Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 0
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk" nhằm nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng viên chức DRT, đề án đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm phát triển viên chức DRT trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc, đạt được các mục tiêu đặt ra của DRT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG HUY LIÊM PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH ĐẮK LẮK ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk, tháng 9 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA . HOÀNG HUY LIÊM PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH ĐẮK LẮK ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG, MÃ SỐ 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ VĂN TỪ Đắk Lắk, tháng 9 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan Đề án "Phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk" là đề án do học viên xây dựng, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Văn Từ. Nội dung của Đề án có tham khảo và sử dụng các báo cáo, đề án, luận văn và các văn bản liên quan đến phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk; các tài liệu, thông tin của một số tác phẩm, tạp chí khoa học, kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học.... Các số liệu trong Đề án là trung thực, chính xác và có nguồn gốc trích dẫn cụ thể, rõ ràng. Học viên xin cam đoan và chịu trách nhiệm về kết quả xây dựng và thực hiện đề án của mình. Tác giả đề án Hoàng Huy Liêm 1
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Đề án này, lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Từ, người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình, lập đề cương, tìm tòi tài liệu xây dựng và hoàn thành đề án. Tác giả xin được chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo của Học viện Hành chính, đặc biệt là quý thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy tác giả trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, lãnh đạo văn phòng và các phòng tại Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu xây dựng đề án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện Đề án. Tác giả đề án Hoàng Huy Liêm 2
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt DRT Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk BD Bồi dưỡng ĐTBD Đào tạo bồi dưỡng ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập MTLV Môi trường làm việc PTVC Phát triển viên chức PT&TH Phát thanh và Truyền hình TĐLLV Tạo động lực làm việc UBND Ủy ban nhân dân VC Viên chức 3
- DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên sơ đồ Trang 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy DRT 30 Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Viên chức quản lý DRT 32 2.2 Viên chức DRT 33 2.3 Nhân sự theo trình độ viên chức và người lao động DRT 34 2.4 Đánh giá chính sách thu hút, tuyển dụng của DRT 35 2.5 Việc bố trí, sử dụng viên chức tại DRT 36 2.6 Tổng hợp khen thưởng của DRT từ 2021 đến 2023 39 2.7 Tổng hợp của DRT đề nghị UBND tỉnh và Bộ Thông 40 tin và Truyền thông tặng bằng khen từ 2021 đến 2023 3.1 Chi phí thường xuyên và mua sắm, sửa chữa thiết bị kỹ 58 thuật 3.2 Chi phí cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng giai đọan 2025 59 – 2030 3.3 Phân công nhiệm vụ thực hiện đề án 60 4
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan………………………………………………………………………..1 Lời cảm ơn…………………………………………………………………………..2 Danh mục các từ viết tắt……………………………………………………………..3 Danh mục sơ đồ và các bảng………………………………………………………...4 Mục lục………………………………………………………………………………5 1. Lý do xây dựng đề án……………………………………………………………..7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………………………..8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án .............................................................. 11 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 11 6. Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn: ...........................................12 7. Kết cấu của đề án....................................................................................................12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC CƠ SỞ PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH ...............................................................13 1.1. Khái quát về viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình………………….… 13 1.1.1. Khái niệm viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình………………………13 1.1.2. Nhiệm vụ của viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình……………….