intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế tạo vỏ động cơ phóng tên lửa phòng không tầm thấp bằng thép hợp kim đặc biệt

Chia sẻ: ViXuka2711 ViXuka2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả chế tạo chi tiết vỏ động cơ phóng tên lửa phòng không tầm thấp từ thép hợp kim mác 28X3CHMBФA theo tiêu chuẩn Nga (28Cr3SiNiMoWVA) do Viện Công nghệ/Bộ Công thương kết hợp Viện Công nghệ/TCCNQP chế tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế tạo vỏ động cơ phóng tên lửa phòng không tầm thấp bằng thép hợp kim đặc biệt

CHẾ TẠO VỎ ĐỘNG CƠ PHÓNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM THẤP<br /> BẰNG THÉP HỢP KIM ĐẶC BIỆT<br /> FABRICATION OF OUTER SHELL OF ROCKET ENGINE FROM SPECIAL<br /> ALLOY STEEL USED IN LOW-RANGE SURFACE-TO-AIR MISSILES<br /> NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG1, LÊ ANH QUANG1,<br /> NGUYỄN TIẾN TÀI2, TRẦN NHƯ BIÊN2, PHÙNG TUẤN ANH3<br /> 1Viện Công nghệ, Tổng cục CNQP, Bộ Quốc phòng<br /> 2Viện Công nghệ, Bộ Công thương<br /> 3Khoa Cơ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Bài báo trình bày kết quả chế tạo chi tiết vỏ động cơ phóng tên lửa phòng không tầm thấp<br /> từ thép hợp kim mác 28X3CHMBФA theo tiêu chuẩn Nga (28Cr3SiNiMoWVA) do Viện<br /> Công nghệ/Bộ Công thương kết hợp Viện Công nghệ/TCCNQP chế tạo. Chi tiết được gia<br /> công biến dạng qua hai bước dập vuốt nguội tạo phôi cốc từ phôi đĩa Ø154 3,5mm,độ<br /> cứng phôi đĩa ≤241HB, sau gia công biến dạng được ủ khử biến cứng ở nhiệt độ (720±10)<br /> oC. Chế độ xử lý nhiệt trước khi gia công cơ khí gồm nung tôi ở nhiệt độ (920±10) oC, giữ<br /> <br /> nhiệt 2h và nguội không khí hoặc dầu, ram ở nhiệt độ (280 360) oC, nguội không khí, chi<br /> tiết đạt độ cứng ≥45,5 HRC, giới hạn bền đạt ≥ 1570 MPa, độ dãn dài ≥ 6 %. Sản phẩm gia<br /> công hoàn chỉnh được nghiệm thu theo điều kiện kỹ thuật của sản phẩm bao gồm thử bền<br /> với áp suất thủy lực (205±5) MPa trong 30 giây không bị rò rỉ chất lỏng và thử phá hủy với<br /> áp suất thủy lực 230 MPa trong 30 giây. Chi tiết không bị phá hủy trong quá trình thử<br /> nghiệm. Các kết quả đạt được chứng minh sản phẩm chế tạo từ vật liệu được nghiên cứu<br /> chế tạo trong nước có thể thay thế vật liệu nhập ngoại.<br /> Từ khóa: Thép 28X3CHMBФA, vỏ động cơ phóng, dập vuốt nguội, xử lý nhiệt, hóa bền tiết pha<br /> phân tán.<br /> Abstract<br /> In this paper, the results in manufacturing outer shell of rocket engine of low-range surface-<br /> to-air missiles from steel 28Cr3SiNiMoWVA (28X3CHMBФA), which made by Institue of<br /> Technology/Ministry of National Defence and Research Institute of Technology for<br /> Machinery/ Ministry of Industry and Trade are reported. The cup-like blanks were formed<br /> by two-step cold deep drawing from disk-like blanks with dimension of Ø1543.5 mm and<br /> hardness less than 241 HB. After deformation, the blanks were recrystallization annealed<br /> at (720±10) oC. Before mechanical machining, the blanks were heat treated at (920±10) oC<br /> for 2 hours, cooled by quenching in oil or air cooled, then tempered at (280360) oC for 2<br /> hours, air cooled. The blanks are reached the minimum hardness of 45.5 HRC, tensile<br /> strength of 1570 MPa, elongation of 6 %. After mechanical finishing process, the products<br /> were accepted with the following acceptance test procedure: strength testing with hydraulic<br /> pressure of 205±5 MPa for 30 seconds, products were not seeped liquid and fracture<br /> testing with hydraulic pressure of 230 MPa for 30 seconds, products were not fractured<br /> during test. The results demonstrated that products which made from indigenous material<br /> could replace imported material.<br /> Keywords: Steel 28Cr3SiNiMoWVA, outer shell of rocket engine, cold deep drawing, heat<br /> treatment, precipitation hardening.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Thép kết cấu hợp kim độ bền cao 28Х3СНМВФА theo tiêu chuẩn Nga thuộc nhóm thép<br /> mactenxit. Chúng thường được sử dụng với độ tin cậy cao trong điều kiện làm việc chịu tải trọng<br /> tĩnh chu kỳ. Đây là một trong những mác thép kết cấu chất lượng tốt. Thép này được dùng để chế<br /> tạo các chi tiết máy làm việc với các loại tải trọng khác nhau ở nhiệt độ cao. Trong quá trình xử lý<br /> nhiệt hóa già, trong thép hình thành các pha liên kim trên cơ sở Ni, Mo, V,... nhỏ mịn, phân tán đều<br /> trên nền kim loại tạo nên hiệu ứng hóa bền phân tán [1,4].<br /> Ứng dụng của thép hợp kim 28Х3СНМВФА dùng để tăng tuổi thọ cho các chi tiết, tiết kiệm<br /> kim loại, tăng năng suất, làm đơn giản sự thiết kế dẫn đến việc giải quyết các vấn đề về giá trị<br /> trong tiến bộ kỹ thuật. Thép kết cấu hợp kim 28Х3СНМВФА có độ bền cao nhưng vẫn giữ được độ<br /> dẻo và độ dai tốt. Chúng có tính chống biến dạng dẻo nhỏ tốt, kết hợp với tính chịu lạnh, tính chịu<br /> nhiệt tính chống gỉ và tính ổn định kích thước. Nhờ những tính chất này mà thép 28Х3СНМВФА<br /> <br /> <br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 58<br /> được sử dụng nhiều để chế tạo các chi tiết sử dụng trong các lĩnh vực như chế tạo máy, công<br /> nghiệp hàng không vũ trụ, thiết bị kỹ thuật đông lạnh và công nghiệp công cụ,… [2].<br /> Chi tiết vỏ động cơ phóng (hình 1)được chế tạo từ thép 28Х3СНМВФА vừa có vai trò là<br /> buồng đốt cho động cơ phóng vừa là phần thân chịu tải của khoang động cơ phóng. Một đầu của<br /> thân động cơ phóng được lắp với cụm loa phụt động cơ phóng, một đầu được gắn với cụm cánh<br /> ổn định của tên lửa. Trong động cơ phóng có chứa thuốc phóng rắn, khi khởi động, thuốc phóng<br /> cháy, đẩy toàn bộ quả tên lửa ra khỏi ống phóng. Khi thuốc phóng cháy, nhiệt độ trong buồng đốt<br /> lên đến (17002000)oC và áp suất lên đến (140170) at. Chính vì vậy, vật liệu làm vỏ động cơ<br /> phóng phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu làm việc trong điều kiện khắc nghiệt [1,2].<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Vỏ động cơ phóng [1,2]<br /> Phương án công nghệ được lựa chọn sử dụng để chế tạo chi tiết vỏ động cơ phóng tên lửa<br /> PKTT là dập vuốt biến mỏng thành từ phôi đĩa. Đây là phương án vừa đảm bảo tính liên tục của<br /> vật liệu, vừa biến được mỏng thành của chi tiết, độ bền vỏ động cơ phóng tăng mạnh, và do đó sẽ<br /> làm tăng khả năng chịu được áp suất cao khi thuốc phóng cháy.<br /> 2. Thực nghiệm<br /> Hợp kim 28Х3СНМВФА theo tiêu chuẩn Nga ТУ 14-1-109-71 có thành phần hóa học được<br /> chỉ ra trong bảng 1.<br /> Bảng 1. Thành phần hóa học hợp kim 28X3CHMBФА (TY 14-1-109-71).<br /> Thành phần hóa học các nguyên tố, %<br /> Mác thép<br /> C Mn Si Cr Ni Mo W V P, S≤<br /> <br /> 0,26- 0,50- 0,90- 2,8- 0,90- 0,35- 0,80- 0,05-<br /> 28X3CHMBФA 0,015<br /> 0,31 0,80 1,20 3,2 1,20 0,50 1,20 0,15<br /> Quy trình công nghệ chế tạo vỏ động cơ phóng từ phôi đĩa gồm các bước sau:<br /> 1. Chuẩn bị phôi, trang bị công nghệ (chày, cối), thiết bị:<br /> - Kiểm tra kích thước và chất lượng bề mặt phôi đĩa.<br /> - Kiểm tra độ cứng phôi.<br /> - Thực hiện ăn mòn nhẹ và phốt phát hóa bề mặt, rửa sạch bán thành phẩm.<br /> Thiết bị sử dụng gồm máy dập 250T, chày, cối dập vuốt bước 1, 2.<br /> 2. Dập bước 1<br /> - Gá lắp khuôn, cối vào máy dập, căn chỉnh đảm bảo đồng tâm giữa khuôn và chày. Tiến<br /> hành dập vuốt chi tiết.<br /> 3. Nhiệt luyện: Ủ bán thành phẩm không chậm hơn 8 h sau nguyên công dập bước 1.<br /> Chế độ ủ khử ứng suất sau gia công biến dạng:<br /> Nhiệt độ ủ: 720 oC, giữ nhiệt: 1 h, nguội cùng lò đến 150 oC cho ra nguội không khí.<br /> <br /> <br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 59<br /> 4. Dập bước 2<br /> Trang bị công nghệ gồm chày, khuôn dập bước 2 và các đồ gá. Chuẩn bị khuôn, cối dập,<br /> căn chỉnh bằng dưỡng chuyên dụng đảm bảo độ đồng tâm giữa giữa chày và cối đạt theo yêu cầu.<br /> 5. Nhiệt luyện<br /> Chế tạo 02 mẫu đối chứng, tiến hành nhiệt luyện cùng với lô sản phẩm.<br /> Công nghệ nhiệt luyện bao gồm tôi và ram các bán thành phẩm (không chậm hơn 8 h sau<br /> nguyên công dập bước 2) trong lò điện có khí bảo vệ. Chế độ nhiệt luyện cụ thể như sau:<br /> - Tôi: (930950)oC làm nguội trong trong dầu (hoặc không khí).<br /> - Ram: (280360)oC làm nguội trong không khí.<br /> 6. Gia công cơ khí đạt theo kích thước thiết kế.<br /> 7. Kiểm tra kích thước, thử bền và thử phá hủy, bao gói sản phẩm.<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> 3.1. Dập vuốt<br /> Mẫu phôi đĩa trước khi dập vuốt được gia công thành phôi đường kính đường kính 154 mm,<br /> dày 3,5 mm đã được tiện vát mép 1×45o, gia công bề mặt tới độ nhám Ra2,5. Dập vuốt bước 1 tạo<br /> phôi cốc từ phôi đĩa có đường kính Ø150 mm thành phôi cốc có đường kính Ø89 mm, chiều cao<br /> từ (60-62) mm (hình 2). Do mức độ biến dạng nguội khá lớn nên độ cứng ban đầu của phôi có ý<br /> nghĩa quan trọng đối với chất lượng dập bước 1. Độ cứng phôi trước khi dập vuốt yêu cầu nhỏ<br /> hơn 240 HB để đảm bảo cho phôi không bị nứt vỡ trong quá trình dập [1].<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (a) (b)<br /> Hình 2. Phôi đĩa chế tạo vỏ động cơ phóng (a) và sau khi dập vuốt bước 1 (b).<br /> <br /> Sau dập vuốt bước 1, phôi bị biến cứng,<br /> để đảm bảo độ dẻo cần thiết cho nguyên công<br /> dập vuốt bước 2, phôi cần phải được ủ khử ứng<br /> suất do biến cứng. Nhiệt độ ủ lựa chọn trong<br /> khoảng (720±10)oC với thời gian ủ 2 h. Sau khi<br /> ủ, kiểm tra độ cứng của phôi và đảm bảo độ<br /> cứng của các phôi không lớn hơn 240 HB. Phân<br /> tích tổ chức kim tương phôi sau khi ủ cho thấy<br /> các hạt nhỏ min đa cạnh, cấp hạt đạt cấp 7, vẫn<br /> còn dấu vết của hướng cán của trạng thái phôi<br /> ban đầu (hình 3).Nguyên công dập bước 2 thực<br /> hiện như dập bước 1, đường kính phôi thay đổi<br /> từ đường kính Ø82 mm xuống còn Ø70,5mm.<br /> Chiều cao phôi cốc từ (60-62) mm thành (75-78)<br /> mm. Sau dập bước 2, phôi được ủ khử ứng Hình 3. Tổ chức tế vi của phôi sau ủ khử ứng<br /> suất biến cứng với chế độ như sau nguyên công suất ở (720±10) oC trong 2 h, x200.<br /> dập bước 1. Độ cứng các phôi sau dập bước 1<br /> và bước 2 được cho trong bảng 2.<br /> <br /> <br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 60<br /> Bảng 2. Độ cứng HB của phôi (qua ủ) sau dập bước 1 và bước 2<br /> <br /> Mẫu Sau dập bước 1 Sau dập bước 2<br /> 01 220 218<br /> 02 222 220<br /> 03 221 219<br /> 04 223 220<br /> Kết quả thực nghiệm cho thấy chế độ ủ khử ứng suất do biến cứng sau dập vuốt bước 1 và<br /> bước 2 đảm bảo cho phôi khử hoàn toàn ứng suất dư xuất hiện do biến cứng, khi chuyển sang<br /> nguyên công gia công cơ khí phôi không bị biến dạng, nứt, cong vênh.<br /> 3.2. Nhiệt luyện hóa bền<br /> Phôi sau dập vuốt được gia công cơ khí sơ bộ, sau đó nhiệt luyện hóa bền đạt độ cứng theo<br /> điều kiện kỹ thuật của sản phẩm ≥ 45,5 HRC, độ bền kéo ≥ 1570 MPa, độ dãn dài ≥ 6 %. Lựa chọn<br /> các chế độ nhiệt luyện hóa bền để khảo sát như sau:<br /> Nhiệt độ tôi: (920±10)oC, giữ nhiệt 2h, nguội không khí hoặc dầu.<br /> Nhiệt độ ram: 250oC, 280oC, 320oC, 360oC, 400oC, giữ nhiệt 2h, nguội cùng lò đến 150oC<br /> trong 30 phút, sau đó đưa sản phẩm ra nguội không khí đến nhiệt độ thường.Cơ tính phôi sau<br /> nhiệt luyện hóa bền được cho trong bảng 3.<br /> Bảng 3. Cơ tính phôi sau nhiệt luyện hóa bền<br /> Nhiệt độ ram, oC Độ cứng HRC σb, MPa 5, %<br /> 250 53 1680 5,5<br /> 280 51 1658 6,1<br /> 320 48 1625 6,5<br /> 360 47 1597 6,7<br /> 400 44 1550 7,5<br /> Kết quả khảo sát cơ tính các mẫu đối chứng ở các chế độ ram khác nhau cho thấy, trong<br /> khoảng nhiệt độ ram (280360)oC, phôi đạt cơ tính theo điều kiện kỹ thuật của vỏ động cơ phóng.<br /> Khi ram ở nhiệt độ dưới 280oC, độ cứng của phôi cao nhưng độ bền và độ dãn dài không đảm<br /> bảo. Còn ở nhiệt độ ram trên 360oC, độ cứng và độ bền giảm so với yêu cầu. Các phôi vỏ động cơ<br /> phóng được nhiệt luyện theo chế độ nhiệt như sau: nhiệt độ tôi: (920±10)oC, giữ nhiệt 2h, nguội<br /> không khí hoặc dầu; nhiệt độ ram: (280360)oC, giữ nhiệt 2h, nguội cùng lò đến 150oC trong 30<br /> phút, sau đó đưa sản phẩm ra nguội không khí đến nhiệt độ thường.<br /> Theo điều kiện nghiệm thu sản phẩm, vỏ động cơ phóng phải được thử bền và thử phá hủy:<br /> thử bền với áp suất thủy lực (205±5) MPa trong 30 giây, vỏ động cơ phóng không bị rò rỉ chất lỏng;<br /> thử phá hủy với áp suất thủy lực 230 MPa trong 30 giây. Kết quả thử bền và thử phá hủy vỏ động<br /> cơ phóng sau gia công hoàn chỉnh được cho trong bảng 4. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chi<br /> tiết không bị phá hủy.<br /> Bảng 4. Điều kiện thử nghiệm và kết quả thử nghiệm bền và thử phá hủy vỏ động cơ phóng<br /> Điều kiện thử nghiệm<br /> Kết quả<br /> Số hiệu<br /> TT Áp suất thử Thời gian giữ thử<br /> sản phẩm Yêu cầu<br /> (at) áp (giây) nghiệm<br /> I Thử bền<br /> 1 01 207 33 Đạt<br /> 2 02 207 35 Đạt<br /> không rò rỉ dầu, tụt áp trong thời<br /> 3 03 207 35 Đạt<br /> gian thử nghiệm<br /> 4 04 207 38 Đạt<br /> 5 05 207 40 Đạt<br /> II Thử phá hủy<br /> 1 01 230 30 Đạt<br /> Không bị nứt, rách sau thử nghiệm<br /> 2 02 230 30 Đạt<br /> 4. Kết luận<br /> Thông qua kết quả thực nghiệm cho thấy, vỏ động cơ phóng được chế tạo từ thép hợp kim<br /> 28Х3СНМВФА qua chế độ xử lý nhiệt hợp lý có độ dẻo, độ bền rất tốt. Chế độ ủ khử ứng suất<br /> <br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 51-8/2017 61<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2