Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Địa lí lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3
- TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NHÓM HÓA HỌC Môn: Hóa Học 12 Năm học 2023-2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA Trắc nghiệm khách quan: 100% Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (40 câu). II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Chủ đề: Kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất - Tên nguyên tố, vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. - Hợp chất quan trọng của Ca: CaCO3, CaSO4, nước cứng. Chủ đề: Nhôm và hợp chất của nhôm - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron, tính chất hóa học của nhôm. - Tính chất hóa học, điều chế một số hợp chất quan trọng của nhôm: Al 2O3, Al(OH)3, muối nhôm (phèn chua). Chủ đề: Sắt và hợp chất của sắt - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+. - Tính chất hóa học của Fe. - Tính chất hóa học của hợp chất sắt(II) và hợp chất sắt(III). Chủ đề: Crom và hợp chất của crom - Vị trí trong bảng tuần hoàn. - Tính chất hóa học của Cr. - Tính chất hóa học của hợp chất crom(III) và hợp chất crom(VI). Chủ đề: Hóa học và vấn đề môi trường 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và toán cần lưu ý - Hoàn thiện sơ đồ phản ứng, phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt và hợp chất. - Kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng với nước. - Hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và oxit tác dụng với nước. - Phản ứng nhiệt nhôm. - Khử oxit kim loại bằng chất khử (C, CO, H2). - Điện phân. - Kim loại/oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, HNO3, H2SO4 đặc). - Kim loại tác dụng với dung dịch muối. 3. Một số bài tập minh họa Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns3. Câu 3: Kim loại nào sau đây là kim thoại kiềm? A. Ba. B. Fe. C. Na. D. Cu. Câu 4: Cho phản ứng: Na + H2O → X + 1/2H2. X có công thức là A. Na. B. NaOH. C. NaCl. D. NaCl2. Câu 5: Cho các kim loại sau: Fe, Na, K, Cu. Số kim loại tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm nào sau đây?
- 2 A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA. Câu 7: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là A. Sr, K. B. Na, Be. C. Al, Mg. D. Ca, Mg. Câu 8: Nước cứng là nước có chứa nhiều cation A. Ca2+, Mg2+. B. Al3+, Fe3+. C. Cu2+, Ca2+. D. Na+, K+. Câu 9: Công thức của thạch cao sống là A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4. C. CaSO4.H2O. D. CuSO4. Câu 10: Hợp chất CaCO3 có tên gọi là A. canxi cacbonat. B. canxi cacbua. C. canxi đihiđroxit. D. canxi oxit. Câu 11: Thông thường khi bị gãy tay, chân người ta phải bó bột lại với A. CuSO4. B. CaSO4. C. CaSO4.H2O. D. NaCl. Câu 12: Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2 vừa đủ. D. HCl. Câu 13: Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng? A. NO3-. B. SO42-. C. PO43-. D. ClO4-. Câu 14: Kim loại nhôm không phản ứng được với A. HCl. B. O2. C. HNO3 đặc nguội. D. Cu(NO3)2. Câu 15: Trong công nghiệp, nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là A. quặng boxit. B. quặng pirit. C. quặng đolomit. D. quặng sắt . Câu 16: Nhôm hiđroxit có công thức hóa học là A. AlCl3. B. Al(OH)3. C. Al2O3. D. Al(NO3)3. Câu 17: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al(NO3)3. Câu 18: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp A. điện phân nóng chảy. B. nhiệt luyện. C. điện phân dung dịch. D. thủy luyện. Câu 19: Tính chất hóa học đặc trưng của nhôm là A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính bazơ. Câu 20: Cho các chất sau: Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, Al2(SO4)3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d54s1. Câu 22: Công thức hóa học của sắt (II) hiđroxit là A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. FeCO3. Câu 23: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là A. Al, Fe, Cr. B. Mg, Fe, Cr. C. Al, Cu, Cr. D. Al, Zn, Cr. Câu 24: Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2? A. Na, Mg, Ag. B. Fe, Na, Mg. C. Ba, Mg, Hg. D. Na, Ba, Ag. Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng sau: 2Fe + 3Cl2 → 2X; X + 3NaOH → Y + 3NaCl. Công thức hóa học của X, Y lần lượt là A. FeCl3, Fe(OH)3. B. FeCl, Fe(OH)3.
