YOMEDIA

ADSENSE
Câu hỏi liên hệ môn Ngân hàng thương mại
2
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download

Câu hỏi liên hệ môn Ngân hàng Thương mại tập trung vào vai trò, chức năng và hoạt động của ngân hàng. Các câu hỏi bao gồm việc tìm hiểu các biện pháp tăng cường vốn, quy trình tín dụng, lý do phổ biến của cho vay từng lần, và lợi ích của thanh toán quốc tế. Đây là những câu hỏi giúp sinh viên củng cố kiến thức thực tiễn về hoạt động ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi liên hệ môn Ngân hàng thương mại
- CÂU HỎI LIÊN HỆ NHTM Chương 1 1. Vai trò của NHTM? - Đối với chủ thể dư thừa vốn: KH thu lợi từ nguồn vốn nhàn rỗi, sinh lời từ tài khoản TG, được cung cấp công cụ thanh toán, an toàn tiền gửi, tiện ích. - Đối với chủ thế thiếu hụt vốn: đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt tron quá trình sxkd, tiết kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn và hợp pháp - Đối với toàn NKT: + NHTM là nơi cung cấp vốn cho NKT. NHTM đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, dân cư sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy NKT phát triển + Là cầu nối giữa DN vs tt. + Công cụ điều tiết vĩ mô NKT của Nhà nước: thông qua các chính sách ưu đãi, lãi suất, NHTW có thể điều hành các chính sách tiền tệ nhằm điều tiết NKT theo hướng có lợi với NKT. + Là cầu nối nền tài chính quốc gia vs tài chính quốc tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế TG Chương 3 1. Để tăng cường tạo vốn đi vay và vốn khác, NHTM có thể sử dụng biện pháp nào? - Tăng tính thanh khoản các GTCG - Quản lý hiệu quả các nguồn vốn - Đa dạng hóa các sản phẩm NH - Củng cố uy tín NH 2. Tìm hiểu về ý nghĩa và các công việc cần thiết thực hiện trong các bước của quy trình tín dụng?
- Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng Cán bộ tín dụng căn cứ vào chế độ thể lệ tín dụng của từng loại cho vay để hướng dẫn người vay thành lập hồ sơ vay vốn: xác định KH là ai, năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay (giấy đè nghị vay vốn),... (1) Hồ sơ pháp lí, (2) Hồ sơ tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh (3) Hồ sơ vay vốn Bước 2: Phân tích tín dụng: quan trọng nhất Phát hiện sai sót trong hồ sơ, hạn chế rủi ro tín dụng, giảm sự bất cân xứng thông tin, đánh giá chính xác nhu cầu vay vốn của khách hang, đòi hỏi đội ngũ có trình độ thẩm định. Xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.. Bước 3: Quyết định tín dụng Ngân hàng sẽ ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nội dung: - Trường hợp từ chối cho vay ngân hàng phải có văn bản thông báo và nêu lí do từ chối. - Trường hợp chấp thuận thì quyết định cho vay gồm các nội dung: Mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay. Bước 4: Giải ngân Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng hay phát tiền vay trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Giải ngân bám sát vào tiến độ thực hiện, tiến độ sử dụng vốn vay, theo sát dòng tiền đi đầu, về đâu Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng Giám sát món vay hiệu quả sẽ làm giảm tổn thất tín dụng thông qua việc phát hiện và đánh giá vấn đề sớm nhất có thể. Đồng thời, nó cũng giúp phát hiện những cơ hội kinh doanh mới. Nội dung giám sát bao gồm: mục đích sử dụng đúng không, sử dụng hiệu quả không, theo dõi khoản vay, xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro, ngăn ngừa sự rủi ro, thu nợ theo từng kỳ, theo thỏa thuận Bước 6: Thanh lí tín dụng
- - Thu hồi, gia hạn nợ - Thanh lí tín dụng 3. Vai trò của huy động vốn - Đối với NKT: + Khuyến khích tiết kiệm bằng các biện pháp thu hút và huy động vốn thông qua các dạng tài khoản khác nhau trên một mạng lưới chi nhánh rộng khắp. + Huy động vốn còn giúp cho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng, tránh tình trạng người thừa vốn thì không sử dụng, người cần vốn thì lại không có. Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp cho nó phát triển nhịp nhàng và hiệu quả hơn. - Đối với KH: + cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. + cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất giữ và tích trữ vốn tạm thời nhàn rỗi. + giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hang. - Đối với NHTM: + Mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác, ngân hàng càng có khả năng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hang, giải quyết yếu tố đầu vào của ngân hàng + đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó ngân hàng thương mại có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hang. 4. Ảnh hưởng của đại dịch Covid đến hoạt động tín dụng
- - Rủi ro tín dụng gia tăng: đại dịch tác động mạnh mẽ đến hoạt động sxkd của doanh nghiệp, doanh thu của DN không đảm bảo, nguy cơ phá sản,... không đảm bảo khả năng trả nợ cho NH, gây ra nợ xấu. - Tăng trưởng tín dụng suy giảm: + NH phải xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn trước khi quyết định cấp vốn vay, giải ngân hoặc cấp tín dụng dưới hình thức khác nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho vay đầy đủ, đúng hạn. + KT suy giảm, lưu thông hàng háo ách tắc, sxkd đình trệ, doanh thu sụt giảm, các DN e ngại trong việc mở rộng quy mô sxkd, nhu cầu vay vốn giảm. - Giảm lợi nhuận: Khi tăng trưởng kinh tế bị suy giảm và doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm sâu so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, các ngân hàng chấp nhận giảm lợi nhuận bằng việc hạ lãi suất cho vay, miễn, giảm một số phí dịch vụ để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh, dần dần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Giải pháp: - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng gắn với kiểm soát chất lượng và xử lý nợ xấu - Chia sẻ khó khăn, hỗ trợ DN để đồng hành phát triển. - hạn chế rủi ro tín dụng do bất cân xứng thông tin, xác định chính xác nhu cầu vay vốn của KH, trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro theo quy định. 5. Ảnh hưởng của Covid đến hd NH? Tác động đến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng Tác động đến lợi nhuận sau thuế, thu nhập lãi thuần Tác động đến lãi cận biên các ngân hàng thương mại: Lãi cận biên (NIM), là khoảng cách chênh lệnh chi phí đầu vào nguồn vốn và lãi suất cho vay của các NHTM. Tác động đến cơ cấu thu nhập các ngân hàng thương mại
- các TCTD, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng. Bên cạnh đó, các TCTD cũng thực hiện cho vay mới lãi suất ưu đãi, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch. Thu nhập lãi thuần của các NHTM niêm yết vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gần 80% trong cơ cấu thu nhập nhưng có xu hướng giảm nhẹ giảm lãi vay, miễn giảm lãi cho khách hàng. Tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Tác động đến hdong công nghệ hóa sp NH 6. Vì sao cho vay từng lần phổ biến nhất? - Khái niệm, đặc điểm: slide - Ưu điểm: + Giúp NH mở rộng hdkd, tìm kiếm nguồn thu nhập và hướng tới phục vụ mọi đối tg KH. + đảm bảo an toàn vay vốn, tạo ra thế chủ động cho cả NH, KH. + vs mức tền vay và thời hạn trả cụ thể, NH tính toán đc hiệu quả kt sinh ra từ khoản vay của Kh, và lên kế hoạch hợp lý cho những khoản vay tiếp theo. - Nhược điểm: + vs KH: thủ tục rườm rà, chậm trễ trg vay vốn + vs NH: cp trong kd thường cao, lợi nhuận ko đáng kể. Chương 4 1. So sánh L/C và bảo lãnh Giống: - đều là hoạt động ngoại bảng của ngân hàng - Đều là cam kết thanh toán có điều kiện của NH
- Khác: Tiêu chí Thư tín dụng Bảo lãnh Khái niệm Slide Slide Mục đích - công cụ thanh toán Công cụ PNRR - công cụ thanh toán + công cụ tài trợ Trách nhiệm Sơ cấp Thứ cấp Rủi ro Ít hơn cho thương gia và nhiều hơn Nhiều hơn cho thương gia và ít hơn cho NH cho NH Bên tham gia 5 trở lên 3 Thanh toán Chỉ được thực hiện khi điều kiện quy Được thực hiện khi bên được bảo lãnh định được đáp ứng không thực hiện/ thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ Ứng dụng Kinh doanh xuất nhập khẩu, quốc tế Hợp đồng chính phủ 2. Những lợi ích của thanh toán quốc tế đối với các bên liên quan? - Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu với trung gian thanh toán là các ngân hàng thương mại. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều kiểm soát hàng hóa và tiền thông qua chứng từ vận tải bằng dịch vụ của ngân hàng. + Bên mua/NK: kiểm soát tiền thông qua việc định đoạt chứng từ vận tải bằng việc sử dụng các phương thức thanh toán của các ngân hàng thương mại + Bên bán/XK: sẽ kiểm soát hàng hóa thông qua việc kiểm soát chứng từ vận tải bằng việc sử dụng các phương thức thanh toán của các ngân hàng thương mại. - Với NKT: + Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể. + Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
- + Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. + Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính. + Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế. - Đối với NHTM: không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thu được một khoản phí để bù đắp các chi phí và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. 3. Vai trò trung gian của NHTM trong thanh toán quốc tế? + Thanh toán theo yêu cầu của khách. + Bảo vệ quyền lợi của khách trong giao dịch thanh toán. + Tư vấn, hướng dẫn khách các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng trong giao dịch với nước ngoài. + Tài trợ vốn cho hoạt động xuất khẩu khẩu của khách một cách chủ động và tích cực. 4. Xu hướng các DVNH VN? - Khái niệm: slide - Đặc điểm: slide - Vai trò: tăng thu nhập, đa dạng hóa hdkd, phân tán rủi ro, tăng cường tiếp cận KH. - Xu hướng tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi từ dịch vụ nh + Thu nhập từ dịch vụ có xu hướng tăng nhanh tại hầu hết các NHTM + Các DVNH hướng tới tăng trải nghiệm KH, đa kênh và ứng dụng công nghệ trong pt sp, phát triển nh bán lẻ, chuyển đổi số hóa NH 🡪 tiện ích dv ngày càng hiện đại, cho vay theo chuỗi, giao thoa của sp dv nh với các sp dv khác,...
- + Bên cạnh các dịch vụ truyền thống như: thanh toán trong nước, nguồn thu từ phí dịch vụ có xu hướng chuyển dịch sang các dịch vụ hiện đại như tư vấn, bảo hiểm. + một số dv tiêu biểu: dịch vụ thanh toán, dv ebanking, dv ngân quỹ, dv bảo hiểm,... + Liên hệ cụ thể về dịch vụ ebanking. 5. Covid ảnh hưởng đến xu hướng pt các dv tài chính của nhtm: Dịch vụ tài chính là những dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến quá trình lưu chuyển và sử dụng vốn, tiền tệ trong nền kinh tế. - Thay đổi hành vi Kh, sẵn sàng sdung các dv tài chính hơn, giúp nhtm có cơ hội mở rộng các dv tài chính cung cấp. - đẩy mạnh chuyển đổi số, cung cấp các dv tài chính dựa trên công nghệ. - tăng thu từ dv tài chính, đa dạng hóa các nguồn thu, phân tán rủi ro, giảm sự phụ thuộc vào nguồn lãi vay. - Liên hệ vs 1 sp dvtc của 1 nhtm Chương 5 1. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong NHTM? a) Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ về năng lực và phẩm chất đạo đức, không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay,lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết. Thứ hai: Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao, không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao.
- Thứ ba: Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Nhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ tiềm tàng rủi ro lớn. Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng còn yếu kém. b) Nguyên nhân thuộc về người vay: Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai môc đích,... Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. c) Nguyên nhân khác: Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh như chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật… Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả. Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền kinh tế suy thoái, nhiều người vay không thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.
- Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Thứ tư: tác động từ môi trường vĩ mô. VD dịch Covid-19 2. Nêu ví dụ thực tế về rủi ro hoạt động trong NHTM? Rủi ro đạo đức cán bộ nhân viên ngân hàng Ba nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp đã thông đồng làm thủ tục tất toán khống 185 sổ tiết kiệm của khách hàng, chiếm đoạt hơn 45 tỷ đồng. 3. Xu hướng nâng cao về yêu cầu quản trị rủi ro? - xu hướng thiết lập hệ thống ba tuyến phòng thủ tại các ngân hàng, thông qua đó thực hiện quản trị rủi ro toàn ngân hàng, yêu cầu tất cả các thành viên đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro. - tăng cường thông qua những thay đổi về cơ cấu tổ chức và trao quyền đủ mạnh cho giám đốc quản trị rủi ro trong các quá trình ra quyết định của ngân hàng; thiết lập ủy ban giám sát rủi ro và tăng cường hợp tác giữa ủy ban giám sát rủi ro với các bộ phận khác trong ngân hang. Sử dụng các công cụ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro cũng được quan tâm; trong đó, vấn đề về nhận diện và minh bạch hóa rủi ro được đặt lên vị trí quan trọng. - Các ngân hàng thực hiện tốt khâu sàng lọc khách hàng từ trước khi cấp tín dụng chứ không phải đến khi xảy ra rủi ro mới lo xử lý hậu quả. Xếp hạng tín dụng là một trong những biện pháp phổ biến nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác ra quyết định và quản lý tín dụng - cơ quan quản lý phải giám sát tài chính an toàn vốn chặt chẽ, nâng cao năng lực cơ quan thanh tra, giám sát để phát hiện sớm vấn đề. Còn đối với từng ngân hàng thương mại cần phải có chiến lược hoạt động bài bản, hoàn thiện quy chế, quy trình nghiêm chỉnh, cơ cấu tổ chức chặt chẽ 4. NHNN VN đã sử dụng công cụ nào để quản lý hoạt động NHTM? - Khái niệm quản lý hdong NHTM: slide
- - Mục tiêu: slide - Vai trò: slide - Các công cụ NHNN VN sử dụng: a) Yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu - NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) phải đảm bảo CAR theo Basel II phương pháp cơ bản, tối thiểu trên 8%. Dưới áp lực tăng vốn điều lệ, các ngân hàng đồng loạt tăng vốn chủ sở hữu với nhiều biện pháp khác nhau. Theo số liệu ngân của NHNN, tính đến cuối tháng 11/2019, tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu của toàn hệ thống là 12,21%, trong đó nhóm NHTM Nhà nước là 10,55%%, NHTM cổ phần là 10,63%. b) Cấp phép và giám sát NH - NHTM muốn thành lập, tgia vào 1 số hdkd nhất định phải đc cấp phép từ NHNN. - NHNN xác định công tác thanh tra, giám sát ngân hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý kiên quyết các rủi ro, tồn tại và yếu kém của TCTD, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, giữ vững sự an toàn, lành mạnh của hệ thống TCTD. - Các NHTM vi phạm trong việc thực hiện sẽ bị xử phạt, giám sát đặc biệt hoặc tước giấy phép kinh doanh. c) Yêu cầu về công bố thông tin - Nhận thức được tầm quan trọng của minh bạch thông tin đối với việc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn và gia tăng sức cạnh tranh trong dài hạn khi nền kinh tế hội nhập, các cơ quan quản lý Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm nâng cao sự minh bạch thông tin của ngân hang - Yêu cầu các NHTM phải tuân theo một chuẩn mực kế toán nhất định, công bố thông tin về chất lượng danh mục, mức độ rủi ro, phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro của các NHTM đã được NHNN ban hành. d) Giới hạn về hoạt động kinh doanh NHNN đưa ra các giới hạn về tỷ lệ an toàn/giới hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
- VD: Giới hạn về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2015/TT-NHNN về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 5. Hiểu biết về E-banking? E-banking là dịch vụ ngân hàng điện tử, được xây dựng dựa trên hệ thống giao dịch ngân hàng có sẵn nhằm cung cấp cho khách hàng các tiện ích để có thể thực hiện giao dịch như chuyển khoản, thanh toán, nhận tiền… thông qua mạng Internet. Lợi ích: ● Với khách hàng: – Thuận lợi quản lý thông tin tài khoản cá nhân, truy cập số dư tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay, lãi suất, thông tin thay đổi, in sao kê… thường xuyên và liên tục. – Dễ dàng chuyển khoản và nhận tiền giữa các tài khoản cùng ngân hàng hoặc cùng ngân hàng liên kết chỉ sau vài phút thực hiện giao dịch, dù là vào các ngày ngân hàng không làm việc như thứ 7, chủ nhật. – Thanh toán các hóa đơn trực tuyến được cập nhật trên Internet Banking như hóa đơn điện, nước, điện thoại, Internet. ● Với ngân hàng: E- Banking giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm, tăng nguồn thu nhập, đạt những phân khúc thị trường mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng….. Một số sản phẩm Ebanking: thanh toán hóa đơn điện nước hàng tháng, mua vé máy bay, nạp tiền vào tài khoản chứng khoán, nạp tiền điện thoại,…. 6. Ngân hàng số - Ngân hàng số là hoạt động ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ số. - các tính năng như: ● Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, chuyển tiền quốc tế. ● Thanh toán hóa đơn.
- ● Vay nợ ngân hàng ● Gửi tiền tiết kiệm. ● Tham gia các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu tư,… ● Quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp #1 Tiết kiệm chi phí và thời gian Ngân hàng số thường sẽ miễn phí mở thẻ và quy trình mở thẻ đơn giản thông qua ứng dụng trên điện thoại sẽ giúp khách hàng tiết kiệm và tối ưu chi phí cũng như thời gian so với ngân hàng truyền thống. Cụ thẻ, với ngân hàng truyền thống thì bạn phải đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng và mất thời gian chờ đợi. Trong khi, ngân hàng số sẽ cung cấp các dịch vụ như mở tài khoản ngân hàng, mở thẻ ghi nợ,….nhanh chóng qua các thao tác đơn giản trên ứng dụng điện thoại. #2 Đơn giản việc chuyển khoản, nạp tiền Ngân hàng số cung cấp cho bạn nhiều sự lựa chọn để nạp tiền và chuyển khoản như nạp tiền từ ngân hàng, nạp tiền từ máy ATM, chuyển khoản cùng hệ thống ngân hàng số, chuyển khoản khác ngân hàng, chuyển khoản qua số điện thoại,… #3 Thực hiện mọi giao dịch online với độ bảo mật cao Với nhiều lớp bảo mật như mật khẩu, vân tay, Face ID, mã OTP,…giúp cho mọi giao dịch trực tuyến của ngân hàng số được bảo vệ tối ưu, khách hàng có thể yên tâm sử dụng mà không lo bị mất tiền, hay lộ thông tin cá nhân,… - Xu hướng phát triển ngân hàng số ở VN: - VN là thị trg tiềm năng cho các DVNH số do dân số trẻ, xu hướng thay đổi hành vi của khách hàng và xu hướng ko dùng tiền mặt ngày càng rõ ràng. - Các NHTM đã và đang thực hiện số hóa hoạt động ngân hàng, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động kd như: điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,... - Một số dịch vụ ngân hàng số tại các NHTM VN: Timo Bank, ATM+ Live Bank, Digital Banking/ Digital Lab,... - Các NHTM VN đã dần thay đổi tư duy, lấy khách hàng làm trung tâm, chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu lớn cùng với thay đổi văn hóa kinh doanh, phương thức quản trị, đầu tư công nghệ, tích hợp kênh phân phối, trong đó chú trọng đến chiến lược số hóa và định
- hướng phát triển ngân hàng số. Chú trọng đáp ứng nhu cầu và trải nghiệm KH theo hướng tăng cường cá nhân hóa, đa dạng hóa lựa chọn KH, công nghệ phi tiếp xúc, ứng dụng sinh trắc học, tích hợp các dịch vụ khác nhau trên cùng 1 ứng dụng, gdich từ xa,... Ngoài ra, các NHTM đang thực hiện mô hình hợp tác với doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) hay các công ty công nghệ lớn. - Xu hướng phát triển NH số mang lại những rủi ro NHTM cần chú ý: bảo mật thông tin, đánh cắp dữ liệu, rủi ro công nghệ. Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt về khuôn khổ pháp lý và công nghệ, kỹ thuật cũng như thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng mới của khách hang - Liên hệ: Ngân hàng số Timo – Bản Việt Ngân hàng số Timo là sự kết hợp giữa Timo và ngân hàng Bản Việt, trước đây là ngân hàng VPBank. Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam hoạt động như một ứng dụng trên điện thoại với nhiều ưu điểm vượt trội như miễn phí nhiều giao dịch, đăng ký nhanh chóng tiện lợi, nhiều ưu đãi hấp dẫn,… 7. Internet Banking. - Kn: là dịch vụ ngân hàng điện tử thực hiện qua mạng internet - các tính năng: truy vấn thông tin, sao kê, chuyển tiền nội bộ, chuyển tiền liên NH, thanh toán, quản lý thông tin ng dùng, quản trị cho doanh nghiệp, tiện ích (đặt vé) Tiêu Internet Banking Mobile Banking SMS Banking chí so sánh Ưu – Sử dụng trên điện thoại và máy tính trên – Có thể sử dụng mọi – Áp dụng cho điện tất điểm Internet lúc mọi nơi vì trên điện cả các dòng, các nhà – Màn hình lớn, giao diện dễ nhìn điện di động mạng sử dụng – Có nhiều tính năng – Có các tính năng mà phiên bản Internet
- – Có hướng dẫn sử dụng cụ thể của ngân Banking không có như – Dịch vụ nhanh chóng hàng QR Pay – Chi phí dịch vụ thấp – Giao diện dễ sử dụng – Có hướng dẫn cụ thể của ngân hàng Hạn – Chỉ có một số ngân hàng phát triển – App cài trên điện – Thông báo thụ động chế phiên bản Website mobile còn lại là thoại nên dễ bị đánh tin nhắn số dư không, nên khi sử dụng trên điện thoại bị cắp thông tin nếu quên – Chỉ có số ít ngân hàng cắt màn hình gây khó chịu, khó sử dụng đăng xuất hỗ trợ tính năng truy – Dễ bị lừa click vào các link ảo để khai – Chỉ sử dụng cho điện vấn báo thông tin nếu không hiểu biết thoại thông minh – Chịu thêm phí của nhà mạng điện thoại khi thực hiện các giáo dịch thường 8. Ứng dụng CN trong phát triển sản phẩm NH tại VN Thành tựu: Một là, chất lượng và tiện ích dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được nâng cao. Đồng thời, khuyến khích khách hàng sử dụng thường xuyên mobile banking, internet Banking thay vì thực hiện giao dịch tại quầy. Ứng dụng CNTT trg pt sp dv NH ở VN đã và đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hd và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống NH, hình thành nhg sp dvtc mới, tạo thuận lợi cho KH trg vc sdung dvnh hiện đại và tiết kiệm cp gdich.
- Hai là, hoạt động thanh toán phát triển cả về chất và lượng với nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích và hiện đại. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt, vì vậy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ, nhất là thanh toán qua điện thoại di động và internet. Ba là, công tác an ninh, an toàn cho hệ thống CNTT của các NHTM luôn được chú trọng nhằm đảm bảo hoạt động của toàn bộ hệ thống NHTM được liên tục, quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo. Bốn là, ứng dụng CNTT trong hệ thống ngân hàng luôn được cập nhật và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về CNTT. Nhược điểm: - Ứng dụng CNTT trong nâng cao năng lực quản trị điều hành cũng như kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực của Basel II còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án CNTT ở một số một số NHTM còn bị kéo dài do các NHTM này chưa thực sự được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. - Hệ thống ngân hàng lõi truyền thống phức tạp đang là rào cản lớn đối với sự thành công của ngân hàng số. Hệ thống CNTT lỗi thời với cấu trúc không linh hoạt và hoạt động nguyên khối cũng đang cản trở các ngân hàng phát triển lên ngân hàng số, trong khi đó việc thay đổi hệ thống rất phức tạp mất nhiều thời gian và chi phí. - Sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số kéo theo sự gia tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao, tin tặc hoạt động. Giải pháp: Thứ nhất, tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ của CMCN 4.0 để từng bước hiện đại hóa, hỗ trợ hiệu quả cho việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, điều hành; Tăng tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sự minh bạch. Thứ hai, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi thế hệ mới theo thiết kế của ngân hàng số, với các quy trình được số hóa, quản trị thông minh, tự động hóa xử lý và kiểm soát rủi ro, phân tích dữ liệu lớn và robot tự động, để hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, điều hành, kinh doanh và phòng ngừa rủi ro.
- Thứ ba, đảm bảo an toàn an ninh mạng. Mỗi ngân hàng cần bảo mật về quy trình nội bộ, việc bảo mật phải được thực hiện từ chính ý thức của từng nhân viên ngân hàng. Thứ tư, xây dựng chiến lược phát triển CNTT theo hướng chuyên nghiệp hóa; đồng thời, xây dựng cơ chế chi trả lương phù hợp để thu hút nguồn nhân lực CNTT, cũng như để họ yên tâm công hiến và gắn bó lâu dài với ngân hàng. Thứ năm, mở rộng mạng lưới kênh dịch vụ truyền thống kết hợp với phát triển các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc, thanh toán qua QR Code, phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh, an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý. Thứ sáu, tăng cường hợp tác với các tập đoàn, công ty CNTT trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, cập nhật các xu thế phát triển CNTT phù hợp cho ngành Ngân hàng. 8. Xu hướng đa dạng hóa sp NH? Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ - phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ theo mặt bằng chung thị trường, mở rộng tiện ích, đối tượng, phạm vi triển khai trong đó tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại như dịch vụ E-Banking, dịch vụ thẻ… - tăng cường liên kết hợp tác với các đối tác, định chế tài chính, Công ty Fintech để phát triển dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, ngân quỹ, thu hộ chi hộ, liên kết ví điện tử, thanh toán dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông vận tải… Phát triển mở rộng các kênh phân phối - Điểm giao dịch lưu động và duy trì ổn định mô hình liên kết điểm giao dịch lưu động và tổ liên kết đồng thời tập trung đẩy mạnh việc chuẩn hóa các điểm giao dịch, đảm bảo văn minh, thuận lợi cho khách hàng. - Bắt nhịp xu hướng ứng dụng công nghệ số vào sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cấp hệ thống, bổ sung dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, xây dựng hệ thống E-Banking mới, triển khai dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ khách hàng tốt hơn
- - Trú trọng cải tiến, chuẩn hóa quy trình giao dịch, quy trình tác nghiệp theo hướng giảm bớt thủ tục, thời gian giao dịch, hoàn thiện quy trình vận hành, đảm bảo hệ thống thông suốt, ổn định, theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh. Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, quảng bá sản phẩm dịch vụ Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong phát triển sản phẩm dịch vụ

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
