YOMEDIA
ADSENSE
Đề cương Chẩn đoán bệnh thú y
451
lượt xem 63
download
lượt xem 63
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đề cương Chẩn đoán bệnh thú y gồm các nội dung chính như: Khám bệnh là gì, các yêu cầu khi khám bệnh và ý nghĩa trong thực tiễn, trình tự khi khám một bệnh súc, ý nghĩa của khâu đăng ký bệnh súc,...Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương Chẩn đoán bệnh thú y
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
NGUYỄN THỦY-K60TYA<br />
<br />
Đề cương Chẩn đoán bệnh thú y<br />
PHẦN I. Câu hỏi 3 điểm<br />
Câu 1. Khám bệnh là gì? Các yêu cầu khi khám bệnh và ý nghĩa trong thực tiễn?<br />
- Khám bệnh là việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật khác nhauquan sát và phát hiện các<br />
biểu hiện bệnh lý trên cơ thể con vật để từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh.<br />
- Các yêu cầu khi khám bệnh là:<br />
+ Phải trực tiếp khám bệnh: Để thu được thông tin khách quan hơn, chính xác hơn, điều này sẽ<br />
không thể đạt được nếu chỉ nghe mà không khám trực tiếp vì đối tượng hỏi bệnh là người chăm<br />
sóc con vật không có chuyên môn nên mô tả không đúng chuyên môn.<br />
+ Tỷ mỷ: Kiểm tra (khám) kỹ càng nhằm thu thập đầy đủ nhất các triệu chứng bệnh tích trên con<br />
vật<br />
+ Toàn diện: Phải khám toàn diện cơ tể để đánh giá đầy đủ tình trạng của các cơ quan, hệ cơ<br />
quan trên cơ thể<br />
+ Khách quan: Phản ánh đúng tình trạng diễn biến trên con bệnh.<br />
+ Khoa học: Đúng và đủ (người khám đưa ra các chỉ định khám, xét nghiệm đúng đủ phù hợp<br />
với tình trạng củ bệnh súc, điều kiện của cơ sở bệnh súc và điều kiện của khám chữa bệnh.<br />
- Ý nghĩa:<br />
<br />
Câu 2. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc? Trình bày hiểu<br />
biết của mình về nội dung và ý nghĩa của khâu đăng ký bệnh súc?<br />
- Tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc<br />
1<br />
<br />
+ Đăng ký bệnh súc<br />
+Hỏi bệnh sử<br />
+Khám lâm sàng<br />
- Nội dung và ý nghĩa của khâu đăng ký bệnh súc<br />
+ Đăng kí bệnh súc cần có các nội dung:<br />
✓ Tên, số hiệu gia súc<br />
✓ Loại gia súc<br />
✓ Tính biệt<br />
✓ Giong<br />
✓ Tuổi gia súc<br />
✓ Mục đích sử dụng<br />
✓ Thể trọng<br />
✓ Màu sắc lông<br />
- Ý nghĩa<br />
✓ Gíup cho công tác quản lý tốt hơn<br />
✓ Là cơ sở pháp lý tránh cho những tranh cãi không đáng có xảy ra<br />
✓ Là nguồn dữ liệu quan trọng cho việc theo dõi tiến triển của beejnhvaf nghiên cứu: Dịch tễ ,<br />
chẩn đoán, và điều trị.<br />
Câu 3. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc? Trình bày hiểu<br />
biết của mình về nội dung và ý nghĩa của khâu điều tra bệnh sử (hỏi bệnh)?<br />
- Nội dung và ý nghĩa của khâu điều tra bệnh sử (hỏi bệnh)<br />
+ Ý nghĩa:<br />
Qua đó ta có thể loại bỏ khả năng xảy ra của các bệnh đã được tiêm phofngbawfng vacxin cũng<br />
như không lặp lại phác đồ điều trị của người trước. Gisup định hướng cho việc CĐ và điều trị với<br />
kết quả cao<br />
+ Nội dung hỏi bệnh<br />
✓ Thời gian nuôi gia súc? Nuôi lâu? Nguồn gốc từ đâu?<br />
✓ Tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng gia súc?<br />
2<br />
<br />
o Tình trạng thức ăn, nước uống: số lượng, chất lượng, nguồn cung cấp, cách bảo<br />
quản, chế biến,….?<br />
o Số bữa cho ăn trong ngày, thời gian cho ăn, số lượng thức ăn<br />
o Tình hình vệ sinh và điều kiện chuồng trại<br />
o Chế độ khai thác, sử dụng gia súc trước khi gia súc bị bệnh?<br />
o Các loại vacxin và quy trình đã sử dụng?<br />
✓ Hoàn cảnh xuất hiện và nguyên nhân của bệnh (nếu biết)?<br />
✓ Thời gian mắc bệnh? Mắc lâu? Ddanhs giá mức độ nặng nhẹ của bệnh? Xác định thể bệnh<br />
(cấp tính,…)<br />
✓ Tình hình dịch bệnh tại chỗ và các khu vực lân cận: số lượng, loại gia súc mắc bệnh, triệu<br />
chứng, diễn biến, số lượng gia súc bị chết……khu vực lân cận ở đây là xác định trong ô chuồng,<br />
trang trại, làng, xã,… để xác định bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm<br />
✓ Đã điều trị hay chưa? Điều trị như thế nào?dùng thuốc gì? Liệu trình? Liều lượng như thế<br />
nào? Dùng thuốc gì? Đường đưa thuốc ra sao?<br />
<br />
Câu 4. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về<br />
nội dung, phương pháp và ý nghĩa củakhám dung thái khi khám bệnh cho gia súc?<br />
➢ Tên các khâu trong khám chung (5):<br />
+ Khám dung thái<br />
<br />
+ Khám lông và da<br />
<br />
+ Khám niêm mạc<br />
<br />
+ Kiểm tra thân nhiệt<br />
<br />
+ Khám hạch lâm ba vùng nông<br />
- Nội dung, phƣơng pháp và ý nghĩa của khám dung thái là:<br />
+ Dung thái là những yếu tố cấu thành diện mạo bên ngoài của con vật. Khám dung thái<br />
bao gồm khám thể cốt; khám dinh dưỡng, khám tư thế và khám thể trạng<br />
3<br />
<br />
✓ Khám thể cốt<br />
o Khám thể cốt nhằm để kiểm tra tình trạng phát triển của hệ xương và cơ hay toàn bộ<br />
khung xươg và hệ cơ.<br />
o Phương pháp khám: Nhìn, sờ, nắn, cân, đo<br />
o Thể cốt tốt: là kích thước cơ thể đạt hoặc vượt ngưỡng tiêu chuẩn của giống, có bộ khung<br />
xương phát triển cân đối, các khớp xương liên kết với nhau chắc chắn, khe sườn hẹp. có bộ cơ<br />
phát triển săn chắc và lieen kết chắc chắn với bộ khung xương<br />
o Thể cốt kém là kích thước cơ thể dưới chuẩn hoặc có bộ khung xương phát triển không<br />
cân đối, các khớp xương liên kết lỏng lẻo, khe sườn thưa, hệ cơ kém phát triển.<br />
o Ý nghĩa: thể cốt của gia súc phản ánh: cơ địa của con vật(liên quan đến kiểu gen); tình<br />
trạng chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng gia súc (yếu tố môi trường); tình trạng bệnh tật<br />
và sức khỏe của con vậtphòng bệnh<br />
✓ Khám dinh dưỡng<br />
o<br />
<br />
Kiểm tra hay đánh giá khả năng đồng hóa của con vật (quá trình chuyển hóa các chất dinh<br />
<br />
dưỡng trong thức ăn, đây chính là yếu tố cấu thành cơ thể).<br />
o<br />
o<br />
<br />
Phương pháp khám: quan sát qua thể cốt, da, lông<br />
Con vật có dinh dưỡng tốt khi thể cốt tốt + da lông căng, phẳng, bóng, mượt và đạt được<br />
<br />
đầy đủ các tiêu chuẩn của giống. Ngược lại, con vật có dinh dưỡng kém khi thể cốt kém + da<br />
khô, lông xù xì và không đạt các tiêu chuẩn của giống.<br />
✓ Khám tư thế<br />
o Khám cách thức con vật đi dứng và thực hiện các hoạt động hàng ngày. VD: tư thế tiểu,<br />
tư thế nằm, tư thế ngồi,…<br />
o Phương pháp khám: quan sát<br />
o CSKH: Trong trạng thái sinh lý bình thường, loài khác nhau, tính biệt khác nhau thì có<br />
những tư thế đặc trưng riêng và ổn định. Khi bị bệnh con vật thay đổi tư thế. Dựa vào tư thế<br />
mắc bệnh.<br />
4<br />
<br />
VD: Khi bị tổn thương trong xoang bụng con chó thì ngồi hóp bụng, cong lưng, tai cụp vì<br />
đau<br />
o Con vật có thể có các tư thế bất thường như:<br />
Đứng co cứng: do tất cả các cơ co đều bị co. VD: tetanos, trúng độc schychnin,…<br />
Đứng không vững: thường do các tổn thương ở hệ vận động hay TKTW: VD gãy<br />
chân, tổn thương cơ, sốc, choáng, vỡ tạng, tụt P, mất máu,…<br />
Chuyển động với quỹ đạo bất thường do trung khu vận động TKTW bị tổn thương:<br />
con vật đi quay tròn hoặc chạy lao lung tung không tự chủ<br />
Con vật chạy lao về phía trước với tư thế đầu ngẩng cao ngửa về phía lưng hoặc cúi<br />
xuống, có lúc lại ngã lăn ra, trong bệnh tăng áp lực nội sọ, xung huyết não (cảm nóng, cảm<br />
nắng), viêm màng não hoặc tổn thương làm con vật đau đớn<br />
✓ Khám thể trạng<br />
o<br />
<br />
Khám Thể trạng là khám trạng thái của cơ thể, tổng hòa tương tác của các yếu tố<br />
<br />
kiểu gen, kiểu hình, môi trường và loại hình thần kinh, tình trạng sức khỏe trong đó kiểu hình<br />
thần kinh là quan trọng số 1.<br />
o<br />
<br />
Khám thể tạng giúp xác định tiên lượng bệnh định hướng sử dụng vật nuôi cho<br />
<br />
phù hợp<br />
o<br />
<br />
Con vật có thẩ có một trong các loại hình thể trạng sau đây:<br />
<br />
▪ Loại hình thô: những cá thể có kích thước cơ thể to lớn thường trên ngưỡng tiêu<br />
chuẩn của giống, có loại hình thần kinh chậm nhưng không vững, thường có sức sản xuất, sức đề<br />
kháng ở mức độ trung bình, không phù hợp cho công việc cần sử dụng sự khéo léo<br />
▪ Loại hình thon nhẹ: Những cá thể có kích thước cơ thể đạt xung quanh tiêu chuẩn<br />
trung bình của giống, có loại thần kinh nhanh nhẹn, linh hoạt thường có sức sản xuất, sức đề<br />
kháng khá tốt phù hợp vào sử dụng công việc có độkhéo léo cao.<br />
▪ Loại hình chắc nịch: Những cá thể cốt tốt, thần kinh lì và rất vững, nhóm này có sức<br />
sản xuất và sức đề kháng rất tốt.<br />
▪ Loại hình bệu: có hệ mỡ phát triển, thần kinh không vững, sức sản xuất không tốt.<br />
5<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn