Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
lượt xem 41
download
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam" dưới đây để nắm bắt được những đặc trưng của văn học dân gian như: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
- I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng) Ở đây chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau: o Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: là một công trình nghệ thuật được cá nhân hoặc tập thể xây dựng, lan truyền và cảm thụ bằng ngôn ngữ nghệ thuật; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ ... của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật. o Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã được thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng nên thường được sáng tạo thêm. o Truyền miệng theo không gian: là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác. o Truyền miệng theo thời gian: là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tính truyền miệng thể hiện trong văn học dân gian: o Đầu tiên, văn học dân gian hoàn toàn dùng ngôn ngữ nói (truyền miệng) để sáng tác. Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của văn học dân gian, phản ánh sinh động nội dung hiện thực cuộc sống. Có thể nhận thấy đặc điểm trên được thể hiện qua nhiều thể loại, đặc biêt là các câu ca dao tiêu biểu. Với từ ngữ mang tính truyền miệng: “chầy”, câu ca dao: “Ai ơi chẳng chóng thì chầy/ Có công mài sắt có ngày nên kim.” – đã thể hiện quan niệm của nhân dân về vai trò của tính kiên trì, ý chí nghị lực trong cuộc sống của con người. Hay trong sử thi “Đăm Săn”, những từ ngữ truyền miệng xuất hiện đã góp phần phản ánh sinh động cuộc sống của con người Ê – đê trong buổi đầu lịch sử và quan niệm của nhân dân về người anh hùng. o Ta thấy rằng văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng: quá trình sáng tác, bảo lưu đều bằng trí nhớ. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản của văn học dân gian với văn học viết. Nếu như văn học viết được lưu giữ bằng chữ viết thì văn học dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác, qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại. o Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian. Tham gia diễn xướng, ít là một, hai người, nhiều là cả một tập thể trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Có nhiều hình thức diễn xướng như: nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian. Diễn xướng là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp. Khi hát một bài ca dao hoặc diễn một cảnh trên chiếu chèo ta thấy rõ sự kết hợp giữa lời thơ, nhạc điệu và diễn xuất. Đặc điểm trên được thể hiện qua: + Bài ca dao thường được hát theo một hoặc nhiều làn điệu khác nhau. Người xưa thường hát ca dao chứ ít đọc ca dao như chúng ta ngày nay. Và khi đó nhân dân xưa đã tạo ra các làn điệu dân ca phong phú, đa dạng.
- Có nhiều bài dân ca, các điệu hò, lí tiêu biểu dựa trên phần lời là ca dao như: “Cây trúc xinh”, “Lí kéo chài”, “Se chỉ luồn kim”,… vẫn còn phổ biến cho đến tận ngày nay. Một minh chứng khác thể hiện đặc điểm này là bài ca dao: “_ Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. _ Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà; Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn…” Trên thực tế bài ca dao này trên thực tế là lời hát đối đáp của tập thể trai gái trong ngày hội hoặc trong một buổi sinh hoạt tập thể nào đó. + Trong chèo có nói, hát hoặc ngâm, múa, hội họa (trang trí, hóa trang), diễn xuất của nghệ nhân. Ý nghĩa của tính truyền miệng đối với các tác phẩm văn học dân gian: o Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động. o Tính truyền miệng là một phương thức tồn tại làm nên vẻ đẹp quyến rũ, độc đáo của văn học dân gian, giúp cho tác phẩm như một sinh thể không ngừng sinh thành và phát triển. Ta có thể thấy rõ những ví dụ chứng minh cho ý nghĩa này của tính truyền miệng. Ai cũng thấy rằng đọc ca dao rất khác nghe hát dân ca. Đọc cổ tích cũng làm sao thích thú bằng nghe các nghệ nhân có tài kể kể lại truyện trong một không gian cổ tích thiêng liêng. o Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian. Hầu như mọi thể loại của văn học dân gian đều có nhiều tác phẩm có nhiều dị bản khác nhau, chẳng hạn như: + Truyện cổ tích: truyện “Tấm Cám” có nhiều dị bản với các kết thúc khác nhau. Có kết thúc nói rằng Tấm sai quân hầu dội nước sôi cho Cám chết, có kết thúc nói Tấm đem Cám làm mắm, có kết thúc nói Cám vì hối hận mà lao đầu xuống giếng chết.
- + Truyền thuyết: truyền thuyết “Truyện An Dương V ương và Mị Châu – Trọng Thủy” cũng có nhiều dị bản. Dị bản thứ nhất đánh giá Trọng Thủy gian ác và toan tính ngay từ đầu, vì vậy cái chết của hắn mang tính chất ác giả ác báo, là sự trừng phạt thích đáng cho kẻ ác. Còn dị bản thứ hai lại đánh giá Trọng Thủy là một người vì đạo làm con mà lỗi đạo làm chồng nên mang tính nhân văn và khách quan hơn. + Ca dao: Ta xét câu ca dao sau: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.” Và một dị bản khác của nó: “Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.” 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể (tính tập thể) Trong phần này, ta cũng cần phải làm rõ một số khái niệm: o Tập thể: hiểu theo nghĩa hẹp là một nhóm người, hiểu theo nghĩa rộng là một cộng đồng dân cư. o Tính tập thể: là đặc trưng của văn học dân gian thể hiện ở sự hình thành, sáng tác, chỉnh sửa, tiếp nhận tác phẩm dưới những ảnh hưởng cụ thể của cộng đồng. Tính tập thể thể hiện trong văn học dân gian o Tập thể bao gồm nhiều cá nhân, văn học dân gian là sáng tác của tập thể, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian. Mỗi cá nhân tham gia ở một thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai đã từng là tác giả. Nguồn gốc đặc trưng này là do văn học dân gian ra đời khá sớm, từ lúc xã hội chưa được phân chia giai cấp, khi ấy con người cá nhân chưa tách ra khỏi cộng đồng, vì vậy mỗi tác phẩm văn học dân gian dù do ai sáng tác cũng tự nhiên được coi như giá trị chung của cộng đồng. Trong quá trình truyền miệng, tên tác giả bị lãng quên còn những tác phẩm ngày một phát triển, vượt qua không gian và thời gian mà trở nên bất tử. o Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận, sau đó những người khác (có thể thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau) tiếp tục lưu truyền, bổ sung, sửa chữa, làm cho tác phẩm phong phú, hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Đó là sự bổ sung, đính chỉnh sửa, đổi ý thay lời cho phù hợp tâm trạng, cho thuận cảnh thuận tình làm cho tác phẩm văn học dân gian mỗi ngày thêm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Như vậy các tác phẩm văn học dân gian sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể; mọi cá nhân đều có quyền tiếp nhận, đóng góp, sửa chữa cho tác phẩm theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình. Một ví dụ tiêu biểu chính là bài ca dao: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.” Nguyên gốc của bài ca dao là:
- “Tháp Mười đẹp nhứt bông sen Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ.” Có lẽ ít ai biết tác giả của bài ca dao trên. Ông là nhà thơ Bảo Định Giang. Câu thơ nguyên gốc của ông đã nói lên tâm tư của mọi người dân nên được đông đảo quần chúng tiếp nhận, rồi chỉnh sửa và bổ sung sao cho phù hợp hơn. Nhân dân đã sửa chữ “nhứt” trong tiếng Nam Bộ thành chữ “nhất”. Bài ca dao này có nhiều dị bản, ở một số dị bản thì từ “Cụ” được sửa thành “Bác” và từ “bông” được sửa thành “hoa” cho phù hợp với ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên trong một số dị bản khác thì các từ ngữ này được giữ nguyên và tiếp tục lưu truyền trong quần chúng. Đánh giá về bài ca dao trên nói riêng và tính tập thể của ca dao Việt Nam nói chung, nhà thơ đã nhận định: “Ca dao xưa nay bao giờ cũng vậy. Nó sống được, tốt thêm là nhờ đông tay chăm sóc và mỗi người đều có quyền sửa chữa, thêm bớt cho đến lúc viên mãn mới thôi.” o Ta có thể vẽ sơ đồ thể hiện quá trình đóng góp của nhân dân trong văn học dân gian như sau: o Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không.
- Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốn giúp nghệ nhân dân gian ứng tác (sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt quy định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống. o Chính tính tập thể đã tạo nên tính vô danh (tác phẩm là cả sản phẩm của cộng đồng và không biết rõ tác giả) cũng như tính khả biến (tồn tại nhiều dị bản) của văn học dân gian. Chính việc tác phẩm văn học dân gian không bị "hạn chế" về vi ệc s ửa ch ữa trong quá trình truyền miệng nên mới sinh ra các văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm. 3. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (Tính thực hành) o Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi, ca hát tập thể, lễ hội,… Trong cuộc sống của nhân dân trước đây, việc lao động tập thể là vô cùng phổ biến để có thể đạt được năng suất, hiệu quả cao nhất. Mà muốn lao động được nhịp nhàng thì bắt buộc phải có sự phối hợp tốt giữa mọi người. Phần lớn các tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu ấy của các sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói, sinh hoạt cộng đồng là môi trường hình thành, lưu truyền và biến đổi của văn học dân gian, nó chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian. o Văn học dân gian đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp điệu của chính hoạt động đó. Các bài ca dao như hò chèo thuyền, hò kéo lưới, hò giã gạo thường có tác dụng phối hợp động tác theo một nhịp điệu nhất định. Hò chèo thuyền trên sông Mã (Thanh Hóa) có nhịp điệu nhanh, mạnh; hò chèo thuyền trên sông Hương (Huế) lại mang âm hưởng nhẹ nhàng, khoan khoái hơn, đúng với vẻ thơ mộng thanh tĩnh của vùng đất Huế; … o Văn học dân gian gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc. Bất kì hoạt động nào cũng cần có cảm hứng. Văn học dân gian luôn gây ra niềm say mê cho nhân dân, vì vậy đóng vai trò quan trọng để tạo được hiệu quả của hoạt động. Chẳng hạn, đặt trong bối cảnh sinh hoạt cụ thể, người ta kể một truyện cười là để tạo nên tiếng cười sảng khoái và không khí vui vẻ để con người tham gia hoạt động tích cực hơn. o Như vậy văn học dân gian gắn liền với cuộc sống và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Đặc điểm này hoàn toàn không có ở văn học viết, vì thế tính thực hành cũng là một đặc trưng nổi bật của văn học dân gian. 4. Tổng kết về các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: Ta sử dụng sơ đồ sau để biểu diễn các đơn vị kiến thức cần nắm được:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn hóa thần bí Trung Hoa - Quyền mưu thần bí: Phần 1
288 p | 237 | 48
-
Đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của từ ngữ biểu thị phạm trù “ăn” trong ca dao người Việt
6 p | 113 | 8
-
Đặc trưng cơ bản của thổ cẩm các tộc người tại chỗ Trường Sơn - Tây Nguyên thực trạng và một số vấn đề đặt ra
6 p | 81 | 7
-
Đặc trưng tín ngưỡng thờ Thiên Hậu đồng bằng sông Cửu Long
20 p | 58 | 6
-
Đặc trưng tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam Á qua kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước trong khu vực
7 p | 56 | 5
-
Đặc trưng nghệ thuật của văn học
6 p | 74 | 4
-
Hội thảo khoa học: Phương pháp luận nghiên cứu những đặc trưng cơ bản về con người và văn hoá của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay
6 p | 44 | 4
-
Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam
7 p | 88 | 4
-
Đặc trưng cơ bản trong ca từ của nhạc hát Phật giáo vùng châu thổ Bắc Bộ
6 p | 14 | 4
-
Đặc trưng Phật giáo xứ Đoài thời Lý (trường hợp Chùa Thầy)
7 p | 62 | 3
-
Sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình Việt Nam: Những đặc trưng cơ bản
17 p | 72 | 3
-
Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội - Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam
17 p | 5 | 2
-
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 2 – Cao Bé Em
6 p | 78 | 2
-
Đặc trưng của văn học thiếu nhi Việt Nam
14 p | 21 | 2
-
Đặc trưng 53 dân tộc Việt Nam năm 2019: Phần 1
48 p | 11 | 1
-
Những đặc trưng cơ bản của văn hóa gốm người Việt đồng bằng sông Hồng
6 p | 49 | 1
-
Đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hóa học đường trong trường đại học
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn