intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư

Chia sẻ: Trần Huệ Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

2.986
lượt xem
340
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là hai phát kiến vĩ đại của Mác và Ănghen mà sau này Lênin đã thừa kế và phát huy, lãnh đạo nhân dân lao động và giai cấp công nhân đứng lên lật đổ chế độ Nga hoàng và mở ra một thời kỳ mới, một kỷ nguyên mới, một hình thái xã hội mới: Xã hội chủ nghĩa. Mời các bạn tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về "Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước đây các nhà XHCN không tưởng chỉ có thể nói về sự bóc lột của TBCN, chỉ mở ra được một xã hội mà hầu như mọi cái chưa thực tế, nhưng khi Mác và Anghen cho ra đời hai phát triển vĩ đại là "Chủ nghĩa duy vật lịch sử và "học thuyết giá trị thặng dư" mà XHCN từ không tưởng trở thành hiện thực. Chính nhờ các học thuyết đó mà sau này các nhà thừa kế xuất sắc như Lê nin đã tiếp thu và phát triển thêm, tiến tới đoàn kết các giai cấp trong xã hội để xây dựng một nhà nước XHCN đầu tiên, không phải là không tưởng, mà là hiện thực, mở ra một thời đại mới, một kỷ nguyên mới của xã hội loài người, đó là xã hội XHCN, lật đổ chế độ TBCN, tư bản nửa phong kiến. Trong bài viết này, ta chỉ giải thích tại sao nói rằng nhờ hai phát hiện vĩ đại của Mác, Anghen duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành có tưởng. 1
  2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trước thời kỳ XHCN ra đời, xã hội luôn làm sự đấu tranh giai cấp, đấu tranh công nông có sự phân hoá sâu sắc, cụ thể là sau khi cộng đồng nguyên thuỷ tan rã, trong các giai cấp tầng lớp bị áp bức bóc lột đã xuất hiện những tư tưởng muốn phủ định xã hội đương thời, những tư tưởng đó khát vọng đó tuy chưa thực sự rõ rệt và đồng nhất với nhau nhưng điều đó có điểm chung là muốn có một xã hội công bằng bình đẳng, bác ái, nhưng đó cũng là một điểm sáng, một khát vọng nhỏ nhoi là những mớ giả thuyết chưa thực tế còn yêu sách. Biện pháp để đạt được những mơ ước khát vọng đó còn rất mơ hồ. Sau khi CNTB ra đời, để tích luỹ tư bản và tạo ra những đội quân lao động làm thuê, giai cấp tư sản dùng mọi biện pháp để bóc lột giá trị thặng dư, để chiếm đoạt tài sản, mang quân đội đi đánh chiếm những vùng đất khác để biến nó thành thuộc địa của mình để có những nguồn nhân công rẻ mạt biến tài nguyên của nước đó thành của mình. Trong bối cảnh lịch sử đó đã xuất hiện những nhà nước XHCN không tưởng, các ông cho rằng phải có một xã hội thực sự bác ái, phải kết hợp những nguyên tắc của CN nhân đạo với nguyên tắc cộng đồng dựa theo lòng mong muốn và trí tưởng tượng của mình. Những tư tưởng ở thời kỳ này tuy vẫn chỉ là ước mơ nhưng đã được kết tinh thành những học thuyết mang tính chặt chẽ hơn, đã phê phán ngày càng sâu sắc những hạn chế của CNTB và phần nào là tiếng nói của những người lao động trước tình trạng bị áp bức bóc lột ngày càng nặng nề. Tuy nhiên, những tư tưởng, những học thuyết này ngày càng mang tính chặt chẽ hơn mà sau này các nhà sáng lập 2
  3. CNXH - KH đã thừa kế một cách có chọn lọc và chứng minh chúng trên cơ sở khoa học vì đã nêu được những luận điểm có giá trị về sự phát triển của xã hội trong tương lai. Hơn nữa, đã nêu được những giá trị nhân đạo, nhân văn, lòng yêu thương, thông cảm và bênh vực đại đa số người lao động, muốn giúp đỡ và giải phóng họ trong các tác phẩm và hành động của mình. Ngoài ra, nó cũng góp phần làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh của giai cấp bị bóc lột. Tuy vật, CNXH không tưởng còn có những hạn chế của nó là chưa khai phá ra hết bản chất và quy luật vận động của CNTB, chưa phát hiện ra vai trò lịch sử của giai cấp công nhân - một lực lượng xã hội có đủ khả năng xoá bỏ CNTB để xây dựng thành công CNXH. Lênin từng viết: "CNXH không tưởng không thể vạch ra được lối thoát thực sự. Nó không thể giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong XHCNTB, cũng không phát hiện ra những quy luật phát triển của chế độ TBCN và cùng không tìm thấy lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo xã hội mới". Nhờ hai phát triển vĩ đại của Mác - Ănghen đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà CNXH từ không tưởng trở thành hiện thực. Ta lần lượt xét hai phát kiến đó: Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Dựa trên những kết quả lý luận và tổng kết lịch sử, Mác và Ănghen đã nêu ra quan điểm duy vật lịch sử của mình. Mác đã từng viết :"Những quan hệ xã hội đều gắn liền với những lực lượng sản xuất. Do có lực lượng sản xuất mới mà loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình và do thay 3
  4. đổi các phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp". Mác đã dùng một tổng thể các quan hệ sản xuất làm tiêu chuẩn trực tiếp phân biệt những giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sự nhân loại, tức là trực tiếp phân biệt những hình thái khác nhau của xã hội. Về sau Anghen viết:"Trong mỗi thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại và lịch sử phát triển trí tuệ của thời đại, cái cơ sở mà chỉ xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử". Trong học thuyết của mình, Mác đã nhấn mạnh vai trò quyết định của nhân tố kinh tế, song không bao giờ coi kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử. Chứng minh luận điểm này của Mác, Anghen đã cho rằng "Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Do đó, nếu ai coi kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử, khiến cho nó có nghĩa là nhân tố quyết định duy nhất thì như vậy là họ đã biến thành một câu nói trống rỗng, trìu tượng và vô nghĩa. Tình hình kinh tế là cơ sở nhưng mọi yếu tố khác của thượng tầng kiến trúc, sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... là dựa trên sự phát triển kinh tế. Hoàn toàn điều kiện kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ 4
  5. có tác dụng thụ động". Mác đã nhìn thấy động lực của lịch sử do hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan. Trong học thuyết của mình Mác đã bác bỏ cách miêu tả một xã hội nói chung một xã hội cấu thành chỉ bởi con người. Quan điểm phi lịch sử về xã hội phải nhường chỗ cho quan điểm lịch sử. Mác đã làm nổi bật những quan hệ xã hội vật chất, tức là quan hệ hình thành mà không thông qua ý thức. Đó là quan hệ sản xuất mà Mác đã coi những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định mọi quan hệ khác. Mác đã đánh đổ mọi quan niệm cho rằng xã hội là một tổ hợp có tính chất máy móc, có thể tuỳ ý kiến thay đổi theo đủ kiểu, một tổ hợp sinh ra và biến hoá một cách ngẫu nhiên. Như vậy, quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả trường hợp bỏ qua một hình thái kinh tế xã hội nhất định trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Vì vậy những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã làm sáng tỏ tính chất lịch sử của hình thái kinh tế xã hội TBCN, tính tất yếu và những tiền đề khách quan, chủ quan của cuộc cách mạng XHCN. Học thuyết giá trị thặng dư. Bắt đầu từ việc nghiên cứu hình thái tế bào của xã hội CNTB, tức là hình thái hàng hoá, Mác đã nói rõ lên đời sống kinh tế - xã hội của CNTB. ở đây, Mác đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Giải thích tính hai mặt này, Mác đã nêu ra mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá (là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội). Nhờ đó, chính Mác là 5
  6. người đầu tiên đã chỉ rõ: Bất cứ quá trình lao động nào cũng phải đòi hỏi có ba nhân tố chủ yếu là lao động có mục đích cuả con người, đối tượng lao động và công cụ sản xuất. Không thể xem nhẹ hoặc bất cứ nhân tố nào. Đặc biệt, Mác đã nhấn mạnh vai trò của công cụ sản xuất, Mác nói rằng công cụ sản xuất không tạo ra giá trị mà chỉ là phương tiện mạnh mẽ nhất để nâng cao sức sản xuất của lao động sống. Từ đó Mác đã vạch ra bản chất của giá trị thặng dư và của chế độ tư bản. Mác nói "Tư bản là lao động chết, nó giống như con quỷ hút máu, chỉ sống nhờ hút được lao động sống và nó càng hút được nhiều lao động sống bao nhiêu thì nó lại càng sống được nhiều bấy nhiêu". Mác cũng nói: "Nếu đứng về mặt kết quả của nó, tức là đứng về mặt sản phẩm mà xét toàn bộ quá trình thì cả tư liệu lao động lẫn đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất, còn bản thân lao động thì biểu hiện ra là lao động sản xuất". Mác đã đề cập đến vai trò của lao động quản lý trong quá trình tạo ra giá trị khi nói về nền sản xuất xã hội hoá: Nền sản xuất xã hội hoá được ví như một dàn hợp xướng, nếu dàn hợp xướng cần phải có vai trò điều khiển của người nhạc trưởng thì trong công nghiệp phaỉ có những "sĩ quan công nghiệp và hạ sĩ quan". Nếu nhà tư bản là nhà quản lý thì lao động của họ trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, thu nhập của họ từ khoản này là một bộ phận nằm trong tư bản khả biến tức tiền công. Trên thực tế thì nhà tư bản không trực tiếp quản lý sản xuất nhưng vẫn có thu nhập cao trong khi những người công nhân trực tiếp tạo ra của cải vật chất lại được hưởng một phần giá trị thặng dư rất nhỏ. 6
  7. Như vậy, học thuyết giá trị thặng dư nhằm nghiên cứu quy luật vận động của xã hội tư bản, nó có ý nghĩa vạch trần bản chất bóc lột của chế độ tư bản, vạch rõ mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng, không thể điều hoà. 7
  8. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Nhờ hai phát kiến vĩ đại đó của Mác và Ănghen mà sau này Lênin đã thừa kế và phát huy, lãnh đạo nhân dân lao động và giai cấp công nhân đứng lên lật đổ chế độ Nga hoàng và mở ra một thời kỳ mới, một kỷ nguyên mới, một hình thái xã hội mới: Xã hội chủ nghĩa. Từ một kiểu nhà nước XHCN không tưởng trở thành hiện thực là do hai phát kiến vĩ đại của Mác - Anghen là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. 8
  9. MỞ ĐẦU Gia đình là một xã hội thu nhỏ, vậy đặc biệt nó có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và Anghen chỉ rõ "Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử, và qui cho đến cùng thì gia định là cái nôi để trực tiếp sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp nhưng bản thân nó lai có hai loại: Loại một: Sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, loại hai là sản xuất ra ngay con người và là tồn tại và phát triển ra con người. Một là trình độ phát triển của gia đình, hai là trình độ phát triển của lao động. Theo lời của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng viết "Gia đình là một tế bào tự nhiên của xã hội là một hình thức tồn tại của đời sống con người không có con người để tái sản xuất thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì những lý do trên cộng với mối liên hệ của chính bản thân xét thấy tầm quan trọng của nó em xin được trình bày "Gia đình quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội". 9
  10. NỘI DUNG Trong các chế độ khác nhau, vị trí gia đình có các biểu hiện khác nhau. ở xã hội có giai cấp vị trí và tác dụng của xã hội với gia đình bị hạn chế, nhưng ở XHCN gia đình là tế bào có tác dụng kích hoạt xã hội phát triển. I. Mối quan hệ cá nhân và gia đình xã hội. Và trong lịch gia đình và các hình thức gia đình phát triển từ thấp đến cao do sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, đồng thời gia đình còn chịu tác động mạnh của chính trị, văn hoá, đạo đức, tôn giáo. Mác chỉ rõ tôn giáo gia đình nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học v.v... chỉ là một quá trình hình thức đặc thù của nhà nước phục tùng những qui luật chung của sản xuất. Cá nhân, gia đình và xã hội có mối quan hệ hữu cơ và gia đình là khâu trung gian, cá nhân là thành viên của xã hội nhưng trước tiên phải là thành viên của xã hội nhưng trước tiên phải là thành viên của mỗi gia đình và do gia đình nuôi dưỡng, bảo vệ, và giáo dục, gia đình, gần với đời sống hạnh phúc của cá nhân và là đơn vị nhỏ nhất của xã hội và là hạt nhân của xã hôị. Và khi con người mới cải tiến khác đầu tiên thì việc đầu tiên tiếp xúc với người mẹ, người cha và những thành viên khác vì vậy xấu, tốt một phần ảnh hưởng của từng gia đình, khi mới sinh ra trẻ nhỏ đối với các đồ vật, sinh vật. Xung quanh đều rất là và dần dần cũng nắm bớt được những điều hay hoặc xuất rất nhanh, tỉ lệ cao cho những gia đình có sự giáo dục tốt. Dưới chủ nghĩa xã hội thì việc lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội là có sự đồng nhất và cả 3 có mối quan hệ biện chứng thúc đẩy nhau cùng tương hỗ để phát triển, xây dựng đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân gia đình và xã hội. Cần phải gác bỏ gia đình là việc riêng không liên quan mật thiết với nhau và không cho rằng quan tâm đến gia đình là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân là tiểu tư sản ... Nhưng cũng tránh tình trạng vì lợi ích của gia đình mà quên đi nghĩa vụ của một công dân. 10
  11. II. Chức năng của gia đình dưới CNXH. 1. Tái sản xuất là nguồn lao động mới cho xã hội. Gia đình có nhiệm vụ tái sản xuất ra con người đó là nguồn lao động mới để xây dựng và phát triển kinh tế củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh trật tự... và gia đình dưới CNXH đảm bảo cho con cái sinh ra trong mỗi gia đình mưu cầu được nuôi dưỡng, có kiến thức, có sức khoẻ, đạo đức để trưởng thành là những người có ích cho xã hội. 2. Tổ chức đời sống gia đình đảm bảo gia đình hạnh phúc. Gia đình là một đơn vị kinh tế - tiêu dùng lâu dài gắn bó mật thiết với xã hội. Xuất phát từ mục đích XHCN nhà nước chuyên chính vô sản tuỳ theo trình độ phát triển của sản xuất mà thực hiện các chế độ chính sách phân phối nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống người lao động. Gia đình phải có nhiệm vụ tổ chức tốt đời sống cho mỗi thành viên trong gia đình nhằm góp phần tăng năng suất lao động xã hội. 3. Nuôi dạy thế hệ trẻ và xây dựng con người mới. Nuôi dưỡng và giáo dục con cái theo yêu cầu của chế độ mới cũng như là một chức năng quan trọng của gia đình dưới chế độ XHCN. Hồ Chủ tịch chỉ rõ "vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Trong thời gian trẻ nhỏ phần lớn thời gian sống trong gia đình chịu ảnh hưởng nếp sống và sự giáo dục tình thương yêu cha mẹ là điều kiện tốt để giáo dục con trẻ. 4. Sự tiến bộ của gia đình gắn với bước phát triển của sự cải tạo XHCN. Dưới XHCN gia đình mật thiết với xã hội cuộc đấu tranh để cải tạo các quan hệ gia đình cũ và xây dựng gia đình mới là một quá trình gắn liền với công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng XHCN, sự phát triển của một giai đoạn lịch sử là nhân tố quyết định tính chất kết cấu của gia đình, vì vậy để xây dựng gia đình mới trước hết phải đẩy mạnh công cuộc cải tạo các thành phần kinh tế cá thể, làm cho gia đình không còn là đơn vị kinh tế riêng lẻ đó là yêu cầu đầu tiên rất quan trọng để xây dựng gia 11
  12. đình mới, nếu không thì hậu quả vợ hoặc chồng giữa bố và mẹ và con cái trong gia đình còn là nơi ẩn náu những tiêu cực ích kỷ hẹp hòi cản trở sự tiến bộ của xã hội. Xây dựng gia đình dưới XHCN phải gắn liền với công cuộc xây dựng và phát triển nền công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất ... vì sản xuất có phát triển mới có điều kiện phát triển tăng cường phúc lợi tập thể. Nâng cao trình độ năng lực của người phụ nữ, thực hiện triệt để sự nghiệp giải phóng người phụ nữ để cho mối quan hệ được bình đẳng, mặt khác chúng ta thấy rõ cuộc đấu tranh để xây dựng gia đình mới phải kết hợp chặt chẽ với cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hoá, ý thức tư tưởng vốn mang tính bảo thủ so với sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình mới. Cùng với cuộc cải tạo và phát triển kinh tế phải coi trọng công tác tư tưởng, công tác phát triển văn hoá chống những tư tưởng cũ về luật hôn nhân và gia đình. Ở nước ta cuộc cách mạng XHCN đã tạo ra những điều kiện cơ bản về luật hôn nhân và xây dựng gia đình đã nêu trên. Những người cộng sản quant âm đến việc xây dựng hạnh phúc gia đình làm cho toàn dân vì đó cũng là mục đích đấu tranh vì lý tưởng của con người cộng sản, đồng thời có xây dựng một gia đình tốt mới có thể xây dựng một xã hội tốt. Hồ Chủ Tịch nói "Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội tốt, gia đình càng tốt, xã hội càng tốt". 12
  13. KẾT LUẬN Gia đình coi là tế bào của xã hội nó là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng tái sản xuất ra con người, tái sản xuất ra sức lao động nhằm đáp ứng cho con người nhu cầu trong mỗi gia đình và xã hội, hơn thế nữa gia đình còn phát huy và truyền thụ giá trị bản sắc dân tộc tinh thần xuyên suốt và một xã hội có phát triển hay không được phản ánh trực tiếp vào từng thành viên trong mỗi gia đình. 13
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các Mác, Ănghen: tuyển tập tập II Nhà nước bản sự thật, Hà Nội 1971. 2. Lê Duẩn vai trò nhiệm vụ của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, Nhà xuất bản sự thật 1974. 3. Các Mác bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1962. 4. Hồ Chí Minh tuyển tập, Nhà xuất bản sự thật năm 1960. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2