
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình
lượt xem 1
download

Mục tiêu của đề án "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình" là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- NGUYỄN HOÀNG HIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Hà Nội, 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- NGUYỄN HOÀNG HIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Đề án tốt nghiệp thạc sĩ Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ LAN Hà Nội, 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của em, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Hoàng Thị Lan. ̂ ̂ Các số liệu trong đề tài này được thu thạp và sử du ̣ng mọt cách trung thực. Kế t quả nghiên cứu được trình bày trong đề án này không sao chép của bấ t cứ đề án nào và cũ ng chưa được trình bày hay công bố ở bấ t cứ công trình nghiên cứ u nào khác trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Hà Nội, năm 2024 HỌC VIÊN Nguyễn Hoàng Hiệp
- ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầ y cô Trường Đa ̣i ho ̣c Thương Ma ̣i, đạc ̆ biệt là Quý thầy cô đã da ̣y dỗ và truyền đa ̣t cho tôi nhữ ng kiế n thứ c quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện đề án này. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở trường Đại học Thương mại đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên em mới có thể hoàn thiện báo cáo một cách tốt đẹp. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thị Lan - người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua. Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô để rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn. Em cũ ng xin chân thành cảm ơn tấ t cả ba ̣n bè, đồ ng nghiệp và những người đã giúp em trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồ n dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kế t quả nghiên cứu của đề án tốt nghiệp. ̂ Cuố i cùng, em hế t lòng biế t ơn đế n nhữ ng người thân trong gia đình đã đọng ̂ ̂ viên và ta ̣o đọng lực để tôi hoàn thành đề án này mọt cách tố t đe ̣p. Tôi xin chân thành cảm ơn! HỌC VIÊN Nguyễn Hoàng Hiệp
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH...................................................................... vii TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN ......................................................................... viii 1. Lý do lựa chọn đề án ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án ........................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi của đề án ........................................................................... 2 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án ........................................................... 2 5. Ý nghĩa của đề án ................................................................................................ 6 6. Kết cấu đề án ....................................................................................................... 7 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN ................................ 8 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch .................................................... 8 1.1.1. Tổng quan về du lịch ..................................................................................... 8 1.1.2. Quản lý nhà nước về du lịch ........................................................................ 11 1.2. Nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện ........................................................................ 14 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện ... 14 1.2.2. Các hình thức quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện .................................. 18 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện ................................................................................................. 19 1.3. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện..................................................................................................................... 20 1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch tại một số địa phương20 1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ...................................... 22
- iv PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH .................................................. 25 2.1. Khái quát thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ...................................................................................................................... 25 2.1.1. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 25 2.1.2. Khái quát thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình ...................................................................................................................... 28 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ....................................................................................... 30 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ...................................................................................................................... 36 2.2.1. Triển khai quy hoạch và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ............................................................................................................... 36 2.2.2. Khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình39 2.2.3. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ....................................................................................... 44 2.2.4. Kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình .............................................................................................. 46 2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ........................................................................................................ 48 2.3.1. Những thành công và nguyên nhân .............................................................. 48 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 50 PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH .......................................................................................................... 53 3.1. Định hướng mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030................................................................................................ 53 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình .............................................................................................. 54
