
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Tân Lập
lượt xem 2
download

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Tân Lập" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Tân Lập
- Trường THCS Tân Lập Tổ Khoa học xã hội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 I. ĐỌC HIỂU 1. Truyện ngụ ngôn Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2. Truyện khoa học viễn tưởng Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, những yếu tố mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời). - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản.
- II. VIẾT 1. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. 2. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. III. CÁC ĐỀ ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU ĐỀ 1 CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì ! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Truyện ngụ ngôn Việt Nam) ĐỀ 2 ẾCH VÀ BÒ Ếch đang ngồi trên một hòn đá giữa ao cùng các anh chị em của mình. Thỉnh thoảng, ếch lại phóng lưỡi ra bắt lấy một con chuồn chuồn bay ngang qua rồi nhai tóp tép. Nó rất thỏa mãn. Khi nó nhìn lên đồng cỏ, một con bò đang ăn cỏ lọt vào tầm mắt. “Con vật kia mới to lớn làm sao chứ”, cô em út của ếch há hốc miệng nhận xét. “Em nghĩ thế thật à?”- Ếch hỏi. “Anh cũng có thể tự biến thành to lớn như thế”, và nó phình ngực lên hết cỡ. “Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói. “Ái chà vậy thì anh sẽ phình to hơn nữa” – Con ếch ngu ngốc bèn huênh hoang. Và nó phình to ra, phình to ra, dãn hết bộ da cho đến khi da nó căng hết cỡ. “Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợ người anh lớn sẽ tức giận. “Anh có thể biến thành to hơn nữa, thật sự anh có thể làm thế” – Con ếch giận dữ hét lên. Và nó phình ra, phình ra nữa cho tới khi – bụp một tiếng to – nó nổ banh xác! Và đó là kết cục của con ếch. (Trích Ngụ ngôn Aesop, Fulvio Testa kể lại, Huyền Vũ dịch, NXB Văn học)
- ĐỀ 3 CHÚ RÙA THÔNG MINH Ngày xưa, ở trên núi Ba Vì có một con Hổ rất hung dữ. Mỗi khi bắt được một con vật nào nó thường đùa giỡn làm cho con vật đó khiếp sợ rồi mới ăn thịt. Một hôm, Hổ đang lang thang đi tìm mồi thì nhìn thấy một con Rùa bé nhỏ. Hổ cong đuôi nhảy tới bên cạnh, giơ chân vờn mai Rùa và cất tiếng ồm ồm chế giễu: - Hỡi chú Rùa bé nhỏ, thân hình chú chưa bằng nửa bàn chân của ta, mà cái vỏ chú lại nặng nề thế này thì còn làm ăn gì được. Chú để ta lột cái vỏ này đi cho nhé! Rùa gặp Hổ thì rất sợ hãi, nhưng khi thấy Hổ không ăn thịt mình liền bình tĩnh và nghĩ ra một kế để lừa Hổ. Rùa trả lời rằng: - Bác Hổ ạ, tôi tuy bé nhỏ nhưng trong rừng này tôi đều có thể bắt cả các loài thú vật to lớn hơn tôi để ăn thịt đấy. Nghe Rùa nói vậy, Hổ rất lấy làm lạ, liền hỏi lại: - Này, chú đừng nói láo thế. Nếu chú đã ăn thịt được con nào lớn hơn chú thì cũng phải có gì làm bằng chứng chứ! Rùa ta liền khạc ngay trong miệng ra một miếng mộc nhĩ mà Rùa thường ăn rồi nói với Hổ: - Bác hãy xem, đây là gan con Voi tôi vừa ăn sáng nay đấy. Tôi bắt được con vật nào cũng chỉ ăn có lá gan là đủ no, chứ không như bác phải ăn cả xương lẫn thịt nhé. Con Hổ chưa ăn mộc nhĩ bao giờ nên tưởng là gan Voi thật, nó hoảng quá, sợ Rùa cũng sẽ bắt nó ăn gan, liền cong đuôi chạy mất. (Hổ và các con vật nhỏ bé, Truyện ngụ ngôn Việt Nam, trong Thegioicotich.vn) ĐỀ 4 Hãy lao động cần cù gắng sức, Ấy chân lưng sung túc nhất đời. Phú nông gần đất xa trời Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại Các con đừng khờ dại bán đi Kho vàng chôn dưới đất kia Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa Tay cày, tay cuốc, tay bừa, Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không” Bố chết. Các con cùng gắng gổ Lật tung đồng đây đó khắp nơi. Kỹ càng công việc xong xuôi, Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu. Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy, Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan: Trước khi từ giã trần gian, Lấy câu “lao động là vàng” dạy con. (“Lão nông và các con” - La Phông - ten, Tú Mỡ dịch) ĐỀ 5 ĐỊA ĐÀNG TRẦN GIAN Rồi cả Peter Gilles và tôi lên tiếng xin Raphael tiên sinh cho nghe chuyện. Thấy chúng tôi thực lòng, tiên sinh bèn để một lúc để sắp xếp câu chuyện trong đầu, rồi bắt đầu kể như sau:
- RAPHAEL: Ta bắt đầu nhé. Hòn đảo ấy rộng nhất ở quãng giữa, chừng hai trăm dặm từ bờ này sang bờ kia. Những chỗ khác cũng chẳng hẹp hơn là bao, chỉ trừ hai đầu là thu hẹp dần và lượn vòng như thể vẽ bằng com-pa, đến nỗi toàn bộ đảo thành ra như một vòng tròn có đường kính khoảng năm trăm dặm vậy. Đúng hơn hãy mường tượng nó như một hình lưỡi liềm rất cong có hai mỏm chóp chỉ cách nhau bởi một eo biển rộng xấp xỉ mười một dặm. Biển tràn vào trong lòng đảo qua eo này, làm thành một vùng hồ mênh mông giữa đảo. Được bao bọc khắp xung quanh, nước hồ lúc nào cũng êm ả. Vậy là cái vịnh yên tĩnh ngay giữa lòng đảo ấy trở thành một hải cảng lớn rất thuận tiện, thuyền bè có thể dong buồm ngang dọc trên đó theo đủ mọi hướng. Vùng eo biển hẹp thì lại rất hiểm trở với đầy những doi cát và đá ngầm. Một hòn núi đá nhô cao hằn lên mặt nước ở ngay giữa eo, và người ta xây một pháo đài ở trên đó, lúc nào cũng có lính canh. Chỉ có những hoa tiêu địa phương mới biết rõ vùng đá ngầm nguy hiểm đó và có thể đưa tàu bè ra vào một cách an toàn. Không có hoa tiêu người Utopia thì tàu thuyền ngoại quốc không thể nào vào được trong đảo Mỗi bệnh viện lớn bằng khoảng một thành phố nhỏ. Ý tưởng là vừa tránh cho bệnh viện bị quá tải, vừa tạo điều kiện tốt cho việc cách li những chứng bệnh lây lan truyền nhiễm. Những bệnh viện này được quản lí rất chu đáo, luôn đầy đủ thuốc men và thiết bị với những đội ngũ bác sĩ và hộ lý xứng đáng là "lương y kiêm từ mẫu" đến nỗi hễ ốm đau là ai cũng muốn vào bệnh viện chứ không muốn nằm nhà. [...] Đất đai của họ không phải lúc nào cũng màu mỡ, và khí hậu không phải là hoàn toàn thuận lợi nhưng nhờ một chế độ dinh dưỡng cân bằng mà họ xây dựng được sức đề kháng của mình chống lại những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, và bằng công việc canh tác rất chu đáo, họ đã chỉnh đốn được những khiếm khuyết của đất đai. Kết quả là họ đã phá vỡ mọi kỉ lục về sản xuất, và chăn nuôi gia súc, tuổi thọ trung bình của họ là cao nhất thế giới, và tỉ lệ mắc bệnh là thấp nhất. Như vậy là với những phương pháp khoa học, họ đã làm nên những điều thần kì ở một vùng thiên nhiên vốn nghèo nàn cạn kiệt. (T. More, Utopia – Địa đàng trần gian, NXB Hội Nhà văn 2006) ĐỀ 6 Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được tin hoàn thiện. Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi [...] Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên. Tôi cho rằng một người muốn tự vẫn đang chĩa súng vào đầu cũng có cùng nỗi thắc mắc rằng cái gì sẽ đến sau đó như tôi lúc ấy. Một tay tôi nắm công tắc khởi động, tay kia giữ công tắc thắng; tôi gạt công tắc đầu tiên, và đến công tắc thứ hai gần như ngay tắp lự. Hình như tôi đã quay mòng mòng, tôi cảm nhận được cảm giác rơi hẫng kinh hoàng, rồi nhìn quanh, tôi thấy phòng thí nghiệm vẫn giống hệt như trước. Có gì xảy ra không nhỉ? Trong giây lát, tôi ngờ rằng trí khôn đã đánh lừa mình. Sau đó, tôi đưa mắt nhìn đồng hồ treo tường. Chỉ trước đó một lát thôi, nó còn chỉ mười giờ một phút, vậy mà bây giờ đã là gần ba giờ rưỡi! [...] Bóng đêm ập xuống như khi ta tắt đèn và chỉ trong khoảnh khắc, ngày mai đã đến. Phòng thí nghiệm càng lúc càng nhoà nhạt mơ hồ. Đêm tối của ngày hôm sau bao trùm tất cả, rồi nối tiếp bằng ngày, đêm, rồi lại ngày, cứ nhanh hơn và nhanh mãi. Tai tôi chỉ nghe thấy âm thanh lùng bùng của gió xoáy, và một trạng thái rối rắm, mờ mịt lạ lùng che phủ tâm trí tôi. [...] Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối đuôi nhau, tôi thấy
- mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao. Rồi khi gia tốc ngày một lớn, đêm và ngày hoà thành một màu xám liên miên không dứt; nền trời thăm thẳm một màu xanh lơ lung linh kì diệu giống màu của tầm chạng vạng, mặt trời lao nhanh như một vệt lửa vẽ nên vòng cung rực rỡ trong không trung; mặt trăng trở thành Đi một dải mờ hơn biến đổi thất thường; và tôi chẳng thể thấy một vì sao nào, chỉ tin thi thoảng thấy một vòng tròn sáng hơn lấp lánh giữa nền xanh. udo Th6 [...] Lúc đó tôi nhận thấy thời tiết thay đổi liên tục, từ xuân chỉ sang đông chí trong vòng trên dưới một phút, kết quả là tôi lướt qua một năm chỉ trong một phút; và phút này sang phút khác, tuyết trắng phủ khắp bề mặt thế giới rồi biến mất, được nối tiếp bởi sắc xanh biếc ngắn ngủi của mùa xuân. [...] Tôi nghĩ có lẽ mình sẽ chẳng thấy các bước phát triển của nhân loại, những tiến bộ vượt bậc của nền văn minh sơ đẳng này có gì đáng kinh ngạc nếu chỉ quan sát thế giới mịt mù khó hiểu đang vùn vụt lướt qua và biến chuyển nhanh chóng trước mắt! [...] Tôi thấy một màu xanh lục mỡ màng vĩnh cửu phủ khắp sườn đồi, không hề phải chịu tác động của mùa đông. Ngay cả đầu Tóc mụ mị của tôi lúc ấy cũng thấy Trái Đất rất đẹp. Và thế là tôi chợt nảy ra là nghĩ dừng lại. (H.G.Wells, Cỗ máy Thời gian, Nguyễn Thành Nhân dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018, tr. 42 – 47) Với 6 đề bài phần đọc hiểu trên, các bạn ôn luyện theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng của 2 thể loại trên nhé. CHÚC CÁC BẠN HỌC SINH ÔN TẬP THẬT TỐT ĐỂ KIỂM TRA GIỮA KÌ II ĐẠT KẾT QUẢ CAO NHẤT NHÉ! Ngày 8 tháng 3 năm 2025 Giáo viên Trịnh Thị Thanh Huyền

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
195 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
141 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
231 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
120 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
139 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
180 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
86 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
149 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
112 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
97 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
132 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
148 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
167 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