- 3 C. FeCl2, Fe(OH)3. D. FeCl3, Fe(OH)2. Câu 26: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Fe(II) là A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính bazơ. Câu 27: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Fe(III) là A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính bazơ. Câu 28: Số oxi hóa đặc trưng của crom là A. +2, +4, +6. B. +3, +4, +6. C. +2, +3, +6. D. +1, +2, +4, +6. Câu 29: Kim loại nào sau đây cứng nhất? A. Al B. Na C. Au D. Cr Câu 30: Crom (Z = 24) có cấu hình electron là A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d54s1. Câu 31: Hiện tượng khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào trong dung dịch K2Cr2O7 là A. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. B. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam. C. Dung dịch ban đầu có màu da cam, sau không đổi màu. D. Dung dịch ban đầu có vàng, sau không đổi màu. Câu 32: Cho các phát biểu sau: (a) CrO3 là một oxit axit. (b) Một số chất vô cơ và hữu cơ như: S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (c) Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh. (d) Crom bị thụ động trong dung dịch HNO3, H2SO4 đặc nguội. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 33: Cho 4,6 gam Na tác dụng với H2O (dư) thu được V (lít) khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Câu 34: Cho m gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của m là A. 4,8. B. 2,4. C. 3,6. D. 8,4. Câu 35: Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 gam CuO và Al 2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,8. B. 8,3. C. 2,0. D. 4,0. Câu 36: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Na vào H 2O thu được 500 ml dung dịch Y chứa 2 chất tan có nồng độ đều bằng 0,5M. Giá trị của m là A. 11,5. B. 6,72. C. 18,25. D. 15,1. SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT: Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d54s1. Câu 2: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là A. Al, Fe, Cr. B. Mg, Fe, Cr. C. Al, Cu, Cr. D. Al, Zn, Cr. Câu 3: Số oxi hóa của Fe trong FeO là A. +1 B. +2 C. +3 D. +4 Câu 4: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là
- 4 A. Hematit. B. Xiđerit. C. Manhetit. D. Pirit. Câu 5: Tính chất hóa học đặc trưng của Fe là A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính bazơ. Câu 6: Thành phần nào của cơ thể chứa nhiều sắt nhất? A. tóc. B. da. C. máu. D. xương. Câu 7: Vị trí của Fe (Z = 26) trong bảng tuần hoàn là A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. B. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB. C. ô 26, chu kì 3, nhóm VIIIB. D. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIB. Câu 8: Quặng manhetit có công thức hóa học là A. FeS2. B. Fe3O4. C. FeCO3. D. Fe2O3. Câu 9: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Fe(II) là A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính bazơ. Câu 10: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Fe(III) là A. tính khử. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính bazơ. Câu 11: Công thức hóa học của sắt (II) hiđroxit là A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. FeCO3. Câu 12: Sắt (III) hiđroxit là chất kết tủa màu A. nâu đỏ. B. xanh. C. vàng. D. tím. Câu 13: Công thức hóa học của sắt (III) clorua là A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)3. C. FeCl3. D. FeCl2. Câu 14: Công thức của Sắt (III) oxit là A. Fe2O3. B. Fe(OH)2. C. Fe(OH)3. D. FeO. 2+ 3+ Câu 15: Quá trình Fe → Fe + 1e được gọi là quá trình A. oxi hóa khử. B. oxi hóa. C. ăn mòn kim loại. D. khử. Câu 16: Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2? A. Na, Mg, Ag. B. Fe, Na, Mg. C. Ba, Mg, Hg. D. Na, Ba, Ag. Câu 17: Cho phản ứng: Fe + 2HCl → X + H2. X có công thức hóa học là A. FeCl2. B. Fe. C. HCl. D. Fe2O3. Câu 18: Trong phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Chất khử là A. Fe. B. CuSO4. C. FeSO4. D. Cu. Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau: 2Fe + 3Cl2 → 2X; X + 3NaOH → Y + 3NaCl. Công thức hóa học của X, Y lần lượt là A. FeCl3, Fe(OH)3. B. FeCl, Fe(OH)3. C. FeCl2, Fe(OH)3. D. FeCl3, Fe(OH)2. Câu 20: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây? A. FeCl3. B. CuSO4. C. AgNO3. D. MgCl2. Câu 21: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là A. CuSO4 và HCl. B. CuSO4 và ZnCl2. C. HCl và CaCl2. D. MgCl2 và FeCl3. Câu 22: Phản ứng nào sau đây không đúng? A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. B. Fe + Cl2 → FeCl2. C. Fe + S → FeS. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Câu 23: X là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có từ tính. X là A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Fe.
- 5 Câu 24: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+? A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d5. Câu 25: Cho phương trình sau: Fe2O3 + 6HCl → 2X + 3H2O. Tên gọi của X là A. Sắt (III) clorua. B. Sắt (II) clorua. C. Sắt (III) oxit. D. Sắt (II) oxit. Câu 26: Sắt (III) oxit là một oxit A. bazơ. B. axit. C. trung tính. D. lưỡng tính. Câu 27: Phản ứng nào dưới đây không đúng? A. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2. B. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O. C. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3. D. FeCl3 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaCl. Câu 28: Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây? A. FeO. B. Fe. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Câu 29: Cho các oxit sau: Al2O3, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Số chất tác dụng được với H2 (nung nóng) là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30: Cho bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X dd KOH Xuất hiện kết tủa nâu đỏ. Y dd NaOH Xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh, Các chất X, Y lần lượt là A. FeCl3, FeCl2. B. FeCl2, FeCl3. C. Fe2O3, FeCl2. D. FeO, FeCl3. Câu 31: Cho phương trình phản ứng sau: 4Fe(OH) 2 + O2 + H2O → 4Fe(OH)3. Chất oxi hóa trong phản ứng trên là A. Fe(OH)2. B. O2. C. H2O. D. Fe(OH)3. Câu 32: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hóa khử? A. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3. B. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O. C. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O. D. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl. B. BÀI TẬP TÍNH TOÁN Câu 1: Cho 5,6 gam Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được V (lít) H2 (đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Câu 2: Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al. Câu 3: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml lít khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Ni. Câu 5: Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng thu được 2,24 lít khí (đktc) và m gam rắn Y. Giá trị của m là A. 3,2. B. 6,4. C. 4,6. D. 2,3. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong dung dịch HCl thu được 1 gam khí H 2. Khi cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 54,5. B. 55,5. C. 56,5. D. 57,5.
- 6 Câu 7: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với vừa đủ với dung dịch CuSO 4 thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 4,6. B. 3,2. C. 6,4. D. 2,3. Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là A. sắt. B. brom. C. photpho. D. crom. Câu 9: Cho 7,2 gam FeO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 12,7. B. 13,8. C. 21,2. D. 24,1. Câu 10: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,1 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là A. 46,4. B. 46,1. C. 40,1. D. 42. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, XÃ HỘI: Câu 1: Hóa học đã nghiên cứu góp phần sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu thiên nhiên như điều chế khí metan trong hầm (hoặc bể) biogas để đun nấu bằng cách: A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc, rác thải,... B. Lên men giấm C. Phân hủy các chất hữu cơ D. Đốt rác thải Hướng dẫn giải Đáp án A Hầm biogas là nơi chứa đựng tất cả chất thải của phân các vật nuôi như heo, bò, gà ,… Trong hầm biogas này sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất thải hữu cơ trong phân. Quá trình này sẽ sinh ra khí biogas, chất dễ cháy trong khí biogas là CH4 là nguyên liệu cho việc đun nấu, chuyển hóa thành điện năng thay thế một phần cho nhiên liệu hóa thạch. Câu 2: Vật liệu nano có đặc điểm gì? A. Mền, dẻo B. Độ rắn siêu cao, siêu dẻo C. Có kích cỡ lớn D. Độ rắn thấp, nhiệt độ nóng chảy cao Hướng dẫn giải Đáp án B Vật liệu nano là loại vật liệu được cấu tạo bằng các hạt có kích thước cỡ nanomet. Loại vật liệu này có một số tính năng đột biến như: tạo ra độ rắn siêu cao của một số kim loại, tính siêu dẻo của một số gốm sứ, giảm thấp nhiệt độ nung kết của vật liệu gốm, sứ,… Câu 3: Khi đốt cháy các loại nguyên liệu hóa thạch như: Khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá...làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ gây ra A. Hiện tượng thủng tầng ozon B. Hiện tượng ô nhiễm đất C. Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước D. Hiệu ứng nhà kính Hướng dẫn giải Đáp án D Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ sinh ra khí CO2. Khí CO2 gia tăng trong khí quyển sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên. Câu 4: Hóa học đã sản xuất khí than khô và khí than ướt từ: A. Đất và nước B. Gỗ và nước C. Than đá và nước D. Dầu mỏ và than đá
- 7 Hướng dẫn giải Đáp án C - Khí than khô và khí than ướt được điều chế từ than đá và nước. - Khí than ướt được điều chế bằng phản ứng phun hơi nước vào lò than nung nóng đỏ - Khí than khô là hỗn hợp khí thu được sau khi thổi không khí đi qua lò gas với lớp than nung nóng đỏ. Câu 5: Hiện nay nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu là than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các dạng nhiên liệu này được gọi là: A. Nhiên liệu tái tạo B. Nhiên liệu hóa thạch C. Nhiên liệu phóng xạ D. Nhiên liệu sinh học Hướng dẫn giải Đáp án B Các nhiên liệu này được gọi là nhiên liệu hóa thạch, chúng được tính trữ với số lượng có hạn trong vỏ trái đất Câu 6: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rất độc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây? A. NH3. B. H2. C. CO2. D. CO. Hướng dẫn giải Đáp án D Than khi cháy trong điều kiện thiếu oxi sẽ sinh ra loại khí cực độc là CO. Khi vào cơ thể, khí CO kết hợp với hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin. Người ngộ độc có thể hôn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Câu 7: Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất: A. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào. B. nhẹ dễ cháy, dễ phân hủy. C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện. D. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, dễ tan. Hướng dẫn giải Đáp án A Hiện nay vật liệu polime được sử dụng phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên lượng lớn rác thải polime được thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào. Câu 8: Chất E được dùng làm dung môi pha chế dược phẩm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Việt Nam đã tiến hành pha E và xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5. Chất E là A. metan B. etanol C. saccarozơ D. axetilen Hướng dẫn giải Đáp án B Chất E là etanol có công thức: C2H5OH Câu 9: Các nguồn năng lượng chính là: A. Mặt trời B. Nước C. Than đá D. Tất cả các đáp án trên Hướng dẫn giải Đáp án D Mặt trời (nhiệt năng) Nước (thủy năng) Than đá (nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy sinh ra nhiệt năng)
- 8 Từ các dạng năng lượng này có thể biến đổi ra nhiều dạng năng lượng khác: VD: Sử dụng năng lượng của dòng nước để vận hành các tua bin phát điện (điện năng). Câu 10: Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng được gọi là: A. Quang năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Hóa năng Hướng dẫn giải Đáp án C Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng được gọi là nhiệt năng Câu 11: Người ta dự đoán rằng, một vài trăm năm nữa các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên Trái Đất sẽ cạn kiệt do: A. Con người khai thác ngày càng nhiều B. Tự phân hủy C. Phản ứng với các chất có trong không khí D. Tất cả các đáp án trên Hướng dẫn giải Đáp án A Do sự khai thác quá mức của con người dẫn đến nguồn nhiên liệu hóa thạch có hạn trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt Câu 12: Các dạng năng lượng là: A. Thế năng B. Động năng C. Quang năng D. Tất cả các đáp án trên Hướng dẫn giải Đáp án D Thế năng, động năng, quang năng đều là các dạng năng lượng. Ngoài ra còng có: nhiệt năng, hóa năng, điện năng,... Câu 13: Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat? A. Đồ gốm B. Xi măng C. Thủy tinh thường D. Thủy tinh hữu cơ. Hướng dẫn giải Đáp án D Thủy tinh hữu cơ hay còn có tên gọi khác là poli (metyl metacrylat) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat Câu 14: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là A. Năng lượng mặt trời B. Năng lượng thủy điện C. Năng lượng gió D. Năng lượng hạt nhân Hướng dẫn giải Đáp án D Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng hoàn toàn không tạo ra khí thải cacbon. Nó tạo ra năng lượng thông qua quá trình phân hạch, quá trình phân tách các nguyên tử uranium để tạo ra năng lượng. Nhiệt thoát ra từ quá trình phân hạch được sử dụng để tạo ra hơi nước làm quay tuabin tạo ra điện mà không thải ra các các loại khí có hại như nhiên liệu hóa thạch. Câu 15: Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng “sạch”? A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều. B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều. C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện. D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân. Hướng dẫn giải
- 9 Đáp án B Năng lượng gió, năng lượng thủy triều được coi là các nguồn năng lượng sạch. Câu 16: Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ? A. Gốm, sứ. B. Xi măng C. Chất dẻo D. Đất sét nặn Hướng dẫn giải Đáp án C Chất dẻo ví dụ như PE, PVC, PP là các chất hữu cơ Câu 17: Việt Nam có mỏ quặng sắt lớn nhất ở Thái Nguyên nên đã xây dựng khu liên hợp gang thép tại đây. Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu khai thác mỏ là do A. Tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp. B. Không thể bảo quản được quặng sắt lâu dài khi khai thác. C. Chỉ có thể xây dựng nhà máy gang thép tại Thái Nguyên. D. Có thể bảo quản được quặng sắt khi vận chuyển, nhưng điều kiện khí hậu ở nơi khác không đảm bảo. Hướng dẫn giải Đáp án A Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu khai thác mỏ giúp tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp. Câu 18: Nhiên liệu được coi là sạch và ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là A. Củi, gỗ, than cốc. B. Than đá, xăng, dầu. C. Xăng, dầu D. Khí thiên nhiên. Hướng dẫn giải Đáp án D Thành phần càng nhiều cacbon, khi đốt cháy tạo ra càng nhiều khí CO2 gây ô nhiễm môi trường. Trong các đáp án trên, khí thiên nhiên (CH4) được coi là sạch và ít gây ô nhiễm hơn cả. Câu 19: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm giúp chùi rửa nhà tắm. Nó giúp tẩy rửa vết gỉ, sét, vết hóa vôi, vết xà phòng...Thành phần quan trọng có trong sản phẩm này là: A. HCl B. NaOH C. Na2SO4 D. CaOCl2 Hướng dẫn giải Đáp án D CaOCl2 có tính oxi hóa mạnh → có khả năng tẩy rửa tốt. Câu 20: Công thức của CaCO3 tương ứng với thành phần chính của loại đá nào sau đây: A. Đá đỏ B. Đá vôi C. Đá mài D. Đá tổ ong Hướng dẫn giải Đáp án B CaCO3 là thành phần chính của đá vôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 136 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 184 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 126 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 107 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn