intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chấn thương tai trong

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tai trong có thể bị thương tổn bởi vật cứng đi từ tai ngoài hay tai giữa vào thí dụ như viên đạn. Tai trong cũng có thể bị thương tổn do vỡ xương đá. Chúng ta sẽ nghiên cứu hai vấn đề tượng trưng cho hai loại chấn thương tai trong: đạn bắn vào tai và vỡ xương đá. Thương tổn có thể khu trú một cách thuần túy ở tai trong hoặc lan ra cả tai giữa và tai ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chấn thương tai trong

  1. Chấn thương tai trong Tai trong có thể bị thương tổn bởi vật cứng đi từ tai ngoài hay tai giữa vào thí dụ như viên đạn. Tai trong cũng có thể bị thương tổn do vỡ xương đá. Chúng ta s ẽ nghiên cứu hai vấn đề tượng trưng cho hai loại chấn thương tai trong: đạn bắn vào tai và vỡ xương đá. Thương tổn có thể khu trú một cách thuần túy ở tai trong hoặc lan ra cả tai giữa và tai ngoài. Trong bài này chúng tôi không nói đến chấn thương tai do tiếng nổ (blast injury) vì chúng tôi đã trình bày ở bài điếc tai trong. ĐẠN BẮN VÀO TAI Chúng tôi sẽ nói đến những thương tổn ở tai gây ra bởi đạn súng lục (do tự tử), đạn súng trường, mảnh bom, mảnh đại bác, viên bi (bom bi)... Trong vết thương chiến tranh, lỗ vào, đường đi và điểm dừng lại của viên đạn (hay mảnh đạn) lệ thuộc vào sự ngẫu nhiên, khó hệ thống hóa được. Có khi nó dừng lại ở tai giữa, có khi nó làm vỡ tiền đình, có khi nó làm vỡ ốc tai, có khi nó vào não... Trong vết thương do đạn súng lục, lỗ vào ở gần cửa tai, viên đạn thường dừng lại trong tai giữa ở góc trước hoặc góc sau của hòm nhĩ; một đôi khi viên đạn vào đến
  2. tận mê nhĩ và nằm trong xương đá. Trong những trường hợp đặc biệt, viên đạn có thể dừng lại ở xương chũm hoặc ở khoảng hàm - họng. Viên đạn cũng có thể phá vỡ trần ống tai, vào trong não (vết thương sọ - não). Đặc điểm chung của chấn thương này là hay đưa đến viêm màng não và não. TRIỆU CHỨNG Ngay sau khi bị thương bệnh nhân bị ngất, mặt tái nhợt, thở chậm... Máu ở tai chảy ra nhiều. Dần dần bệnh nhân tỉnh dậy v à hình tượng choáng xuất hiện: thở nông, mặt tái, hay giãy dụa, huyết áp lụt... . Soi tai khó thấy chi tiết vì ống tai bị rách, phù nề và chảy máu. Có khi có cả di vật trong ống tai: cát, tóc. Màng nhĩ và da ống tai thương bị giập nát. Chúng ta xem kỹ lỗ vào, tìm ra hướng đi của viên đạn và ước lượng vị trí của nó hiện nay ở đâu. X quang sẽ giúp chúng ta định khu viên đạn hay mảnh hỏa khí. Nước não tủy thường chảy ở tai lẫn với máu, rất khó phân biệt. Một đôi khi chúng ta thấy cả chất não phòi ra ở vết thương. Khám mê nhĩ rất cần thiết nhưng chỉ nên khám sơ bộ bằng cách thăm dò chức năng nghe và tìm những rối loạn tự phát (tuyệt đối không được bơm nước lạnh vào tai). Bệnh nhân thường bị điếc kiểu tai trong (khám bằng âm thoa). Nguyên nhân của điếc có thể là vỡ mê nhĩ hoặc chấn động mê nhĩ. Nếu là chấn động mê nhĩ thì
  3. chức năng nghe sẽ phục hồi dần và công thức điếc cũng hay đổi : điếc tai trong nhường chỗ cho điếc dẫn truyền do th ương tổn tai giữa. Nếu có vỡ mê nhĩ bệnh nhân sẽ bị chóng mặt và có động mắt tự phát đập về bên lành. Hai ngón tay ch ỉ lệch về bên bệnh. Dây thần kinh mặt thường hay bị liệt. Ngoài ra chúng ta còn phải khám da đầu bệnh nhân để xem có th ương tổn khác ở sọ không. Cần chụp X quang ở các tư thế Sule, Maye, Stenve và Hiltz (Schuller Mayer, Stenvers và Hirtz) để định khu di vật. BIÊN DIỄN Biến chứng có thể xảy ra sớm hoặc muộn. Biến chứng sớm là : 1. Chảy máu do vỡ động mạch lớn, cụ thể là động mạch cảnh trong. 2. Chần động não làm cho tinh thần lú lẫn, hoặc hôn mê nhẹ hoặc điếc cả hai tai. Biến chứng muộn là viêm nhiễm: viêm tai giữa, viêm mê nhĩ, viêm màng não, apxe não... Khớp thái dương - hàm đôi khi cũng bị viêm làm cho bệnh nhân không há miệng được. Trong các biến chứng muộn người ta còn nhắc đến vỡ động mạch cảnh trong thứ phát sau một thời gian ổn định.
  4. Di chứng thường gặp là sẹo hẹp ống tai ngoài, điếc, liệt mặt hoặc hội chứng sau chấn động (syndrome post-commotionnel : nhức đầu, kém trí nhớ, chóng mặt...). CHẨN ĐOÁN Cần phải chẩn đoán đúng vị trí của viên đạn để mổ lấy nó ra. Chúng ta, dựa vào các triệu chứng điếc, đồng mắt tự phát, liệt mặt, chảy nước não tủy và hình ảnh X quang để tìm ra vị trí của di vật. Thầy thuốc tai mũi họng còn có nhiệm vụ phát hiện ra những bệnh tích sọ não trong những vết thương tai. Chúng ta nên nghĩ đến thương tổn sọ não khi thấy hôn mê sâu (mất phản xạ nuốt), rối loạn nhịp thở (thở kiểu Cheyne Slokes), mạch ngày càng chậm (tăng áp lực nội sọ), phòi chất não ra ở vết thương... Nếu là vết thương sọ não, chúng ta phải chuyển bệnh nhân sang phẫu thuật thần kinh. Nói chung chẩn đoán vị trí hơi khó, không thể làm ngay tức khắc được nên phải theo dõi bệnh nhân và dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng. ĐIỀU TRỊ 1 Điều trị cấp cứu ở tuyến một : cạo tóc, nhặt hết dị vật (đất cát...) ở ống tai, chùi sạch ống tai và đặt bắc vào đây để cầm máu.
  5. Đồng thời chúng ta phải chống choáng (dung dịch NaCl, glucoza, huyết tương, máu, trợ tim...), chống viêm nhiễm (pênixilin, streptomyxin) N ếu có huyết thanh chống uốn ván, chúng ta phải tiêm phòng ngừa. 2. Điều trị chuyên khoa ở tuyến sau. Cần phải phẫu thuật lấy viên đạn và dị vật ra để tránh nhiễm trùng. Chỉ nên mổ sau khi bệnh nhân hết choáng và thầy thuốc đã làm đủ các xét nghiệm cần thiết để định khu viên đạn. Nếu dị vật ở ống tai ngoài, chúng ta rạch ra sau tai để lấy ra. Nếu dị vật ở tai giữa, chúng ta làm phẫu thuật khoét rỗng đá chũm, nhất là khoét rỗng đá chũm mở rộng về phía trước kiểu Ramađiê để gắp nó ra. Nếu mê nhĩ bị vỡ nát (mê đạo chết) chúng ta nên khoét rỗng mê nhĩ để tránh viêm màng não. Nếu dị vật ở trong xương chũm, chúng la có thể mở xương chũm đơn thuần rồi gắp nó ra. Nếu động mạch cảnh trong bị rách nhỏ trong ống cảnh, chúng ta có thể d ùng bấc nhét chặt để cầm máu. Nếu lỗ rách rộng chúng ta phải thắt động mạch cảnh gốc lại. Phẫu thuật này thường đưa đến bại liệt nửa bên người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2