…14 1.1.3. Vai trò của viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình………………….….14 1.1.4. Đặc điểm của viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình…………….……15 1.2. Những vấn đề chung về phát triển viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình… …..15 1.2.1. Khái niệm phát triển viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình……….….15 1.2.2. Yêu cầu phát triển viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình trong bối cảnh hiện nay…………………………………………………………………..………...16 1.3. Nội dung phát triển viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình……… .……..17 1.3.1. Tuyển dụng viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình……. ……………..18 1.3.2. Bồi dưỡng viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình…..…………………18 1.3.3. Sử dụng viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình…..……………………19 5
- 1.3.4. Tạo động lực cho viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình………………19 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình……21 1.4.1. Các qui định của pháp luật về tuyển dụng, thu hút và chế độ đãi ngộ đối với viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình………………………………………..21 1.4.2. Phong cách nhà quản lý………………………………………………………21 1.4.3. Các yếu tố thuộc về cá nhân viên chức………………………………………22 1.4.4. Điều kiện làm việc…………………………………………………………...22 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH ĐẮK LẮK ..........................................................................23 2.1. Thực trạng viên chức và phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk .....................................................................................................................23 2.1.1. Thực trạng viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk…………….23 2.1.2. Thực trạng phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk... ..27 2.2. Đánh giá chung về phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk ..................................................................................................................................................32 2.2.1. Ưu điểm……………………………………………………………………...32 2.2.2. Hạn chế………………………………………………………………………34 2.2.3. Nguyên nhân…………………………………………………………………37 Chương 3 GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH, CÁC NGUỒN LỰC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2025 – 2030, ....................................................................40 3.1. Các giải pháp phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2025 – 2030 ...............................................................................................40 3.2. Lộ trình, các nguồn lực và tổ chức thực hiện đề án phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2025 - 2030 ......................................46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...52 PHỤ LỤC 1………………………………………………………………………...55 PHỤ LỤC 2………………………………………………………………………...64 6
- Phần MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh thực hiện chức năng truyền thông và định hướng dư luận phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh, đóng góp vào ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục của quốc gia, của địa phương. Vì thế, chất lượng hoạt động của Đài quyết định tới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng này. Bộ phận quan trọng nhất để thực hiện hoạt động của Đài Phát thanh và Truyền hình là đội ngũ viên chức (VC), do đó, việc phát triển đội ngũ này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Đài. Phát triển viên chức (PTVC) Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) là vấn đề chiến lược then chốt có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nội dung và hình thức tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, là uy tín, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đài PT&TH cấp tỉnh. Trong bối cảnh hiện nay công nghệ phát triển như vũ bão, cạnh tranh thông tin trên các nền tảng mạng xã hội gay gắt, công chúng dần xa rời các kênh thông tin truyền thống như báo hình, báo nói, nguồn thu từ quảng cáo giảm sút trầm trọng… đang đặt ra những yêu cầu mới đối với VC của Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh. Viên chức phải đáp ứng được những yêu cầu mới, được phát triển toàn diện để bắt kịp xu thế là điều tất yếu. Làm thế nào để có một đội ngũ VC vừa “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn số hóa hiện nay là câu hỏi luôn đặt ra đối với tập thể lãnh đạo PT&TH cấp tỉnh. Thực trạng cho thấy, phát triển đội ngũ viên chức cấp tỉnh nói chung và viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk (DRT) nói riêng hiện nay đang còn gặp những vướng mắc khó khăn, như: cơ chế tuyển dụng chưa đảm bảo; sử dụng viên chức có nơi chưa hợp lý; công tác bồi dưỡng VC đã bước đầu được quan tâm nhưng trình độ chuyên môn của một bộ phận viên chức chưa đồng đều nên chưa phát huy được hiệu quả của bồi dưỡng (BD); tạo động lực làm việc (TĐLLV) về chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc (MTLV), chăm sóc sức khỏe cho viên chức đã cơ bản được 7
