
Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện
lượt xem 1
download

Mục đích nghiên cứu của đề án "Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện" là phân tích toàn diện hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- NGUYỄN TUẤN THỊNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH BƯU ĐIỆN ĐỀ ÁN THẠC SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2024
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- NGUYỄN TUẤN THỊNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH BƯU ĐIỆN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 ĐỀ ÁN THẠC SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRỊNH THỊ PHAN LAN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ XÁC NHẬN CỦA CTHĐ CHẤM HƯỚNG DẪN ĐỀ ÁN Hà Nội – 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án thạc sĩ “Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong Đề án trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong Đề án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày ... tháng 12 năm 2024 Tác giả đề án Nguyễn Tuấn Thịnh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Đề án tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, trang bị cho tôi kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Thị Phan Lan, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp ý kiến quý giá cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện (PTF) đã hỗ trợ và cung cấp những thông tin, số liệu thực tiễn để tôi có cơ sở thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn động viên, ủng hộ, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Đề án. Hà Nội, ngày .... tháng 12 năm 2024 Tác giả đề án Nguyễn Tuấn Thịnh
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ......................................................................................................................... 4 1.1Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 4 1.1.1.Các nghiên cứu quốc tế về cho vay tài chính tiêu dùng ..................................... 4 1.1.2.Các nghiên cứu trong nước về cho vay tài chính tiêu dùng ............................... 6 1.1.3.Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu ............................................................ 8 1.2. Cơ sở lý luận về cho vay tài chính tiêu dùng tại các TCTD ................................ 9 1.2.1. Các khái niệm .................................................................................................... 9 1.2.2. Đặc điểm hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng ............................................ 11 1.2.3. Vai trò của cho vay tài chính tiêu dùng .......................................................... 15 1.2.4. Phân loại cho vay tài chính tiêu dùng ............................................................. 16 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng ......................... 18 CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 23 2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 24 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................... 24 2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 24 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và đề xuất giải pháp ................................................... 25 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH BƯU ĐIỆN .................................................... 26 3.1. Tổng quan về cho vay tài chính tiêu dùng tại Việt Nam ................................... 26 3.1.1. Quy định pháp lý về hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Việt Nam ..... 26 3.1.2. Quy trình cho vay tài chính tiêu dùng chung của các TCTD tại Việt Nam .... 27 3.1.3. Thực trạng cho vay tài chính tiêu dùng tại Việt Nam ..................................... 29 3.2. Tổng quan về Công ty Tài chính TNHH Bưu điện (PTF) ................................. 32
- 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 32 3.2.2. Hệ thống tổ chức của PTF ............................................................................... 35 3.2.3. Kênh phân phối PTF ....................................................................................... 41 3.2.4. Sản phẩm cho vay tài chính tiêu dùng của PTF .............................................. 42 3.2.5. Tổng quan tình hình nhân sự tại PTF .............................................................. 47 3.2.6. Quy trình cho vay tài chính tiêu dùng tại PTF ................................................ 51 3.3. Hiệu quả hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu điện (PTF) ................................................................................................................. 60 3.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh PTF giai đoạn 2021-2023 ........................... 60 3.3.2. Tình hình dư nợ và thu hồi nợ tại PTF ............................................................ 64 3.3.3. Tình hình quản trị rủi ro tại PTF ..................................................................... 66 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH BƯU ĐIỆN ................................................................................................... 70 4.1. Đánh giá hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng của PTF ................................. 70 4.1.1 Những kết quả đạt được (Ưu điểm) ................................................................. 70 4.1.2. Các hạn chế và nguyên nhân (nhược điểm) .................................................... 71 4.1.3. Cơ hội .............................................................................................................. 73 4.1.4. Thách thức ....................................................................................................... 74 4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng .... 75 4.2.1. Giải pháp về sản phẩm và dịch vụ cho vay tài chính tiêu dùng ...................... 76 4.2.2. Giải pháp về quy trình và thủ tục cho vay tài chính tiêu dùng ....................... 77 4.2.3. Giải pháp về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng. ...... 78 4.2.4. Giải pháp về marketing và bán hàng ............................................................... 79 4.2.5. Giải pháp về chuyển đổi số ............................................................................. 80 4.2.6. Giải pháp về quản trị nguồn nhân lực ............................................................. 82 4.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước ..................................................... 84 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 88
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BTGĐ Ban Tổng giám đốc 2 CBNV Cán bộ nhân viên 3 CTTC Công ty tài chính 4 Cty / PTF Công ty tài chính TNHH Bưu Điện 5 HĐLĐ Hợp đồng lao động 6 NHNH Ngân hàng Nhà nước 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 NVTĐ Nhân viên thẩm định 9 NVCSKH Nhân viên chăm sóc khách hàng 10 POS Điểm giới thiệu dịch vụ 11 SL Số lượng 12 TCTC Tổ chức tài chính 13 TDTD Tín dụng tiêu dùng 14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15 THN Thu hồi nợ i
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình biến động nhân sự PTF đầu năm 2024...................................... 48 Bảng 3.2: Tình hình kinh doanh của PTF giai đoạn 2021 – 2023 ............................ 60 Bảng 3.3: Tình hình cho vay tài chính tiêu dùng của Công ty Tài chính TNHH Bưu điện giai đoạn 2021 – 2023 ....................................................................................... 61 Bảng 3.4: Cơ cấu cho vay tài chính tiêu dùng theo thời gian ................................... 63 Bảng 3.5: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cho vay tài chính tiêu dùng PTF 2021-2023 ... 65 ii
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bảng phân loại nhóm nợ (Nguồn: trung tâm thông tin tín dụng – CIC) .... 20 Hình 3.1 Sơ đồ cho vay tài chính tiêu dùng gián tiếp ............................................... 27 Hình 3.2 Sơ đồ cho vay tài chính tiêu dùng trực tiếp ............................................... 28 Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Tài chính TNHH Bưu điện ................ 35 Hình 3.5. Sản phẩm cho vay tiền mặt cross-sale / re-sale ......................................... 44 Hình 3.6. Sản phẩm cho vay chấm điểm tín dụng theo SCO .................................... 45 Hình 3.7. Sản phẩm cho vay phê duyệt nhanh DOP ................................................. 46 Hình 3.8. Sản phẩm cho vay tài chính tiêu dùng hộ gia đình theo hạn mức ............ 47 Hình 3.9 Cơ cấu nhân sự theo giới tính, trình độ, thâm niên Q1.2024 ..................... 50 Hình 3.10 Tỷ lệ quản lý theo bộ phận tính đến hết Q1.2024 .................................... 50 Hình 3.11: Quy trình tổng thể cho vay tài chính tiêu dùng tại PTF .......................... 51 Hình 3.12: Quy trình xử lý nghiệp vụ khoản vay hạn mức ...................................... 56 Hình 3.13: Quy trình thu hồi nợ PTF ........................................................................ 58 iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài chính tiêu dùng là hình thức cung cấp các khoản vay cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân như mua sắm phương tiện đi lại, điện thoại, đồ điện máy, sang sửa nhà cửa, du lịch, giáo dục, y tế…. Khác biệt với tín dụng thương mại vốn tập trung vào sản xuất và kinh doanh, tài chính tiêu dùng hướng đến việc hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tại Việt Nam, tài chính tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ, là kết quả của kinh tế phát triển, gia tăng tiêu chuẩn sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các khoản vay tài chính tiêu dùng, chủ yếu là vay tín chấp dựa trên đánh giá tín nhiệm khách hàng, ngày càng được ưa chuộng bởi sự nhanh chóng và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đi kèm với nhiều thách thức về quản trị hiệu quả hoạt động. Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện (PTF) là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. Việc nghiên cứu về hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại PTF không chỉ giúp làm rõ tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn gần đây, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động về kinh doanh, quản trị rủi ro, marketing, nhân sự v.v... Đồng thời, nghiên cứu này cũng có giá trị học thuật cao khi cung cấp những góc nhìn mới, góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chính cho vay tài chính tiêu dùng, đóng góp nhiều đề xuất giá trị phát triển chính sách và quy định về tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề án là phân tích toàn diện hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường tài chính. Cụ thể, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu sau: - Khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. - Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện, trong đó nghiên cứu sẽ làm rõ các đặc điểm của sản 1
- phẩm, kênh phân phối, tình hình nhân sự, quy trình thủ tục cho vay, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ và thu hồi nợ, tình hình quản trị rủi ro. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện. Các giải pháp này sẽ bao gồm cải thiện quy trình cho vay, phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng lực marketing - bán hàng, chuyển đổi số, tăng cường quản lý rủi ro, v.v... 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng và hiệu quả thực tế tại công ty Tài chính TNHH Bưu điện. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng của Công ty Tài chính TNHH Bưu điện trên phạm vi toàn quốc, trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023. Ngoải ra, có tham chiếu đối sánh với hoạt động CTTC khác, các chính sách của NHNN về cho vay tài chính tiêu dùng. 4. Câu hỏi nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá sản phẩm, thủ tục, quy trình cho vay tài chính tiêu dùng của Công ty Tài chính TNHH Bưu điện? - Hiệu quả hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng (về kinh doanh, thu nợ, quản trị rủi ro) của Công ty Tài chính TNHH Bưu điện trong giai đoạn nghiên cứu 2021- 20223 như thế nào? - Các giải pháp thực tiễn nào có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng của Công ty Tài chính TNHH Bưu điện? 5. Dự kiến những đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa nội dung cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng gắn với việc triển khai hiệu quả các quy định của Nhà nước trong hoạt động cho vay tiêu dùng. - Về thực tiễn: Luận văn khái quát được thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện. Từ đó xây dựng một số giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan nhằm xử lý những khó khăn, vướng mắc giúp cho Công ty Tài chính TNHH Bưu Điện có điều kiện để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. 2
- 6. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng Chương 2: Quy trình và Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH Bưu Điện Chương 4: Đánh giá và đề xuất giải pháp cho công ty tài chính TNHH Bưu Điện 3
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về cho vay tài chính tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng trên thế giới đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Mở đầu bằng cho vay tiền mặt tiêu dùng giữa cá nhân với cá nhân tại châu Âu, theo bước chân viễn dương của các nước tư bản thực dân, tài chính tiêu dùng dần hoàn thiện ở thị trường kinh tế tự do Mỹ những năm đầu thế kỷ 20, gần đây được đẩy mạnh phát triển trong xu thế kinh tế toàn cầu hóa. Không chỉ ở các nước phát triển, cho vay tín dụng tiêu dùng tiếp cận ngày càng nhiều hơn các khách hàng cá nhân tại các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi. Cho vay tài chính tiêu dùng, đặc biệt là cho vay trả góp, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Theo tác giả Gottfried Haberler (1942) trong đề tài “Consumer Installement Credit and Econimic Fluctuations”, cho vay trả góp được chia thành hai loại chính: cho vay tiền mặt trả góp và cho vay mua hàng trả góp. Trong đó, cho vay mua hàng trả góp phát triển mạnh hơn do sự gắn kết giữa tổ chức cho vay và trung gian phân phối sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng mua sắm thông qua các khoản vay thuận tiện và nhanh chóng. Ban đầu, tín dụng mua hàng được cung cấp bởi các trung gian phân phối với quy mô nhỏ, nhưng nhờ sự tham gia của các tổ chức tài chính, nó đã tăng trưởng nhanh chóng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và phát triển kinh tế. Theo Gloria M. Soto (2009) trong nghiên cứu “Study on the application of the annual percentage rate of charge for consumer credit agreements”, có hai loại hình tín dụng tiêu dùng cơ bản: tín dụng trả góp và tín dụng xoay vòng. Tín dụng trả góp là hình thức chia nhỏ khoản nợ gốc để trả dần theo nhiều kỳ, với số tiền gốc và lãi được thanh toán định kỳ dựa trên thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Các sản phẩm phổ biến bao gồm cho vay tiền mặt và cho vay mua hàng. Tín dụng 4
- tuần hoàn (sau này được biết đến rộng rãi ở Việt Nam với tên gọi sản phẩm cho vay hạn mức). cho phép khách hàng vay theo hạn mức tín dụng đã phê duyệt, có thể giải ngân nhiều lần miễn là không vượt quá hạn mức, và khách hàng có thể trả nợ bất kỳ lúc nào mà không bị phạt lãi suất. Nghiên cứu cũng nêu rõ các đặc điểm và rủi ro của từng loại tín dụng, cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sâu hơn về tín dụng tiêu dùng. Ralph A. Young and Cộng sự (2018), nhóm tác giả đã chỉ ra trong nghiên cứu “Personal Finance Companies and Their Credit Practices”, các đặc trưng của loại hình TDTD của CTTC: khoản vay có giá trị nhỏ, lãi suất cho vay cao so với NHTM, khách hàng chủ yếu là cá nhân và có mức thu nhập trung bình trong xã hội, nội dung vay vốn để thanh toán các khoản mua hàng hóa dịch vụ như nội thất, đồ gia dụng, đồ điện máy, phương tiện đi lại và các chi tiêu phục vụ đời sống tinh thần như du lịch, y tế, giáo dục… Sharron Worton và các cộng sự (2014), trong nghiên cứu “Consumer credit research: low income consumers”, nhấn mạnh rằng người tiêu dùng thu nhập thấp dễ rơi vào tình trạng nợ nần do kiến thức hạn chế về sản phẩm tài chính. Nguyên nhân chính do thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân và thiếu hiểu biết về nghĩa vụ thanh toán. Điều này dấy lên mối lo ngại về rủi ro cho vay người thu nhập thấp, mở rộng ra là cho vay tiêu dùng tín chấp, và cần có các giải pháp để quản trị rủi ro khoản vay sao cho an toàn và hiệu quả đối với nhóm khách hàng chính của các CTTC này. Theo Luisa Anderloni (2010) trong nghiên cứu "The Profitability of the Consumer Credit Industry: Evidence from Europe" tập trung vào lợi nhuận của ngành tín dụng tiêu dùng ở châu Âu. Sử dụng dữ liệu từ các công ty TDTD tại Pháp, Đức, Ý, và Tây Ban Nha (2005-2007), nghiên cứu chỉ ra rằng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của TCTD. Liên quan đến các yếu tố đặc thù của thị trường, lợi nhuận của các công ty TDTD bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô của thị trường và được xác định tiêu cực bởi mức độ gánh nặng nợ của cá nhân, hộ gia đình. Một trong những công ty tư vấn toàn cầu thuộc nhóm Big4 là PWC cũng rất tích cực tham gia các nghiên cứu, công bố các bài báo nghiên cứu về cho vay tài chính 5
- tiêu dùng. Trong nghiên cứu “Getting a bang for your digital buck -Chuyển đổi công nghệ số của bạn” (2015), PWC cho thấy nhiều tổ chức cho vay tài chính tiêu dùng đã đầu tư đáng kể vào các sáng kiến chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật số, và kỳ vọng của người đi vay bị định hình bởi sự phát triển của công nghệ. Nghiên cứu cho thấy đang có nhiều đối thủ gia nhập thị trường TDTD với công nghệ tốt hơn bao gồm ứng dụng điện thoại di động và công cụ quản lý tài chính cá nhân, đơn giản hóa quy trình cho vay và cung cấp trải nghiệm cho vay nhanh chóng mà khách hàng mong muốn. Trong một bài nghiên cứu khác “Banking the under-banked: the growing demand for near - prime credit”, PWC đề cập tới khái niệm khách hàng dưới chuẩn, các tổ chức cho vay đối tượng khách hàng dưới chuẩn, đề xuất các TCTD cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro bài bản, đa tầng, đa lớp, quy trình thu hồi nợ chặt chẽ, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, để đảm bảo khoản vay được hoàn trả đúng kỳ hạn. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về cho vay tài chính tiêu dùng Theo Ths. Đặng Thị Bích Liên, trong tham luận hội thảo chủ đề “Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng - thực trạng và giải pháp” tổ chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021, tín dụng tiêu dùng là một hình thức tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã có những bước phát triển nhất định. Thị trường cho vay tài chính tiêu dùng đang ngày càng sôi động với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư mới, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng bình quân cho vay tài chính tiêu dùng giai đoạn 2010 – 2020 tại Việt Nam đạt 33, 7%. Dự nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tính đến cuối năm 2020 đạt 1,85 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 20% dự nợ nền kinh tế. Xu hướng phát triển cho vay tài chính tiêu dùng mạnh mẽ tại Việt Nam đem lại nhiều cơ hội hơn cho các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu, giảm thiểu hệ lụy của thị trường tín dụng đen, góp hần bảo đảm an ninh trật tự xã hội Tuy nhiên, đi kèm với đó lĩnh vực này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nợ xấu cho các TCTD. Tính đến cuối năm 2020, đã có 16 công ty tài chính đăng ký hoạt động, với tổng vốn điều lệ khoảng 22 nghìn tỷ đồng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thanh (2015) “Bản chất và xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động cho vay tiêu dùng”, xu hướng cho vay tiêu dùng là tất yếu, đã được chứng minh tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… và Việt 6
- Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Nghiên cứu làm rõ đặc trưng của hoạt động cho vay tiêu dùng và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững, bao gồm quy mô, chất lượng và hiệu quả. Để phát triển bền vững, cần có khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân biệt rõ giữa cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại và công ty tài chính. Luận án tiến sĩ của Phùng Việt Hà (2015), “Phát triển dịch vụ tín dụng tại công ty tài chính ở Việt Nam”, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng giai đoạn 2010-2013 tại 5 CTTC ở Việt Nam, nhận định về những hạn chế trong chất lượng dịch vụ và cơ cấu danh mục tín dụng. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp cải thiện chính sách tín dụng, quản trị rủi ro, và mở rộng thị trường. Nghiên cứu này cung cấp tài liệu tham khảo về phát triển TDTD tại các CTTC trực thuộc ngân hàng. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hương Lan (2015), “Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam”, nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính (CTTC) tại Việt Nam. Tác giả tổng kết lý luận về CTTC và mô hình tổ chức phổ biến như mô hình theo bộ phận chức năng độc lập, theo sản phẩm - khách hàng - khu vực địa lý, và theo ma trận. Công trình đã tổng hợp kinh nghiệm từ các CTTC trên thế giới như CTTC thuộc tập đoàn Samsung, CTTC GM Acceptance, CTTC Quốc tế Sony. Tác giả cũng đề xuất tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của CTTC thông qua các chỉ tiêu từ báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thu Nga (2017), “Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM) Việt Nam. Các NHTM khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho CTTC có thể chấp nhận mức rủi ro tín dụng nhất định để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Các kết luận trong công trình nghiên cứu có thể tham khảo khi đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại CTTC trực thuộc, các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả và rủi ro TDTD trong luận án. Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hà (2017) về "Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân đội" cho rằng mở rộng cho vay tiêu dùng là việc tăng thêm 7
- dư nợ, doanh số, quy mô, số lượng khách hàng, sản phẩm cho vay, cũng như chất lượng cho vay tài chính tiêu dùng. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả mở rộng bao gồm: Chỉ tiêu quy mô (doanh số cho vay tài chính tiêu dùng, dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng, số lượng món vay và khách hàng, số lượng sản phẩm) và Chỉ tiêu chất lượng (tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, thu lãi từ cho vay tài chính tiêu dùng). Nghiên cứu của Hồ Thu Trang (2022) về “Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Công ty Tài chính TNHH HD SaiSon - Chi nhánh Hà Nội” đã đánh giá về thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Công ty tài chính TNHH HD SAISON chi nhánh Hà Nội. Mặc dù nghiên cứu chưa đi sâu toàn diện vào hoạt động cho vay tiêu dùng tại CTTC này nhưng công trình vẫn có giá trị tham khảo cho nghiên cứu luận án trong lĩnh vực quản trị rủi ro, quản lý nợ xấu. Trong công trình nghiên cứu “Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong kỷ nguyên kĩ thuật số - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”, tác giả Phạm Xuân Hùng cho biết môi trường tài chính ngày càng được số hóa, phát triển mạnh mẽ với dữ liệu lớn (big data), trí thông minh nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT), các sản phẩm dịch vụ tài chính kỹ thuật số đang ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi người tiêu dùng. Như vậy, cần có các chính sách, cơ sở pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng đi vay tài chính cá nhân, tránh bị gian lận lừa đảo. 1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu Từ tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, do khác biệt về chủ đề, bối cảnh, thời gian, không gian nghiên cứu, nên các công trình nghiên cứu đã công bố còn có những giới hạn và khoảng trống sau: - Hiện có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngân hàng cho vay tiêu dùng, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay tài chính tiêu dùng, đặc thù tại các công ty tài chính. - Chưa có nghiên cứu cụ thể hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng của một CTTC phi ngân hàng tại Việt Nam, toàn diện về các khía cạnh sản phẩm, kênh phân phối, quy trình cho vay/phê duyệt giải ngân/ thu nợ, hiệu quả hoạt động kinh doanh… 8
- - Hạn chế trong việc đề xuất giải pháp chưa toàn diện, cụ thể, đặc trưng cho CTTC chuyên biệt, hoặc còn nêu ở tầm vĩ mô. Việc đề xuất giải pháp cụ thể và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng của PTF nói riêng và từ đó áp dụng ra cho các CTTC khác. Trên cơ sở các giới hạn và khoảng trống nghiên cứu, trong đề án của mình, tác giả tập trung xử lý các vấn đề trên. 1.2. Cơ sở lý luận về cho vay tài chính tiêu dùng tại các TCTD 1.2.1. Các khái niệm ➢ Cho vay Theo thông tư số 12/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đã quy định khái niệm: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng thông qua việc tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định, theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận cho tổ chức tín dụng”. ➢ Cho vay tiêu dùng TS. Nguyễn Minh Kiều (2009) trong cuốn giáo trình “Quản trị rủi ro trong ngân hàng” đưa ra định nghĩa: “Cho vay tiêu dùng là một hình thức cấp tín dụng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân, có thể là tín chấp hoặc thế chấp, thường được áp dụng với các khoản vay nhỏ và ngắn hạn”. Báo cáo của World Bank (2014) về “Các xu hướng tín dụng tiêu dùng và tài chính - Financial Inclusion and Consumer Credit Trends” bổ sung bằng khái niệm: " "Cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng ngắn hạn, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân, như mua sắm, học tập, hoặc chăm sóc sức khỏe, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người vay”. Tuy các khái niệm có các cách diễn đạt khác nhau nhưng đều cùng thể hiện bản chất: Cho vay tiêu dùng là cấp tín dụng ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân, trang trải nhu cầu trong cuộc sống của người dân được cải thiện trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để chi trả, thường là khoản vay nhỏ, ngắn hạn. ➢ Cho vay tài chính tiêu dùng 9
- Theo công bố của các Canner và Luckett (1991),"Cho vay tài chính tiêu dùng là hoạt động cung cấp tín dụng để tài trợ cho việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, với mục đích chính là phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc hộ gia đình, không hướng đến sản xuất hoặc đầu tư sinh lời." Theo nghiên cứu của của Consumer Financial Protection Bureau (2013) thì “Cho vay tài chính tiêu dùng là việc cung cấp các khoản vay nhỏ lẻ, thường mang tính chất tín chấp, nhằm hỗ trợ khách hàng thanh toán các chi phí cá nhân như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hoặc mua sắm hàng tiêu dùng." Trong khi đó theo TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), "Cho vay tài chính tiêu dùng là hoạt động tín dụng được thực hiện bởi các tổ chức tài chính, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm, sửa chữa nhà cửa, hoặc du lịch, với đặc điểm thủ tục nhanh gọn và không đòi hỏi tài sản thế chấp." Khi tìm kiếm định nghĩa của các nhà nghiên cứu, tác giả đề án nhận thấy cho vay tài chính tiêu dùng bao hàm ý nghĩa rộng hơn so với cho vay tiêu dùng. Cho vay tài chính tiêu dùng là các khoản vay cá nhân nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ phi đầu tư (thường không yêu cầu tài sản đảm bảo), loại trừ các khoản vay mua bất động sản như nhà xưởng, đất ở, đất công nghiệp/nông nghiệp/lâm nghiệp. Các hình thức cho vay tiêu dùng bao gồm: vay qua thẻ tín dụng, vay mua ô tô, vay mua sắm thiết bị gia đình, cũng như vay cho các mục đích khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đám cưới, du lịch, hoặc nhu cầu cá nhân khác. ➢ So sánh cho vay tiêu dùng và cho vay tài chính tiêu dùng Cho vay tài chính tiêu dùng và cho vay tiêu dùng thường bị nhầm lẫn vì đều liên quan đến việc hỗ trợ tài chính cho mục đích tiêu dùng. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự giống và khác nhau như sau: 1. Điểm giống nhau • Đối tượng vay: Cả hai đều hướng đến cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu tài chính để phục vụ mục đích tiêu dùng. • Mục đích sử dụng: Dùng để mua sắm hàng hóa, dịch vụ, cải thiện chất lượng cuộc sống như mua đồ gia dụng, đi du lịch, giáo dục, y tế. • Không phục vụ sản xuất, kinh doanh: Cả hai đều không dành cho các mục tiêu 10
- kinh doanh hay đầu tư sinh lợi trực tiếp. • Hình thức vay: Có thể bao gồm vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo) hoặc vay thế chấp (có tài sản đảm bảo). 2. Điểm khác nhau Tiêu chí Cho vay tài chính tiêu dùng Cho vay tiêu dùng Phạm vi Là một phần trong lĩnh vực tài Chỉ tập trung vào các khoản chính tiêu dùng lớn hơn, bao gồm vay trực tiếp cho tiêu dùng. nhiều dịch vụ như thẻ tín dụng, trả góp. Cấp độ dịch Được cung cấp bởi các công ty tài Được cung cấp bởi nhiều tổ vụ chính chuyên nghiệp hoặc ngân chức tín dụng, từ ngân hàng hàng. đến công ty tài chính nhỏ. Hình thức Thẻ tín dụng, vay tín chấp, vay trả Thường là vay tín chấp phổ biến góp, các dịch vụ tài chính hiện đại. truyền thống hoặc vay trả góp qua cửa hàng. Thời gian xử Quy trình nhanh chóng, điều kiện Thủ tục có thể chậm hơn nếu lý và điều linh hoạt dựa trên đánh giá tín qua ngân hàng hoặc tổ chức kiện vay nhiệm. tín dụng lớn. Tính pháp lý Thường được quản lý chặt chẽ hơn Có thể xuất hiện rủi ro từ các và độ an bởi các quy định tài chính chính tổ chức tín dụng nhỏ hoặc toàn thức. không chính thống. Tóm lại, cho vay tài chính tiêu dùng có phạm vi rộng hơn, là một mảng trong ngành tài chính tiêu dùng với sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ hiện đại, linh hoạt và chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng cao của khách hàng. Trong khi đó, cho vay tiêu dùng mang tính chất truyền thống hơn, tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các khoản vay trực tiếp, phục vụ nhu cầu cụ thể như mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ, thường đơn giản về hình thức nhưng ít linh hoạt hơn. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng Hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng xuất hiện cả trong nghiệp vụ của ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty tài chính (CTTC) chuyên cho vay tài chính 11

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dữ liệu không gian phát triển trạm BTS 5G
73 p |
21 |
12
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
83 p |
19 |
9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Áp dụng học máy trong các ứng dụng thông minh dựa trên chuỗi khối blockchain
75 p |
19 |
9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ khuyến nghị về sản phẩm vay cho khách hàng ở công ty tài chính
61 p |
19 |
8
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
106 p |
19 |
7
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự đoán tuổi và giới tính bằng phương pháp học sâu
77 p |
17 |
6
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hệ thống phân loại và phát hiện phương tiện tham gia giao thông di chuyển sai làn đường trên quốc lộ thuộc tỉnh Tây Ninh bằng camera kỹ thuật số
82 p |
18 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phát triển mô-đun IoT gateway và ứng dụng máy nấu ăn thông minh
83 p |
26 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dự báo không gian phát triển mạng Internet di động tốc độ cao tại tỉnh Tây Ninh
73 p |
24 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự báo khách hàng sử dụng dịch vụ FiberVNN của VNPT Tây Ninh có nguy cơ rời mạng
66 p |
21 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các thuật toán chuyển tiếp đa chặng sử dụng bề mặt phản xạ thông minh
58 p |
12 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình học sâu để dự báo khách hàng rời mạng viễn thông ở Tây Ninh
71 p |
32 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ thống hỏi đáp trực tuyến bằng phương pháp máy học để tự động hóa quy trình tiếp nhận câu hỏi áp dụng cho chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh
88 p |
14 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng phương pháp học sâu vào nhận dạng cảm xúc để đánh giá độ hài lòng khách hàng
61 p |
12 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phương pháp ẩn các tập mục có độ hữu ích trung bình cao nhạy cảm trong cơ sở dữ liệu giao tác
79 p |
28 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu năng mạng chuyển tiếp đa chặng bảo mật dạng cụm với các thuật toán chọn đường
75 p |
22 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Thuật toán định tuyến dựa trên logic mờ tích hợp máy học nhằm cải tiến thời gian sống của mạng cảm biến không dây
75 p |
26 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hỗ trợ chăm sóc khách hàng dựa vào học máy cho doanh nghiệp Viễn Thông
73 p |
21 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
