YOMEDIA
ADSENSE
ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
116
lượt xem 20
download
lượt xem 20
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trung tâm khu vực đông nam á Đặc trưng sinh thái tự nhiên a)Địa hình -Chủ yếu 3 dạng:đồi núi,đồng bằng và biển -Phù hợp với công việc trồng trọt chăn nuôi,hái lượm,nông nghiệp là chính b)Khí hậu Nóng ẩm nhiệt đới mưa nhiều; phù hợp với sự phát triển của hệ sinh thái phổ tạp với đặc điểm phong phú về giống loài,hạn chế về số lượng,thực vật phát triển hơn động vật...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
- CÂU 1 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỊNH HÌNH VĂN HÓA CỔ TRUYỀN VIỆT LÀ NỀN VĂN HÓA VĂN MINH NÔNG NGHIỆP 1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1.1.Trung tâm khu vực đông nam á Đặc trưng sinh thái tự nhiên a)Địa hình -Chủ yếu 3 dạng:đồi núi,đồng bằng và biển -Phù hợp với công việc trồng trọt chăn nuôi,hái lượm,nông nghiệp là chính b)Khí hậu Nóng ẩm nhiệt đới mưa nhiều; phù hợp với sự phát triển của hệ sinh thái phổ tạp với đặc điểm phong phú về giống loài,hạn chế về số lượng,thực vật phát triển hơn động vật c)Quê hương của cây lúa Hình thành nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước,có kĩ thuật nông nghiệp cao,dân số nông thôn đông,tinh thần cộng dồng có ảnh hưởng của đơn vị làng xã *Điều kiện kinh tế sản xuất Đất nước việt nam sớm hình thành nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Đặc điểm sản xuất nghề nông nghiệp +)Sản xuất theo thời vụ,tác phong nông nghiệp chậm dãi,coi thời gian là vòng tròn tuần hoàn Tác phong nông nghiệp đã ảnh hưởng đến quan niệm sống của người dân -Sống hòa đồng ,hòa điệu với thiên nhiên,họ tôn trọng thiên nhiên,trong tín ngưỡng họ tôn sung thiên nhiên (xà hội phong kiến có lễ tế trời,cầu cho mưa thuận gió hòa) -Sống tình cảm ,ưa ổn định,trọng văn ,trọng đức,trọng phụ nữ.Chính vì đời sống nông nghiệp họ tôn trọng sự ổn định(an cư lạc nghiệp).Khi đã ổn định thì trong họ có tình “tình làng nghĩa xóm,an hem gia đình”luôn có lời khuyên triết lí về tình cảm. -Tính cộng đồng cao,trong nông nghiệp có sự phối hợp của nhiều người thì quá trình thực hiện công việc nhanh hơn d)Quê hương của nghệ thuật đồng và điêu khắc đồng 1.2.Đất việt ở cạnh trung hoa VIỆT NAM ảnh hưởng tư tưởng nho giáo của trung hoa .Ở mô hình bộ máy nhà nước,tư tưởng về nhân -lễ -nghĩa –chí –tín Tam cương là 3 mối quan hệ giường cột của đất nước(vua tôi-cha con- vợ chồng)
- Đời sống tinh thần của người Kinh dựa trên cơ sở sinh hoạt vật chất mà xã hội cư dân nông nghiệp lúa nước. Chưa hình thành được một hệ thống chữ viết riêng; phải dùng chữ Hán rồi tạo thân chữ Nôm Văn hóa Phật giáo VN chịu ảnh hưởng văn hóa Phật Giáo TQ: - Về Ẩm Thực: Ban đầu Phật giáo ở VN được truyền từ phía Nam, Phật giáo mà các nhà truyền giáo khi đó theo kiểu Tiểu thừa, tức là Phật giáo nguyên thủy, họ ko ăn chay, ngày ăn chỉ một lần trước giờ ngọ, khất thực, Phật tử cúng gì thì ăn nấy..v.v. Tuy nhiên Phật giáo truyền từ TQ (Phật giáo Nam tông) lại theo con đường đại thừa (cỗ xe lớn, cứu vớt được nhiều người) lại khác họ tuyệt đối ăn chay, phong tục này có từ thời nhà Minh. - Về Kiến trúc: Dưới thời kỳ đô hộ của TQ kiến trúc đã bị trộn lẫn và theo kiểu mẫu của TQ, cho đến thời kỳ độc lập tự chủ tuy có nhiều những nét riêng biệt, nhưng vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ do VN chỉ là một đất nước nhỏ bé trong khi TQ lại là một đất nước rộng lớn, cường thịnh... CÂU 2 TÍN NGƯỠNG CƠ BẢN CỦA NGƯỜI VIỆT 1.1.Tín ngưỡng dân gian - Tín ngưỡng là niềm tin tâm linh,là một cách thể hiện tâm linh,tâm cách của con người nguyên thủy -Các tín ngưỡng cơ bản của người việt cổ truyền +) Vạn vật hữu linh : Đó là quan niệm đa thần, vạn vật hữu linh - tức là vạn vật đều có linh hồn. Thờ các vị thần nông nghiệp Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống nông nghiệp đang ở tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đó là bốn vị: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện). Thờ các vị thần sông nước Tục thờ các vị thần sông nước có ở các đền Lảnh, Cửa Sông, Lê Chân, Vũ Điện, đình Đá Tiên Phong, v.v. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, thờ thủy thần là một tục thờ có sớm và phổ biến ở các vùng có địa bàn sông nước Thờ động vật với các con vật phổ biến như : long,ly, quy,phượng,voi ,ngựa… Thờ thực vật Đối với người Việt, cây cối là loại sinh thể đặc biệt, có đời sống trực giác tâm linh y như con người; có năng lượng phát ra và tương tác được với năng lượng của con người. Vì vậy, cây cối được người Việt sử dụng trong phép điều hòa môi trường sống (phong thủy) như là những nội dung
- chủ đạo (cùng đá, nước, núi, phương hướng..). Mặt khác, cây còn được coi là nơi trú ngụ của các vị thần linh hay ma quỷ. Dân gian người Việt có câu: "Thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây đề". Thờ cúng tổ tiên Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi... Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v... là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị "Thành hoàng làng" các "Nghệ tổ". Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm 1.2.Tín ngưỡng phồn thực của người Việt Do nước ta là một nước nông nghiệp ,con người luôn sống dựa vào những sản phẩm nông nghiệp của mình nên luôn cầu mong có được những vụ mùa tốt tươi và cầu mong sự sinh sôi nảy nở,duy trì nòi giống từ đó đã xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực. Phồn thực là một loại tín ngưỡng về sự sinh sôi nảy nở,cầu mong sự sinh sôi nảy nở ,duy trì nòi giống. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực +)Thờ sinh thực khí : Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh. Người xưa, qua trực giác, tin rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng. Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên đá). Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các
- cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước công nguyên. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (bắc ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may. +) Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á. Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp có niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả các loài động vật như cá sấu,gà,cóc... cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình). +)Sum xuê hoa trái +)Trống đồng – biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực: Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực: • Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo • Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo • Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ • Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực 1.3.Tín ngưỡng thờ mẫu Xuất phát từ sự tin tưởng ngưỡng mộ cac nữ thần mà họ cho rằng các nữ thần có khả năng che trở bảo vệ cho con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội nho giáo phong kiến Mẫu thiên (đại diện cho trời đất) Mẫu thượng ngàn (đại diện cho núi rừng) Mẫu thoải (đại diện cho sông nước) Mẫu địa (đại diện cho đất đai) 1.4.Tín ngưỡng thờ tứ bất tử
- - Thờ Thánh Tản là tôn thờ và tin cậy vào sức mạnh thiêng liêng, vào đức nhân nghĩa, tin vào nỗ lực sinh tồn của con người. - Thánh Gióng, vị thánh bất tử thử hai là bản hùng ca thần thoại về sức mạnh vĩ đại của dân tộc trước giặc ngoại xâm - Chử Đồng Tử, vị thần bất tử thứ 3, sinh ra ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, phồn vinh - Thờ mẫu liễu hạnh: Thờ Bà Chúa Liễu thể hiện niềm tôn kính người Mẹ vĩ đại, quyền năng và đức độ vô lượng. CÂU 3 CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ TRUYỀN 1.1.GIA ĐÌNH 1.1.1.Khái niệm Gia đình là một tổ chức cơ sở gồm những người lien kết với nhau bằng huyết thống và tình nghĩa 1.1.2.Lịch sử gia đình -Là tổ chức thị tộc mầu hệ,về sau do sự phát triển của nông nghiệp đã ra đời các công xã nông thôn dựa trên quan hệ huyết thống phụ heejvowis loại hình gia đình gia trưởng phụ quyền -Do tác động của luân lí nho giáo,chế độ gia trưởng gia tộc phụ quyền ngày càng được đề cao 1.1.3.hệ giá trị của gia đình việt nam -Gia trưởng :người điều hành gia đình,thường la người đàn ông,người cha hoặc có thể là mẹ góa -Nề nếp,hiếu lễ :người dưới phải vâng lờ người trên,con cái cần hiếu thảo với ông bà cha mẹ,mọi người trong gia đình có trách nhiệm quan tâm chăm sóc lẫn nhau,xây dựng gia đình đầm ấm hạnh phúc. -Hôn nhân :là đầu mối của gia đình và để thực hiện đạo hiếu với gia tiên nên là việc hệ trọng trong gia đình -Quan niệm chữ Phúc :nhà có phúc là nhà có được cuộc sống bình an,thanh thản ,đặc biệt có hậu vận tốt,con cháu đạt được công tích nhất định làm vẻ vang gia đình dòng họ. -Tập tục :thờ cúng thần linh -Mồ mả bói toán :chọ lành tránh dữ 1.1.4.Đặc trưng tính chất gia đình Việt Nam -Phần đông gia đình việt nam là bình dân +) Hòa thuận : thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn
- +)Phân công lao động nhịp nhàng : chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa +)Không tán thành chế độ đa thê :đói no một vợ một chồng +)Nhường nhịn nhau :chồng giận thì vợ bớt lời +)Không phân biệt trai gái : Trai mà chi gái mà chi /Sinh con có nghĩa có ghì thì hơn -Gắn bó chặt chẽ với văn hóa bản địa,vân dụng tư tưởng nho giáo theo tâm thức riêng của mình,nguyên lý mẹ được đề cao “phúc đức tại mẫu” -Trong gia đình có sự bình đắng giữa nam và nữ,vợ chồng,vai trò gia trưởng của người chồng đôi khi chỉ trên danh nghĩa và có tính chất đối ngoại còn nội tướng trong gia đình thực chất là người vợ -Khác với xã hội trung hoa, người vợ góa ở việt nam có quyền thay người chồng quá cố làm gia trưởng và được quyền chăm lo tế tự tổ tiên 1.2.GIA TỘC 1.2.1.Khái niệm Gia tộc là một tập hợp những gia đình,những người có cùng một tổ tiên dòng máu dựa trên huyết thống phụ hệ,kể cả những người đang sống hay đã chết 1.2.2.Đặc trưng gia tộc -Cấu trúc :Quan hệ huyết thống hang dọc bằng cửu tộc (kị/cố/cụ/ông/cha/tôi/con/cháu/chắt/chút/chit).Tôn ti gián tiếp hang ngang bằng hệ thống bàng tộc -Vai trò : đảm bảo chế độ ngoại tộc,tôn trọng từng đơn vị chung tộc danh về phía cha,đảm bảo thờ cúng tổ tiên -Người đứng đầu :tộc trưởng,chỉ huy hương khói ,thờ phụng,chủ tế trong các kì tế lễ ,tham dự tất cả các cuộc họp của các hệ phái,chi.Tộc trưởng phải chịu trách nhiệm về hành vi của tất cả các thành viên trong tộc -Thiết chế tổ chức : 5 yếu tố quan trọng là :từ đường,mồ mả,tộc phả,tộc uwowcsvaf hương hỏa 1.3.Làng 1.3.1.Khái niệm Làng là một đơn vị cộng cư của người nông dân trồng lúa,một đơn vị kinh tế tự cung tự cấp của người nông dân,một đơn vị cơ sở của tổ chức nhà nước,một không giansinh hoạt văn hóa độc lập của người việt 1.3.2.Tính chất đặc trưng của làng TÍNH CỘNG ĐỒNG TÍNH TỰ TRỊ CHỨC Liên kết các thành viên Xác định tính độc lập NĂNG của làng BẢN Dương tính ,hướng ngoại Âm tính,hướng nội CHẤT
- BIỂU Cây đa ,bến nước,sân đình Lũy tre TƯỢN G HỆ Tinh thần đoàn kết tương trợ Tinh thần tự lập QUẢ Tính tập thể hòa đồng Tính cần cù TỐT Nếp sống dân chủ bình đẳng Nếp sống tự cung tự cấp HỆ Thủ tiêu vai trò cá nhân Óc tư hữu ,ích kỉ QUẢ Thói dựa dẫm ỷ lại Bè phái địa phương XẤU Thói cao bằng đố kỵ Gia trưởng 1.3.3.Thiết chế tổ chức Làng xã là một tập hợp người dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau nên là một tập hợp gồm nhiều loại tổ chức -Theo Địa vực cư trú có xóm vào ngõ -Theo quan hệ huyết thống có tộc học và gia đình 1.3.4.Bộ máy quản lý làng xã cổ truyền Làn xã có tính tự trị cao,mọi công việc đều do một bộ máy quản lý,bàn định và thực hiện,nhà nước không can thiệp.những công việc thu chi tài chính ,xét xử các vụ kiện,đảm bảo trật tự,tổ chức cứu tế và các sinh hoạt tín ngưỡng -Ban cố vấn :tiên chỉ,thứ chỉ -Ban quyết nghị :hội đồng kì mục(chức dịch,bô lão) -Ban chấp hành :hội đồng kì dịch (ngũ hương :lý trưởng,phó lý,hương bộ,hương bản,hương kiểm,hương dịch ) KẾT LUẬN VỀ LÀNG Làng xã việt nam là tổng hòa của quyền lợi kinh tế ,xã hội ,chính trị của nhuwnhx con người sống chung với nhau trên cùng một địa vực cư trú.Đây vừa là sức mạnh vừa là thách thức trong công cuộc xây dựng nền văn hóa hiên đại 1.4.QUỐC GIA -Quốc gia chỉ một thực thể ,một đơn vị cấu thành gồm :lãnh thổ,cư dân,chủ quyền (do nhà nước nắm giữ) -Tổ chức bộ máy Do yêu cầu đoàn kết để trị thủy, chống giặc ngoại xâm,quốc gia người việt đã sớm hình thành.Thế kỉ 7 TCN nhà nước cổ đại ra đời vào loại sớm nhất đông nam á là nhà nước Văn Lang KẾT LUẬN CHUNG -Nhà nước ,gia đình là môi trường đầu tiên để hình thành nên nhân cách con người -Làng là nơi giáo dục tình yêu quê hương đất nước
- -Quốc gia ,dân tộc là chỗ mà tính cộng đòng của người việt được thể hiện rõ nhất -Mô hình Nhà-Làng-Đất nước là một cấu trúc động,thể hiện sự linh hoạt tronh giữ gìn văn hóa truyền thống cũng như tiếp thu văn hóa bên ngoài.Đặc trưng tiêu biểu của hệ thống tổ chức cộng đồng này là sự kết hợp bởi yếu tố bản địa và trung hoa CÂU 4 CÁC DẤU ẤN VĂN HÓA CỔ TRUYỀN VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH DÂN GIAN 1.HỘI HỌA Đồ họa dân gian,tranh dân gian phát triển từ thế kỉ 13 nhưng đến thế kỉ 16 thì phát triển rực rỡ nhất nhưng chưa xách định được thời gian ra đời cụ thể Các dòng tranh tiêu biểu kể đến là :tranh HÀNG TRỐNG ,tranh KIM HOÀNG,NAM HOÀNH,tranh làng SÌNH(Huế),tranh Đông Hồ.. Tranh dân gian thường sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên .VD:màu đen từ tro của lá tre.. Tranh vẽ Già ,theo quan niệm cổ xưa,cho rằng tiếng gà gáy vang vọng đến tận đỉnh núi,xua tan đêm tối,ma quỷ khiếp sợ chạy trốn không dám quấy nhiễu nhân dân Nhân dân coi tranh dân gian như những lá bùa có sức mạnh trừ ma trấn quỷ,đem lại may mắn,tốt lành,yên vui cho mọi nhà 2 dòng tranh nổi bật TRANH ĐÔNG HỒ TRANH HÀNG TRỐNG -lịch sử tuổi làng bằng thế kỉ 16 -đã có từ lâu gần như cùng lúc với tranh đông hồ.tên gọi là do -tranh khắc gỗ in trên giấy phố thợ thêu dân gian gọi thế điệp,giấy gió vì ở đó có bán nhiều trống -ván in khắc hình trên mặt gỗ -ván gỗ tranh khắc bằng những mũi bằng mũi đục hay mũi dao đầu đục to đậm đứng cạnh nhọn,nét cắt gọt vát cạnh,nhỏ nét tinh tế -màu in trước,nét in sau,tranh có bao -tranh nửa in nửa vẽ,chỉ in ván nhiêu màu thì in bấy nhiêu lần lấy hình -màu mực lầy từ cỏ cây -màu thuốc nước,tô bằng bút -khi in tranh các màu pha trộn với long mềm,rộng bản,tô theo kĩ hồ nếp,quấy kĩ thành chất màu thuât vờn màu,nửa bút chấm quánh dính gọi là thuốc cái,in tranh màu nửa chấm nước lã nên dễ ăn màu và chịu được ánh luôn tạo được sự chuyể sắc sang,không phai.Điều này rất quan đậm nhạt,tinh tế,nét uyển
- trọng vì tranh ra đời để phục vụ chuyển đáp ứng đòi hỏi thẩm nhân dân,tranh mua về không lồng mỹ kính,trong nhà ẩm thấp là những nơi tranh chịu tác động nhiều từ mưa nắng Quan niệm vẽ : sống hơn giống,nên cảnh vật trong tranh tuy là cảnh thực trong đời sống nhưng đã được các nghệ nhân tạo dựng bằng đường nét hết sức gạn lọc,thuần khiết,gây được dung cảm cho người xem hơn là đúng luật,đúng sự thật Chủ đề trong tranh : hứng dừa,đánh ghen,em bé cưỡi trâu thổi sáo,đám cưới chuột,gà đại cát,lợn đàn,bụng bị Tranh thờ tam phủ,tứ phủ 2.THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Thủ công mỹ nghệ phát triển với các nghề như :mây tre đan,hay dệt thảm… 3.KIẾN TRÚC Nổi bật với kiến trúc đình làng, Mỗi làng Việt Nam đều có một ngôi đình. Đình là nơi thờ thần Thành Hoàng của làng. Thần Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giữ nước; hoặc một thần sông, thần núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu quái, đem lại cuộc sống yên lành cho mọi người, mọi nhà. Đình vừa là nhà, vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp của dân làng, là ngôi nhà công cộng của mỗi cộng đồng cư dân nông nghiệp làng xã. Mọi tập tục, văn hoá, nếp sống của làng thường được định ra ở đây, có tên gọi là Hương ước, một thứ luật lệ dưới luật, nhưng không kém phần nghiêm ngặt với các thành viên của làng. Kiến trúc đình làng theo kiểu “Vì kèo” có sàn gỗ, hoặc nền đất lát gạch với những hàng cột lim to khoẻ, vững chãi. Phân bố các gian của đình thường là 3 gian, hoặc 5 gian, tuỳ theo khả năng làng to nhỏ, giàu nghèo. Mái đình lợp ngói có độ dốc vừa phải. Bốn góc mái thường có đầu đao uốn cong mềm mại vút lên như cánh chim bay. Hoặc theo kiểu “mái dốc – hai đầu đốc” có hoặc không có cánh gà nhô lên. Bờ nóc của đình thường được trang trí một dải dài hoa văn chạm nổi hoặc chạm thủng chạy suốt là hoa chanh, hay hoa thị. Bờ nóc thường đắp đôi rồng chầu nguyệt (hoặc chầu mặt trời). Tường bao xây bằng gạch trần nung già “da vải” mạch bắt vữa, hoặc trát vữa (còn gọi là hồ áo), quét vôi trắng. Nhìn gần, ngôi đình có độ thấp với mái ngói hơi nặng, nhưng nhìn xa lại có vẻ bề thế, thanh thoát bởi độ cao vừa phải, vừa với tầm kích con người Việt Nam nên nó thân mật, không tạo khoảng cách xa lạ, hoặc uy hiếp chủ nhân
- như những giáo đường phương Tây có gác chuông cao nhọn chọc thẳng lên trời. Trước ngôi đình thường có giếng nước hoặc hồ nước - ao làng - theo thuyết phong thủy âm dương hoà hợp. Hồ thường thả sen, hay súng, tới mùa hương hoa toả thơm mát dịu. Nằm trong khuôn viên kiến trúc còn có tam quan - cổng đình, có mái lợp ngói hoặc là bốn trụ có trang trí kiến trúc đứng lộ thiên. Góp phần vào vẻ đẹp kiến trúc, còn có những cây cổ thụ - như đa, muỗm - tỏa bóng mát xuống công trình. Màu trắng của tường vôi, màu nâu đỏ của ngói hoặc gạch trần, hoặc rêu phong, màu xanh của lá, mặt phẳng thoáng của nước hồ ao như tấm gương soi lớn phản chiếu cảnh vật, nhân đôi chiều cao công trình... 4.ĐIÊU KHẮC Nói tới nghệ thuật tạo hình dân gian, người ta thường nghĩ ngay đến chạm khắc, trang trí trên sập gụ, tủ chè hình chùm nho, con sóc, bộ ghế chạm con rối, chữ Phúc-Lộc-Thọ... Bên cạnh đó, nền nghệ thuật chạm khắc dân gian đồ sộ ở người Việt còn được lưu giữ trên các ngôi đình, chùa, đền nằm rải rác ở mỗi làng quê vây quanh bởi luỹ tre xanh thầm lặng, mà cho đến ngày nay chúng vẫn là những gì tinh tuý nhất góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Nghệ thuật chạm khắc dân gian của người Việt rất đa dạng, độc đáo và luôn song hành với chạm khắc chính thống (hay chạm khắc bác học), tức nghệ thuật chạm khắc phục vụ cho cung đình, cho tầng lớp quý tộc. Nghệ thuật chạm khắc dân gian và nghệ thuật chạm khắc chính thống không có sự phân định rõ rệt, có chăng chỉ ở những chi tiết rất nhỏ như hình tượng con rồng gắn với vua chúa thì có 5 móng biểu hiện quyền hành của vua với 5 phương, còn con rồng trong dân gian gắn với vũ trụ, với những ước vọng của người dân nên chỉ có từ 4 móng trở xuống... Hoa văn cây cỏ là đề tài xuyên suốt trong nghệ thuật tạo hình của người Việt. Sự hỗ trợ của cây cỏ đã làm cho ngôi đền, ngôi chùa, ngôi đình cổ trở nên ấm áp hơn, linh thiêng hơn. Cây cỏ trong tạo hình của thời nào cũng vậy, nó phản ánh đúng tư tưởng, tình cảm của người đương thời, phản ánh những mơ ước cháy bỏng về một cuộc sống yên bình, no đủ. Những con vật trong chạm khắc dân gian chủ yếu là linh vật, còn được gọi là những con vật trong vũ trụ như rồng, phượng, lân, nghê... Người đời đã gán cho chúng những khả năng siêu phàm có thể chi phối đến cuộc sống nhân thế ở những mức độ khác nhau. Linh vật không mang hình tượng nhân cách nhưng lại hội tụ những chức năng cụ thể nhằm tất cả vì con người, vì mối quan hệ nhân sinh, vũ trụ. Nối tiếp hình tượng con người từ thời kỳ đồ đồng, các thời kỳ tiếp theo đề tài này luôn được người Việt quan tâm để có một vị trí xứng đáng. Trong trang trí, tính chất dân dã thể hiện qua đề tài con người là sâu đậm
- nhất. Hầu như trong bất kể hình thức nào tính chất đó cũng được bộc lộ rõ ràng. Và khi đi vào cuộc sống thường nhật như: cảnh đánh cờ, chèo thuyền, đấu vật, ôm gà... tất cả đều nói lên một giá trị điêu khắc rõ rệt với các khối được diễn tả căng no đủ trong một hình thức đơn giản, khái quát cao, thể hiện tinh thần vui chơi, hồn hậu của truyền thống dân tộc. CÂU 5 ĐẶC ĐIỂM PHONG TỤC LỄ HỘI CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ TRUYỀN 1.LỄ HỘI Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân trồng lúa,diễn ra trong một không gian,thời gian xác định,để tưởng nhớ một nhân vật,một sự kiện có ý nghĩa đối với vùng miền,quốc gia biểu hiện mối quan hệ thiêng liêng giữa con người với trời đất,thiên nhiên vũ trụ. -Là hành động của một nhóm người,một cộng đồng mang tính tộc người rất rõ -Lễ hội còn được phân chia làm 2 loại: +)Lễ hội phân theo không gian lãnh thổ,mang tính chất quốc gia :như ngày giỗ tổ hùng vương… +)Lễ hội theo thời gian,chủ yếu là vào mùa thu và mùa xuân.Trong đó lê hội mùa xuân chiếm đa số,trong quan niệm của người dân,mùa xuân là mùa giao hòa,trong long đất có tinh than hướng lên,thời tiết dễ chịu,con người vui vẻ và họ cho rằng đó là thời khắc rất linh thiêng Lễ hội mùa thu chiếm số lượng ít hơn,ý nghĩa của lễ hội mùa thu là lễ hội tinh thần,cầu mong ước vọng của người tri thuacs,triết lí cuộc sống,những thứu cao siêu về mặt tinh thần Đã thành một ước lệ,lễ hội việt nam được chia làm 2 phần gồm:phần lễ và phần hội Phần lễ :là các nghi thức được thực thi trong lễ hội,thường có sự giống nhau trong các lễ hội,theo điển lệ của triều đình phong kiến.Tuy nhiên phần lễ đôi khi vẫn có sự khác nhau giữa các vùng Phần hội : là phần khác nhau giữu các lễ hội,thành tố đáng chú ý trong phần hội đó chính là các trò diễn.Trò diễn là hoạt động mang tính nghi lễ,diễn lại toàn bộ hay một phần hoạt động ,cuộc đời của nhân vật mà mọi người thờ phụng Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI -Lễ hội tái hiện các công tích của thành hoàng làng,một anh hung..,người đã có công với làng khi còn sống -Lưu truyền văn hóa từ đời này sang đời khác -Qua lễ hội con người cầu mong sự che trở,ấm no,hạnh phúc -Duy trì tinh thần bình đẳng giữa mọi người trong cộng đồng
- -Giáo dục ý thức nhớ về cội nguồn và đồng thời thể hiện long tự hào dân tộc,biểu dương sức mạnh cộng đồng -Để nghỉ ngơi ,giải trí sau những ngày làm việc vất vả Càng về sau thì lễ hội với ý nghĩa phát triển xã hội ngày càng đậm nét 2.PHONG TỤC Phong tục là thói quen,nếp sống ăn sâu vào đời sống cộng đồng,thiên về giá trị tinh thần và có tính phổ quát bền vững tọa thành bản sắc dân tộc 2.1.Các phong tục cơ bản a)Phong tục hôn nhân Trong hôn trước kia thì thường gồm các nghi lễ -Lễ nạp thái (đính ước ):chọn nơi gửi gắm -Lễ vấn danh (dạm hỏi):hỏi tên tuổi,ngày sinh,thánh năm sinh của người con gái -Lễ nạp cát :chấp nhận đính ước sau khi vấn danh ,sau đó là từ 1-3 năm người con trai phải chịu thử thách -Lễ thỉnh kì :xin cưới chính thức -Lễ nạp tiền :nhà gái thách cưới -Lễ than nhin :rước râu về nhà Ngày nay thì các nghi lễ đó đã được rút ngắn gọn và không còn mang tính thử thách nhiều như trước kia nữa b)Phong tục thai sản Một đứa trẻ sinh ra đời không chỉ là niềm vui của gia đình mà là của cả cộng đồng vì đã có thêm một thành viên mới gia nhập vào xã hội. Do đó, để chuẩn bị cho một con người trở thành mộtn thành viên tốt trong xã hội thì cả gia đình và cộng đồng phải luôn luôn quan tâm. Đối với người Việt Nam, việc dạy con không phải chỉ là "lúc còn thơ" mà ngay cả khi đứa bé còn trong bụng mẹ thì đã có sự hấp thụ một sự giáo dục của người mẹ. Biện pháp đó gọi là Thai giáo. Theo phong tục của người Việt, người mẹ khi mang thai phải kiêng cử nhiều điều từ ăn uống, nói năng, đi đứng, cử chỉ, nghe nhìn ... vì người mẹ không chỉ là người chia da sẻ thịt mà còn chia sẻ cả tâm hồn cho con. Nhà y dược học nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là Lê Hữu Trác đã từng dạy: "Muốn con ngay thẳng, nghiêm trang thì (người mẹ) phải nói những lời ngay thẳng, mình phải làm những điều ngay thẳng". Những biện pháp về giáo dục thai nhi đã được ông tổng kết lại thành một bộ sách dày có tên là "Thai giáo" và còn tồn tại cho đến ngày nay. Sau khi đứa bẻ đã được sinh nở thì cả người mẹ và đứa trẻ được chăm sóc đặc biệt trong một gian buồng kín gió, yên tĩnh đồng thời có những biện pháp trừ yểm để ngăn chặn những yêu tà xâm nhập, quấy phá hoặc làm hại đứa bé. Đến ngày đủ cử, thông thường là bày hoặc chín ngày thì
- phải làm lễ đầy cử (hết cử) để tạ ơn các bà mụ là những vị thần đã góp phần uốn nắn, sửa sang cho thân hình đứa bé được toàn vẹn. Đến đủ tháng thì làm lễ đầy tháng và đặt tên cho đứa trẻ. Đến đầy năm thì làm lễ đầy "tuổi tôi". Trong ngh lễ này có lệ thử nghề nghiệp cho con, kèm theo là lễ xin ghi tên con vào tộc bạ, ghi tên vào sổ hàng ngõ, sổ hàng xóm, sổ hàng Giáp. Đến lúc đứa trẻ biết di, biết nói thì bố mẹ bắt đầu dạy nói cho chúng. Khi lên 5, 6 tuổi thì làm lễ nhập trường cho con đi học (đối với con trai). Thông thường, người cha sẽ sắm một mâm lễ vật và dắt con đến Văn Miếu (thường nằm ở đình làng để thờ khổng Tử) dang lễ, dâng hương và cầu mong cho đứa con được học hành giỏi giang, đỗ đạt. Sau khi làm lễ xong, người cha dắt con đến nhà thầy đồ để xin nhập học. c)phong tục tang ma Người Việt Nam quan niệm rằng "nghĩa tử là nghĩa tận" nên khi có người chết, tang lễ được tổ chức trọng thể. Trình tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, bỏ vào miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm. Sau đó đặt người chết nằm xuống chiếu trải sẵn dưới đất (theo quan niệm "từ đất sinh ra lại trở về với đất"). Tiếp đó là lễ khâm liệm (liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đưa thi hài vào quan tài). Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang. Con trai, con gái và con dâu của người quá cố, đội khăn sô, mũ chuối (hoặc mũ tết bằng rơm), mặc áo sô. Cháu chắt họ hàng, thân thích chít khăn để tang. Những ngày quàn người chết trong nhà đều phải cúng cơm sớm, chiều. Phường nhạc cử nhạc ai, bà con, bạn bè, làng xóm đến viếng. Sau khi chọn được ngày, giờ tốt làm lễ đưa tang. Đám tang có câu đối, linh sàng, nhà táng (nơi đặt linh cữu). Người đưa tang đi sau linh cữu, dọc đường có rắc vàng thoi (bằng giấy). Đến huyệt làm lễ hạ huyệt và đắp mộ. Chôn cất xong về nhà làm lễ tế. Ba ngày sau tang chủ làm lễ viếng mộ (lễ mở cửa mả), được 49 ngày làm lễ chung thất (thôi cúng cơm cho người chết). Sau 100 ngày làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Sau một năm làm lễ giỗ đầu, sau ba năm (ở nhiều nơi là hai năm) làm lễ hết tang. Ngày nay, lễ tang được tổ chức theo nghi thức đơn giản hơn: lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. Người trong gia đình để tang bằng cách chít khăn trắng hoặc đeo băng tang đen. CÂU 6
- ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA GIAI ĐOẠN LÝ-TRẦN Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hoá. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”. Trên cơ sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc. VĂN HÓA VẬT CHẤT -Nghệ thuật kiến trúc tập trung cao ở kinh thành Thăng Long,cung Tức Mặc (Nam Định)và thành Tây Đô(Thanh Hóa) gồm thành quách ,cung điện ,chùa ,miếu.Nghệ thuật dân gian phổ biến là các chùa, tháp,đền -Các công trình kiến trúc chùa và tượng Phật nổi bật cả về số lượng và chất lượng,năm 1031 nhà Lý đã cho xây dựng 950 ngôi chùa,năm 1129 mở hội khánh thành 84000 bảo tháp, Đông đảo quần chúng bình dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật. Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét :”Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…”. -Điêu khắc và đúc tạo hình thời Lý-Trần có các loại tượng. chuông, vạc, các bức phù điêu. Ngoài các tượng Chu Công, Không Tử, Tứ Phối được bày trong Văn Miếu, phổ biến là các tượng Phật, nổi tiếng nhất là pho tượng đá Adiđà ở chùa Phật Tích và pho Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm. VĂN HÓA TINH THẦN Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ này. Nói như Phan Huy Chú, “thời Lý – Trần, dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân biệt”. Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã được tôn sùng. -Phật giáo chiếm vị trí quan trọng,các nhà sư không chỉ là cố vấn chính trijcuar nhà vua mà còn là các nhà hoạt động văn hoá thực sự -Nho giáo thời kì đầu chưa mạnh,tuy nhiên do yêu cầu sự nghiệp chế độ trung ương tập quyền và tuyển chọn nhân tài nhà lý đã bắt đầu chăm lo
- học tập và thi cử qua việc tiếp nhận nho giáo.Cho lập văn miếu năm 1070,đúc tương Chu Công ,thi nho học năm 1075 -Giáo dục phát triển khiến nền văn hóa bác học hình thành và phát triển với các nhà tri thức Phật -Nho – Đạo CÂU 7 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÊ-SƠ GIÁO DỤC Nho giáo phát triển đã cung cấp một đội ngũ các tác giả văn hóa bác học đông đảo: Nguyễn Trãi,Ngô Sĩ Liên,Vũ Quỳnh… NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC -Nhạc cung đình phát triển mạnh,gồm nhac tế giao,tế thái miếu,nhạc ngũ tự,đại triều ,đại yến. -Có sự phân biệt giữa nhạc cung đình bác học với nhạ dân gian.Nhà nước cấm các vũ điệu cho là dâm tục , nhảm nhí “xướng ca vô loài”,cấm con nhà hát tham dự khoa cử. -Chèo tuồng phát triển trong dân gian,Lương Thế Vinh viết “Hý phường phả lục” là tác phẩm đầu tiên. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC -Tại đông kinh cho xây dựng nhiều điện lớn như điện Kính thiên,Vạn thọ.. -Các lăng vua và hoàng hậu được xây dựng với hệ thống nhà bia,điện thờ,quan hầu,lính canh..nghiêm chỉnh. -Trùng tu văn miếu,xây dựng điên đại thành thờ Khổng Tử -kiến trúc dân gian:trùng tu đền chùa,miếu như chùa Báo thiên,chùa Kim lien. -Đặc điểm các công trình là kích thước trang nghiêm và câm xứng,mang tính chất kinh viện,đăng đối chặt chẽ. -Đề tài thiên về mô típ trang trí nho giáo như rồng ,nghê ,long ,mã…. KẾT LUẬN Văn hóa Lê Sơ là đỉnh cao thứ 2 của nền văn minh Đại Việt,là nền văn hóa nho giáo độc tôn,mang đậm tính cung đình bác học chính thống chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Đông Á CÂU 8 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN CHÍNH TRỊ
- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra nhà Nguyễn ,đóng đô ở phú xuân,đổi tên nước là Việt Nam năm 1804 đến thời vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam (1838)khôi phục lại chế độ trung ương tập quyền và ra sức đề cao nho giáo.Vua Gia Long chp xây dựng văn miếu ở Huế và trùng tu lại văn miếu ở hà nội và dựng khuê văn các tại đây. KINH TẾ Chấn chỉnh lại chế độ công điền ,ban hành chính sách khuyến nông .Các công tác khai hoang lấn biển và thủy lợi được trú trọng .phát triển thủ công nghiệp nhẹ nhựng hạn chế thương nghiệp.Bên cạch những thành tựu kĩ thuật cổ truyền được tiếp tục khai thác,đã có ảnh hưởng kĩ thuật phương Tây..xây dựng thành lũy ,cho chế tạo sung,máy tưới nước,xẻ gỗ đặc biệt là chế tạo được loại tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. TÍN NGƯỠNG Lấy nho giáo làm tư tưởng đường lối chính trị vì muốn duy trì chế độ quân chủ.Tôn trọng với phật giáo ,đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian khác THÀNH TỰU VĂN HÓA -Giáo dục phát triển đội ngũ tác giả văn hóa : Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương … -Sinh hoạt văn nghệ cung đình phát triển,nhã nhạc cung đình ,ca huế,tuồng cung đình..các loại hình dân ca phát triển mạnh trong nhân dân -Nghệ thuật tạo hình có các loại tranh chân dung và phong cảnh,tranh vẽ sơn nmauf trên gỗ,trên tường ,trên giấy.Đặc biệt tranh khắc gỗ in màu của tranh đông hồ,hàng trống .Các kĩ thuật mới được sử dụng trong trang trí kiến trúc:nghệ thuật pháp lam -kiến trúc kinh đô huế gồm kinh thành và tử cấm thành kết hợp kiến trúc dân tộc tạo thành hoàng cung vừa mang tính triều nghi vừa mang tính phòng thủ nghiêm ngặt ,vừa cổ kính vừa hiện đại KẾT LUẬN Văn hóa Đại Nam là đỉnh cao thứ 3 của văn hóa Đại Việt ,là tượng đài của nền văn hóa việt nam truyền thống,là kết quả của sự hội nhập rộng rãi giữa văn hóa việt-chăm-khowme và các dân tộc ít người khác trên đất nước.là nền văn hóa đa sắc,đa bản lĩnh,giàu bản sắc việt nam. CÂU 9 VĂN HÓA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN THỐNG NHẤT TRONG SỰ ĐA DẠNG 1.Sự đa dạng a)Đa dạng trong văn hóa tộc người
- -Từ thời lập quốc Văn Lang -Âu Lạc, Việt Nam đã là một quốc gia đa tộc người - Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc. -Hơn 200 nhóm địa phương của tộc người với sắc thái đa dạng b)Đa dạng trong văn hoa địa phương Việt Nam phân chia thành 6 vùng văn hóa lớn theo cách phân chia của giáo sư Trần Quốc Vượng -Vùng văn hóa Tây Bắc -Vùng văn hóa Việt Bắc -Vùng văn hóa Châu thổ Bắc Bộ -Vùng văn hóa Trung Bộ - Vùng văn hóa Trường Sơn Tây Nguyên -Vùng văn hóa Nam Bộ Mỗi vùng văn hóa trên đất nước Việt Nam lại có những nét văn hóa khác nhau,ví dụ một số vùng Văn hóa Tây Bắc Văn hóa vật chất: +)Trang phục:màu sắc sặc sỡ ,gam nóng,họa tiết bố cục và màu phong phú Văn hóa tinh thần : +)Coi trọng suối ,sống chân thật ,giản dị,hòa thuận +)Tín ngưỡng đa thần ,có linh hồn Văn hóa châu thổ Bắc Bộ +) Tính cách:tinh tế,thâm thúy,sâu sắc,mặt khác hoài cổ,bảo thủ,lối nói vòng vo +)Tâm thức dân gian : xa rừng nhạt biển +)Nhiều lễ hội nông nghiệp +)Trang phục giản dị,gon gàng,màu sắc thiên về âm tính Văn hóa Nam Bộ +)Ẩm thực :tổng hợp các bếp ăn,kết hợp vị ngọt cay,lối ăn dân dã,chú trọng yếu tố lạ +)Trang phục :áo bà ba,khăn rằn,màu sắc chủ yếu là màu đen +)Tôn giáo và tín ngưỡng xóm ảnh hưởng lớn đến người dân,có nhiều tôn giáo,hòa hảo,cao đài,đạo nằm.. +)Âm nhạc :Nam bboj là nơi ra đời của vọng cổ,đờn ca tài tử,hát tuồng rất phát triển,âm nhạc mang âm hưởng thức đoán 2,Sự thống nhất
- Sự thống nhất trong văn hóa người Việt thể hiên ở các khía cạnh :người việt cùng chung sống trên cùng một dải đất hình chữ S Cùng các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á thỗng nhất từ thời Đông Sơn đến văn hóa Việt Nam ngày nay Trải qua bao thế kỷ ,cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược,bảo vệ bờ cõi,giành tự do,độc lập và xây dựng đất nước Từ trang phục,ă,ở,quan hệ xã hội,các phong tục tập quán trong cưới hỏi,ma chay,thờ cúng,lễ tết..của mỗi dân tộc lại mang những nét chung.Đoa là đức tính cần cù chịu khó,thong minh trong sản xuất;với thiên nhiên-gắn bó hòa đồng;với kẻ thù- không khoan nhượng;với con người- nhân hậu vị tha,khiêm nhường..Tất cả những phẩm chất đáng quý đó đã tạo nên sự thống nhất trong văn hóa người Việt
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn