intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương kinh tế chính trị - SỞ HỮU TLSX VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN

Chia sẻ: Trung Tran | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

1.147
lượt xem
123
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SH TLSX là một phạm trù kinh tế, được hiểu là việc con người quan hệ với tự nhiên, chiếm hữu những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, biến đổi những vật liệu đó thành những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Chiếm hữu là quan hệ giữa người với tự nhiên, là hành vi tồn tại cùng với sự phát triển của con người, là phạm trù vĩnh viễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương kinh tế chính trị - SỞ HỮU TLSX VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN

  1. CHƯƠNG 10: SỞ HỮU TLSX VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN 1. Cơ cấu các hình thức SH TLSX trong TKQĐLCNXH ở VN 1.1 KN sở hữu TLSX; tại sao nói SH TLSX là trung tâm, hạt nhân của quan hệ SX, là cơ sở hình thành các quan hệ khác? a. Khái niệm sở hữu TLSX: SH TLSX là một phạm trù kinh tế, được hiểu là việc con người q uan hệ với tự nhiên, chiếm hữu những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, biến đổi những vật liệu đó thành những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Chiếm hữu là quan hệ giữa người với tự nhiên, là hành vi tồn tại cùng với sự phát triển của con người, là phạm trù vĩnh viễn. b. Tại sao nói SH TLSX là trung tâm, hạt nhân của quan hệ SX, là cơ sở hình thành các quan hệ khác? QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất). Trong quá trình sản xuất nảy sinh nhiều mối quan hệ, nhưng ở đây ta chỉ xét ba mối quan hệ cơ bản mà C.Mác coi đó là ba mặt của QHSX. QHSX gồm ba mặt cơ bản sau đây: - Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: Nói lên rằng trong quá trình sản xuất, người lao động đang sử dụng những TLSX đó của ai, và ai là người có quyền định đoạt TLSX đó. Trong QHSX, quan hệ sở hữu đối với TLSX đóng vai trò quyết định vì nó quyết định bản chất của QHSX. - Quan hệ trong tổ chức quản lý và phân công lao động: Nói lên địa vị và vai trò của các tập đoàn khác nhau, nói lên sự trao đổi giữa các tập đoàn xã hội với nhau. Tuy phụ thuộc vào quan hệ sở hữu đối với TLSX, nhưng trong thực tế quan hệ trong tổ chức, quản lý và phân công lao động cũng có vai trò rất quan trọng. Ngay cả khi chế độ sở hữu chưa có gì thay đổi, nhưng nếu có một phương thức quản lý hợp lý thì sản xuất vẫn có bước phát triển. - Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: Là cách thức phân phối kết quả sản xuất cho những quan hệ với quá trình đó, điều đó phụ thuộc vào quan hệ của họ đối với TLSX, nhưng nếu phân phối công bằng sẽ thúc đấy quá trình sản xuất phát triển. Ba mặt nói trên quan hệ hữu cơ với nhau, không tách rời nhau. Trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với những quan hệ khác. Bản chất bất kỳ QHSX nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề TLSX chủ yếu trong xã hội giải quyết như thế nào. 1.2 Cơ cấu các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: (PHẦN NÀY CHƯA RÕ RÀNG, NHƯNG KO TÌM ĐC TÀI LIỆU, CÁC BẠN CHỊU KHÓ TỰ KIẾM THÊM) Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, lực lượng sản xuất phát triển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau. Do đó, trong nền kinh tế tồn tại ba hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản đó, hình thành 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ chuyển biến từ sở hữu tư nhân thành sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Sự chuyển biến đó mang tính khách quan tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vấn đề quan trọng và cũng là mục đích của việc thiết lập sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là làm cho nó có ưu thế hơn so với sở hữu tư nhân về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất không tồn tại biệt lập mà đan xen nhau và tác động lẫn nhau. Sở hữu nhà nước được xác lập trước hết đối với các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các nguồn tài nguyên, các tài sản quốc gia... Sở hữu nhà nước còn được thiết lập trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, đường sắt, hàng không, sản xuất điện, khai thác
  2. mỏ... Đồng thời, do hoàn cảnh lịch sử, sở hữu nhà nước còn được thiết lập ở các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ thông thường. Với sự thiết lập sở hữu nhà nước, Nhà nước trở thành chủ thể kinh tế thực sự, thiết lập quan hệ kinh tế và tác động đến các chủ thể kinh tế khác. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đó là tất yếu khách quan, vì: - Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển. - Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sở hữu tư bản tư nhân không còn là hình thức sở hữu t hống trị, nhưng vẫn tồn tại đan xen với sở hữu nhà nước, kể cả trong các ngành kinh tế then chốt như ngân hàng, bảo hiểm,... Trong các khu vực kinh tế mà trình độ của lực lượng sản xuất thấp kém hơn thì tồn tại dưới các hình thức sở hữu cá thể, sở hữu tập thể. - Các hình thức sở hữu là cơ sở thực hiện lợi ích của các chủ thể và tác động với nhau trên tất cả các phương diện: tổ chức quản lý, phân phối thu nhập, năng suất, chất lượng, hiệu quả... Lợi ích của các chủ thể còn đòi hỏi các hình thức sở hữu liên kết với nhau và từ đó, hình thức sở hữu hỗn hợp xuất hiện. 2. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN 2.1 Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: Trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần , đó là vì: - Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều nấc thang khác nhau, do đó có nhiều loại hình sở hữu TLSX khác nhau (SH toàn dân, SH tập thể, SH tư nhân, SH hỗn hợp), dẫn tới nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần. - Kế thừa từ xã hội cũ một số TPKT mà chúng vẫn có tác dụng thúc đẩy LLSX phát triển, có lợi cho đất nước, chúng ta không thể và không nên xóa bỏ một cách chủ quan duy ý chí. Ví dụ như TPKT tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) - Trong quá trình cải tạo và xây dựng CNXH xuất hiện một số TPKT mới: TPKT nhà nước, TPKT tập thể, TPKT tư bản nhà nước và TPKT có vốn đầu tư nước ngoài. 2.2 Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN Sự tồn tại nền KT nhiều thành phần ở nước ta có vai trò to lớn vì: - Nền kinh tế tồn tại nhiều TP phù hợp với tình trạng thấp kém và ko đồng đều của LLSX ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này có tác dụng thúc đẩy tăng NSLĐ, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các TP KT và trong toàn bộ nền KT quốc dân ở nước ta. - Nền KT nhiều TP thúc đẩy ptriển KT hàng hóa, góp phần đẩy nền KT tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, ptriển các mặt của đời sống KT-XH. - Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các TP KT trong nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khoa học và công nghệ mới… - Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức KT quá độ trong đó có hình thức tư bản nhà nước đưa nước ta từ sx nhỏ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. - Tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo quan hệ cạnh tranh, là động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất. => Từ những lợi ích trên cho thấy cơ cấu kinh tế nhiều TP có vai trò to lớn, nó phù hợp với trình độ XH hóa của LLSX ở nước ta, vừa phù hợp với lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Do đó, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế “cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.” 2.3 Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay: a/ Kinh tế nhà nước
  3. * Là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu SX (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước) * Bao gồm: các DN NN, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm NN và các TS thuộc sở hữu NN có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. * KTNN giữ vai trò chủ đạo: - Hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN bằng nhiều hình thức, đi đầu nêu gương trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành pháp luật. - Là nhân tố mở đường cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện các chính sách xã hội. Là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước thực hiện chức năng định hướng và quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng XHCN. - Cùng với kinh tế tập thể ( nòng cốt là hợp tác xã) dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. * Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước theo các hướng sau: - Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Khẩn trương cải thiện tình hình tài chính và lao động của các doanh nghiệp nhà nước, củng cố và hiện đại hóa một bước các tổng công ty nhà nước. - Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100 % vốn. - Giao, bán, khoán, cho thuê… các doanh nghiệp loại nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ. - Sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp nói trên. b/ Kinh tế tập thể: - Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng cùng có lợi. - Kinh tế tập thể bao gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nồng cốt; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ SX kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn, phân phối theo LĐ, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ. - Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính (lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể), đồng thời, cũng coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên. => Đảng ta cần tăng cường lãnh đạo, có những chính sách khuyến khích, ưu đãi, giúp đỡ để phát triển hiệu quả kinh tế tập thể. c/ Kinh tế tư nhân: Kinh tế cá thể, tiểu chủ o Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX và khả năng LĐ của bản thân người LĐ và gia đình. o Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX nhưng có thuê mướn LĐ, tuy nhiên, thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. o Phát triển cả ở nông thôn & thành thị, trong ngành nghề pháp luật không cấm. Chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ gia đình. o Hạn chế: tính tự phát, manh mún, hạn chế về quy mô vốn, trình độ kỹ thuật công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường.
  4. N² cần tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự o nguyện, làm vệ tinh cho các DN thuộc các TPKT khác, hoặc phát triển lớn hơn. Kinh tế tư bản, tư nhân o Là hình thức kinh tế mà SX và kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX và bóc lột sức LĐ làm thuê. Trong TKQĐ lên CNXH, TPKT này không giữ vai trò thống trị nhưng có vai trò đáng kể o trên phương diện phát triển LLSX, XH hoá SX cũng như giải quyết các vấn đề XH. Năng động, nhạy bén với KT thị trường. o o Tập trung trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kinh doanh BĐS, đầu tư vào SX còn ít và chủ yếu quy mô vừa và nhỏ. o NN khuyến khích TBTN bỏ vốn đầu tư phát triển, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ, xoá bỏ định kiến, tạo các điều kiện thuận lợi (về tín dụng, khoa học – CN…) d/ Kinh tế tư bản nhà nước o Là TPKT dựa trên hình thức SH hỗn hợp Bao gồm các hình thức liên doanh, liên kết giữa KTNN với tư bản tư nhân trong nước và o ngoài nước mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư KD. o Có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, cung cách quản lý & marketing hiện đại o Chủ trương của Đảng là áp dụng phổ biến hình thức này e/ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài o Bao gồm các DN có thể 100% vốn nước ngoài (1 thành viên hay nhiều thành viên), có thể liên kết liên doanh với DNNN hoặc DNTN của nước ta o Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta o Nhà nước cần tạo đ/k phát triển thuận lợi, hướng vào XK, xây dựng kết cấu hạ tầng KT- XH gắn với thu hút CN hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. o Cần cải thiện môi trường kinh tế, pháp lý để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài + Tính thống nhất và mâu thuẫn của các thành phần kinh tế Tính thống nhất: • Các TPKT không tồn tại biệt lập. Mỗi TPKT là 1 bộ phận cấu thành của nền KTQD thống nhất. Các thành phần kinh tế tác động lẫn nhau, cả tích cực và tiêu cực. Sự biến đổi của TPKT này sẽ ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế khác. Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, các chủ thể SX, KD thuộc các TPKT vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau và bình đẳng trước pháp luật. Tính mâu thuẫn: • Các TP kinh tế mâu thuẫn với nhau vì mỗi TPKT có đặc điểm riêng về QH sở hữu TLSX. Ngoài chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế chung còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc thù. Do đó, các TPKT mang bản chất kinh tế khác nhau, có các lợi ích kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Mâu thuẫn giữa các TPKT làm cho cạnh tranh trở thành tất yếu, là động lực quan trọng để cải tiến kỹ thuật, phát triển LLSX. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa các TPKT, đặc biệt là mâu thuẫn giữa kinh tế NN, KT tập thể, KT TB NN với tính tự phát của KT tư nhân là mâu thuẫn nổi bật. Giải quyết MT theo hướng các TPKT dựa trên chế độ công hữu về TLSX ngày càng chiếm ưu thế là nhiệm vụ căn bản của thời kỳ quá độ lên CNXH.
  5. Không thể giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hành chính đơn thuần, bằng ý chí chủ quan, bằng bạo lực… mà phải bằng cách tạo điều kiện cho các TPKT ấy phát triển mạnh mẽ có lợi cho quốc kế dân sinh, hướng TPKT TN đi vào con đường XHCN thông qua nhiều hình thức, mức độ khác nhau.. => Trong nền kt tồn tại nhiều TP, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa chúng là khách quan. Sự thống nhất và mâu thuẫn làm cho các TPKT vừa hợp tác, vừa cạnh tranh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2