CAMILLE CLAUDEL, GỬI TÌNH YÊU VÀO NHỮNG PHO TƯỢNG
lượt xem 12
download
Trong các tên tuổi nổi tiếng về nghệ thuật tạo hình và điêu khắc của thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phải kể tới Camille Claudel. Bà không chỉ là một tài năng xuất chúng phát triển từ nhỏ mà con đường nghệ thuật còn trải qua rất nhiều cam go, vất vả cùng với cuộc đời chịu nhiều đau khổ, bi kịch. CAMILLE CLAUDEL- Tuổi già Bà sáng tác rất nhiều nhưng để lại thật ít, chỉ chừng 90 tác phẩm, chủ yếu là tượng bằng chất liệu thạch cao, đất, đá hoa cương, đồng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CAMILLE CLAUDEL, GỬI TÌNH YÊU VÀO NHỮNG PHO TƯỢNG
- CAMILLE CLAUDEL, GỬI TÌNH YÊU VÀO NHỮNG PHO TƯỢNG Trong các tên tuổi nổi tiếng về nghệ thuật tạo hình và điêu khắc của thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phải kể tới Camille Claudel. Bà không chỉ là một tài năng xuất chúng phát triển từ nhỏ mà con đường nghệ thuật còn trải qua rất nhiều cam go, vất vả cùng với cuộc đời chịu nhiều đau khổ, bi kịch. CAMILLE CLAUDEL- Tuổi Bà sáng tác rất nhiều nhưng để lại thật già ít, chỉ chừng 90 tác phẩm, chủ yếu là tượng bằng chất liệu thạch cao, đất, đá hoa cương, đồng và cẩm thạch. Mỗi tác phẩm đều có tính hiện đại, đáng yêu, táo bạo, mạnh mẽ và chân thật, thể hiện một cách tinh tế vẻ đẹp con người, tuổi trẻ, niềm đam mê, sự dâng hiến, nỗi chịu đựng, cuộc đấu tranh và phản kháng vì tình yêu, hạnh phúc. Nổi bật là các bức tượng như Sakountala (Vertumnus và Pomona) ra đời năm 1888; Người đàn ông ngồi bó gối, Những người đàn bà buôn chuyện, Vũ điệu
- valse, Clotho (Số phận) năm 1893; Bé gái Châtelaine năm 1896; Cầu nguyện, Ngọn sóng năm 1897, Tuổi già, Người đàn bà van xin năm 1899, Medusa (Perseus và Gorgon) năm 1902 và Ng Camille Claudel sinh ngày 8-12-1864 và mất ngày 19-10-1943 tại Pháp. Bà là con cả trong một gia đình trung lưu ở Aisene miền bắc nước Pháp, cha là Louis-Prosper Claudel một viên chức làm nghề cầm cố và giao dịch ngân hàng, mẹ là Louise-Athénaise Cerveaux con gái một bác sĩ thuộc dòng quý tộc. Sau bà còn có em trai và em gái, sau này đều trở thành văn nghệ sĩ. Từ nhỏ, Claudel đã thích nặn tượng. Bà thường lang thang bên bờ sông Geyn tìm đất sét để nặn búp bê và đồ chơi. Một lần, nhà điêu khắc Alfred Boucher đã phát hiện tài năng của bà và đến khuyên gia đình hãy chuyển tới Paris sinh sống vào 1881 và giúp bà vào học nặn tượng tại viện hàn lâm Colarossi mà nay là Grande Chaumière, một trong ít nơi bấy giờ chấp nhận học viên nữ. Suốt ba năm học, Claudel đã sáng tác được nhiều tượng đẹp và có các tác phẩm trưng bày. Năm 1883, Claudel quen biết nhà điêu khắc nổi tiếng Augustine Rodin (1840-1917) và trở thành trợ lý của ông. Từ đây, cuộc đời bà mở sang một trang mới có nhiều thành công hơn, có nhiều niềm đam mê mới, có tình yêu, sự bất hạnh và cả đắng cay. Nhờ khéo tay bà đã giúp Rodin tạo hình, nặn một số phần phụ trên các bức tượng tại xưởng của Rodin trên đường Université, hoàn thành quần thể tượng Cánh cửa địa ngục và Quý tộc Calais, về sau được xem là một trong các kiệt tác của mỹ thuật thế kỷ 19. Rồi hai người yêu nhau. Lúc đó, Claudel mới 20 tuổi,
