intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn mẫu đối tượng kiểm toán cụ thể

Chia sẻ: Babu Anh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:70

545
lượt xem
154
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra. Trong từng trường hợp cụ thể, KTV có thể lựa chọn một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả 3 phương pháp trên. Việc quyết định sử dụng phương pháp nào là dựa trên sơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn mẫu đối tượng kiểm toán cụ thể

  1. Chương 4: Chọn mẫu đối tượng Ch kiểm toán cụ thể 4.1. Các hình thức chọn phần tử kiểm tra 4.2. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán 4.3. Phương pháp chọn các phần tử vào mẫu 4.4. Quy trình chọn mẫu trong kiểm toán
  2. Các hình thức chọn phần tử kiểm Các tra • Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần t ử kiểm tra. Các phương pháp có thể được lựa chọn là: a) Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%) (selecting all items); b) Lựa chọn các phần tử đặc biệt (selecting specific items); c) Lấy mẫu kiểm toán (audit sampling). • Trong từng trường hợp cụ thể, KTV có thể lựa chọn một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả 3 phương pháp trên. Việc quyết định sử dụng phương pháp nào là dựa trên sơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
  3. Các hình thức chọn phần tử kiểm Các tra Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%) Kiểm tra 100% là thích hợp trong một số trường hợp sau:  Những tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị của từng phần tử lớn;  Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều rất cao và các phương pháp khác không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng thích hợp;  Khi việc tính toán thường lặp lại hoặc các quy trình tính toán khác có thể thực hiện bởi hệ thống máy vi tính làm cho việc kiểm tra 100% vẫn có hiệu quả về mặt chi phí;  ĐV được kiểm toán có dấu hiệu kiện tụng, tranh chấp;  Theo yêu cầu của khách hàng.
  4. Các hình thức chọn phần tử kiểm Các tra Lựa chọn các phần tử đặc biệt • Các phần tử đặc biệt có thể bao gồm:  Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng. .  Tất cả các phần tử có giá trị từ một khoản tiền nào đó trở lên.  Các phần tử thích hợp cho mục đích thu th ập thông tin.  Các phần tử cho mục đích kiểm tra các thủ tục.
  5. Các hình thức chọn phần tử kiểm Các tra Lựa chọn các phần tử đặc biệt (tiếp) • Việc kiểm tra dựa trên lựa chọn các phần tử đặc biệt từ một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ thường là một phương pháp hiệu quả để thu thập bằng chứng kiểm toán, nhưng không được xem là lấy mẫu kiểm toán. Kết quả của các thủ tục lựa chọn áp dụng cho các phần tử đặc biệt không thể nhân lên cho toàn bộ tổng thể. KTV phải xem xét việc thu thập bằng chứng liên quan đến các phần tử còn lại của tổng thể nếu các phần tử còn lại này được coi là trọng yếu.
  6. Các hình thức chọn phần tử kiểm Các tra Lấy mẫu kiểm toán • KTV có thể quyết định áp dụng lấy mẫu kiểm toán cho một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ. Lấy mẫu kiểm toán có thể áp dụng phương pháp thống kê hoặc phương pháp phi thống kê. • Việc lựa chọn lấy mẫu thống kê hay phi thống kê là tuỳ thuộc vào việc xét đoán nghề nghiệp của KTV xem phương pháp nào có hiệu quả hơn để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong từng trường hợp cụ thể.
  7. Các khái niệm cơ bản về chọn Các mẫu kiểm toán • Chọn mẫu kiểm toán (Audit sampling): Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp KTV thu thập và đánh giá bằng ch ứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê.
  8. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu Các kiểm toán
  9. Các khái niệm cơ bản về chọn Các mẫu kiểm toán • Mẫu đại diện: là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể mà mẫu được chọn ra • Lấy mẫu thống kê (Statistical sampling): Là phương pháp lấy mẫu có hai đặc điểm sau:  Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu;  Sử dụng lý thuyết xác suất thông kê để đánh giá kết qu ả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu. • Lấy mẫu phi thống kê (Non-statistical sampling) là phương pháp lấy mẫu không có một hoặc cả hai đặc điểm trên.
  10. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu Các kiểm toán • Rủi ro lấy mẫu (sampling risk): Là khả năng kết luận của KTV dựa trên kiểm tra mẫu có thể khác với kết luận mà KTV đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục.
  11. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu Các kiểm toán Có hai loại rủi ro lấy mẫu:  Rủi ro khi KTV kết luận rủi ro kiểm soát thấp hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế là có (đối với thử nghiệm cơ bản). Loại rủi ro này ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán, và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không xác đáng.  Rủi ro khi KTV kết luận rủi ro kiểm soát cao hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc có sai sót trọng yếu trong khi thực tế không có (đối với th ử nghiệm cơ bản). Loại rủi ro này ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì nó thường dẫn đến các công việc bổ sung để chứng minh rằng các kết luận ban đầu là không đúng.
  12. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu Các kiểm toán • Rủi ro ngoài lấy mẫu (Non-sampling risk): Là rủi ro khi KTV đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu. Các trường hợp dẫn tới rủi ro không do chọn mẫu bao gồm:  Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng  Đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát  Lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích h ợp và th ực hiện công việc kiểm toán không hợp lý
  13. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán Các • Lý do cần phải kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu:  KTV không thể tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối về mặt số học  KTV không thể phát hiện hết các sai phạm hay có thể đưa ra kết luận chính xác tuyệt đối kể cả khi kiểm toán toàn bộ  Kiểm toán toàn diện sẽ mất nhiều công sức, chi phí và thời gian  Theo lý thuyết toán học thì kết luận rút ra từ mẫu chọn vẫn đảm bảo phù hợp  Rút ngắn được thời gian kiểm toán nên hỗ trợ được quản lý kịp thời
  14. Phương pháp chọn các phần tử Ph vào mẫu KTV phải lựa chọn các phần tử của mẫu sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn 4.3.1 Chọn mẫu xác suất 4.3.2 Chọn mẫu phi xác suất 4.3.3 Kỹ thuật phân tầng (nhóm) trong m ẫu ki ểm toán 4.3.4. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ
  15. Phương pháp chọn các phần tử Ph vào mẫu Chọn mẫu xác suất • Chọn mẫu xác suất đòi hỏi các phần tử được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên để mỗi đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được chọn như nhau. Đơn vị lấy mẫu có thể là hiện vật (Ví dụ: hoá đơn) hoặc đơn vị tiền tệ. • Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong cả lấy mẫu thống kê và lấy mẫu phi thống kê • Trong chọn mẫu ngẫu nhiên các kỹ thuật thường được sử dụng để chọn mẫu bao gồm: Chọn mẫu dựa vào Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy vi tính và chọn mẫu hệ thống
  16. Phương pháp chọn các phần tử Ph vào mẫu Chọn mẫu xác suất a. Chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên Bảng số ngẫu nhiên Quá trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên có thể gồm 4 bước sau:  Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất  Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng  Bước 3: Lập hành trình sử dụng bảng  Bước 4: Chọn điểm xuất phát b. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính c. Chọn mẫu ngâu nhiên theo hệ thống (khoảng cách)
  17. Phương pháp chọn các phần tử Ph vào mẫu Chọn mẫu phi xác suất • Theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, KTV sử dụng xét đoán nghề nghiệp để chọn các phần tử của mẫu. • Điều kiện áp dụng: Chỉ áp dụng trong lấy mẫu phi thống kê • Chọn mẫu phi xác suất gồm chọn mẫu theo khối và chọn mẫu theo nhận định nhà nghề
  18. Phương pháp chọn các phần tử Ph vào mẫu Chọn mẫu phi xác suất  Chọn mẫu theo khối Chọn mẫu theo khối là việc chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau trong một tổng thể. Trong tr ường h ợp này, phần tử đầu tiên trong khối được chọn thì các phần tử còn lại cũng được chọn tất yếu. Mẫu chọn có thể là một khối liền hoặc nhiều khối rời gộp lại.
  19. Phương pháp chọn các phần tử Ph vào mẫu Chọn mẫu phi xác suất  Chọn mẫu theo nhận định nhà nghề: là cách chọn các phần tử mẫu dựa trên tiêu thức xác lập bởi kiểm toán viên  Các phần tử có khả năng sai phạm nhiều nhất  Các phần tử có đặc trưng của tổng thể  Các phần tử có quy mô tiền tệ lớn
  20. Phương pháp chọn các phần tử Ph vào mẫu Kỹ thuật phân tầng (nhóm) trong mẫu kiểm toán • KTV thường phân tổng thể thành các tầng trước khi xác định quy mô mẫu cũng như thực hiện chọn mẫu. Trong mỗi tầng bao gồm các đơn vị có những đặc tính khá tương đồng với nhau. Các tầng (tổng thể con) sẽ được chọn mẫu độc lập và kết quả của các mẫu có thể được đánh giá một cách độc lập hoặc kết hợp để từ đó suy rộng kết quả cho toàn tổng thể. • Việc phân tầng sẽ làm giảm sự khác biệt trong cung một tổ và giúp KTV tập trung vào những bộ phận chứa đựng nhiều khả năng sai phạm. Từ đó sẽ làm tăng hiệu quả chọn mẫu vì giảm được quy mô chọn mẫu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2