intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2024– 2025 MÔN: Công nghệ 6 1. Nội dung: Bài 6,7,8. 2. Hình thức: + 70% trắc nghiệm: dạng câu hỏi nhiều lựa chọn và dạng câu hỏi Đúng/Sai. + 30% tự luận. 3. Mức độ: 40% nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng. NỘI DUNG THAM KHẢO PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM I. Câu hỏi nhiều phương án lựa chọn: Học sinh chọn đáp án có câu trả lời đúng nhất. NB. Câu 1: Vải cotton thuộc loại vải nào dưới đây A. Vải sợi thiên nhiên. B. Vải sợi nhân tạo. C. Vải sợi pha. D. Vải sợi tổng hợp. Câu 2: Vải nào sau đây không phải là loại vải sợi thiên nhiên? A. Vải sợi tơ tằm. B. Vải sợi len. C. Vải lụa sa-tin. D. Vải sợi sen. Câu 3: Vải nào sau đây là vải sợi hoá học? A. Vải lanh. B. Vải tơ lụa nhân tạo. C. Vải viscose. D. Vải polyester. TH. Câu 4: Loại vải có nhược điểm ít thấm mồ hôi là: A. Vải sợi thiên nhiên C. Vải sợi nhân tạo B. Vải sợi tổng hợp D. Vải sợi pha Câu 5: Ưu điểm của vải sợi thiên nhiên là: A. Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát. B. Thấm hút tốt, thoáng mát. phơi lâu khô C. Không bị nhàu, ít thấm mồ hôi, thoáng mát. D. Không bị nhàu, phơi lâu khô Câu 6: Trên nhãn áo có ghi “50% silk, 50% viscose” cho biết áo này được may từ loại vải gì? A. Vải sợi thiên nhiên. B.Vải sợi pha. C.Vải sợi nhân tạo. D.Vải sợi tổng hợp VD. Câu 7: Trong các loại vải sau đây, đâu là loại vải có độ hút ẩm cao, dễ bị nhàu, mặc thoáng mát, phơi lâu khô? D. Vải sợi tổng hợp. B. Vải sợi pha. C. Vải sợi nhân tạo. D. Vải sợi bông. Câu 8. Loại vải có nhược điểm ít thấm mồ hôi là: A. Vải sợi thiên nhiên C. Vải sợi nhân tạo B. Vải sợi tổng hợp D. Vải sợi pha NB. Câu 9. Kiểu áo may vừa sát cơ thể sẽ tạo cảm giác A. béo ra, cao lên B. thấp xuống, gầy đi C. béo ra, thấp xuống D. gầy đi, cao lên NB. Câu 10 : Khi đi học em nên chọn loại trang phục như thế nào ? A. Màu sắc nổi bật. B. Kiểu dáng hiện đại. D. Màu sắc hài hoà, kiểu dáng đơn giản, dễ hoạt động. C. Chất liệu vải tuỳ thích.
  2. Câu 11 : Người gầy, cao sẽ chọn trang phục có đặc điểm nào ? A. Màu đậm, hoa nhỏ. B. Màu sáng, hoa to. C. Màu tuỳ thích, sọc dọc. D. Màu sáng, hoa to, vải thô xốp. Câu 12. Khi làm việc nơi công sở nên chọn loại trang phục A. kiểu dáng vừa vặn, màu sắc trang nhã, lịch sự. B. kiểu dáng thoải mái C. Gọn gàng, dày dặn để bảo vệ cơ thể. D. Kiểu may vừa sát cơ thể. TH. Câu 13. Khí hiệu sau thể hiện A. chỉ giặt bằng tay B. có thể tẩy C. có thể giặt D. không được giặt Câu 14. Khí hiệu sau thể hiện A. giặt tay B. có thể tẩy C. có thể giặt D. không được giặt TH. Câu 15. Bộ trang phục này sử dụng trong hoạt động nào? A. Đi học B. Đi chơi C. Đi lao động D. Đi lễ hội Câu 16. Bộ trang phục này sử dụng trong môi trường nào? A. Trường học B. Công sở C. Công xưởng D. Lễ hội Câu 17: Khi giặt quần áo, việc đầu tiên em phải làm là A. tách quần áo màu sáng với màu tối. B. ngâm quần áo với xà phòng. C. vò các chỗ bẩn nhiều. D. lấy các vật trong túi áo, quần. Câu 18. Phong cách thời trang có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau là: A. Thể thao B. Cổ điển C. Dân gian D. Lãng mạn Câu 19: Vì sao đối với các loại quần áo ít dùng nên gói trong túi nylon? A. Để tránh ẩm mốc và gián, côn trùng làm hư hỏng B. Để dễ tìm lại khi cần dùng đến
  3. C. Cả hai đáp án đều sai D. Cả hai đáp án đều đúng NB. Câu 20. Thời trang là A. những kiểu trang phục được sử dụng phổ biến trong xã hội. B. trang phục được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định C. trang phục đẹp nhất của mỗi dân tộc D. Đáp án A, B đúng Câu 21: Câu “Cách ăn mặc theo nhu cầu thẩm mĩ và sở thích tạo nên vẻ đẹp riêng độc đáo của mỗi người” là nói về A. kiểu dáng thời trang. B. tin tức thời trang. C. phong cách thời trang. D. phụ kiện thời trang. Câu 22. Vẻ đẹp của mỗi người được tạo nên từ A. phong cách thời trang B. cách sử dụng trang phục sành điệu C. phong cách thời trang và cách ứng xử D. địa vị xã hội Câu 23. Lưu ý khi lựa chọn trang phục theo thời trang cần A. phù hợp với lứa tuổi B. phù hợp với môi trường hoạt động C. phù hợp với điều kiện tài chính D. Cả 3 đáp án trên. Câu 24. Phong cách thời trang có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau là: A. Thể thao B. Cổ điển C. Dân gian D. Lãng mạn VD. Câu 25. Khi học môn thể dục em nên chọn loại trang phục như thế nào? A. Kiểu dáng vừa vặn, thoải mái, vải co dãn, thấm mồ hôi. B. Kiểu dáng ôm sát, vải co dãn, thấm hồ hôi. C. Kiểu may thụng, vải dày để che nắng tốt. D. Kiểu dáng rộng, vải dày, tối màu để khỏi bẩn. Câu 26: Hình ảnh bên thê rhiện phong cách thời trang nào? A. Cổ điển. B. Hiện đại. C. Thể thao, D. đường phố II. CÂU HỎI ĐÚNG/ SAI: Trong mỗi ý A,B,C,D ở mỗi câu chọn đúng hoặc sai. (Mỗi câu 1.0đ - Mỗi ý 0,25đ) Câu 27: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai: Khi lựa chọn trang phục để tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống. A. Kiểu may vừa sát cơ thể, hoa văn nhỏ B. Vải kẻ sọc ngang, màu tối, sẫm C. Vải thô xốp, trắng sáng, hoa văn to D. Kiểu may rộng, dún chun, xếp li. Câu 28: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai: Khi lựa chọn trang phục để tạo cảm giác thon gọn, cao lên. A. Kiểu may vừa sát cơ thể, hoa văn nhỏ B. Vải kẻ sọc dọc, màu tối, sẫm
  4. C. Vải thô xốp, mờ đục, bóng láng. D. Kiểu may rộng, đường may dọc thân áo. Câu 29: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi giặt phơi quần áo? A. Cần tách quần áo màu tối với quần áo màu sáng để tránh lem màu. B. Quần áo có thể giặt chugn một lần để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nước. C. Bắt buộc phải xả áo quần bằng nước xả vải thì mới sạch quần áo. D. Cần phơi quần áo màu tối trong bóng râm để không bị phai màu. Câu 30: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi là quần áo? A. Cần phân loại quần áo theo loại vải trước khi là. B. Quần áo may bằng vải cần là nhiệt độ cao sẽ là trước. C. Chọn nấc nhiệt độ từ cao đến thấp khi là để tiết kiệm điện. D. là xong phải vặn nút điều chỉnh nhiệt độ về số 0, dựng đứng bàn là, rút phích cắm điện. Câu 31: Mặc đẹp là mặc quần áo như thế nào? Em hãy chỉ ra ý đúng, ý sai. A. Đắt tiền, hợp thời trang. B. Thật mốt, may cầu kì. C. Phù hợp vóc dáng, lứa tuổi. D. Phù hợp với môi trường và tính chất công việc. Câu 32: Em hãy chỉ ra ý đúng, ý sai? Khi em nhận biết các loại vải : A. Vò vải thấy vải rất nhàu, khi đốt (miếng vải nhỏ) tro bóp dễ tan là vải sợi thiên nhiên. B. Vò vải thấy vải rất nhàu, khi đốt (miếng vải nhỏ) tro bóp dễ tan là vải sợi hóa học. C. Vò vải thấy vải không nhàu, khi đốt (miếng vải nhỏ) tro bóp không tan là vải sợi thiên nhiên. D. Vò vải thấy vải không nhàu, khi đốt (miếng vải nhỏ) tro bóp không tan là vải tổng hợp. B. TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy nêu quy trình là quần áo? Vì sao trước khi là quần áo em cần phân loại quần áo? Gợi ý: Quy trình là quần áo: - Bước 1. Chuẩn bị: phân loại quần áo theo chất liệu. - Bước 2. Thực hiện: + Điều chỉnh nhiêt độ bàn là phù hợp từng loại vải. + Vải có yêu cầu nhiệt độ thấp là trước, vải có yêu cầu nhiệt độ cao là sau. + Quần áo nhàu nhiều, cần phun nước làm ẩm trước khi là. + Cách là: đưa đều tay, không dừng lâu tại một vị trí. - Bước 3. Hoàn tất: Sau khi là, rút phích điện, dựng bàn là cho nguội trước khi cất đi. Vì sao trước khi là quần áo em cần phân loại quần áo? HS tự trả lời. Câu 2: Em hãy nêu quy trình giặt phơi quần áo? Vì sao trước khi giặt phơi quần áo em cần lấy các vật ở trong túi quần áo ra? Gợi ý: Quy trình giặt phơi quần áo: - Lấy các vật ở trong túi ra, tách riêng áo quần màu trắng và nhạt với áo quần màu sẫm để giặt riêng. - Vò trước bằng xà phòng những chỗ bẩn như cổ áo, tay áo cho đỡ bẩn. Ngâm áo quần trong xà phòng 30’, vò kĩ để xà phòng thấm đều. - Giũ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng. Cho thêm chất làm mềm vải nếu cần.
  5. - Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha ở ngoài nắng và phơi áo quần màu tối vải tổng hợp ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, mau khô và dùng cặp quần áo để quần áo không bị rơi khi phơi. Vì sao trước khi giặt phơi quần áo em cần lấy các vật ở trong túi quần áo ra? HS tự trả lờì. Câu 3: Em hãy nêu cách phân biệt các loại vải: Vải sợi thiên nhiên, vải sợi tổng hợp. Gợi ý: Vải sợi thiên nhiên có khả năng hút ẩm, thấm mồ hôi tốt, mặc thoáng mát, dễ nhàu, khi đốt vải tro bóp tan. Vải sợi tổng hợp: Không nhàu, ít thấm mồ hôi, khi đốt vải tro bóp không tan. Câu 4: Sau khi đi học về, bạn An rủ các bạn trong lớp đi đá bóng. Khi về nhà, người bạn lấm lem, trang phục xộc xệch, mẹ bạn rất buồn. Theo em, ban An sử dụng trang phục như thế nào? HỌC SINH TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRƯỚC KHI HỌC TIẾT ÔN TẬP. LUYỆN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LẦN. CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1