- v 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo thẩm quyền về phát triển du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ...................................................................... 54 3.2.2. Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình56 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ............................................................................ 57 3.2.4. Tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ............................................................................................................... 58 3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá đối với du lịch ................................................ 59 3.2.6. Nâng cao và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch60 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................. 61 3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ..................................... 61 3.3.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ....................................... 62 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ QLNN Quản lý nhà nước CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa TW Trung ương CBCC Cán bộ công chức HĐDL Hoạt động du lịch PTDL Phát triển du lịch
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH STT Tên bảng biểu, hình Trang 1 Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu đề án 6 Bảng 2.1: Tổng thu du lịch và tổng khách du lịch từ năm 2018 đến 2 29 năm 2023 tại huyện Mai Châu Bảng 2.2: Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Mai Châu thời kỳ 3 32 2020 - 2023 4 Hình 2.2: Lao động trực tiếp trong ngành du lịch huyện Mai Châu 34 giai đoạn 2021 - 2023 5 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về du lịch địa phương 37 Bảng 2.3: Khó khăn nhất của cơ sở kinh doanh du lịch huyện Mai 6 42 Châu Bảng 2.4: Chính quyền địa phương hỗ trợ doanh nghiệp du lịch 7 43 trong kinh doanh Hình 2.5: Quy trình cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh cơ sở 8 46 kinh doanh du lịch tỉnh Hòa Bình
- viii TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, được coi là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các địa phương, giúp nâng cao hiểu biết, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hoà bình giữa các dân tộc, vùng miền. Thu nhập từ hoạt động Du lịch Việt Nam ngày càng cao, trong thời gian gần đây, hàng năm tổng thu bình quân từ ngành Du lịch đạt hơn 130.000 tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP/ năm và tạo ra 1,3 triệu việc làm cho người lao động. Hòa Bình, du lịch có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ dưới góc độ lợi ích kinh tế mà còn là vấn đề bản sắc văn hóa, tâm hồn dân tộc… Trong những năm gần đây, hòa nhịp với công cuộc đổi mới đất nước và tiến trình hội nhập quốc tế, ngành du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Mai Châu nói riêng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập. Đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” được nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đề án đã hệ thống hóa đầy đủ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về du lịch; đánh giá thực trạng du lịch tại tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Mai Châu nói riêng; đánh giá những thành công và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Phần 1 xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện. Trong đó, cơ sở lý luận thực chất là các lý thuyết chung về du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với du lịch. Để hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả, đòi hỏi ta phải nghiên cứu kỹ các hình thức, nội dung, đồng thời xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch. Kết hợp với cơ sở lý thuyết, phần 1 đưa ra cơ sở thực tiễn xuất phát từ kinh nghiệm QLNN về du lịch của huyện
- ix Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phần 2 đã phân tích chi tiết tình hình thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thông qua các chủ trương, chính sách phát triển du lịch của huyện. Tác giả cũng đã kết hợp với một số phân tích các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch để đưa ra những đánh giá về thành công và hạn chế của công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng, để quản lý nhà nước về du lịch đạt hiệu quả, huyện Mai Châu cần khắc phục ngay những điểm yếu cơ bản sau đây: Các sản phẩm du lịch của huyện theo tác giả chưa có sức thu hút đối với du khách, các hoạt động tại điểm du lịch chưa hấp dẫn; Quá trình triển khai và thực thi các kế hoạch quy hoạch và phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ cho ngành du lịch đang gặp phải sự trì trệ, mặc dù các kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt từ trước; Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch đang tập trung chủ yếu vào việc khai thác lợi ích ngắn hạn mà chưa chú trọng vào các vấn đề bảo tồn, tôn tạo và tái tạo môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành; Công tác tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về du lịch kết hợp kêu gọi đầu tư phát triển du lịch ở các địa phương, các khu du lịch trong và ngoài tỉnh chưa thật sự mang lại hiệu quả. Phần 3 tập trung đi sâu vào các giải pháp nhằm hoàn hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình dưa trên định hướng phát triển và tầm nhìn của huyện. Một là, huyện cần phải hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển du lịch. Hai là, các cơ chế, chính sách trong việc thu hút khách du lịch. Để làm tốt yếu tố thu hút khách du lịch thì công tác tuyên truyền, xúc tiến và marketing cũng rất cần được đẩy mạnh. Ba là, bộ máy tổ chức và vận hành trong việc xây dựng, bạn hành và thực thi chính sách cần thực tiễn và tinh gọn.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề án Du lịch đang ngày càng trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện giữ gìn hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, sau nhiều năm đổi mới và phát triển, ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, thay đổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Thực hiện theo Nghị quyết 08-NQ/TW ban hành ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", nhiều địa phương trên toàn quốc đã xác định du lịch là một ngành kinh tế để phát triển. Tuy nhiên, giống như các lĩnh vực khác, ngành du lịch cũng đối diện với nhiều thách thức, bao gồm sự phát triển quá nhanh, sự mất cân đối trong quá trình phát triển, mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên tham gia và các vấn đề xã hội gây hại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự và các lĩnh vực phát triển khác của địa phương. Do đó, đối với một tỉnh thành, để du lịch phát triển một cách hiệu quả và bền vững, ngoài đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia trong hệ thống du lịch, đạt được mục tiêu kép về phát triển kinh tế - xã hội thì công tác quản lý và điều hành từ phía nhà nước là cần thiết. Trong thời gian gần đây, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế, với nhiều thành tựu đáng kể về lượng khách, doanh thu du lịch và đóng góp vào nền kinh tế của huyện, tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển du lịch của tỉnh vẫn chưa đạt đến mức tương xứng với tiềm năng và chưa có hướng đi bền vững. Đồng thời, còn tồn tại nhiều hạn chế về chính sách, nguồn lực, cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch… Hiện nay, QLNN đối với du lịch huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình còn có một số hạn chế như: hệ thống văn bản pháp luật về du lịch chưa thực sự hoàn chỉnh nên ít nhiều gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện; công tác quản lý thu hút đầu tư PTDL và quảng bá, xúc tiến PTDL chưa hiệu quả; chưa làm tốt công tác quản lý sức chứa tại các điểm đến du lịch, cũng như chưa có các giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường trong PTDL,… Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hòa Bình cũng đã công bố quyết định quy hoạch huyện Mai Châu theo Nghị quyết
- 2 06 - NQ/TU về "Xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình” làm đề tài đề án thạc sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án Mục tiêu của đề án là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay. Nhiệm vụ của đề án: Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trên địa bàn địa phương cấp huyện. Hai là, phân tích thực trạng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 3. Đối tượng và phạm vi của đề án - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch. - Phạm vi: Về nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Về không gian: Nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Về thời gian: Đề án nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023 và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch huyện đến năm 2030. 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án * Quy trình - Xây dựng kế hoạch thực hiện
- 3 - Đề xuất phương thức tổ chức triển khai thực hiện: Phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp); quy trình thu thập và cách phân tích số liệu - Các điều kiện, thuận lợi, khó khăn, giải pháp để triển khai thực hiện đề án. * Phương pháp nghiên cứu đề án - Phương pháp thu thập dữ liệu Tổng quan một số nghiên cứu quan trọng trước đây nhằm hệ thống hóa về cách tiếp cận quản lý nhà nước về du lịch. Qua đó thống nhất một số khái niệm cốt lõi của đề tài. Được thu thập từ các báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ các năm 2020 - 2023 của huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình cũng như các thông tin, số liệu, tài liệu sưu tầm từ tỉnh Hòa Bình; từ báo cáo nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch, các nghiên cứu, báo cáo trước đây liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Đề án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập các ý kiến các cán bộ QLNN về du lịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, các doanh nghiệp du lịch, cư dân địa phương, khách du lịch đến Mai Châu về thực trạng QLNN đối với PTDL của huyện Mai Châu, quan điểm và sự sẵn sàng tham gia PTDL của huyện, nhu cầu du lịch và thực trạng chất lượng du lịch của huyện Mai Châu. Việc thu thập dữ liệu phục vụ việc nghiên cứu đề tài luận án được thực hiện theo quy trình Bước 1: Xác định loại dữ liệu thứ cấp cần thu thập Để phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDL của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu qua báo cáo khảo sát các cán bộ quản lý trong các cơ quan QLNN về du lịch của huyện Mai Châu. Bên cạnh đó, với mục đích có thêm thông tin phối hợp cùng các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được để đưa ra các nhận định về PTDL và QLNN đối với PTDL của huyện Mai Châu, học viên đã tham khảo một số báo cáo về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Mai Châu về một số tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của huyện; quan điểm, đánh giá của cư dân địa phương và khách du lịch về PTDL và thực trạng chất lượng du lịch của huyện Mai Châu.
- 4 Bước 2: Xác định nguồn dữ liệu tiềm năng Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm của các cơ quan QLNN về du lịch được phân cấp theo Luật Du lịch 2017, tác giả đã tổng hợp các nội dung QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp huyện. Thời gian tiến hành tổng hợp từ ngày 10/03/2024 đến ngày 10/04/2024 Liệt kê các nguồn dữ liệu tiềm năng: Có rất nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp khác nhau, bao gồm. Tác giả sử dụng kết quả khảo sát của nguồn chính phủ: Báo cáo thống kê, điều tra dân số, dữ liệu kinh tế; Nguồn học thuật: Bài báo khoa học, sách, luận văn; Nguồn thương mại: Báo cáo thị trường, nghiên cứu của các công ty tư vấn;Trang web và cơ sở dữ liệu: Các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội ngành. Đánh giá độ tin cậy của nguồn dữ liệu: Không phải nguồn dữ liệu nào cũng đáng tin cậy. cần đánh giá độ tin cậy của nguồn dữ liệu dựa trên các tiêu chí như: uy tín của tổ chức cung cấp dữ liệu, tính cập nhật của dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu,... Bước 3: Thu thập dữ liệu Sử dụng các kỹ thuật phù hợp để thu thập dữ liệu từ mỗi nguồn là bước có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo không mắc lỗi đối với dữ liệu từ trang web có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm, trình thu thập dữ liệu web hoặc sao chép thủ công dữ liệu, với dữ liệu từ cơ sở dữ liệu có thể tải xuống dữ liệu trực tiếp từ trang web của tổ chức cung cấp dữ liệu hoặc sử dụng các công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu, Thu thập dữ liệu từ sách hoặc bài báo cũng là một cách hiệu quả để lấy thông tin cho nghiên cứu, bài tập hoặc dự án. Dữ liệu này có thể bao gồm các số liệu, sự kiện, ý kiến, hoặc các thông tin khác có liên quan đến chủ đề đang nghiên cứu Bước 4: Đánh giá dữ liệu Kiểm tra xem dữ liệu có đầy đủ và chính xác hay không ao sánh dữ liệu từ các nguồn khác nhau để xác định xem có mâu thuẫn nào hay không. Đánh giá tính phù hợp của dữ liệu với nhu cầu nghiên cứu xác định xem dữ liệu có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của bạn hay không và liệu dữ liệu có cung cấp đủ thông tin để bạn trả lời các câu hỏi nghiên cứu hay không. Xác định những hạn chế tiềm ẩn của dữ liệu lược bỏ dữ liệu có thể đã lỗi thời, không đầy đủ hoặc có thiên vị.
- 5 Bước 5: Phân tích dữ liệu Sử dụng các phương pháp thống kê hoặc định tính phù hợp để phân tích dữ liệu: Phương pháp phân tích dữ liệu sẽ phụ thuộc vào loại dữ liệu thu thập và mục tiêu nghiên cứu rút ra kết luận từ dữ liệu dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, bạn có thể rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.Trình bày kết quả một cách rõ ràng và súc tích: Sử dụng biểu đồ, bảng biểu và đồ thị để minh họa kết quả. - Phương pháp phân tích dữ liệu Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả chung đối tượng nghiên cứu là giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn và các đặc điểm liên quan. Các đại lượng thường được sử dụng để mô tả chung trong nghiên cứu bao gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn và các đặc điểm liên quan, từ đó đưa ra những kết luận hợp lý và có tính thuyết phục Phân tích - Tổng hợp: Phân tích ban đầu là việc chia nhỏ toàn bộ đối tượng nghiên cứu thành các thành phần riêng biệt, các yếu tố cấu thành đơn giản hơn để tiến hành nghiên cứu, từ đó tìm hiểu mỗi thuộc tính và bản chất của từng yếu tố. Điều này giúp ta nắm bắt hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, từ tổng quan phức tạp tới những phần cấu thành cụ thể. Từ kết quả của nghiên cứu, việc tổng hợp lại cần thực hiện để có cái nhìn tổng thể chính xác, từ đó tìm ra những quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng hợp này được áp dụng khắp trong đề án. Tuy nhiên phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần 1 và phần 2, đặc biệt là phần 2 phân tích thực trạng và đánh giá chung quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Từ những thông tin thu thập được tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức và điểm mạnh, điểm yếu của việc quản lý nhà nước về du lịch tại huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Phương phân tích vấn chuyên sâu. Phân tích chuyên sâu là một kỹ thuật nghiên cứu định tính liên quan đến việc thực hiện các cuộc phân tích chuyên sâu với một số ít dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, phân tích vấn chuyên sâu là những phân tích
- 6 được lặp đi lặp lại nhiều lần tác giả làm đề án nghiên cứu về các vấn đề được thu thập trên cơ sở dữ liệu đã được đánh giá nhằm tìm hiểu thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn huyện. Mục đích của phân tích là thu thập những thông tin về thực trạng, kết quả hoạt động, khó khăn của huyện trong công tác QLNN về du lịch. Nội dung: phân tích vấn chuyên sâu đối với các dữ liệu có liên quan tới vai trò của QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu. Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết Xây dựng đề Thu thập dữ Phân tích dữ Giải thích kết quả cương liệu liệu viết báo cáo Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu đề án Nguồn: Tổng hợp của học viên 5. Ý nghĩa của đề án * Ý nghĩa khoa học về xá c đi ̣nh cơ sở lý luận: Đề tài làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình là: - Xây dựng kế hoa ̣ch, chiế n lươc của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. ̣ - Công tá c thực hiê ̣n kế hoa ̣ch, chiế n lươc, chính sá ch của huyện Mai Châu, ̣ tỉnh Hòa Bình. - Công tá c kiể m tra, thanh tra quản lý nhà nước về du lịch. - Công tá c rà soá t, đánh giá. * Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần đề xuấ t một số giải pháp có giá trị cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới bao gồm: - Giải pháp hoàn thiện xây dựng kế hoa ̣ch, chiế n lươc, chính sá ch quản lý ̣ nhà nước về du lịch cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;
- 7 - Giải pháp tăng cường công tác thực hiê ̣n kế hoa ̣ch, chiế n lươc, chính quản ̣ lý nhà nước về du lịch cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; - Giải pháp tăng cường công tác kiể m tra, thanh tra quản lý nhà nước về du lịch cho huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; - Giải pháp hoàn thiện công tác rà soá t, đánh giá la ̣i và chỉnh sử a, rú t kinh nghiê ̣m trong quản lý nhà nước về du lịch. 6. Kết cấu đề án Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục; đề án được kết cấu gồm 03 phần như sau: Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn địa phương cấp huyện. Phần 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phần 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- 8 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch 1.1.1. Tổng quan về du lịch 1.1.1.1. Du lịch Ngày nay, du lịch thực sự đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là yếu tố quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế. Sự quan trọng của ngành du lịch không chỉ được chứng minh tại các quốc gia phát triển mà còn ở những quốc gia đang phát triển, bao gồm Việt Nam. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về du lịch, cần xem xét khái niệm này từ nhiều khía cạnh, đặc biệt là dựa trên quan điểm tiếp cận và góc độ nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau. Trong ba ngôn ngữ phổ biến: tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Nga, thuật ngữ "du lịch" được sử dụng một cách sáng tạo để thể hiện được ý nghĩa, sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của mỗi quốc gia. Cụ thể, trong tiếng Anh, chúng ta sử dụng từ "Tourism", trong tiếng Pháp là "Le Tourisme". Mỗi từ ngữ này mang một cách tiếp cận và ý nghĩa riêng, nhưng đều có liên quan đến sự vận động, di chuyển tới các khu vực, vùng địa lý khác nhau để khám phá và chinh phục không gian. Theo Michael Coltman, nhà kinh tế học người Mỹ nghiên cứu về mối quan hệ giữa du lịch và các bên liên quan, định hướng cho sự phát triển lâu dài đã khẳng định: “Du lịch là sự kết hợp của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.” Tổng kết các quan điểm từ trước đến nay dựa trên góc nhìn toàn diện và phù hợp với thực tế phát triển của ngành kinh tế du lịch, tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006) đã đưa ra định nghĩa sâu sắc về du lịch như sau: "Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp" (Nguyễn Văn Đính, 2006, trang 19).
- 9 Luật Du Lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp lần thứ 3 thông qua ngày 19/6/2017 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Quốc hội, 2017, trang 9). Như vậy, có thể thấy rằng, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt mang ý nghĩa thông thường là việc đi lại, di chuyển của con người với mục đích tham quan, trải nghiệm, nghỉ ngơi,…. Mặt khác, du lịch còn được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế (sản xuất và tiêu thụ), là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Mối quan hệ này tạo nên một mô hình tương tác đa dạng, mang nét đặc trưng cho từng địa phương, qua đó tạo cơ hội phát triển bền vững cho nền kinh tế và xã hội. 1.1.1.2. Đặc trưng của hoạt động du lịch Dựa trên nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về du lịch và ứng dụng vào thực tiễn xu thế phát triển của ngành du lịch trong nước và quốc tế, tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006) đã đưa ra 3 đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch như sau: - Du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính tổng hợp đa ngành và xã hội hóa cao. Hoạt động du lịch không chỉ liên quan đến nhu cầu nghỉ ngơi mà còn đòi hỏi sự kết nối với các hoạt động kinh tế tương ứng phục vụ cho mục đích đó. Bên cạnh hoạt động tham quan, giải trí, nghỉ ngơi,… khách du lịch còn có nhiều nhu cầu như: ăn, ngủ, mua sắm hàng hóa và sử dụng các dịch vụ khác. Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu này, du lịch cần sự hỗ trợ, phối hợp của nhiều ngành như: sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Sự tương tác giữa các lĩnh vực này đã kéo theo nhiều tác động kinh tế xã hội khác, đòi hỏi sự đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và lĩnh vực. Du lịch là một hoạt động mang tính xã hội, phát sinh, phát triển tình cảm đẹp giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Thông qua các hoạt động du lịch, con người không chỉ được trải nghiệm sự thay đổi về môi

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý tài chính tại Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang
78 p |
5 |
2
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất
83 p |
5 |
2
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
83 p |
2 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tập đoàn Công nghiệp -Viễn thông Quân đội, Chi nhánh Sơn La
73 p |
3 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý dịch vụ chuyển phát nhanh của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội-Chi nhánh Phú Thọ
69 p |
3 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La
75 p |
1 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
85 p |
1 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
75 p |
1 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
69 p |
3 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Phát triển Nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
99 p |
3 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý chăm sóc khách hàng cao cấp tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong - TPBank Thăng Long
75 p |
2 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam
84 p |
2 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang
76 p |
2 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý kinh doanh nước sạch tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
95 p |
3 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Công tác quản lý tài chính của Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
69 p |
2 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình
67 p |
2 |
1
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Gas Petrolimex Hà Nội
84 p |
0 |
0
-
Đề án Thạc sĩ Tốt nghiệp: Quản lý kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí hóa chất 13
91 p |
4 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
