Chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy
lượt xem 6
download
Chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy với mục tiêu chung là đào tạo nhân lực ngành Công nghệ chế tạo máy, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tạo ra sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy
- BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết định số: , ngày tháng năm của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh) Tên chương trình : Công nghệ Chế tạo máy Tên tiếng Anh : Mechanical Engineering Techonology Trình độ đào tạo : Đại học liên thông Ngành đào tạo : Công nghệ Chế tạo máy Mã số : 52510202 Loại hình đào tạo : Chính quy 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu đào tạo của chương trình đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực ngành Công nghệ Chế tạo máy, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tạo ra sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân. 1.2. Mục tiêu cụ thể Đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ chế tạo máy để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Công nghệ chế tạo máy; cụ thể sinh viên có: Hiểu biết về kinh tế, chính trị; kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành/chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng; Kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn; Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 1/16
- Các kiến thức cơ sở và ngành giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến ứng dụng, thiết kế, chế tạo trong lĩnh vực chế tạo máy, từ đó phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu; Khả năng tư duy, kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa 2. Chuẩn đầu ra (Abet) a) Có khả năng ứng dụng tri thức thuộc các lĩnh vực toán, khoa học và kỹ thuật; b) Có khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm cũng như phân tích và đọc kết quả thí nghiệm; c) Có khả năng thiết kế một hệ thống, một giai đoạn của một quy trình sao cho đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong điều kiện ràng buộc về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khoẻ và an toàn, khả năng sản xuất và tính bền vững; d) Có khả năng làm việc trong các nhóm liên ngành; e) Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; f) Có hiểu biết về trách nhiệm chuyên môn và đạo đức; g) Có khả năng giao tiếp tốt; h) Học đủ rộng để hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trường toàn cầu; i) Hiểu được sự cần thiết và có khả năng tham gia học tập suốt đời; j) Có hiểu biết về các vấn đề đương đại; k) Có khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng, và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết trong thực hành. l) Có khả năng giao tiếp tốt, trình độ tiếng anh tối thiểu TOEIC 400; m) Có khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết trong thực hành, có chứng chỉ MOS có điểm tối thiểu 700/1000. 3. Ma trận chương trình đào tạo – chuẩn đầu ra của các học phần Môn học/ Chuẩn đầu ra chương trình STT Học phần a b c d e f g h i j k 1. Phương pháp nghiên cứu khoa x x học 2. Tiếng Việt thực hành x 3. Soạn thảo văn bản x 4. Quản trị học x x x 5. Quản lý dự án x x x x Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 2/16
- 6. Quản lý sản xuất x x x 7. Quản trị chất lượng x x x x 8. Phương pháp tính x 9. Quy hoạch tuyến tính x 10. Hàm phức và phép biến đổi x Laplace 11. Toán kỹ thuật x 12. Vật lý đại cương 2 x 13. Thiết bị trao đổi nhiệt x x x x x 14. Công nghệ xử lý vật liệu x x x x 15. Cơ ứng dụng x x x x 16. Truyền động và điều khiển máy x x x x x CNC 17. Kỹ thuật chế tạo x x x x x 18. Quản lý và kỹ thuật bảo trì công x x x x x x nghiệp 19. Thông gió công nghiệp x x x x 20. Máy và thiết bị lạnh x x x x x 21. Công nghệ kim loại x x x x x 22. Thiết kế khuôn mẫu x x x x x 23. Gia công chính xác x x x x x 24. Tự động hóa hệ thống cơ khí x x x x x 25. Lò hơi x x x x x 26. Tạo mẫu nhanh x x x x x 27. Kỹ thuật sấy x x x x x 28. Robot công nghiệp x x x x x 29. Đồ án chuyên ngành Công nghệ x x x x x x Cơ khí 30. Kết cấu và thiết bị cơ khí robot x x x x x x 31. Máy chế biến thực phẩm x x x x x 4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp Kỹ sư công nghệ, thiết kế trong các dây chuyền sản xuất; thiết kế kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật; quản đốc xưởng sản xuất; kỹ sư –bán hàng cho các công ty thương mại Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 3/16
- về ngành Cơ khí nói chung và ngành công nghệ Chế tạo máy nói riêng; chuyên viên tại các viện nghiên cứu - phòng thí nghiệm - kiểm định; Nghiên cứu viên trong các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ Cơ khí nói chung và ngành công nghệ Chế tạo máy nói riêng Có thể làm cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về đào tạo chuyên ngành Công nghệ Cơ khí nói chung. Làm nhóm trưởng (Team leader) các nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ tại các cơ quan, công ty, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy 5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có thể học tiếp lên trình độ sau đại học trong lĩnh vực cơ khí tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. 6. Thời gian đào tạo: 1,5 năm. 7. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 45 tín chỉ . 8. Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng chính quy ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí; Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng chính quy các ngành cơ khí năng lượng, cơ điện tử, bảo dưỡng công nghiệp…(với điều kiện đã học và đạt yêu cầu trở lên các học phần chuyển đổi nhất định tùy vào từng ngành/chuyên ngành). 9. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Theo Quy chế Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 877 ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh). 10. Thang điểm: Theo Quy chế Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 877 ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh). 11. Khung chương trình đào tạo 11.1. Cấu trúc kiến thức và kỹ năng của chương trình đào tạo Khối lượng TT Nội dung (Tín chỉ) 1 Kiến thức giáo dục đại cương 12 2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 33 2.1 Kiến thức cơ sở khối ngành, nhóm ngành 2.2 Kiến thức cơ sở ngành 2.3 Kiến thức chung của ngành 2.4 Kiến thức chuyên sâu của ngành 2.5 Học phần bổ sung 5 Tổng khối lượng chương trình 45 11.2. Các học phần của chương trình và thời lượng Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 4/16
- Học phần: Mã Số học trước (a), STT học Tên học phần tín chỉ tiên quyết (b), phần song hành (c). I. Khối kiến thức giáo dục đại cương 12 I.1. Khoa học xã hội và nhân văn, kỹ năng mềm 6 Học phần nào đã Nhóm 1: Phương pháp và kỹ năng (Chọn ít nhất 1 2 học ở cao đẳng học phần trong các học phần sau) thì không chọn 1. 18200017 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2(2,0,4) 2. 14200026 Tiếng Việt thực hành 2(2,0,4) 3. 13200057 Soạn thảo văn bản 2(2,0,4) Học phần nào đã Nhóm 2: Khoa học quản lý (Chọn ít nhất 2 học phần 4 học ở cao đẳng trong các học phần sau) thì không chọn 4. 13200001 Quản trị học 2(2,0,4) 5. 13200082 Quản lý dự án 2(2,0,4) 6. 13200083 Quản lý sản xuất 2(2,0,4) 7. 13200084 Quản trị chất lượng 2(2,0,4) Theo chuẩn đầu I.2. Ngoại ngữ 0 ra ngoại ngữ Học phần nào đã I.3. Toán, Tin học và khoa học tự nhiên 6 học ở cao đẳng thì không chọn (Chọn ít nhất 3 học phần trong các học phần sau) 6 8. 18200009 Phương pháp tính 2(2,0,4) 9. 18200008 Quy hoạch tuyến tính 2(2,0,4) Hàm phức và phép biến đổi 10. 18200010 2(2,0,4) Laplace 11. 18200020 Toán kỹ thuật 2(2,0,4) 12. 18200014 Vật lý đại cương 2 2(2,0,4) I.5. Giáo dục thể chất 0 I.6. Giáo dục quốc phòng 0 II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 33 (Kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành) II.1. Kiến thức cơ sở ngành 28 1. Cơ sở khối ngành, nhóm ngành (bắt buộc) Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 5/16
- 2. Cơ sở ngành 14 Phần bắt buộc 10 13. 03200083 Thiết bị trao đổi nhiệt 2(2,0,4) 14. 03200017 Công nghệ xử lý vật liệu 2(2,0,4) 15. 03200006 Cơ ứng dụng 2(2,0,4) Truyền động và điểu khiển máy 16. 03200065 2(2,0,4) CNC 17. 03200084 Kỹ thuật chế tạo 2(2,0,4) Phần tự chọn (Chọn ít nhất 2 học phần trong các học 4 phần sau) 18. Quản lý & kỹ thuật bảo trì công 03200048 2(2,0,4) nghiệp 19. 03200082 Thông gió công nghiệp 2(2,0,4) 20. 03200066 Máy và thiết bị lạnh 2(2,0,4) II.2. Kiến thức ngành 14 1. Kiến thức chung của ngành 14 Phần bắt buộc 10 21. 03200035 Công nghệ kim loại 2(2,0,4) 22. 03200085 Thiết kế khuôn mẫu 2(2,0,4) 23. 03200064 Gia công chính xác 2(2,0,4) 24. 03200045 Lò hơi 2(2,0,4) 25. 03200069 Tự động hóa hệ thống cơ khí 2(2,0,4) Phần tự chọn (Chọn ít nhất 2 học phần trong các học 4 phần sau) 26. 03200067 Tạo mẫu nhanh 2(2,0,4) 27. 03200021 Kỹ thuật sấy 2(2,0,4) 28. 03200040 Robot công nghiệp 2(2,0,4) 2. Kiến thức chuyên sâu của ngành 5 II.3. Học phần bổ sung 5 Đồ án chuyên ngành Công nghệ Cơ (a) 03200084 29. 03203034 1(0,0,3) khí (a) 03200035 30. 03200070 Kết cấu và thiết bị cơ khí robot 2(2,0,4) 31. 03200080 Máy chế biến thực phẩm 2(2,0,4) Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 6/16
- Tổng cộng toàn khóa 45 12. Kế hoạch giảng dạy Học phần: Mã Số tín học trước (a), STT Tên môn học học phần chỉ tiên quyết (b), song hành (c). Học kỳ 1: 20 Tín chỉ Học phần bắt buộc 8 1 03200083 Thiết bị trao đổi nhiệt 2(2,0,4) 2 03200017 Công nghệ xử lý vật liệu 2(2,0,4) 3 03200006 Cơ ứng dụng 2(2,0,4) Truyền động và điểu khiển máy 4 03200065 2(2,0,4) CNC Học phần tự chọn (Chọn ít nhất 6 học phần trong các 12 học phần sau) Khối Khoa học xã hội và nhân văn, kỹ năng mềm 6 Học phần nào đã Nhóm 1: Phương pháp và kỹ năng (Chọn ít nhất 1 2 học ở cao đẳng học phần trong các học phần sau) thì không chọn Phương pháp nghiên cứu khoa 1 18200017 2(2,0,4) học 2 14200026 Tiếng Việt thực hành 2(2,0,4) 3 13200057 Soạn thảo văn bản 2(2,0,4) Học phần nào đã Nhóm 2: Khoa học quản lý (Chọn ít nhất 2 học phần 4 học ở cao đẳng trong các học phần sau) thì không chọn 1 13200001 Quản trị học 2(2,0,4) 2 13200082 Quản lý dự án 2(2,0,4) 3 13200083 Quản lý sản xuất 2(2,0,4) 4 13200084 Quản trị chất lượng 2(2,0,4) Học phần nào đã Khối Toán, Tin học và khoa học tự nhiên 6 học ở cao đẳng (Chọn ít nhất 3 học phần trong các học phần sau) thì không chọn 2 18200009 Phương pháp tính 2(2,0,4) 3 18200008 Quy hoạch tuyến tính 2(2,0,4) 4 18200010 Hàm phức và phép biến đổi 2(2,0,4) Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 7/16
- Học phần: Mã Số tín học trước (a), STT Tên môn học học phần chỉ tiên quyết (b), song hành (c). Laplace 5 18200020 Toán kỹ thuật 2(2,0,4) 6 18200014 Vật lý đại cương 2 2(2,0,4) Học kỳ 2: 16 Tín chỉ Học phần bắt buộc 12 1 03200035 Công nghệ kim loại 2(2,0,4) 2 03200085 Thiết kế khuôn mẫu 2(2,0,4) 3 03200064 Gia công chính xác 2(2,0,4) 4 03200045 Lò hơi 2(2,0,4) 5 03200069 Tự động hóa hệ thống cơ khí 2(2,0,4) 6 03200084 Kỹ thuật chế tạo 2(2,0,4) Học phần tự chọn (Chọn ít nhất 2 học phần trong các 4 học phần sau) Quản lý & kỹ thuật bảo trì công 1 03200048 2(2,0,4) nghiệp 2 03200082 Thông gió công nghiệp 2(2,0,4) 3 03200066 Máy và thiết bị lạnh 2(2,0,4) Học kỳ 3: 9 Tín chỉ Học phần tự chọn (Chọn ít nhất 2 học phần trong các 4 học phần sau) 1 03200067 Tạo mẫu nhanh 2(2,0,4) 2 03200021 Kỹ thuật sấy 2(2,0,4) 3 03200040 Robot công nghiệp 2(2,0,4) Học phần bổ sung 5 Đồ án chuyên ngành Công nghệ (a) 03200084 1 03203034 1(0,0,3) Cơ khí (a) 03200035 2 03200070 Kết cấu và thiết bị cơ khí robot 2(2,0,4) 3 03200080 Máy chế biến thực phẩm 2(2,0,4) 13. Mô tả tóm tắt nội dung và khối lượng các học phần (Ghi theo trình tự chương trình đào tạo) Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 8/16
- 13.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học (18200017) 2 tín chỉ Học phần này gồm các nội dung sau: Tổng quan về khoa học và nghiên cứu khoa học. Xác định vấn đề và chọn đề tài nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin. Các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Thông tin khoa học và chuyển giao công nghệ. 13.2. Tiếng việt thực hành (14200026) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm những nội dung sau: Chữ viết và chuẩn chính tả Những vấn đề cơ bản về từ tiếng Việt Sử dụng dâu câu Câu và các phương thức liên kết câu Đoạn văn – cơ sở tạo lập văn bản 13.3. Soạn thảo văn bản (13200057) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Khái quát về văn bản Văn bản khoa học Văn bản hành chính – công vụ 13.4. Quản trị học (13200001) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: Quản trị và nhà quản trị. Môi trường và tổ chức. Hoạch định và chiến lược. Quản trị nguồn nhân lực. Quản lý nhóm làm việc. Quản trị sự thay đổi. 13.5. Quản lý dự án (13200082) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Đề cập đến các chức năng, phương pháp và công cụ quản lý dự án như: Tổng quan về quản trị dự án đầu tư. Mô hình tổ chức quản lý dự án và quyết định chọn dự án. Lập kế hoạch dự án và quản lý tiến độ của dự án. Phân phối nguồn lực cho dự án. Dự toán ngân sách và quản lý chi phí dự án Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 9/16
- Quản lý chất lượng dự án. Giám sát và đánh giá dự án.. Quản lý rủi ro đầu tư. 13.6. Quản lý sản xuất (13200083) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Nhập môn về QTSX và DV. Dự báo. Quyết định về sản phẩm, dịch vụ, công suất, công nghệ và thiết bị. Lập trình sản xuất. Quản trị hàng tồn kho. Hoạch định nhu cầu vật tư. 13.7. Quản lý chất lượng (13200084) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Đề cập đến các chức năng, phương pháp và công cụ quản lý chất lượng. Các phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng hiện nay. Các phương pháp đánh giá chất lượng. Các hệ thống quản lý chất lượng. 13.8. Toán cao cấp A3 (Giải tích 2) (18200003) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Phép tính vi phân hàm nhiều biến: Đạo hàm, vi phân và ứng dụng. Phép tính tích phân hàm nhiều biến: Tích phân kép, tích phân bội ba, tích phân đường, tích phân mặt và trường vô hướng, trường vectơ. Phương trình vi phân: Phương trình vi phân cấp 1, cấp 2, phương trình tuyến tính cấp 2 có hệ số hằng số. 13.9. Phương pháp tính (18200009) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những vấn đề cơ bản của phép tính gần đúng như sai số, nội suy đa thức…. Các phương pháp cơ bản để giải số những bài toán cụ thể: tính gần đúng tích phân xác định, tìm nghiệm gần đúng của các phương trình đại số, phương trình siêu việt và phương trình vi phân thường. Giải gần đúng hệ phương trình đại số tuyến tính. 13.10. Quy hoạch tuyến tính (18200008) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Lý thuyết cơ bản về quy hoạch tuyến tính. Thuật toán đơn hình. Bài toán đối ngẫu. Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 10/16
- Bài toán vận tải. Phương pháp sơ đồ mạng. 13.11. Hàm phức và phép biến đổi Laplace (18200010) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Lý thuyết hàm phức: Đại cương về số phức, hàm giải tích, tích phân trong mặt phẳng phức, chuỗi số phức và thặng dư. Các phép biến đổi và ứng dụng: Phép biến đổi Laplace và phép biến đổi Laplace ngược. 13.12. Toán kỹ thuật (18200020) 2 tín chỉ Học phần này gồm các nội dung sau: Hàm phức của một biến phức Tích phân hàm phức Chuỗi hàm phức Phép biến đổi tích phân: Phép biến đổi Laplace, Phép biến đổi , phép biến đổi Fourier 13.13. Vật lý đại cương 2 (18200014) 2 tín chỉ Học phần này gồm các nội dung sau: Tương tác tĩnh điện. Vật dẫn và điện môi. Các tương tác tĩnh từ. Mối liên hệ giữa điện trường và từ trường biến thiên. Quang hình học. Tính chất hạt của ánh sáng. Tính chất sóng ánh sáng. 13.14. Thiết bị trao đổi nhiệt (03200083) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: − Các kiến thức về quá trình trao đổi nhiệt − Các thiết bị trao đổi nhiệt − Các phương pháp tính toán thiết bị truyền nhiệt nói chung và trong kỹ thuật lạnh nói riêng. 13.15. Công nghệ xử lý vật liệu (03200017) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Cơ sở lý thuyết chuyển biến pha trong kim loại và hợp kim Các công nghệ xử lý nhiệt: nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện, hóa bền bề mặt… Các công nghệ bảo vệ bề mặt vật liệu: mạ, nhúng và phun phủ… 13.16. Cơ ứng dụng (03200006) 2 tín chỉ Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 11/16
- Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những kiến thức về quy luật cân bằng, cách giải các bài toán cân bằng của vật rắn và hệ vật rắn, xác định trọng tâm của vật và hệ vật. Chuyển động cơ bản của vật thể trong không gian theo thời gian đối với một hệ quy chiếu đã chọn, các chuyển động phức hợp trong kỹ thuật. Các định lý cơ bản của động lực học, cách giải một số bài toán về động lực học. 13.17. Truyền động và điều khiển máy CNC (03200065) 2 tín chỉ Học phần này trang bị kiến thức nền tảng về điều khiển số, về các hệ thống truyền động và hệ thống điểu khiển của máy công cụ CNC; giúp cho người học hiểu được nguyên lý điều khiển số được ứng dụng vào các chuyển động tạo hình trên máy công cụ CNC 13.18. Kỹ thuật chế tạo (03200084) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Các phương pháp chế tạo phôi như đúc, hàn, biến dạng dẻo… Các kiến thức về chế tạo kiểm tra và bảo quản sản phẩm 13.19. Quản lý và bảo trì công nghiệp (03200048) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những kiến thức cơ bản của công tác quản lý và bảo trì, sửa chữa máy công cụ cũng như máy công nghiệp nói chung. Các phương pháp hợp lý thực hiện nguyên công sửa chữa, cơ khí hóa công việc nguội sửa chữa, cũng như vấn đề lựa chọn và sử dụng các đồ gá. Dấu hiệu và các đặc điểm mòn của chi tiết máy thuộc các cơ cấu khác nhau và từ đó có phương pháp sửa chữa, phục hồi các bộ phận máy sao cho có chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất. 13.20. Thông gió công nghiệp (03200082) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Kiến thức về các hình thức thông gió Tính toán nhiệt cho công trình và xác định lưu lượng thông gió Khảo sát, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị trong hệ thống thông gió công nghiệp Các vấn đề về lọc bụi tiêu âm trong hệ thống thông gió 13.21. Máy và thiết bị lạnh (03200066) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy và các thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh Các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục máy và các thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 12/16
- Phương pháp vận hảnh, bảo trì máy và các thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh 13.22. Công nghệ kim loại (03200035) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Các công nghệ về sản xuất đúc Các công nghệ biến dạng: cán, kéo, rèn… Các công nghệ hàn: hồ quang, TIG, MIG… Công nghệ tạo hình bằng bột kim loại 13.23. Thiết kế khuôn mẫu (03200085) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Công nghệ khuôn mẫu, cách tạo ra các sản phẩm thực tế từ các kiểu khuôn. Phương pháp thiết kế sản phẩm để làm khuôn. Phương pháp thiết kế khuôn ép phun Phương pháp thiết kế khuôn thổi Phương pháp thiết kế khuôn dập Ứng dụng phần mềm ProEngineer trong thiết kế khuôn mẫu. 13.24. Gia công chính xác (03200064) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Đặc tính và ứng dụng của một số loại nhựa dùng trong khuôn mẫu. Công nghệ vật liệu nhựa và khuôn mẫu. Phương pháp thiết kế khuôn mẫu nhựa các loại. Phương pháp xử lý khuyết tật cho sản phẩm ép nhựa Phương pháp bảo dưỡng khuôn 13.25. Lò hơi (03200045) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại lò hơi thường gặp trong nhà máy nhiệt điện và trong công nghiệp: quá trình cháy, quá trình trao đổi nhiệt, quá trình thủy động, khí động trong lò hơi. Các kiến thức cơ bản về phương pháp tính toán và kiểm tra lò hơi, hoạt động của các hệ thống đốt, hệ thống cấp nước, hệ thống tự động an toàn và các thiết bị phụ khác của lò hơi. 13.26. Tự động hóa hệ thống cơ khí (03200069) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Tổng quan về tự động hóa hệ thống cơ khí. Ứng dụng PLC trong điều khiển hệ thống cơ khí. Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 13/16
- Các giải thuật lập trình điều khiển 13.27. Tạo mẫu nhanh (03200067) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những kiến thức cơ bản về tạo mẫu nhanh, các phương pháp tạo mẫu nhanh thông dụng... Nguyên lý cơ bản của các phương pháp tạo mẫu nhanh, ứng dụng của từng phương pháp vào các ngành cụ thể. Vật liệu thường dùng trong các phương pháp tạo mẫu nhanh. 13.28. Kỹ thuật sấy (03200021) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những kiến thức cơ bản của kỹ thuật sấy: vật ẩm, tác nhân sấy, sự truyền nhiệt và truyền chất trong quá trình sấy, động lực học quá trình sấy, phương pháp xác định thời gian sấy. Thiết bị sấy: cơ sở thiết kế, tính toán nhiệt thiết bị sấy và thiết bị phụ trợ. Kiểm tra và tự động hóa quá trình sấy. 13.29. Robot công nghiệp (03200040) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kỹ thuật robot nói chung và các ứng dụng của robot trong sản xuất công nghiệp: cấu tạo, động học, động lực học, nguyên tắc vận hành và những phương pháp lập trình điều khiển hoạt động của robot. Các phương pháp điều khiển thường áp dụng trên robot công nghiệp và phạm vi ứng dụng của chúng trong sản xuất công nghiệp. 13.30. Đồ án chuyên ngành Công nghệ Cơ khí (03203034) 1 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức đã học của các môn học đại cương, cơ sở và chuyên ngành để thiết kế thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền sản xuất, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới hoặc đề xuất các giải pháp kỹ thuật tốt hơn, hợp lý hơn, lập qui trình công nghệ gia công sản phẩm cơ khí v.v… 13.31. Kết cấu và thiết bị cơ khí robot (03200070) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Các dạng kết cấu thường được sử dụng để chế tạo robot. Ứng dụng các thiết bị cơ khí, điện và điện tử và kỹ thuật điều khiển trong chế tạo robot. 14. Hướng dẫn thực hiện chương trình 14.1. Đối với các đơn vị đào tạo Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 14/16
- Phải nghiên cứu chương trình đào tạo để tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội dung của chương trình. Phân công giảng viên phụ trách từng học phần và cung cấp chương trình chi tiết cho giảng viên để đảm bảo ổn định kế hoạch giảng dạy. Chuẩn bị thật kỹ đội ngũ cố vấn học tập, yêu cầu cố vấn học tập phải hiểu cặn kẽ toàn bộ chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ để hướng dẫn sinh viên đăng ký các học phần. Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, để đảm bảo thực hiện tốt chương trình. Cần chú ý đến tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, quy định các học phần tiên quyết của các học phần bắt buộc và chuẩn bị giảng viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy các học phần tự chọn. 14.2. Đối với giảng viên. Khi giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều đơn vị học phần cần phải nghiên cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng và các phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp. Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho sinh viên trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp. Tổ chức cho sinh viên các buổi Semina, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm và hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận, đồ án, giảng viên xác định các phương pháp truyền thụ; thuyết trình tại lớp, hướng dẫn thảo luận, giải quyết những vấn đề tại lớp, tại xưởng, tại phòng thí nghiệm và hướng dẫn sinh viên viết thu hoạch. 14.3. Kiểm tra, đánh giá Giảng viên và cố vấn học tập phải kiểm soát được suốt quá trình học tập của sinh viên, kể cả ở trên lớp và ở nhà. Việc kiểm tra, đánh giá học phần là một công cụ quan trọng cần phải được tổ chức thường xuyên để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nên giảng viên phải thực hiện theo đúng theo quy chế của học chế tín chỉ. Giảng viên phải kiên quyết ngăn chặn và chống gian lận trong tổ chức thi cử, kiểm tra và đánh giá. 14.4. Đối với sinh viên Phải tham khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để lựa chọn học phần cho phù hợp với tiến độ. Phải nghiên cứu chương trình học tập trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng. Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 15/16
- Phải đảm bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của giảng viên. Tự giác trong khâu tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập theo nhóm, tham dự đầy đủ các buổi Semina. Tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá. HIỆU TRƯỞNG Đặng Vũ Ngoạn Chương trình đào tạo đại học liên thông ngành công nghệ Chế tạo máy 16/16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình đào tạo ngành: Công nghệ giày da
4 p | 384 | 26
-
Chương trình đào tạo Tiến sĩ (ĐHBKHN): Kỹ thuật cơ khí - hướng chuyên sâu Công nghệ cơ khí chinh xác và quang học - ĐH Bách khoa Hà Nội
20 p | 178 | 14
-
Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề: Công nghệ ô tô
8 p | 357 | 12
-
Chương trình đào tạo ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô
11 p | 194 | 11
-
Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử - ĐH Công nghệ Thực phẩm
14 p | 138 | 10
-
Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Công nghệ cơ khí - ĐH Công nghệ Thực phẩm
16 p | 93 | 9
-
Chương trình đào tạo: Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
5 p | 172 | 8
-
Bài giảng Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông: Bài 1 - GV. Lê Thanh Hương
35 p | 41 | 6
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
7 p | 45 | 5
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Điện tử công nghiệp - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
7 p | 53 | 4
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
6 p | 34 | 4
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
8 p | 55 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần: Vẽ kỹ thuật - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
9 p | 57 | 3
-
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Công nghệ ô tô - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: OTO-LT30
1 p | 53 | 2
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Lắp đặt điện công trình - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
7 p | 34 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần: Kỹ thuật điện - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
8 p | 39 | 2
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
8 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn