intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Công nghệ. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT

  1. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6 UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH NGỮ VĂN LỚP 6 - (Năm học 2024 – 2025) TỔ: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN 6 I. Cấu trúc đề - ma trận: Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 5.0 điểm (Văn bản 2.0 đ; tiếng Việt 2.0 đ) - Văn bản: Truyện; Thơ (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) - Tiếng việt: + Dấu ngoặc kép; + Từ đa nghĩa 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Rút ra được bài học từ văn bản. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc. II. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: Truyện; thơ. - Sử dụng ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. * Yêu cầu: - Thể loại Truyện. Gồm: + Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt chính của văn bản. + Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. + Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động,
  2. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6 ngôn ngữ, ý nghĩ. + Hiểu được chủ đề của văn bản - Thể thơ tự do. Gồm: + Nhận biết được thể thơ, phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ, bài thơ + Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh. + Hiểu được thông điệp của bài thơ. - Bài học rút ra qua văn bản 2. Phần tiếng Việt. * Yêu cầu: - Nêu được công dụng của dấu ngoặc kép. - Nhận biết được nghĩa gốc, nghĩa chuyển; dựa trên cơ sở nào để xác định như vậy. * Kiến thức: a. Dấu ngoặc kép: - Công dụng của dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép có công dụng đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. b. Từ đa nghĩa: - Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. - Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ: Từ “đi” trong: - Hai cha con bước đi trên cát. - Xe đi chậm rì. + “Đi” trong VD1 chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác lên tiếp của chân -> Nghĩa gốc + “Đi” trong VD2 chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt -> Nghĩa chuyển
  3. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6 => Từ đa nghĩa 3. Viết (Tập làm văn): Biên bản a. Kiến thức: Quy trình viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc. b.Yêu cầu cần đạt: - Nắm được quy trình viết biên bản. - Ghi chép biên bản đúng quy cách. - Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm. * Dàn ý biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc. - Phần mở đầu: Có đầy đủ các thông tin: Quốc hiệu – tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm viết biên bản, thành phần tham dự, chủ trì, thư kí. - Phần nội dung: + Thông tin về diễn biến thực tế của cuộc họp, cuộc thảo luận hay vụ việc. + Ghi chép đầy đủ, trung thực, trọng tâm nội dung cuộc họp. + Thống kê chính xác tỷ lệ biểu quyết thống nhất giải pháp của tập thể lớp trong cuộc họp. - Phần kết thúc: Ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, chữ kí, họ tên của chủ tọa và thư kí. III. Đề tham khảo: Đề số 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Anh em tôi ,đứa nào cũng “mê” bà lắm. Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị
  4. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6 đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân,ra chân tường sau bếp nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho… (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Qua đoạn văn sau em có nhận xét gì về tình cảm của người bà dành cho các cháu: Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân,ra chân tường sau bếp nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho… Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Anh em tôi, đứa nào cũng “mê” bà lắm. Câu 4: Trong các trường hợp sau, từ “ chân” trong trường hợp nào là nghĩa gốc, trường hợp nào là nghĩa chuyển? Vì sao? a. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. b. Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, ra chân tường sau bếp nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Câu 5: Từ nội dung đoạn trích, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà?
  5. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6 Đề số 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Những tối hè nằm trên chiếc chõng tre, tiếng ru của bà cùng tiếng gió từ chiếc quạt nan đưa Hà vào giấc ngủ. Tất cả cứ thế bình lặng và yên ả trôi theo tiếng thở của thời gian. Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi trong trí óc non nớt của Hà, bà là tất cả. Theo thời gian trôi, Hà không còn là đứa bé chỉ biết quẩn quanh bên chân bà nữa. Cô bé đã đến tuổi đi học. Ngày đầu tiên được cắp sách đến trường quả là một ngày vô cùng trọng đại đối với Hà. Sáng hôm ấy, bà gọi Hà dậy từ sớm, mặc cho cô bộ quần áo đẹp nhất rồi bà đưa Hà đến trường. Có lẽ lúc ấy Hà đã nín thở để chặn sự hồi hộp đang òa vỡ trong lòng. Hà se sẽ nắm lấy tay bà – bàn tay nhỏ bé nằm gọn trong bàn tay với những đường gân xanh nổi lên làn da nhăn nheo – khẽ khàng từng bước đi theo bà. Nhanh thật là nhanh, thế là đã 9 năm trôi qua từ sau buổi học đầu tiên đáng ghi nhớ ấy. Bây giờ Hà đã là nữ sinh lớp 9, không còn buồn vì không có bố đưa đi học như ngày xưa. Thế nhưng với bà, Hà vẫn luôn là con bé chíp hôi như ngày nào. Còn với Hà, bà là tất cả những gì mà Hà có. Bà là bà tiên ban phép lành trong câu chuyện cổ tích. Bà đã giúp Hà vượt qua mọi “sóng gió” trong cuộc đời. Cha mẹ và dì chỉ còn là những cái bóng rất mờ nhạt trong tiềm thức Hà. Cũng có đôi lần bà hỏi “Cháu có nhớ mẹ không?”. Lần nào Hà cũng dựa vào lưng bà rồi khẽ lắc đầu “Cháu có bà rồi, cháu chẳng cần mẹ nữa, nhưng mẹ cháu là ai hả bà?”. Bà ôm Hà vào lòng, bà cười nhưng giọng nói của bà lại nghẹn ngào. Dường như chúng vương cả vị mặn của nước mắt: “Cháu tôi tội quá!”, và bà chỉ nói một câu duy nhất ấy thôi, chẳng bao giờ bà trả lời câu hỏi của Hà cả. Hà cũng chẳng thắc mắc nhiều về mẹ. Đối với Hà, từ “mẹ” sao quá mơ hồ, như một điều không có thực trên đời, lại cao xa. Hà luôn luôn được nghe người khác gọi mẹ, nhưng có lẽ cả cuộc đời không bao giờ Hà được thốt ra lời gọi mẹ ngọt ngào âu yếm ấy. Vì thế, Hà bằng lòng với tất cả những gì hiện có. Hà cần bà và đã có bà, vậy là đủ. ( Trích Truyện của bà, tuyển tập truyện ngắn hay về tình bà cháu, NXB báo phụ nữ và gia đình, 2016)
  6. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6 Câu 1. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Xác định chủ đề của đoạn trích trên? Câu 3. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Bà đã giúp Hà vượt qua mọi “sóng gió” trong cuộc đời. Câu 4: Em cảm nhận được tình cảm nào của người bà dành cho cháu của mình qua câu: Sáng hôm ấy, bà gọi Hà dậy từ sớm, mặc cho cô bộ quần áo đẹp nhất rồi bà đưa Hà đến trường. Câu 5: Trong các trường hợp sau, từ “ chân” trong trường hợp nào là nghĩa gốc, trường hợp nào là nghĩa chuyển? Vì sao? a. Theo thời gian trôi, Hà không còn là đứa bé chỉ biết quẩn quanh bên chân bà nữa b. Anh ấy là một chân sút xuất sắc của đội bóng c. Bao nhiêu lâu nay cô vẫn chỉ là một chân chạy vặt mà thôi Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì về bổn phận của cháu đối với ông bà? Đề số 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Nhà em ở ngõ nhỏ Mỗi chiều về đầy tiếng yêu thương Cha hỏi: Con gái cha hôm nay vui gì đấy Mẹ khẽ cười hát khúc hát ngân nga Em say sưa trong tiếng cười hạnh phúc Mắt đắm say, ngắm khuôn mặt mẹ dịu dàng Bàn tay cha như gió êm se sẽ Dắt em qua muôn ngả cuộc đời […] Bữa cơm chỉ có đôi ba món Mà ấm lòng Em hạnh phúc vì có cha có mẹ Có tiếng cười gian nhà nhỏ yêu thương Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
  7. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6 Câu 2. Xác định chủ đề của đoạn thơ trên? Câu 3. Theo tác giả, nhân vật em trong đoạn thơ hạnh phúc khi nào? Câu 4. Từ “tay” trong câu “ Hắn là tay buôn người” và từ “tay” có trong đoạn trích trên là từ đa nghĩa đúng hay sai? Vì sao? Câu 5. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Em hạnh phúc vì có cha có mẹ Có tiếng cười gian nhà nhỏ yêu thương Câu 6. Qua đoạn trích, với vai trò là một người con, em thấy bản thân cần phải có nghĩa vụ gì trong việc giữ gìn, xây dựng hạnh phúc gia đình? Đề số 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: …Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm! Là tiếng xe mỗi chiều của bố Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho Là ngọn đèn soi tương lai em sáng Là điểm mười mỗi khi lên bảng Là ánh mắt một người lạ như quen.(...) (Trích “Hạnh phúc” - Thanh Huyền) Câu 1. Nêu thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2. Xác định chủ đề của đoạn thơ? Câu 3. Theo tác giả, hạnh phúc bình thường và giản dị lắm khi nào? Câu 4. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ Chị xới cơm đầy bắt em phải ăn no. Câu 5. Qua đoạn thơ, với vai trò là một người con, em thấy bản thân cần phải làm gì để giữ gìn, xây dựng hạnh phúc gia đình?
  8. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6 Vũng Tàu, ngày 20 tháng 02 năm 2025 Duyệt của Tổ chuyên môn TTCM Nguyễn Thị Dung
  9. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2