- triển khai nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả cao, hiện tượng viên chức thơ ơ với công việc, làm việc cầm chừng, buôn bán online, làm thêm ngoài cơ quan, xin nghỉ việc, xin chuyển công tác đã diễn ra… Tất cả những yếu tố này là những hạn chế, lực cản không nhỏ cần phải được khắc phục để viên chức PT&TH cấp tỉnh thực sự đảm nhận được vai trò của mình trong trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ sự cấp thiết về bối cảnh và thực trạng nêu trên, học viên đã chọn đề tài “Phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk” làm Đề án tốt nghiệp, lớp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của mình, qua đó đề xuất một số giải pháp với mong muốn được áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, giúp VC được phát triển toàn diện, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu phát triển chung của DRT giai đoạn 2025 - 2030. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Viên chức là nguồn lực, nguồn tài nguyên quyết định đến sự ổn định và phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) nói chung và của ngành PT&TH nói riêng. Một đơn vị, hay một tổ chức có tiềm lực kinh tế mạnh, kỹ thuật, phương tiện hiện đại đến cũng không có giá trị khi không có những VC có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực thực hiện nhiệm vụ. PTVC là yêu cầu đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý luôn phải tìm tòi, nghiên cứu nhằm mục đích đưa tổ chức hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, trong những năm gần đây đã có những đề tài nghiên cứu và các bài viết chuyên sâu liên quan đến đề tài như: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.410)… đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được để ở mục riêng và đã gắn nội dung phát triển giáo dục và đào tạo với đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế [14]. 8
- Sách “Quản lý công – Sách chuyên khảo”, của tác giả Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Hải, NXB Chính trị quốc gia (2015) đã khái quát và đưa ra các khái niệm về động lực làm việc, vai trò của tạo động lực làm việc và phân loại động lực làm việc trong khu vực công; các học thuyết, lý thuyết tiêu biểu về tạo động lực và một số kỹ thuật tạo động lực làm việc [30]. Sách “Lý luận về Quản lý công - Sách chuyên khảo”, chủ biên PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Hải và các tác giả: PGS. TS Đặng Khắc Ánh, PGS. TS Nguyễn Hữu Hải, PGS. TS Bùi Huy Khiên và TS. Phùng Thị Phong Lan, Nhà Xuất bản Bách khoa Hà Nội (2021). Các tác giả đã đưa ra những kiến thức cơ bản về quản lý công và các xu hướng phát triển của quản lý công đang diễn ra trên thế giới, qua đó tạo cơ sở ứng dụng các kiến thức vào đánh giá những đặc điểm, xu hướng cải cách quản lý công, phân tích thực tiễn quản lý công và vận dụng vào bối cảnh của Việt Nam [20]. Bài viết của Tác giả Bùi Thu Hương 2022 “Phát triển đội ngũ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay”, đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, ngày 12/12/2022, đã nêu những nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ viên chức trong các ĐVSNCL; việc trong dụng viên chức và tuân thủ các nguyên tắc giao đúng người, đúng việc… cũng như đưa ra giải pháp phát triển viên chức trong thời gian tới [21]. Sách “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” Tác giả: PGS. TS. Vũ Văn Phúc, TS. Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia (2013). Nội dung sách đề cập những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực; và những vấn đề lý luận chung như: cách tiếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực, từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực; kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành trong nước và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời, tập trung phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp… của phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiện nay [24]. Bài viết của tác giả Trần Văn Trung (2024) “Giải pháp xây dựng và thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Việt Nam hiện nay”, đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước, ngày 09/4/2024. Ở bài viết này tác giả đã tiếp cận độ tuổi 9
- lao động trẻ từ 14 đến 35 theo qui định của pháp luật và độ tuổi được xem là nguồn kế cận từ 0 đến 14 tuổi. Cách tiếp cận này có ưu điểm trong hoạch định chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời tác giả cũng đưa ra khái niệm về nguồn nhân lực trẻ, nêu và phân tích thực trạng ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nước ta, cũng như các giải pháp xây dựng và thực thi các nhóm chính sách về nguồn nhân lực trẻ [31]. Sách “OJT: Công cụ phát triển nguồn nhân lực kế thừa” của tác giả Yakao Yusuke, người dịch Đức Mạnh, NXB Hồng Đức (2022). OJT là viết tắt của cụm từ On the Job Training. Cuốn sách là công cụ giúp nhà quản lý thực hiện nhanh các bước đào tạo cho nhân viên. Phương thức của On the Job Training chính là kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ giúp nhân viên nhất là nhân viên mới nắm rõ được công việc cụ thể một cách nhanh nhất, từ đó thực hiện công việc hiệu quả, năng suất. Việc thực hiện đào tạo giữa các thế hệ và các cấp bậc này được gọi là “vòng xoay đào tạo đang quay.” Chính trong vòng xoay này, thúc đẩy nguồn nhân lực tiếp tục phát triển, củng cố và phát triển tổ chức[34]. Nhìn chung các nghiên cứu chuyên sâu về PTVC hiện nay chưa có nhiều, tuy nhiên các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến PTVC thì đã có rất nhiều và không phải là vấn đề mới. Các đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến PTVC đều hướng tới việc sử dụng trong hệ thống lý luận về quản lý công, qua đó áp dụng vào thực tiễn để giúp công tác quản lý tốt hơn nhằm đảm bảo phát triển tổ chức. Từ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng các đề tài nghiên cứu, các bài viết liên quan đến PTVC đã được các tác giả đưa ra những giải pháp với mong muốn được áp dụng vào thực tiễn ở từng cơ quan, đơn vị và từng đối tượng công chức, viên chức cụ thể trong phạm vi nghiên cứu. Các công trình, đề tài nghiên cứu, bài viết được các tác giả thực hiện mạch lạc, có hệ thống, loogic từ lý luận đến thực tiễn, là những sản phẩm có giá trị và thật sự ý nghĩa cho các nghiên cứu sau này. 10
- Trên cơ sở khảo cứu những kết quả của các công trình, đề tài, bài viết liên quan đến PTVC của các tác giả đi trước, Đề án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển viên chức tại DRT và đề ra các giải pháp phát triển viên chức DRT, giai đoạn 2025 – 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk - Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu giai đoạn 2021-2023 - Phạm vi nội dung: Ứng dụng kết quả nghiên cứu để triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2025-2030 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng viên chức DRT, đề án đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm phát triển viên chức DRT trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc, đạt được các mục tiêu đặt ra của DRT. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về phát triển viên chức. - Đánh giá thực trạng phát triển viên chức DRT trong thời gian qua. - Đề xuất giải pháp, lộ trình, các nguồn lực và tổ chức thực hiện đề án giai đoạn 2025-2030. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở các tài liệu lưu trữ, các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ ngành, của tỉnh Đắk Lắk, các sách chuyên ngành quản lý công, các bài báo khoa học và báo cáo, đề án của DRT liên quan đến đề án được tác giả thống kê, tổng hợp, phân tích làm cơ sở nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học: 11
- + Nhằm mục đích thu thập thông tin để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển viên chức tại DRT. + Đối tượng của phương pháp điều tra xã hội học này là viên chức và người lao động Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk. + Địa điểm điều tra tại Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk. + Cách thức lập phiếu khảo sát điều tra xã hội học với số phiếu phát ra là: 144; số phiếu thu vào là: 144 6. Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn: Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, đề án đưa ra những giải pháp về phát triển viên chức nhằm giúp cho hoạt động của tổ chức ngành PT&TH phát triển bền vững, hiệu quả hơn trong bối cảnh hiện nay. Đề án được triển khai thực hiện sẽ góp phần tạo điều kiện cho viên chức được phát triển toàn diện, đảm bảo hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao; giúp viên chức yên tâm công tác, phấn khởi, hăng say sáng tạo các tác phẩm báo chí PT&TH phục vụ nhiệm vụ chính trị và thông tin thiết yếu đời sống xã hội; hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của viên chức, góp phần vào mục tiêu chung để phát triển sự nghiệp PT&TH Đắk Lắk trong giai đoạn 2025 – 2030. Về ý nghĩa khoa học, thành công của đề án sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu về phát triển nhân lực các ĐVSNCL. Về ý nghĩa thực tiễn là tài liệu tham khảo, trợ vấn chính sách cho DRT phát triển viên chức thuộc đơn vị. 7. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận – kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề án được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển viên chức tại cơ sở phát thanh và truyền hình cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng phát triển viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Giải pháp, lộ trình, các nguồn lực và tổ chức thực hiện đề án phát triển viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2025 – 2030 12
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH 1.1. Khái quát về viên chức ngành phát thanh và Truyền hình 1.1.1. Khái niệm viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình - Khái niệm viên chức: Theo Điều 2, Luật Viên chức 2010 [26]; Luận cán bô, công chức và Luật viên chức sửa đổi bổ sung và được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 qui định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[27]. - Khái niệm viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình: Viên chức Đài PT&TH phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo qui định của Luật viên chức 2010; Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi bổ sung, được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, như: “…là công dân Việt Nam; là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc tại Đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức); có thời gian làm việc được tính kể từ khi được tuyển dụng (Hợp đồng làm việc có hiệu lực cho đến khi chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động); viên chức làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật…” [27]. Như vậy có thể hiểu: Viên chức Đài PT&TH là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm thuộc lĩnh vực chuyên môn và gắn liền với hoạt động nghề nghiệp phát thanh - truyền hình, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo qui định của pháp luật. 13
- 1.1.2. Nhiệm vụ viên chức ngành phát thanh và truyền hình Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện nhiệm vụ được giao; tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền thanh và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình, nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt, bằng các tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài theo quy định của pháp luật… 1.1.3. Vai trò của viên chức ngành phát thanh và truyền hình Viên chức báo chí nói chung và viên chức ngành PT&TH nói riêng có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống xã hội, thông qua việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống; cỗ vũ những mô hình, phong trào điển hình trong lao động, học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; là cầu nối giữa ý Đảng lòng dân, đồng thời là diễn đàn của nhân dân; phát hiện, tạo dư luận, định hướng dư luận và đề ra các biện pháp xử lý những vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong đời sống xã hội; tích cực tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên giới đất liền, trên biển và vùng trời tổ quốc, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội… Vai trò của viên chức ngành PT&TH rất quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bởi hoạt động nghiệp vụ của viên chức PT&TH đóng vai trò chính trong việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, phân tích và đánh giá nhằm tạo ra tác phẩm PT&TH để phản ánh thực tế xã hội một cách trung thực và đa chiều, từ các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đến văn hóa, giáo dục..., giúp cung cấp thông tin có giá trị, kịp thời cho công chúng nghe đài và xem truyền hình. Đặc biệt, thông tin trên môi trường mạng xã hội hiện nay rất đa dạng và lan truyền với tốc độ nhanh chóng mà chưa được kiểm chứng có thể xẩy ra những bất ổn khó lường với xã hội thì vai trò của viên chức PT&TH lại phải được thể hiện đảm bảo rằng thông tin của mình truyền tải là có độ tin cậy cao để định hướng dư luận. 14
- Có thể nói viên chức báo chí nói chung và viên chức ngành PT&TH đã thể hiện tốt vai trò của mình, góp phần cùng với Đảng và chính quyền các cấp xây dựng quê hương, đất nước phồn thịnh. 1.1.4. Đặc điểm của viên chức ngành phát thanh và truyền hình Viên chức ngành PT&TH là những người hoạt động trong lĩnh vực PT&TH, được xã hội tôn vinh gọi là “phóng viên”, “nhà báo”, có chức danh nghề nghiệp báo chí, hoạt động theo pháp luật qui định. Đặc điểm của viên chức ngành PT&TH rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hay ở các sự kiện bất thường như hỏa hoạn, thiên tai… Viên chức PT&TH tác nghiệp bất cứ lúc nào khi có sự kiện xẩy ra. Tác phẩm của viên chức PT&TH là sản phẩm báo chí mang tính chất tập thể từ khâu thu thập tin tức, ghi âm, ghi hình, sản xuất, kiểm duyệt và đăng tải lên sóng PT&TH cùng các nền tảng mạng xã hội. Hình ảnh của viên chức PT&TH với cây bút, trang giấy, với camera ghi hình, máy ghi âm thu tiếng động nhằm phản ánh trung thực, chính xác, khách quan thông tin tới công chúng “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” rất đỗi quen thuộc với mọi người. 1.2. Những vấn đề chung về phát triển viên chức ngành phát thanh và truyền hình 1.2.1. Khái niệm phát triển viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình PTVC là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện cung ứng dịch vụ công có chất lượng và hiệu quả. Những năm qua, cơ chế quản lý viên chức được thực hiện giống như đối với cán bộ, công chức, chưa tính đến những đặc điểm và tính chất hoạt động nghề nghiệp đặc thù của viên chức, làm hạn chế chất lượng của viên chức và không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi vai trò của Nhà nước từ quản lý sang phục vụ trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để nâng cao chất lượng VC phù hợp với yêu cầu hiện nay, gắn với tính chất và đặc điểm hoạt động nghề nghiệp, cần thiết tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý VC, cụ thể là về công tác đào tạo, bồi dưỡng; chế độ tiền lương và đãi ngộ; tuyển dụng, sử dụng; về thu hút trọng dụng nhân tài và tạo động lực… 15
- Điều 10, mục 4 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi bổ sung năm 2019 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2020: “Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân”[27]. PTVC có nghĩa là quá trình tăng lên về số lượng viên chức, đồng thời chất lượng viên chức được nâng cao nhằm đảm bảo thực tiễn qui mô hoạt động của Đài PT&TH, đảm bảo chất lượng các chương trình phát sóng hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin và giải trí của công chúng nghe đài và xem truyền hình, qua đó thu hút quảng cáo, hợp tác, tài trợ, hỗ trợ kinh phí… nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho viên chức, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đài PT&TH. Mục đích của phát triển viên chức Đài PT&TH là bổ sung số lượng viên chức còn thiếu, đồng thời thay thế viên chức không còn đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn vị trí việc làm, hay nghỉ hưu, chuyển công tác, hoặc xin nghỉ việc. Phát triển chất lượng viên chức Đài PT&TH là nhằm nâng cao về nhận thức lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, ý thức làm việc, thái độ làm việc và kỹ năng làm việc của viên chức. Như vậy chúng ta có thể hiểu: Phát triển viên chức ngành PT&TH là sự tăng lên về số lượng và chất lượng viên chức đáp ứng được các yêu cầu hoạt động của cơ quan đơn vị thuộc ngành. 1.2.2. Yêu cầu phát triển viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình trong bối cảnh hiện này Ngành PT&TH là cơ quan truyền thông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Song, với sự phát triển cực kì nhanh chóng của công nghệ đã đặt ngành PT&TH trước những khó khăn, thách thức chưa từng có. Hiện nay, hoạt động kinh tế của ngành phát thanh và truyền hình đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu quảng cáo của phát thanh và truyền hình trên cả nước đã giảm từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm 2022. Sự sụt giảm này đồng 16
- thời kéo theo nhiều hệ lụy đối với ngành PT&TH. (BC sơ sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 của Cục PT&TH) Viên chức ngành PT&TH cấp tỉnh, đa số chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển chung của công nghệ thông tin, chủ yếu vẫn còn sản xuất, phát sóng các chương trình theo lối truyền thống, nguy cơ tụt hậu về cạnh tranh thông tin hiện nay rất cao. Do đó việc thay đổi để tồn tại phát triển, đặc biệt là việc phát triển viên chức là việc làm hết sức cần thiết đối với ngành PT&TH trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Nội dung phát triển viên chức ngành phát thanh và truyền hình Phát triển viên chức Đài PT&TH là quá trình nhằm nâng cao năng lực cho viên chức Đài PT&TH về mọi mặt về vật chất, tinh thần, trí lực, thể lực đảm bảo mục đích nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng PT&TH phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ của cấp trên giao. Phát triển viên chức Đài PT&TH bao gồm các nội dung sau: 1.3.1. Tuyển dụng viên chức ngành Phát thanh và Truyền hình Để có đội ngũ viên chức đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành Phát thanh và Truyền hình, điều đầu tiên cần xác định hoạt động tuyển dụng là khâu quan trọng trong PTVC. - Công tác tuyển dụng: + Giúp cho đơn vị có nguồn nhân sự thay thế đảm bảo chất lượng để hoàn thành mục tiêu PTVC của ngành PT&TH. Cần tuyển dụng viên chức từ các nguồn bên trong và bên ngoài. Trước khi tuyển dụng viên chức, cần phải xác định rõ nhu cầu cần tuyển dụng, vị trí việc làm đang khuyết thiếu đòi hỏi phải tuyển dụng, phải thông báo công khai, minh bạch, rộng rãi trên phương tiện truyền thông về điều kiện, tiêu chuẩn, các chính sách, chế độ đãi ngộ của đơn vị thuộc ngành PT&TH cần tuyển dụng với các ứng viên. + Đối với việc tuyển dụng viên chức từ nguồn bên trong ngành PT&TH, Đảng ủy, Ban Giám đốc và người đứng đầu đơn vị phòng ban, thuộc ngành thông qua đánh giá hàng năm những trường hợp đang là hợp đồng, trên cơ sở kết quả, hiệu quả công tác, tinh thần, thái độ làm việc... để xét hoặc cho thi tuyển để bổ sung vào biên chế 17
- (viên chức). Đối với viên chức, thông qua đánh giá để bố trí ĐTBD và đưa vào qui hoạch, bổ nhiệm để thực hiện mục tiêu PTVC. + Đối với việc tuyển dụng VC từ nguồn bên ngoài, DRT có thể lấy từ nguồn sinh viên đạt loại giỏi ở các ngành khoa học xã hội và nhân văn, như báo chí, ngữ văn, phát thanh và truyền hình… đối với nhóm viên chức thực hiện khối nội dung các chương trình PT&TH; sinh viên công nghệ thông tin, kỹ thuật PT&TH thuộc nhóm viên chức thực hiện khối kỹ thuật; sinh viên quản lý hành chính, kế toán tài chính, marketing… ở nhóm hành chính và dịch vụ và nguồn từ các đơn vị, doanh nghiệp có chuyên môn phù hợp với viên chức ngành PT&TH đảm bảo PTVC. 1.3.2. Bồi dưỡng viên chức ngành phát thanh và truyền hình Để ngành PT&TH phát triển ngang tầm với xu thế phát triển chung của xã hội, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) thì đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản lý PT&TH phải có tầm nhìn chiến lược, phải chú trọng việc ĐTBD viên chức. Nếu kiến thức của VC không được cập nhật thường xuyên đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì hoạt động của ngành PT&TH sẽ bị giẫm chân tại chỗ, đứng yên. Đứng yên tại chỗ có nghĩa thụt lùi vì sự vận động phát triễn của khoa học công nghệ, của xã hội là luôn luôn thay đổi. Khoa học công nghệ có thể hôm nay là tân tiến, là cao siêu nhưng ngay mai có thể đã trở nên lạc hậu. Viên chức ngành PT&TH cũng vậy, cũng cần phải được cập nhật thường xuyên các kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức xã hội để đáp ứng sự vận động phát triển và tạo ra những sản phẩm PT&TH có giá trị phục vụ công chúng. Nhu cầu được ĐTBD không chỉ là mong muốn của nhà lãnh đạo, quản lý ngành PT&TH mà bản thân mỗi viên chức ngành PT&TH đều mong muốn được nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt để hoàn thiện và phát triển. ĐTBD viên chức là nhu cầu cần thiết giúp cho cơ sở PT&TH cấp tỉnh bắt kịp xu thế phát triển của xã hội, của ngành công nghiệp 4.0 hiện nay. Do đó, các nhà lãnh đạo, quản lý PT&TH cần phải có chiến lược, kế hoạch ĐTBD viên chức cụ thể, chi tiết từ ngắn hạn, dài hạn đến từng phòng ban và viên chức trong Đài PT&TH, để đạt mục đích PTVC và phát triển tổ chức. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
74 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
72 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
74 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
68 p | 1 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
77 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
57 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước các dự án Nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
69 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk
79 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Truyền thông chính sách đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia của Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ
58 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ sở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung giai đoạn 2024-2030
79 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
74 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
88 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai - thành phố Hà Nội
71 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
73 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn