhập và sinh sản trong mô của các VSV gây bệnh dẫn tới sự xuất hiện hoặc không  xuất hiện bệnh nhiễm trùng. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, người ta chia thành các   hình thái nhiễm trùng sau: ­ Bệnh nhiễm trùng: VSV gây ra các rối loạn cơ chế điều hòa của cơ thể, dẫn đến  xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt (như  sốt, đau) và tìm thấy các VSV gây   bệnh trong bệnh phẩm. Bệnh nhiễm trùng có 2 loại: cấp tính (triệu chứng bệnh rõ   rệt và thường tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó bệnh nhân khỏi hoặc tử vong) và   mãn tính ( bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội, do các VSV ký sinh bên trong tế  bào như bệnh phong, giang mai...) ­ Nhiễm trùng thể ẩn: người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng. Người ta  thường không tìm thấy VSV gây bệnh trong bệnh phẩm, nhưng có thể  có những   thay đổi về  công thức máu. Hình thái nhiễm trùng này không nguy hiểm cho bệnh   nhân nhưng có thể là nguồn lây bệnh. 6
  7. ­ Nhiễm trùng tiềm tàng: VSV gây bệnh tồn tại  ở  một số  cơ  quan nào đó của cơ  thể. Ví dụ trong thời niên thiếu, gần 100% trẻ em bị thủy đậu do vi rút Herpes. Tuy   Thủy đậu đã khỏi nhưng vi rút này vẫn cư trú ở hạch thần kinh giao cảm, khi bị suy  giảm miễn dịch (như bị HIIV/AIDS..) thủy đậu –Zona lại xuất hiện. ­ Nhiễm trùng chậm: loại nhiễm trùng này do một số  vi rút. Thời gian  ủ  bệnh   thường kéo dài ví dụ HIV thời gian ủ bệnh kéo dài 7­10 năm. 1.2.2. Độc lực của VSV:  Độc lực là mức độ  của khả  năng gây bệnh của VSV hay cơ  chế  gây bệnh   của VSV là phụ  thuộc vào yếu tố  độc lực. Độc lực của VSV gồm nhiều yếu tố.   Mỗi VSV có một số yếu tố độc lực quyết định. Khi nói tới độc lực của VSV phải   đề  cập tời đối tượng cụ  thể  mà VSV đó gây bệnh. Nhiều VSV chỉ  gây bệnh cho   một loại động, thực vật nào đó. Đa số  VSV gây bệnh cho người không gây bệnh  cho động vật và ngược lại. Tuy nhiên cũng có một số VSV gây bệnh cho cả hai như  vi khuẩn dịch hạch. Than, Brucella... nhưng mức độ  nặng nhẹ  không giống nhau.  Các yếu tố độc lực của VSV gồm: a. Sự bám vào tế bào:  Bám vào tế  bào là điều kiện đầu tiên để  VSV có thể  xâm nhập vào mô và   gây nhiễm trùng. Một số ví dụ điển hình của sự bám đặc hiệu vi khuẩn bào tế bào   là Streptococcus pyogenes định cư  chủ  yếu  ở họng miệng và là tác nhân chính gây   viêm họng; Streptococcus salivarius định cư chủ yếu ở lưỡi và rất ít ở bề mặt răng. b. Sự xâm nhập và sinh sản của VSV Xâm nhập và sinh sản là các yếu tố quyết định của sự nhiễm trùng. Vi rút và  các vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc chỉ gây bệnh được khi sinh sản bên trong tế  bào. Nhiều vi khuẩn, dù không ký sinh nội bào bắt buộc, nhưng để gây nhiễm trùng  chúng cũng phải xâm nhập vào mô. Salmonella bắt đầu sự  xâm nhập bằng cách  dính chặt vào diềm bàn chải ruột và các vi nhung mao bắt đầu thoái hóa. Khi vi   khuẩn này xâm nhập vào tế bào, sự thoái hóa xảy ra nhiều hơn và tạo thành những  không bào chứa đựng một hoặc nhiều vi khuẩn. Ngược lại với sự chui vào trong tế bào chủ của các vi khuẩn đã  nêu trên, các  vi khuẩn gây bệnh bằng ngoại độc tố  như  vi khuẩn tả, vi khuẩn ho gà, ETEC   (Enterotoxigenic E.Coli) đã không xâm nhập vào tế bào. Chúng làm tổn hại màng tế  bào, sinh sản trên màng nhày niêm mạc, sản xuất và tiết ra ngoại độc tố, các ngoại  độc tố này thấm vào tế bào và gây ra những tác dụng đặc hiệu nghiêm trọng cho cơ  thể. c. Độc tố: Độc tố  là những chất độc của VSV để  gây bệnh. Nó gồm 2 loại nội và  ngoại độc tố. ­ Nội độc tố là những chất độc gắn ở vách vi khuẩn Gram âm, bản chất hóa học là   lipopolysaccharid   (LPS),   thường   có   ở   các   vi   khuẩn   Gram   âm   như   Salmonella,   7
  8. Shigella... Nội độc tố chịu được nhiệt độ sôi và không bị phân hủy bởi protease; tính  kháng nguyên yếu và không sản xuất được thành vac xin ­ Ngoại độc tố là những chất độc do vi khuẩn tiết ra môi trường; bản chất hóa học  là protein nên không chịu được nhiệt độ sôi và protease; tính kháng nguyên tốt và có   thể  sản xuất thành vac xin; có độc lực rất cao (cao hơn nội độc tố). Ngoại độc tố  có thể do cả vi khuẩn Gram dương (bạch hầu, uốn ván, hoại thư) và vi khuẩn Gram  âm (ho gà, tả ETEC của E.coli) tạo ra. d. Enzym ngoại bào Vi khuẩn có những enzym ngoại bào có vai trò độc lực và có liên quan đến  khả   năng   gây   bệnh.   Nhưng   bản   chất   của   chúng   rất   ít   độc   tính.   Ví   dụ   enzym   Hyaluronidase được coi là yếu tố  xâm nhập, nó phân hủy acid hyaluronic của tổ  chức liên kết để cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào mô. e. Một số kháng nguyên bề mặt có tác dụng chống thực bào  ­ Kháng nguyên vỏ: vỏ của một số vi khuẩn (như phế cầu, liên cầu, dịch hạch...) có   tác dụng chống lại sự thực bào bằng cách bão hòa sự opsonin hóa nên đã giúp cho vi   khuẩn tồn tại và gây bệnh. ­ Kháng nguyên bề mặt: vi khuẩn thương hàn có kháng nguyên Vi (virulence) là yếu   tố  chống thực bào, giúp cho vi khuẩn thương hàn phát triển bên trong tế  bào bạch  cầu. Vi khuẩn lao có cấu trúc lớp vách đặc biệt (bao gồm nhiều yếu tố sợi và sáp),   tạo nên sự  đề  kháng cao với thực bào. Do vậy vi khuẩn lao có thể  sinh sản trong   các tế bào thực bào và gây bệnh. f. Các phản ứng quá mẫn (hypersensitivity) Phản  ứng quá mẫn là cơ  chế bệnh sinh của một số bệnh nhiễm trùng. Quá  mẫn là những phản ứng miễn dịch có hại cho cơ thể. Quá mẫn trong nhiễm trùng là   do một số lymphokin (TNF, IL6...) gây nên shock nhiễm trùng, điển hình là shock do   nội độc tố. g. Độc lực của vi rút Độc lực của vi rút là tập hợp của nhiều yếu tố giúp cho vi rút nhân lên nhanh  và gây tổn hại tế bào. Cũng giống như với vi khuẩn, độc lực của vi rút bao gồm các  yếu tố bám, xâm nhập và nhân lên gây hủy hoại tế bào dẫn đến biểu hiện của các  bệnh nhiễm vi rút. Ngoài ra vi rút gây bệnh là do tổn hại tế  bào do vi rút bám và   trong quá trình nhân lên của nó, nên độc lực của vi rút còn bao gồm các yếu tố sau: ­ Vi rút bám trên màng tế  bào cảm thụ, làm  ảnh hưởng đến chức năng của màng   này và gây ra sự suy thoái chức năng tế bào. ­ Vi rút  ngăn cản sự sinh tổng hợp của các đại phân tử của tế bào để phục vụ cho   sự nhân lên của nó ­ Vi rút làm thay đổi tính thấm của lysosom tế bào và có thể  dẫn tới sự giải phóng  các enzym. 8
  9. ­ Các tiểu thể của vi rút trong tế bào đã phá hủy cấu trúc và chức năng tế bào, gây  chết tế bào. ­ Vi rút gây ra biến dạng nhiễm sắc thể ­ Vi rút gây ung bướu, gây chuyển dạng tế bào, loạn sản tế bào. h. Sự né tránh đáp ứng miễn dịch Sự phát triển có tính chất biến hóa của VSV đã xuất hiện các VSV chống lại   hệ thống bảo vệ của cơ thể, nói đúng hơn là cơ thể đã để  lọt lưới các biến chủng   VSV né tránh được hệ  thống phòng ngự  của cơ  thể  do vậy chúng tồn tại để  gây  bệnh ­ Sự   ẩn dật của VSV: VSV chui vào tế  bào để  tránh tác dụng của kháng thể  và  kháng sinh. Vi khuẩn lao, hủi ký sinh bên trong tế bào, một số vi rút chui vào tế bào   và gắn ADN của chúng vào nhiễm sắc thể. ­ Vi khuẩn tiết ra các yếu tố  ngăn cản hệ  thống bảo vệ của cơ thể. Tụ cầu vàng   tiết ra protein A bao xung quanh tế bào vi khuẩn, ngăn cản tác dụng của kháng thể. ­ Sự thay đổi kháng nguyên của VSV, điển hình như vi rút cúm và HIV đã hạn chế  tác dụng của miễn dịch đặc hiệu. ­ Các VSV đã tấn công hệ thống miễn dịch. Ví dụ vi rút sởi và HIV đã đánh vào các  tế bào hệ miễn dịch dẫn tới suy giảm miễn dịch. Nhiều vi rút trước đây chỉ  gây bệnh cho động vật, đã biến dị, trở  nên gây  bệnh cả  cho người, một số đã gây thành dịch nguy hiểm như HIV, SARS, cúm gia   cầm... 1.3. Đường lây truyền bệnh VSV gây bệnh từ môi trường bên ngoài hay từ cơ thể bị bệnh lây truyền sang  cơ  thể  lành có thể  bằng con đường trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua môi giới   trung gian là côn trùng tiết túc. Lây bằng con đường tiếp xúc trực tiếp như  bệnh   lậu, giang mai, AIDS... do quan hệ  tình dục mà VSV từ  người bệnh truyền sang  người lành một cách trực tiếp và là con đường ngắn nhất. Lây bệnh gián tiếp qua môi trường trung gian như không khí, nước, thức ăn,  dụng cụ sinh hoạt... VSV vào người lành rồi gây bệnh. Trực tiếp Gián tiếp  1m Không khí Dụng cụ Côn trùng tiết túc 9
  10. Gián tiếp
  11. + Nang trùng sán lá phổi Paragonimus westermani có trong cua đá, tôm + Ấu trùng sán dây lợn Toenia solium có trong thịt lợn 2.2. Điều kiện lan tràn của các bệnh ký sinh trùng Do điều kiện tự  nhiên và điều kiện sinh hoạt của vật chủ mà tùy theo từng  vùng các loại ký sinh trùng có mức độ  phổ  biến khác nhau. Bệnh ký sinh trùng có   khả năng lan tràn khuếch tán từ vùng này sang vùng khác. 2.2.1. Các hình thức khuếch tán ­ Khuếch tán chủ động: là hình thức khuếch tán đơn giản. Bản thân ký sinh trùng tự  di chuyển như  muỗi bay, chấy rận bò... Cách lan tràn này nói trung hạn chế  trong  phạm vi hẹp. ­ Khuếch tán thụ động: sự khuếch tán này thể hiện qua nhiều phương thức như gió   làm muỗi bay đi xa hơn, nước lũ có thể cuốn trôi bọ gậy của muỗi sốt rét từ  rừng   núi về đồng bằng; nhờ  các phương tiện giao thông vận tải mà các loại muỗi, rệp,  ve... có thể di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác. 2.2.2. Điều kiện truyền bệnh của ký sinh trùng Ký sinh trùng cần có những điều kiện thích hợp đề  phát triển, sinh sản và  tồn tại. Các điều kiện đó là: ­ Vật chủ: ký sinh trùng cần có vật chủ đầy đủ và thích hợp nếu không chúng sẽ bị  tiêu diệt. Bệnh sốt rét muốn lưu hành ở một địa phương nào thì địa phương đó phải   có bệnh nhân sốt rét để  dự  trữ  ký sinh trùng cho muỗi đốt, phải có muỗi có khả  năng truyền bệnh sốt rét (muỗi Anopheles) để  đem ký sinh trùng từ  người bệnh  sang người lành. ­ Điều kiện khí hậu và địa lý: có ảnh hướng rõ rệt đến bệnh ký sinh trùng. Nhiệt độ  dưới 16oC kéo dài thì ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum sẽ  không phát  triển được trong muỗi, trong khí đó ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax vẫn có   thể phát triển trong muỗi được. Nói chung khí hậu nóng, ẩm của các vùng nhiệt đới   rất thích hợp cho sự tồn tại của ký sinh trùng. ­ Điều kiện sinh hoạt của cộng đồng: điều kiện sống và tập quán vệ sinh của cộng  đồng là một yếu tố  vô cùng quan trọng đối với sự  lan tràn của các bệnh ký sinh   trùng. Ăn uống thiếu thốn, nơi ở chật chội, chen chúc, tinh thần luôn bị căng thẳng,   duy trì nhiều tập quán không hợp vệ sinh... đều là những yếu tố  thuận lợi cho các  dịch bệnh ký sinh trùng phát triển. Người mắc các bệnh giun đũa, giun tóc, giun  móc/mỏ là do còn tập quán sử dụng phân tươi trong canh tác. Người mắc các bệnh   sán lá gan, sán là phổi là do có tập quán ăn gỏi cá, ăn cua nướng... 2.3. Đường xâm nhập:  Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các đường: ­ Đường tiêu hóa: hầu hết các bệnh giun sán (giun đũa, giun tóc, sán dây, sán lá...),   đơn bào đường ruột (amip, trùng lông, trùng roi Giardia lamblia...) để xâm nhập vào  cơ thể bằng con đường này. 11
  12. ­ Qua da: muỗi truyền sốt rét, giun chỉ, viêm não. Ấu trùng giun móc/mỏ xuyên qua   da. ­ Đường hô hấp: một số loại vi nấm ­ Đường sinh dục: trùng roi đường sinh dục­tiết niệu T. Vaginalis ­ Qua nhau thai: bệnh Toxoplasma gondii hoặc sốt rét bẩm sinh. 2.4. Các bệnh ký sinh trùng phổ biến Các bệnh ký sinh trùng phổ biến hoặc gây nhiều tác hại ở Việt Nam là: 2.4.1. Giun sán đường tiêu hóa:  Đây là những loại ký sinh trùng phổ  biến nhất  ở Việt Nam. Tùy từng cộng  đồng tỷ lệ nhiễm bệnh có thể từ 30­80%, nhất là ở các vùng nông thôn đồng bằng.   Trong số các bệnh giun sán đường tiêu hóa thì phổ biến nhất là giun đũa rồi tới giun   móc/mỏ, giun tóc. Có những bệnh tuy tỷ  lệ  nhiễm thấp nhưng khi mắc thì  ảnh  hưởng tới sức khỏe lại rất nghiêm trọng như ấu trùng sán dây lợn, bệnh giun xoắn.. 2.4.2. Bệnh sốt rét: Việt Nam có địa hình phức tạp, nhiều rừng, đồi núi, thời tiết khí hậu lại  nắng nóng mưa nhiều nên bệnh sốt rét có khả năng lây truyền quanh năm. Chương  trình quốc gia phòng chống sốt rét ước tính Việt Nam có khoảng gần 40 triệu người   sống trong vùng sốt rét lưu hành trong đó có khoảng 15 triệu người sống trong vùng   sốt rét lưu hành nặng. Vì vậy bệnh sốt rét vẫn còn là mối nguy cơ  cao cho nhiều   cộng đồng sống trên hai phần ba lãnh thổ nước ta. 2.4.3. Bệnh giun chỉ bạch huyết: Tuy tỷ  lệ  nhiễm bệnh thấp nhưng phân tán  ở  nhiều địa phương thuộc các  tỉnh đồng bằng, trung du miền núi và ven biển. Bệnh thường khu trú thành từng  điểm nhỏ, thành từng thôn, từng xã chứ không có tỷ lệ đồng đều như các bệnh giun  khác. 2.4.4. Bệnh đơn bào đường tiêu hóa: Đơn bào đường tiêu hóa  ở  Việt Nam thường do amip E.histolytica và trùng   roi G.lamblia, gây nên. Bệnh gặp  ở  nhiều cộng đồng,  ở  vùng nông thôn và đô thị  trên khắp cả nước, có thể gây thành dịch. 2.4.5. Bệnh trùng roi đường sinh dục­tiết niệu Bệnh do T.vaginalis gây nên, gặp cả ở nam và nữ  nhưng chủ yếu gây nhiều   phiền phức và tác hại cho phụ  nữ, nhất là những người làm nghề  mại dâm hoặc  phụ nữ sống trong điều kiện nghèo, vệ sinh kém. 2.4.6. Các bệnh giun sán nội tạng Gồm bệnh sán lá gan, ấu trùng sán dây lơn, sán lá phổi... thường gây các thể  bệnh nặng và khó chữa. III. Kỹ thuật phát hiện và đo lường các yếu tố sinh học 1. Các kỹ thuật chẩn đoán VSV 12
  13. Kết quả xét nghiệm VSV có giá trị  trong chẩn đoán căn nguyên bệnh nhiễm  trùng. Chẩn đoán VSV là xác định nguyên nhân (vi khuẩn gây bệnh) hay hậu quả  (đáp  ứng miễn dịch của cơ  thể) của sự  nhiễm khuẩn. Có hai phương pháp chẩn  đoán VSV bệnh nhiễm trùng: chẩn đoán trực tiếp và gián tiếp.  1.1. Chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh 1.1.1. Chẩn đoán trực tiếp Là tìm vi khuẩn gây bệnh trong cơ  thể  người bệnh. Có thể  tìm được vi  khuẩn bằng hai cách khác nhau: chẩn đoán nhanh và nuôi cấy xác định. Tùy theo   từng loại bệnh, tính chất cấp tính hay khả năng gây dịch và tình trạng trang thiết bị  của phòng xét nghiệm mà áp dụng cả hai hay chỉ dừng lại ở chẩn đoán nhanh (bằng   nhuộm soi đơn giản). Các bước chính trong phương pháp chẩn đoán trực tiếp là a. Lấy bệnh phẩm: Bệnh phẩm là những vật phẩm lấy từ  người bệnh  để  tìm vi khuẩn gây   bệnh. Vì vậy tùy từng loại bệnh mà lấy bệnh phẩm khác nhau. Bệnh phẩm có thể  là phân (ở các nhiễm khuẩn đường ruột), nước tiểu (ở các nhiễm khuẩn đường tiết  niệu), mủ  (ví dụ   ở  vết thương), máu (ở  nhiễm khuẩn máu), các chất dịch (ví dụ  dịch não tủy trong viêm màng não...). Lấy bệnh phẩm là khâu đầu tiên của chuỗi  các công việc xét nghiệm; nếu lấy bệnh phẩm không đúng, mọi nỗ lực xét nghiệm   ở giai đoạn sau sẽ trở nên vô ích. Để  lấy bệnh phẩm đúng (khả  năng có chứa vi khuẩn gây bệnh cao), phải   đảm bảo đúng 3 nguyên tắc khi lấy bệnh phẩm là đúng chỗ (vị trí có chứa vi khuẩn  và khi khuẩn đang phát triển), đúng lúc (đúng thời điểm có nhiều vi khuẩn như  trước khi dùng kháng sinh), đảm bảo kỹ thuật vô trùng. Bệnh phẩm lấy xong cần được chuyển nhanh nhất tới phòng xét nghiệm.   Nếu cần phải bảo quản bệnh phẩm  ở  môi trường và nhiệt độ  thích hợp (để  vi  khuẩn không bị chết cho đến khi nuôi cấy). b. Nhuộm, soi (chẩn đoán nhanh) ­ Làm tiêu bản nhuộm từ bệnh phẩm để tìm vi khuẩn, dựa vào: hình thể, tính chất   bắt màu, kích thước và cách sắp xếp; đánh giá các loại tế bào và mối quan hệ giữa  vi khuẩn với các tế bào này (vi khuẩn nằm trong hay ngoài tế bào). ­ Làm tiêu bản soi tươi bệnh phẩm để  tìm vi khuẩn dựa vào tính chất di động của  nó. Kết quả nhuộm soi thường chỉ có giá trị chẩn đoán sơ bộ và định hướng cho  nuôi cấy. Nhưng trong một số trường hợp có giá trị chẩn đoán quyết định như chẩn   đoán bệnh giang mai, hoặc bệnh lậu bằng nhuộm soi trực tiếp bệnh phẩm đường   sinh dục. Trong chẩn đoán một số  bệnh có giá trị  tương đối cao như  nhuộm hạt   nhiễm sắc chẩn đoán bệnh bạch hầu, chẩn đoán bệnh dịch hạch bằng nhuộm bệnh  phẩm hạch. Đấy là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu trang thiết   13
  14. bị phức tạp, rẻ tiền và nhanh có kết quả, vì vậy có thể áp đụng được ở các tuyến y   tế cơ sở. Ngày nay người ta còn sử dụng trong chẩn đoán nhanh một số kỹ thuật sau: ­ Kỹ thuật di truyền phân tử, như PCR (polymease chain reaction) để phát hiện gien  đặc thù của VSV. ­ Kỹ thuật miễm dịch để  phát hiện kháng nguyên của VSV, như huỳnh quang trực   tiếp, ELISA, ngưng kết thụ động... Các phương pháp chẩn đoán nhanh đặc biệt quan trọng với các bệnh gây dịch  như tả, bạch hầu, cúm gia cầm, SARS... c. Nuôi cấy ­ Phân lập: là tách biệt vi khuẩn gây bệnh từ  bệnh phẩm. Tùy loại bệnh phẩm và   loại vi khuẩn mà người ta sử dụng loại môi trường phân lập thích hợp. Môi trường   thạch đĩa (thạch máu, thạch thường...) được sử dụng để  cấy phân vùng nhằm tách   biệt vi khuẩn.  Môi trường phân lập là môi trường nuôi cấy, ngoài chất dinh dưỡng thường   có thêm hóa chất đặc biệt, có tác dụng ức chế tạp khuẩn hay kích thích chọn lọc vi   khuẩn cần tìm phát triển. Dựa vào tính chất khuẩn lạc (hình dạng, màu sắc, độ lớn) hoặc/và tính chất   nuôi cấy khác nhau mà nhận biết và tách biệt được vi khuẩn cần tìm thành dòng vi   khuẩn thuần nhất. ­ Tăng sinh: đối với bệnh phẩm có ít vi khuẩn (ví dụ  máu), người ta phải tăng sinh   bằng cấy vào môi trường kích thích sự phát triển. d. Xác định Phải dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau để xác định vi khuẩn. ­ Xác định tính chất sinh học: bằng cách nuôi cấy vi khuẩn thuần nhất vào các môi  trường khác nhau. Môi trường xác định tính chất hóa sinh có chứa những hóa chất  đặc biệt để xác định khả năng chuyển hóa, sinh enzym, tạo sản phẩm chuyển hóa...  của vi khuẩn. ­ Xác định tính chất kháng nguyên (định typ huyết thanh): dùng kháng thể  đã biết  (kháng huyết thanh mẫu) để  xác định kháng nguyên (thân, lông, vỏ) vủa vi khuẩn  dựa vào phản  ứng kết hợp kháng nguyên­kháng thể  đặc thù. Vì vậy xác định vi  khuẩn bằng cách này có độ chính xác cao. ­ Xác định tính chất ly giải bởi phage (định typ ly giải): dùng phage đã biết, xác định   nó có ly giải vi khuẩn hay không. Cách xác định này có độ  chính xác cao, song khó  có chủng phage mẫu ­ Xác định khả  năng gây bệnh thực nghiệm: bằng cách tiêm truyền cho súc vật thí  nghiệm (như  chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng), theo dõi diễn bệnh và tìm tổn  thương điển hình trên súc vật thí nghiệm. 1.1.2. Chẩn đoán gián tiếp: là tìm kháng thể trong huyết thanh người bệnh 14
  15. a. Nguyên tắc  Dựa vào kháng nguyên (mẫu) đã biết trước và bằng các phản  ứng kết hợp   kháng nguyên­kháng thể  đặc hiệu  để  tìm kháng thể.  Thông qua sự  có mặt của   kháng thể mà kết luận sự có mặt của kháng nguyên­vi khuẩn gây bệnh. b. Các bước tiến hành ­ Lấy bệnh phẩm: lấy máu tĩnh mạch (khoảng 3 ml), cho vào ống nghiệm khô, để  máu đông, li tâm lấy huyết thanh và xử lý. ­ Làm phản ứng huyết thanh:  + Huyết thanh bệnh nhân được pha loãng thành nhiều nồng độ khác nhau + Hai mẫu huyết thanh I và II cùng được tiến hành làm phản ứng trong cùng   điều kiện. + Xác định hiệu giá kháng thể là độ huyết thanh pha loãng nhất mà ở đó phản  ứng kết hợp kháng nguyên­kháng thể còn xảy ra (+). + Xác định động lực kháng thể: so sánh hiệu giá kháng thể của 2 mẫu huyết   thanh I và II và sự gia tăng hiệu giá kháng thể lần II so với lần I ít nhất là gấp 2 lần. Khi có động lực kháng thể thì kết luận được người bệnh bị nhiễm khuẩn. 1.2. Chẩn đoán vi rút gây bệnh 1.2.1. Chẩn đoán trực tiếp a. Bệnh phẩm để chấn đoán trực tiếp Để chẩn đoán trực tiếp nghĩa là để phân lập vi rút hay gây bệnh thực nghiệm   trên súc vật cần hiểu rõ thời gian nhiễm vi rút, cơ  quan mà vi rút có thể gây bệnh.  Bệnh phẩm có thể là dịch mũi họng, máu, nước não tủy hay đoạn ruột, mảnh não,  mảnh tủy sống... Tất cả  mọi bệnh phẩm dùng trong chẩn đoán trực tiếp đều phải bảo quản   cận thận, tránh làm lây lan, giữ  trong dây chuyền lạnh và gửi trong thời gian ngắn  nhất: từ một đến vài giờ. b. Phân lập vi rút Các bệnh phẩm không có khả năng bội nhiễm vi khuẩn (máu, nước não tủy,  mảnh tổ  chức sinh thiết...) thì không cần xử  lý kháng sinh. Ngược lại nếu bệnh   phẩm có thể  bội nhiễm vi khuẩn (nước họng mũi, nước tiểu, phân...) cần xử  lý  diệt khuẩn và nấm bằng các kháng sinh ở nồng độ  thích hợp không ảnh hướng tới  vi rút. Bệnh phẩm có thể phân lập trên 2 loại tế bào: ­ Tế bào nguyên phát một lớp: là những tế bào có nguồn gốc từ mô động vật, thực  vật, hay côn trùng được nuôi cấy thành một lớp tế  bào trong phòng thí nghiệm để  nuôi cấy phân lập vi rút. Các tế  bào nguyên phát chỉ  sử  dụng một lần và thường   dùng là tế bào thận khỉ, bào thai chó, lợn, tế bào xơ bào thai gà, bào thai người. ­ Tế  bào thường trực: cũng có nguồn gốc từ  mô động vật hay thực vật, côn trùng  được cấy truyền qua nhiều thế  hệ trong phòng thí nghiệm mà không gây thay đổi   mọi đặc điểm di truyền cũng như tính cảm thụ với vi rút. 15
  16. c. Gây bệnh thực nghiệm trên động vật Có  thể   gây bệnh cho chuột  nhắt  mới sinh,  cho khỉ,  cho  bào  thai  gà,  cho   muỗi... Để xác định tên vi rút, người ta cũng dùng kháng thể mẫu để  làm các phản  ứng đặc hiệu xác định kháng nguyên. d. Xác định vi rút Sau khi đã nuôi cấy vi rút trên tế bào hoặc trong động vật thí nghiệm, các vi   rút nghi ngờ được xác định bằng các kỹ thuật miễn dịch thích hợp. 1.2.2. Chẩn đoán gián tiếp (phương pháp huyết thanh học) a. Lấy bệnh phẩm:  Để  tìm kháng thể  có trong huyết thanh bệnh nhân cần phải lấy máu bệnh   nhân 2 lần, không có chất chống đông. Thời gian lấy máu: lần đầu sau 3,4 ngày từ  khi bệnh khởi phát; lần 2 cách lần đầu 10 ngày tới 2 tuần. b. Các phản ứng huyết thanh tìm kháng thể ­ Phản ứng ELISA tìm IgM để chẩn đoán nhanh. ­ Phản ứng ELISA tìm IgG ­ Phản ứng trung hòa ­ Phản ứng kết hợp bổ thể ­ Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu ­ Phản ứng Western blot. c. Nhận định kết quả ­ Các phản  ứng ELISA và Western blot được đánh giá là dương tính theo quy định   của các kít mẫu thử. ­ Các phản  ứng định lượng khác, hiệu giá huyết thanh trong mẫu lần 2 phải tăng   gấp 4 lần so với mẫu máu lần 1 mới kết luận là bệnh nhân mắc bệnh 1.2.3. Các phương pháp phát hiện vi rút khác ­ Vì các kỹ thuật phân lập và huyết thanh học tốn kém thời gian hoặc kinh phí, nên  hiện nay các phương pháp phát hiện vi rút trực tiếp từ  bệnh phẩm bằng các kỹ  thuật miễn dịch (huỳnh quang trực tiếp, ELISA  , ngưng kết gián tiếp), hoặc di  truyền (PCR) được sử dụng rất có hiệu quả. ­ Cắt cúp để tìm mô bệnh học đặc hiệu, cũng có thể phát hiện sự có mặt của vi rút ­ Người ta có thể  thấy cấu trúc đặc hiệu của vi rút khi bệnh phẩm được quan sát  dưới kính hiển bi điện tử. 2. Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh ký sinh trùng Để chẩn đoán chắc chắn có nhiễm hay không nhiễm loại ký sinh trùng nào,   trong tuyệt đại đa số trường hợp là phải dùng xét nghiệm. 2.1. Bệnh phẩm để xét nghiệm : ­ Phân: Rất nhiều loại ký sinh trùng thải mầm bệnh qua phân. 16
  17. ­ Máu: có thể  tìm trực tiếp ký sinh trùng trong máu (giun chỉ, sốt rét, trùng roi...)   hoặc gián tiếp qua các phản  ứng huyết thanh học để  chẩn đoán  các bệnh ký sinh  trong máu, mô. ­ Tủy xương: tủy xương cũng có thể được lấy để  tìm ký sinh trùng sốt rét khi cần   thiết. ­ Mô: một số  ký sinh trùng sống trong mô như   ấu trùng sán dây,  ấu trùng giun   xoắn... ­ Dịch và các chất thải khác: trong nước tiểu có thể tìm thấy ấu trùng giun chỉ, sán   máng. Đờm: tìm trứng sán lá phổi, nấm. Dịch tá tràng: tìm trứng sán lá gan. Dịch   màng phổi: tìm amip (trường hợp áp xe gan do amip vỡ vào màng phổi). ­ Các chất sừng: tóc, móng, da, lông... để tìm nấm. ­ Các mẫu vật để tìm ký sinh trùng: ngoài chẩn đoán xác định ký sinh trùng ở người,  còn cần tìm ký sinh trùng  ở  vật chủ  trung gian,  ở môi trường,  ở  ngoại cảnh... Các   mẫu vật có thể là vật chủ trung gian (tôm, cua, cá), sinh vật trung gian (ruồi, nhặng,   thực vật thủy sinh), nước (nước sạch, nước thải), thực phẩm, đất bụi... 2.2. Các kỹ thuật áp dụng: 2.2.1. Tìm ký sinh trùng (con trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng) ­ Đãi phân tìm giun, sán, đốt sán. Ép mô để tìm ấu trùng sán dây, ấu trùng giun xoắn.   Làm tiêu mô/cơ  (tìm  ấu trùng giun xoắn, nang sán), làm tiêu chất sừng (để  tìm  nấm). ­ Xét nghiệm vi thể  với nhiều loại bệnh phẩm khác nhau, nhiều kỹ  thuật khác  nhau, có thể xét nghiệm trực tiếp hoặc làm tập trung ký sinh trùng để  tìm dễ  hơn,   có thể  xét nghiệm định tính hoặc định lượng, xét nghiệm tự  nhiên hoặc nhuộm   sống hoặc nhuộm chết. ­ Nuôi cấy bệnh phẩm (cấy phân tìm ấu trùng giun móc, cấy phân để tìm amip, cấy  da vào môi trường thích hợp để tìm nấm). 2.2.2. Xét nghiệm gián tiếp Trong nhiều trường hợp khó hoặc không thể  tìm trực tiếp ký sinh trùng nên  phải áp dụng các phương pháp chẩn đoán gián tiếp. Các phản ứng gián tiếp có thể  là: ­ Thử nghiệm da bì: tiêm hoặc chủng kháng nguyên vào trong da để xem hiện tượng   dị ứng quá mẫn (như kháng nguyên một số loại nấm men, trùng roi đường máu...).  Thường được dùng trong điều tra dịch tễ. ­ Phản  ứng huyết thanh học: có nhiều loại kháng nguyên được sử  dụng làm các  phản ứng miễn dịch như +   Thử   nghiệm   màu   Sabin­Felman   (để   chẩn   đoán   bệnh   do   Toxoplasma   gondii). + Phản ứng Vogel Minning (để chẩn đoán sán máng). + Phản ứng Roth (để chẩn đoán bệnh giun xoắn). 17
  18. + Phản  ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp (chẩn đoán  amip, sốt rét, trùng roi...) + Phản  ứng ngưng kết hồng cầu trực tiếp hoặc gián tiếp (chẩn đoán amip,   Toxoplasma...) + Phản ứng khuếch tán kép trên thạch + Miễn dịch điện di thường hoặc khuếch tán trong điện trường. + Phản ứng cố định bổ thể. + Phản ứng latex (chẩn đoán bệnh amip, nấm...) + Các phản  ứng miễn dịch men như: ELISA, ERA Test, ELIEDA (phản  ứng   miễn dịch men trong điện trường) dùng trong chẩn đoán amip, Toxoplasma, trùng roi  đường máu... Ngoài   các   xét  nghiệm  ký   sinh  trùng  trực   tiếp  hoặc   gián  tiếp  trên  cơ   thể  người, chúng ta cần làm thêm các xét nghiệm phụ  trợ  khác như  về  số lượng bạch   cầu toan tính (trong một số bệnh giun), số lượng hồng cầu và huyết cầu tố  (trong   bệnh sốt rét), siêu âm trong bệnh sán lá gan, CT và điện não trong bệnh ấu trùng sán   dây lợn, xét nghiệm tủy đồ (trong bệnh sốt rét, giun móc...). Để  chẩn đoán dịch tễ, chẩn đoán vùng, chẩn đoán cộng đồng còn cần sử  dụng các kỹ thuật để tìm ký sinh trùng trong vật chủ trung gian hoặc sinh vật trung   gian, trong đất, trong nước, trong thực phẩm... IV. Kỹ thuật kiểm soát các yếu tố sinh học 1. Kỹ thuật kiểm soát các yếu tố sinh học  Kiểm soát các yếu tố  sinh học rất quan trọng vì chúng có thể  gây hại như  phá hủy thức ăn, gây bệnh. Vì vậy cần phải tiêu diệt hoặc loại trừ các yếu tố sinh   học khỏi môi trường để giảm thiểu tác hại của chúng.  1.1. Một số khái niệm: ­ Tiệt trùng (Sterilization): phá hủy hoặc loại trừ  hoàn toàn tất cả  các VSV sống  trên một vật hoặc một môi trường cụ thể.  ­   Tẩy   trùng   (Disinfection):   tiêu   diệt,   ức   chế   hoặc   loại   trừ   các   VSV   gây   bệnh  (thường là trên một vật thể vô tri vô giác). Diệt khuẩn có thể không loại trừ các bào   tử hoặc tất cả các VSV khỏi một vật thể hoặc một môi trường. ­ Khử trùng (Pasteurization): ngăn ngừa sự lây nhiễm các VSV vào các tế bào sống.  Khử trùng được sử dụng để bảo quản thức ăn nhạy cảm với nhiệt như sữa, bia và  các loại nước ngọt khác. Khử  trùng sử  dụng nhiệt độ  vừa phải (63­66°C trong 30   phút hoặc 71°C trong 15 giấy) để  tiêu diệt mầm bệnh và giảm số lượng các VSV  làm phân hủy sữa và thực phẩm. ­ Vệ sinh: giảm quần thể VSV đến mức an toàn theo các tiêu chuẩn vệ sinh.  1.2. Các biện pháp vật lý: Các biện pháp vật lý gồm: sử dụng nhiệt, lọc và tia bức xạ. 1.2.1. Sử dụng nhiệt: 18
  19. ­ Nhiệt  ướt gồm đun sôi nước và hấp khử  trùng (hấp với áp suất cao), khử  trùng   (thường được sử dụng đối với các vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ) . ­ Nhiệt khô được sử dụng để tiệt trùng các chất liệu nhạy cảm với nước như bột,   dầu v.v. Nhiệt khô không hiệu quả bằng nhiệt ướt và thường yêu cầu nhiệt độ cao   (160­170°C) và thời gian tiếp xúc dài hơn (2­3 giờ). Các biện pháp sử  dụng nhiệt   khô gồm: thiêu đốt bằng ngọn lửa, lò đốt điện hoặc lò đốt không khí. ­ Nhiệt độ thấp: + Làm đóng băng ở nhiệt độ ­20°C: không nhất thiết tiêu hủy các VSV nhưng  ức chế sự phát triển bằng cách làm chậm sự chuyển hóa và loại trừ nước. + Ướp lạnh: làm chậm sự phát triển của VSV do làm giảm tỷ lệ chuyển hóa. 1.2.2. Lọc: Sử  dụng kỹ  thuật lọc để  loại bỏ  các VSV và các phân tử  bụi ra khỏi các  dung dịch và khí nhạy cảm với nhiệt độ. ­ Lọc sâu: là những dụng cụ lọc bằng sợi dày có thể loại trừ VSV bằng cách sàng,  bẫy, hút. ­ Lọc màng: là những màng lọc mỏng với những cỡ lỗ xác định loại trừ  VSV bằng  cách sàng lọc. ­ Lọc khí hạt hiệu quả  cao (High­efficiency particulate air: HEPA): sử dụng trong   các khoang an toàn sinh học nhiều lớp để tiệt khuẩn không khí. 1.2.3. Tia bức xạ: ­ Bức xạ  tử  ngoại có hiệu quả  nhưng chỉ sử dụng với tiệt khuẩn bề mặt vì tia tử  ngoại không xâm nhập được qua kính, màng phim bẩn, nước và các chất khác.  ­ Bức xạ ion hóa (tia X, gamma...) có hiệu quả và xâm nhập được vào các chất liệu.  1.3. Các biện pháp hóa học: Các biện pháp hóa học sử  dụng các hóa chất để  làm sạch bề  mặt, hòa tan   lipid, làm biến chất protein của VSV và tạo ra các dạng hóa chất phản ứng.  ­ Phenolic: Làm biến chất protein của VSV; Thường được dùng để tẩy trùng phòng   thí nghiệm và bệnh viện.  ­ Alcohol: Làm biến chất protein và hòa tan lipid màng, không diệt được nội bào tử;   Sử dụng phổ biến để tẩy trùng và kháng khuẩn.   ­ Halogen (Hợp chất I  ốt): I  ốt tác động bằng cách ô xy hóa các phần tử  tế  bào và   protein tế bào; chlorine tác động chủ yếu bằng cách ô xy hóa các phần tử tế bào; Sử  dụng phổ biến để tẩy trùng và kháng khuẩn,  ­ Các kim loại nặng (Thủy ngân, đồng…): hiệu quả  nhưng thường độc hại, tác   động bằng cách gắn kết với protein và khử hoạt tính của protein.  ­ Các hợp chất amoni bậc bốn: các chất tẩy cation được sử  dụng như  là chất tẩy   trùng các dụng cụ đựng thực phẩm và các dụng cụ nhỏ vì có độc tính thấp; sử dụng  như  chất sát trùng da; tác động bằng cách phá vỡ  màng sinh học và làm biến chất  protein.  ­ Aldehyde: Gắn kết với protein và   khử  hoạt tính của protein; Các phân tử  phản   ứng có thể sử dụng để làm hóa chất tiệt trùng, có thể gây kích ứng da;. 19
  20. ­ Khí tiệt trùng (ví dụ ethylene oxide, betapropiolactone): Gắn kết với protein và khử  hoạt tính của protein; Có thể sử dụng để tiệt trùng các vật liệu nhạy cảm với nhiệt   như đĩa cạn có nắp để cây vi khuẩn bằng nhựa và bơm tiêm bằng nhựa.  ­ Thời gian gần đây, hydro peroxyt dạng hơi cũng được sử  dụng để  khử  trùng các   khoang an toàn sinh học. 1.4. Sử dụng kháng sinh tổng hợp: Các chất kháng vi trùng có nguồn gốc tổng hợp rất hữu dụng trong điều trị  bệnh do vi khuẩn hoặc vi rút. Ví dụ sulfonilamides, isoniazid, ethambutol, AZT,  nalidixic acid and chloramphenicol.  ­ Kháng sinh: là các chất kháng vi trùng được sản sinh bởi các VSV, có tác dụng tiêu  diệt   hoặc   kiềm   chế   các   VSV   khác.   Kháng   sinh   là   những   phân   tử   (không   phải  protein) có cân nặng phân tử thấp được sản sinh ra do các chuyển hóa thứ cấp chủ  yếu bởi các VSV sống trong chất bẩn. Hầu hết các VSV này tạo nên bào tử hoặc tế  bào không hoạt động. Trong mốc, yếu tố sản sinh ra kháng sinh đáng chú ý nhất là  Penicillium và Cephalosporium. Đây là nguồn kháng sinh beta­lactam chính. Trong vi   khuẩn, khuẩn Actinomycete, đáng chủ  ý nhất là chủng Streptomyce sản sinh ra vô   số  các loại kháng sinh gồm aminoglycoside (ví dụ  streptomycin), macrolide (ví dụ  erythromycin) và tetracycline. Bacillus hình thành nội bào tử  sản sinh ra kháng sinh  đa axit amin như polymyxin và bacitracin.  ­ Kháng sinh tổng hợp là các phần tử được sản sinh ra bởi một vi khuẩn, bị làm thay   đổi bởi một hóa chất hữu cơ để tăng cường các đặc tính kháng khuẩn. ­ Các biện pháp phòng chống kháng kháng sinh quan trọng gồm:  + Giảm thiểu kê đơn kháng sinh không cần thiết và kê đơn lạm dụng kháng  sinh thường xảy ra khi bệnh nhân mong muốn các bác sỹ kê đơn thuốc có kháng  sinh để điều trị các bệnh do vi rút hoặc kháng sinh được kê đơn cho những bệnh  không cần thiết. + Sử dụng đúng, đủ liều kháng sinh được kê để đảm bảo hiệu quả của  kháng sinh và không gây kháng thuốc. + Thực hành vệ sinh tốt và các quy trình kiểm soát nhiễm trùng hợp lý. 2. Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm: 2.1. Các nguyên tắc kiểm soát Chúng ta phải kiểm soát trực tiếp đối với các yếu tố  sinh học, đường lây   truyền, vật chủ hoặc môi trường. Các nguyên tắc kiểm soát chung được tóm tắt tại   hình 2. 2.2. Các phương pháp kiểm soát: 2.2.1. Yếu tố sinh học: Phá hủy các yếu tố sinh học thông qua điều trị đặc hiệu; sử dụng thuốc diệt   yếu tố sinh học trong cơ thể sống hoặc nếu yếu tố sinh học  ở ngoài cơ thể thì tiến  hành khử khuẩn, tiệt trùng, thiêu đốt hoặc dùng tia bức xạ  như  nêu ở  mục 1 phần   IV bài giảng này. 2.2.2. Lây truyền: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0