- còn Rodin đã 42 tuổi, có vợ và một con trai. Biết được quan hệ vụng trộm này, báo chí làm rùm beng, mẹ bà tức giận ra sức cấm đoán, khiến Claudel phải bỏ nhà ra đi. Bà cố gắng thuyết phục Rodin thành thân song nhà điêu khắc này nhiều lần chần chừ vì thực chất ông chỉ coi bà là bạn và không muốn chia tay với người vợ mà ông đã chung sống hơn hai chục năm. Vì danh tiếng, Rodin lạnh nhạt dần với Claudel và cuối cùng rời xa bà. Năm 1893, ông tránh mặt, về ở hẳn vùng nông thôn với vợ. Claudel cố níu kéo song không thành. Năm 1898, quá đau lòng, bà đã chấm dứt mọi quan hệ với Rodin và khép mình trong căn xưởng nhỏ tuềnh toàng Quai Bourbon, dành hết tâm sức cho sáng tạo. Trong giai đoạn này, bà đã cho ra đời rất nhiều tuyệt tác như Sakountala, Clotho, Bé gái Châtelaine, Ngọn sóng, Gia tài, Medusa, Người đàn bà thổi sáo…. Đầu năm 1903, Claudel mở triển lãm tại Salon des Artistes và Salon d, automme. Các tác phẩm của bà đã gây chấn động trong làng nghệ thuật vì vẻ nhẹ nhàng và gợi cảm, lãng mạng và thánh thiện. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của Rodin, vì một số quan niệm cho rằng tượng của bà mang phong cách của Rodin nên có khá ít người mua tác phẩm khiến bà gặp khó khăn. Thậm chí năm 1899 khi bà hoàn tất và sắp chuyển thể bức tượng Tuổi già, một tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của mình từ đồng sang cẩm thạch theo đơn đặt hàng hằng loạt thì Rodin xuất hiện và phản đối nó vì lý do nội dung tượng tiết lộ cuộc sống riêng tư của hai người, các khách hàng đã tự rút lui và việc sản xuất bức tượng bị ngừng lại. Viện nghệ thuật định tài trợ cho bà một khoản tiền để bà có điều kiện sáng tác hơn thì vì việc này cũng thôi. Mặc dù được bạn bè, các nhà tài trợ như nữ bá tước Arthur de Maigret
- và nhà bán tranh Eugene Blot giúp đỡ mua và giới thiệu sản phẩm, Claudel vẫn sống trong nghèo túng, thậm chí không đủ tiền thuê nhà và xưởng. Năm 1905, bà bắt đầu loạn trí và dừng sáng tác, ngược lại còn đập nát rất nhiều tác phẩm của mình. Thật may, trước đó một số tượng của bà đã được tư nhân mua hoặc em trai bà gìn giữ, và một số trụ được gần như nguyên vẹn trong đống đổ nát của xưởng. Đến nay tổng cộng chỉ còn khoảng 90 tác phẩm. Vào ngày 10-3-1913, em trai bà là Paul Claudel lúc ấy đã là một nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà viết kịch, viện sĩ viện Hàn lâm nổi tiếng của Pháp, người hiểu rõ nhất về cuộc đời, sự nghiệp, tình yêu và nỗi đau của chị, đáng nhẽ phải động viên tinh thần và giúp đỡ tài chính để Claudel ổn định lại thì đã đưa bà vào bệnh viện thần kinh, và trong cả cuộc đời bà chỉ đến thăm vài lần. Mẹ và em gái bà cũng đang là nhạc sĩ nổi tiếng vì giận bà thậm chí chưa bao giờ đến thăm. Claudel phải chuyển trại thương điên hai lần. Lần thứ nhất bà bị đưa vào bệnh viện thần kinh Ville-évrard ở Neuilly-sur-Marne, người ta thông báo là bà tự nguyện bởi vì bác sĩ không xác định được bà mắc bệnh gì. Lần thứ hai vào năm 1914, để tránh quân Đức, bệnh viện chuyển tới Enghien, và vào ngày 7-9-1914, bà và một nhóm phụ nữ bị chuyển tới Montdevergues ở Montfavet, cách Avignon sáu kilômét, mà nay là bệnh viện tâm thần Centre Hospitalier de Montfavet. Trong bệnh án, bác sĩ ghi bà bị chứng hoang tưởng. Sau khi điều trị cho bà một thời gian, bác sĩ đã viết thư khuyên gia đình đưa bà trở về với cộng đồng, song bị khước từ. Một thời gian dài, không đến thăm nhưng mẹ bà cũng
- ngăn cản mọi thư từ gửi đến cho bà. Bấy giờ báo chí đã lên tiếng cho rằng gia đình bà đã hủy hoại một nhân tài. Rồi họ cũng bỏ quên bà. Claudel đã sống lặng thầm suốt 30 năm ở trại điên này. Ngày 19-10- 1943, sau bao năm cô đơn, bà đã trút hơi thở cuối cùng, chấm dứt một quãng đời oan nghiệt. Tang lễ tổ chức sơ sài, chỉ có một linh mục làm phép và mấy nhân viên của trại, tuyệt đối không có một người thân. Nắm mộ cỏ nằm cuối nghĩa địa, trên tấm bia chỉ khắc vài nét sơ sài Camille Claudel. Nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Claudel, thấy rằng mỗi tác phẩm của bà đều chan chứa nhân văn, thấm đẫm tình cảm gia đình, tình yêu hoặc những câu chuyện bản thân. Trong các tác phẩm về gia đình, Claudel đã tạo được hơn 20 bức tượng chân dung mà người mẫu đều là thân quyến họ hàng, nổi bật có tượng cậu em trai Paul Claudel 13 tuổi ra đời năm 1881 và người em rể Ferdinand de Massary năm 1888. Trong tác phẩm về người yêu bà - Rodin, có bức tượng chân dung bán thân Augustin Rodin năm 1892 bằng thạch cao phủ sáp, với vẻ đẹp trẻ trung cho dù ông đã gần 50 tuổi. Vầng trán rộng, mũi to chứa đựng một sức sáng tạo tuyệt vời và ý chí mạnh mẽ. Trong các sáng tác về tình yêu của Claudel có nhiều tuyệt phẩm cho thấy vẻ đẹp thanh xuân, dễ thương của đôi lứa như Vũ điệu valse miêu tả một đôi nam nữ tình tứ, ôm nhau tay trong tay xoay tròn lả lướt theo điệu nhạc. Từng chi tiết trên khuôn mặt, thân hình và trang phục đều gợi cảm, mềm mại và sống động. Nó phản ảnh sự lãng mạn và trí tưởng tượng điêu luyện của một nữ nghệ sĩ trẻ đang yêu bằng tất cả
- niềm đam mê. Hoặc những khát khao cháy bỏng về ái ân, hạnh phúc như bức tượng Sakountala kể về cô gái ấn Độ tên là Shakuntala và hoàng tử Dushyanta yêu nhau đắm say. Ngày ra đi, chàng tặng nàng một chiếc nhẫn, dặn sau này làm tín vật nhận mặt. Nhưng Shakuntala lỡ đánh mất chiếc nhẫn và vì thế hoàng tử không còn nhận ra người xưa. Phải đến khi nàng sắp chết, chàng mới nhớ lại và quyết định cùng Shakuntala về cõi vĩnh hằng. Cũng có tác phẩm thể hiện sự sợ hãi, đau khổ và dấu mình xen lẫn những hy vọng mỏng manh, như bức tượng Tuổi già khắc họa một người đàn ông đứng giữa hai người đàn bà, ông được người đàn bà cao tuổi (cái chết) quàng vai dắt đi, còn người đàn bà trẻ (tuổi thanh xuân) thì quỳ gối dưới đất khóc lóc, giơ tay lên cao cầu xin, níu kéo ông dừng lại trong sự vô vọng. Nó cho thấy cuộc tình tay ba, sự đấu tranh của sắc đẹp với tuổi già, tình yêu và những giá trị đạo đức, hiện tại và những kỷ niệm xưa cũ. Nữ nghệ sĩ muốn ngụ ý con người dễ quên, dễ phụ bạc và tàn nhẫn. Người đàn ông kia có thể là Rodin, người đàn bà trẻ là Claudel và người đàn bà già là Rose Beuret (vợ Rodin). Nó là bằng chứng đau đớn về sự chia tách giữa Claudel và Rodin; hoặc bức tượng Medusa tả cảnh Rodin trong hình hài của Perseus (còn gọi là anh hùng Héc quyn) đang giơ cao cái đầu của Gorgon (chỉ Rose -vợ Rodin), song đôi mắt và nhiều nét mặt lại thuộc về Claudel. ở một số tượng lại bắt gặp hình ảnh con người đang khô héo dần, như bức tượng Clotho (Số phận) tên của nữ thần chết, một trong ba vị thần La Mã cổ đại cai quản số mệnh (sự sinh nở, hôn nhân và cái chết). Bức
- tượng biểu lộ một người đàn bà già cỗi, mình trần tóc rối, thân thể gầy còm. Và đó phải chăng là lời tiên đoán của Claudel về chính số phận bất hạnh của bà khi hãy còn ở tuổi xuân, một ảo giác về định mệnh hẩm hiu, tàn tạ cả về tinh thần lẫn thể chất. Năm 1951, lần đầu tiên ở Pháp đã có một cuộc triểm lãm giới thiệu toàn bộ tác phẩm còn lại của Claudel do em trai bà tổ chức tại bảo tàng Rodin. Năm 2005, tại thành phố Quebec Canada và Detroit, Michigan Mỹ cũng có một buổi trưng bày những tác phẩm kinh điển của Claudel và Rodin. Năm 1988, có bộ phim về cuộc đời bà dựa trên cuốn truyện của Reine-Marie Paris, cháu gái của cậu em trai Paul và năm 1989 dành được hai giải thưởng của viện Hàn lâm. Năm 2003 căn nhà hồi nhỏ ở quê của Claudel tại Nogent-sur-Seine đã trở thành bảo tàng; cùng năm nhà hát Norma Terris ở Chester Connecticut Mỹ cũng cho ra đời vở nhạc kịch Camille Claudel - tưởng nhớ tới người kỳ nữ này. Chu Mạnh Cường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn