intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẶC ĐIỂM KHÍ MÁU TRONG CÁC BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG ĐẦU

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

103
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bệnh nhi bị chấn thương đầu, ngoài các rối loạn hô hấp còn có thể đi kèm các rối loạn thăng bằng kiềm toan. Mục tiêu: Xác định đặc điểm rối loạn khí máu trên các bệnh nhi bị chấn thương đầu nhập khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2. Phương pháp: hồi cứu mô tả. Kết quả: 32 ca chấn thương đầu có làm khí máu khi nhập khoa cấp cứu. Tỷ lệ nam/nữ = 0.88/1. Trẻ 2 tuổi bị chấn thương đầu là 18 ca (56.2%). Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM KHÍ MÁU TRONG CÁC BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG ĐẦU

  1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ MÁU TRONG CÁC BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG ĐẦU TÓM TẮT Các bệnh nhi bị chấn thương đầu, ngoài các rối loạn hô hấp còn có thể đi kèm các rối loạn thăng bằng kiềm toan. Mục tiêu: Xác định đặc điểm rối loạn khí máu trên các bệnh nhi bị chấn thương đầu nhập khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2. Phương pháp: hồi cứu mô tả. Kết quả: 32 ca chấn thương đầu có làm khí máu khi nhập khoa cấp cứu. Tỷ lệ nam/nữ = 0.88/1. Trẻ > 2 tuổi bị chấn thương đầu là 18 ca (56.2%). Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên chiếm tỷ lệ 68.8%. Các nguyên nhân gây chấn thương đầu phần lớn là do té ngã trong sinh họat 16 ca (50.0%) và tai nạn giao thông 12 ca (37.5%). Số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê là 19 ca (59.37%), 6 ca khi nhập viện phải đặt nội khí quản và thở máy. Rối loạn khí máu thường gặp là toan chuyển hóa (25%) và dạng hỗn hợp (34.4%).
  2. Kết luận: Xét nghiệm khí máu rất cần thiết trong việc điều chỉnh thông khí cho bệnh nhi bị phù não do chấn thương và giúp phát hiện các rối lọan toan kiềm đi kèm. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF BLOOD GAS FIGURES IN CHILDREN WITH HEAD INJURIES AT ADMISSION IN EMERGENCY DEPARMENT OF CHILDREN HOSPITAL N02 Nguyen Huy Luan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 79 – 82 In children’s head injury, beside the respiratory disorder there are other metabolic disorders on arterial blood gas test. Objectives: Describe the characteristics of blood gas figures in children with head injury at the admission in the ED of Children Hospital N02. Methods: A retrospective study was conducted in the ED of Children Hospital N02 from 4/2004 to 10/2006. Results: 32 cases with head injury were involved to our study. Male/female ratio was 0.88/1. Children above two years old were 18 cases
  3. (56.2%). Most of them came from the provincial area (68.8%). The head injury was caused by daily accidents in 16 cases (50.0%) and traffic accidents in 12 cases (37.5%). At admission patients had coma in 19 cases (59.37%), 6 cases received ventilation mechanism. Mixed blood gas disorder often found in our study which takes of about 34.4% (34 cases), and metabolic acidosis was also prominent with 14 cases of about 25%. Conclusion: Arterial blood gas test is required in patient with head injury for detecting other associated metabolic disorder. ĐẶT VẤN ĐỀ: * Bộ Môn Nhi ĐHYD TP.HCM Số lượng bệnh nhi bị chấn thương đầu nhập khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 ngày càng tăng. Một số bệnh nhi bị chấn thương đầu nặng, hôn mê phải hổ trợ hô hấp và được xét nghiệm khí máu để đánh giá tình trạng hô hấp giúp cho việc điều trị được hiệu quả hơn. Trên các bệnh nhi bị chấn thương đầu ngoài các rối lọan về hô hấp còn có các rối loạn về kiềm toan. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm các giá trị khí máu trên các bệnh nhi bị chấn thương đầu. Mục tiêu nghiên cứu
  4. Đặc điểm khí máu trong các bệnh nhân bị chấn thương đầu nhập khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 từ tháng 4/2004 đến tháng 10/2006. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân bị chấn thương đầu nhập khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 và có làm khí máu từ tháng 4/2004 đến tháng 10/2006. Các bước tiến hành Thu thập dữ liệu: Bệnh án mẫu (bệnh nhân bị chấn thương đầu nhập khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 và có làm khí máu từ tháng 4/2004 đến tháng 10/2006. Số liệu được nhập bằng phần mềm EPI-INFO 6.04B. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.05 Kỹ thuật: khí máu được thử bằng máy Các giá trị Px, P50 được tính bằng phần mềm OSA (Oxygen Status Algorithm V2.0) của tác giả Mads và Ole Siggaard-Andersen. KẾT QUẢ Địa chỉ
  5. Bảng 1: Địa điểm phân bố Số Địa chỉ ca Tỷ lệ % Tỉnh 22 68,8 Nội 4 12,5 thành Ngoại 6 18,8 thành Tổng 32 100,0 cộng Đa số bệnh nhi ở các tỉnh chuyển đến chiếm tỷ lệ 68,8% Tuổi Nhỏ nhất 2 tháng, lớn nhất 14 tuổi. Trẻ < 2 tuổi: 14 ca (43,8%) Trẻ > 2 tuổi: 18 ca (56,2%) Giới tính Nam 15 ca (46,9), nữ 17 ca (53,1). Tỷ lệ nam/nữ = 0,88/1. Nguyên nhân chấn thương sọ não
  6. Bảng 2: Nguyên nhân chấn thương Nguyên Số Tỷ lệ Đa nhân ca % chấn thương Tai nạn 12 37,5% 5 giao thông Tai nạn 16 50,0% 1 trong sinh họat Ngã 2 6,25% xuống suối Rớt cột 1 3,12% bê tông Dừa rớt 1 3,12% Đa số các nguyên nhân gây chấn thương đầu là do tai nạn té ngã trong sinh họat và tai nạn giao thông. Các trường hợp đa chấn thương phần lớn là do tai nạn giao thông gây nên.
  7. Tình trạng lúc nhập viện Bảng 3: Tình trạng nhập viện Tình Số Tỷ lệ trạng lúc nhập ca % viện Ngưng 5 15,63% thở + NKQ Thở máy 1 3,12% Truyền 4 12,5% máu Xuất 4 12,5% huyết da niêm Hôn mê 19 59,37% Thiểu 1 3,12% niêu Rối lọan 7 21,87%
  8. khác Đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê 19 ca (59,37%). Trị số trung bình các giá trị khí máu trong chấn thương Giá Giá Trung trị nhỏ trị lớn bình ± SD nhất nhất PH 7,07 7,75 7,38 ± 0,12 PaO2 19,8 473,3 200,7 ± 108,3 PaO2/FiO2 25,3 997,0 517,4 ± 264,0 PaCO2 8,5 214,3 38,6 ± 34,3 SaO2 26,2 99,9 94,7 ± 15,4
  9. Giá Giá Trung trị nhỏ trị lớn bình ± SD nhất nhất BE(+) 0,1 2,0 1,1 ± 0,9 BE(-) 0,9 20,2 6,5 ± 4,7 0 535,8 88,6 ± AaDO2 156,1 5,7 27,6 18,4 ± HCO3 5,6 10 40,9 15,2 ± Shunt 8,9 6,8 44,6 25,5 ± P50 8,3 Px 0,1 65,2 32,6 ±
  10. Giá Giá Trung trị nhỏ trị lớn bình ± SD nhất nhất 15,2 Các kiểu rối loạn trong xét nghiệm khí máu Bảng 5: Các kiểu rối lọan cân bằng acid base Số Tỷ lệ ca % Không 7 21,9 có rối loạn Toan hô 4 12,5 hấp Toan 8 25,0 chuyển hóa Kiềm 2 6,3 hô hấp
  11. Rối 11 34,4 loạn hỗn hợp Tổng 32 100,0 cộng Rối lọan toan kiềm chiếm tỷ lệ 25/32 (78.1%). Trong đó rối loạn thường gặp là toan chuyển hóa (25%) và dạng hỗn hợp (34.4%). BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ học Nơi cư ngụ Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên chiếm tỷ lệ 68,8%. Điều này phù hợp thực tế vì BV Nhi Đồng 2 là nơi tiếp nhận các trường hợp chấn thương đầu ở trẻ em và có khả năng phẫu thuật sọ não. Vùng ngoại thành có tỷ lệ chấn thương nhiều hơn vùng nội thành điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của BS Võ Văn Nho, BS Trương Văn Việt(7,8). Tuổi Trẻ bị chấn thương có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhỏ nhất 2 tháng, lớn nhất 14 tuổi. Tỷ lệ trẻ > 2 tuổi bị chấn thương đầu nhiều hơn (56,2%) vì trẻ từ 2-6 tuổi hay chạy nhảy chơi đùa nên dễ bị chấn thương, còn trẻ trên 6 tuổi dễ bị tai
  12. nạn giao thông khi di chuyển trên đường điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của BS Trương Văn Việt tại BV Chợ Rẫy và tại BV Nhi Trung Ương tỷ lệ trẻ từ 5-9 tuổi là 42,7%(1,8). Theo tác giả Lê Vũ Anh nhóm tuổi thường gặp nhất trong chấn thương là 1 - 4 tuổi(2). Giới tính Tỷ lệ nam/nữ = 0.88, theo nghiên cứu tại BV Nhi Trung Ương trong chấn thương đầu do tai nạn giao thông tỷ lệ nam/nữ =1,2/1(2). Nguyên nhân chấn thương sọ não Đa số các nguyên nhân gây chấn thương đầu là do tai nạn trong sinh họat (40,63%) và tai nạn giao thông (37,5%). Đối với trẻ nhỏ tỷ lệ đầu/toàn bộ cơ thể lớn hơn trẻ lớn và thiếu niên nên khi bị té ngã trong sinh họat hàng ngày thường sẽ bị chấn thương vùng đầu, đối với trẻ lớn lại thường bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi di chuyển trên đường cùng với bố mẹ hay khi đi một mình. Các trường hợp đa chấn thương phần lớn là do tai nạn giao thông gây nên. Tình trạng lúc nhập viện Đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê 19 ca (59,37%), 6 ca (18,75%) khi nhập viện phải đặt nội khí quản và thở máy điều này nói lên mức độ nặng của chấn thương đầu cần được thông khí tốt để giảm áp lực nội
  13. sọ và cần được xét nghiệm khí máu để điều chỉnh hô hấp cho bệnh nhân, 4ca (12,5%) thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Rối loạn toan kiềm trong chấn thương Rối loạn khí máu chiếm tỷ lệ 25/32 (78,12%). Bệnh nhi hôn mê thường có toan hô hấp, khi được giúp thở để tăng thông khí giảm phù não thì rối loạn thường gặp là kiềm hô hấp(3,5,8). Tuy nhiên trong nghiên cứu này rối loạn toan kiềm thường gặp là toan chuyển hóa (25%) và dạng hỗn hợp (34,4%). Điều này cho thấy xét nghiệm khí máu là cần thiết cho các bệnh nhi bị chấn thương đầu nặng để phát hiện các rối loạn toan kiềm đi kèm. KẾT LUẬN Đa số các nguyên nhân gây chấn thương đầu là do tai nạn trong sinh họat (50,0%) và tai nạn giao thông (37,5%). Các trường hợp đa chấn thương phần lớn là do tai nạn giao thông gây nên. Phần lớn bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê 19 ca (59,37%), 15,63% được đặt NKQ để giúp thở, 12,5% cần được truyền máu. Rối loạn khí máu chiếm tỷ lệ (78,12%) trong các trường hợp chấn thương đầu nặng. Rối loạn toan kiềm thường gặp là toan chuyển hóa (25%) và dạng hỗn hợp (34,4%).
  14. Trong các trường hợp phù não do chấn thương cần làm xét nghiệm khí máu để giúp điều chỉnh thông khí và phát hiện các rối loạn toan kiềm đi kèm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2