intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến được chia sẻ dưới đây, các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài sẽ giúp bạn dễ dàng ôn tập cũng như củng cố vững chắc kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập thật tốt để làm bài kiểm tra học kì đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC Ma trận đề:  (4: 3 : 1,5 : 1,5) x 1,8 =18 Bài Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng 16 1 1 1 3 17 2 2 1 5 18 2 1 1 1 5 19 2 2 1 5 Tổng 7 6 3 2 18  Tự luận 2 câu = 4 điểm Quang hợp, nguyên phân, giảm phân. Nội dung ôn tập giữa kì 2 sinh 10 Tự luận + trắc nghiệm ­ Hô hấp: Khái niệm, các giai đoạn vị trí, thời điểm, nguyên klệu, sản phẩm của từng giai đoạn. ­ Quang hợp: Phân biệt hai pha sáng, tối của quá trình quang hợp vị trí, nguyên liệu, sản phẩm, điều kiện, mối quan hệ 2 pha,   khái niệm pha sáng, tối, lệnh SGK. ­ Nguyên phân, giảm phân: Điểm giống, khâc nhau giữa nguyên phân, giảm phân ở  các kì trung gian, đầu, giữa, sau cuối, ý   nghĩa của mỗi quá trình. So sánh các sự kiện của giảm phân 1 và 2. Bài tập: 1 tế bào 2n=10 NST thực hiện quá trình nguyên phân và giảm phân.  Kết quả kì cuối số lượng tế bào con, số NST trong mỗi tế bào con của quá trình nguyên phân, giảm phân. ­ Giải thích tại sao trong nguyên phân số lượng tế bào tăng nhưng số NST  trong tế bào không thay đổi còn trong giảm phân số  lượng NST trong tế bào giảm một nửa. TRẮC NGHIỆM NGUỒN HÔ HẤP TẾ BÀO Câu 1. Ở những  tế bào  có nhân chuẩn, hoạt động  hô hấp  xảy ra chủ  yếu  ở loại  bào  quan nào sau  đây ? A. Ti thể                          B. Bộ máy  Gôngi            C. Không bào                  D. Ribôxôm Câu 2. Sản phẩm  của sự  phân giải  chất hữu cơ  trong hoạt động hô hấp  là  : A. Ôxi, nước và năng lượng                                     B. Nước, đường  và năng  lượng C. Nước, khí cacbônic và đường                              D. Khí  cacbônic, nước và năng lượng Câu 3. Cho một  phương trình  tổng quát sau đây :  C6H12O6 + 6O2      ­­­>      6CO2 + 6H2O+ năng lượng Phương trình  trên  biểu thị  quá trình phân giải  hoàn toàn của 1 phân tử chất A. Disaccarit                  B. Glucôzơ                C. Prôtêin                   D. Pôlisaccarit Câu 4.Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng? A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
  2. D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào Câu 5.Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là A. ATP     B. NADH     C. ADP     D. FADH2 Câu 6.Chất nào sau đây không được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào? A. glucozo     B. fructozo     C. xenlulozo     D. galactozo Câu 7. Sơ đồ  tóm tắt  nào sau đây thể hiện  đúng quá trình đường phân A. Glocôzơ    ­­>  axit piruvic + năng lượng B. Glocôzơ   ­­>   CO2 + năng lượng C. Glocôzơ    ­­>   Nước + năng lượng D. Glocôzơ   ­­>   CO2 + nước Câu 8.Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân? A. Glucozo → 2axit piruvic + 2ATP + 2NADH B. Glucozo → 6CO2 + 38ATP + 6NADH                           C. Glucozo → nước + năng lượng D. Glucozo → CO2 + nước Câu 9.Năng lượng mà tế bào thu được khi kết thúc giai đoạn đường phân một phân tử glucozo là A. 2ADP    B. 1ADP    C. 2ATP    D. 1ATP Câu 10. Quá trình đường phân xảy ra ở A. Trên màng của tế bào B. Trong tế bào chất (bào tương) C. Trong tất cả các bào quan khác nhau  D. Trong nhân của tế bào Câu 11. Sau giai đoạn đường phân, axit piruvic được chuyển hóa thành axetyl – CoA và được phân giải tiếp ở A. màng ngoài của ti thể    B. trong chất nền của ti thể C. trong bộ máy Gôngi    D. trong các riboxom Câu 12. Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là A. axit lactic    B. axetyl – CoA C. axit axetic    D. glucozo Câu 13. Qua chu trình Crep, mỗi phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2 A. 4 phân tử    B. 1 phân tử C. 3 phân tử    D. 2 phân tử Câu 14. Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau: (1) Đường phân (2) Chuỗi truyền electron hô hấp (3) Chu trình Crep (4) Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep. Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là A. (1) → (2) → (3) → (4)    B. (1) → (3) → (2) → (4)    C. (1) → (4) → (3) → (2)    D. (1) → (4) → (2) → (3) Câu 15. Nước được tạo ra ở giai đoạn nào? A. Đường phân   B. Chuỗi chuyền electron hô hấp    C. Chu trình Crep  D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep Câu 16. Giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất? A. Đường phân   B. Chuỗi chuyền electron hô hấp   C. Chu trình Crep    D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình  Crep Câu 17. ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm A. Thu được nhiều năng lượng hơn B. Tránh lãng phí năng lượng  C. Tránh đốt cháy tế bào D. Thu được nhiều CO2 hơn Câu 18. Giai đoạn nào diễn ra ở màng trong ti thể? A. Đường phân B. Chuỗi chuyền electron hô hấp C. Chu trình Crep D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep Câu 19. Giai đoạn nào trong những giai đoạn sau trực tiếp sử dụng O2 A. Đường phân B. Chu trình Crep C. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep D. Chuỗi chuyền electron hô hấp                                                Hotline 19008635                                         Trang 2/68
  3. Câu 20. Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở đâu? A. ở tế bào chất và nhân tế bào B. ở tế bào chất và màng nhân C. ở tế bào chất và màng sinh chất D. ở nhân tế bào và màng sinh chất Câu 21.  Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào A. hàm lượng oxy trong tế bào.        B.  tỉ lệ giữa CO2/O2.  C. nồng độ cơ      D. nhu cầu năng lượng của tế bào. Câu 22. Sự hô hấp nội bào được thực hiện nhờ A. sự có mặt của các nguyên tử Hyđro.        B. sự có mặt của cácphân tử CO2. C. vai trò xúc tác của các enzim hô hấp.        D. vai trò của các phân tử ATP. Câu 23. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào C. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu D. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa QUANG HỢP Câu 24. Quang hợp là quá trình A. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học. B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp. C. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục. D. cả A,B và C. Câu 25. Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây? A. Hóa tổng hợp B. Hóa phân li C. Quang tổng hợp D. Quang phân li Câu 26. Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp? A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo C. Thực vật và nấm D. Thực vật và động vật Câu 27. Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây? A. Khí oxi và đường B. Đường và nước C. Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng D. Khí cacbonic và nước Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2 D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp? A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối Câu 30. Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng? (1) Diễn ra ở các tilaoit (2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp (3) Là quá trình oxi hóa nước (4) Nhất thiết phải có ánh sáng Những phương án trả lời đúng là A. (1), (2), (4)     B. (2), (3), (4)     C. (1), (3)     D. (1), (4) Câu 31. Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng? A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng B. Nước được phân li và giải phóng điện tử C. Cacbohidrat được tạo ra D. Hình thành ATP Câu 32. Trong quang hợp, oxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây? A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục B. Quang phân li nước C. Các phản ứng oxi hóa khử D. Chuỗi truyền electron Câu 33. Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
  4. A. Quá trình quang phân li nước B. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động C. Hoạt động của chuỗi truyền electron D. Sự hấp thụ năng lượng của nước Câu 34. Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng? A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước C. O2 được giải phóng ra khí quyển D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối Câu 35. Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây? A. chất nền của lục lạp    B. các hạt grana C. màng tilacoit    D. các lớp màng của lục lạp Câu 36. Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ A. Ánh sáng mặt trời B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp D. Tất cả các nguồn năng lượng trên Câu 37. Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối (1) Giải phóng oxi (2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat (3) Giải phóng electron từ quang phân li nước (4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP (5) Sinh ra nước mới Những phương án trả lời đúng là A. (1), (4)     B. (2), (3)     C. (3), (5)     D. (2), (5) Câu 38. Chu trình nào sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp? A. chu trình Canvin    B. chu trình Crep C. chu trình Cnop    D. cả A, B, C Câu 39. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đường được tạo ra trong pha sáng B. Khí oxi được giải phóng trong pha tối C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào D. Oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước Câu 40.  Quang năng  là : A. Năng lượng của ánh sáng B. Năng lượng trong các liên kết  phôtphat của ATP C. Năng lượng được  sản  sinh từ  ô xi hoá  của ti thể D. Năng lượng sản sinh  từ phân huỷ ATP Câu 41. Để  tiến  hành quangtổng hợp , cây xanh  đã hấp thụ năng lượng  nào sau đây? A. Hoá năng                    B. Nhiệt năng           C. Điện năng            D. Quang  năng Câu 42. Qua quang hợp  tạo chất  đường , cây xanh  đã thực hiện quá trình  chuyển hoá năng lượng  nào sau đây ? A. Từ hoá năng  sang quang năng                    B. Từ hoá năng sang quang năng C. Từ  quang  năng  sang  hoá năng                 D. Từ hoá năng sang  nhiệt  năng Câu 43. Loại sắc tố  sau đây  hấp thụ  được ánh sáng  là : A. Clorophin                  B. Carôtenôit             C. Phicôbilin             D. Cả 3 sắc  tố trên Câu 44. Chất  diệp lục  là tên gọi  của  sắc tố  nào  sau đây : A. Sắc tố  carôtenôit      B. Phicôbilin              C. Clorophin             D. Carôtenôit Câu 45. Sắc tố carôtenôit có màu  nào sau đây ? A. Xanh lục                   B. Da cam                  C. Nâu                       D. Xanh da trời Câu 46. Pha  sáng của  quang hợp  diễn ra   A. Trong các  túi dẹp ( tilacôit) của các hạt grana B. Trong các nền  lục  lạp C. Ở màng ngoài  của  lục lạp D. Ở màng  trong  của  lục lạp                                                Hotline 19008635                                         Trang 4/68
  5. Câu 47. Hoạt động  sau đây không  xảy ra  trong pha  sáng  của quang  hợp là : A. Diệp lục  hấp thụ  năng lượng ánh sáng        B. Nước được phân  li và  giải phóng điện tử C. Cacbon hidrat được tạo ra   D. Hình thành  ATP Câu 48. Trong pha sáng  của quang  hợp, nước được phân li nhờ : A. Sự  gia tăng  nhiệt độ  trong tê bào             B. Năng lượng  của ánh sáng C. Quá trình  truyền điện  tử  quang hợp         D. Sự  xúc  tác của diệp  lục Câu 49. Kết quả  quan trọng nhất  của pha sáng  quang hợp là : A. Các  điện  tử  được giải phóng  từ  phân li nước B. Sắc tố  quang hợp  hấp thụ năng lượng C. Sự giải phóng  ôxi. D. Sự  tạo thành  ATP và NADPH Câu 50. Hoạt động  sau đây  xảy ra  trong pha tối  của quang hợp là : A. Giải phóng  ô xi B. Biến  đổi khí CO2 hấp thụ  từ khí  quyển  thành  cacbonhidrat C. Giải phóng  điện tử từ  quang phân li nước D. Tổng  hợp nhiều phân tử ATP Câu 51. Câu có nội dung đúng trong các  câu  sau đây là: A. Cabonhidrat được  tạo ra trong pha  sáng của  quang hợp B. Khí ô xi  được giải phóng từ pha tối  của quang  hợp C. ATP và NADPH không được   tạo  ra từ pha sáng D. Cả  a, b, c  đều  có nội dung  sai Câu 52. Sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp là A. đây là 2 quá trình ngược chiều nhau. B. sản phẩm C6H12O6 của quá trình quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp. C. quang hợp là quá trình tổng hợp, thu năng lượng, tổng hợp còn hô hấp là quá trình phân giải, thải năng lượng. D. cả A, B, C.                BÀI 18  CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Câu 53.  Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trải qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là: A. Chu kì tế bào.         B. Quá trình phân bào.  C. Phân chia tế bào.      D. Phân cắt tế bào. Câu 54. Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự: A. G1– G2 – S – nguyên phân.      B. G2 – G1 – S – nguyên phân. C. G1 – S – G2 – nguyên phân.     D. S – G1 – G2– nguyên phân. Câu 55. Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là: A. Kì trung gian.       B. Kì đầu.      C. Kì giữa.      D. Kì cuối. Câu 56. Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kì trung gian là: A. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. B. Trung thể tự nhân đôi. C. NST tự nhân đôi. D. ADN tự nhân đôi. Câu 57. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà gần như không phân chia là: A. Tế bào cơ tim.     B. Hồng cầu      C. Bạch cầu.       D. Tế bào thần kinh. Câu 58. Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là: A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. B. Nhân đôi ADN và NST. C. NST tự nhân đôi. D. ADN tự nhân đôi. Câu 59. Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là: A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. B. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. C. Tổng hợp tế bào chất và bào quan. D. Phân chia tế bào. Câu 60. Loại TB nào xảy ra quá trình nguyên phân? A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử. B. Tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào sinh giao tử. D. Tế bào sinh dục sơ khai. Câu 61. Quá trình nguyên phân diễn ra gồm các kì: A. Kì đầu, giữa, sau, cuối. B. Kì đầu, giữa, cuối, sau.
  6. C. Kì trung gian, giữa, sau, cuối. D. Kì trung gian, đầu, giữa, cuối. Câu 62. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc là nơi A. Gắn NST. B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các TB con. C. Tâm động của NST bám và trượt về các cực của TB. D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của NST. Câu 63. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào: A. Kỳ giữa.      B. Kỳ cuối.      C. Kỳ sau.      D. Kỳ đầu. Câu 64. Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là: A. 23 NST đơn.     B. 46 NST kép.       C. 46 NST đơn.      D. 23 NST kép. Câu 65. Ở kỳ sau của nguyên phân....(1)....trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành hai nhóm....(2)....tương đương, mỗi  nhóm trượt về 1 cực của tế bào. A. (1) : 4 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể. B. (1) : 2 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể đơn. C. (1) : 2 nhiễm sắc thể con; (2) : 2 crômatit. D. (1) : 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) : crômatit. Câu 66. Gà có 2n =78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số NST  trong mỗi tế bào là: A. 78 NST đơn.      B. 78 NST kép.      C. 156 NST đơn.      D. 156 NST kép. Câu 67. Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kỳ sau của nguyên phân trong một tế bào có: A. 8 NST đơn.      B. 16 NST đơn.       C. 8 NST kép.      D. 16 NST kép. Câu 68. NST ở trạng thái kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở: A. Kì trung gian đến hết kì giữa. B. Kì trung gian đến hết kì sau. C. Kì trung gian đến hết kì cuối. D. Kì đầu, giữa và kì sau. Câu 69. Với di truyền học sự kiện quan trọng nhất trong phân bào là: A. Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST. B. Sự thay đổi hình thái NST. C. Sự hình thành thoi phân bào. D. Sự biến mất cảu màng nhân và nhân con. Câu 70. Sự tháo xoắn và đóng xoắn của NST thể trong phân bào có ý nghĩa: A. Thuận lợi cho sự nhân đôi và phân li của NST. B. Thuận lợi cho việc gắn NST vào thoi phân bào. C. Giúp tế bào phân chia nhân một cách chính xác. D. Thuận lợi cho sự tập trung của NST. Câu 71. Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra A. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống TB mẹ. B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác TB mẹ. C. 4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n. D. Nhiều cơ thể đơn bào. Câu 72. Số lượng tế bào con được sinh ra qua k lần nguyên phân từ 1 tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai là: A. 2k     B. 2k    C. 4k      D. 2(k) Câu 73. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương. B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ. C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn. D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Câu 74. Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là: A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. B. Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên. C. Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử. D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Câu 75. Từ một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo  là bao nhiêu? A. 128.     B. 256.     C. 160.       D. 64. Câu 76. Bộ NST của 1 loài là 2n = 14 (Đậu Hà lan), số lượng NST kép, số crômatit, số tâm động ở kì giữa của nguyên phân là: A. 14, 28, 14.      B. 28, 14, 14.     C. 7, 14, 28.     D. 14, 14, 28. Câu 77. Tính số lượng tế bào ban đầu, biết số tế bào con được sinh ra là 384 tế bào đã trải qua 5 lần nguyên phân: A. 12.      B. 22.      C. 32.      D. 42. Câu 78. Có 8 tế bào sinh dưỡng của ngô cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, người ta thấy môi trường nội bào phải cung cấp 2400 NST  đơn để hình thành các tế bào con. Bộ NST của tế bào sinh dưỡng của ngô là:                                                Hotline 19008635                                         Trang 6/68
  7. A. 75.     B. 150.     C. 20.      D. 40. Câu 79. Một tế bào sinh dưỡng của cà chua (2n = 24) thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở đợt nguyên phân cuối cùng, vào kì  giữa số cromatit là:  A. 192.     B. 384.      C. 96.      D. 0 Câu 80. Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của nguyên phân là: A. AAaaBBbbDDdd.      B. AABBDD và aabbdd.  C. AaBbDd.              D. AaBbDd và AaBbDd. Câu 81. Hình thức phân bào có thoi phân bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực: A. Nguyên phân và giảm phân.  B. Phân chia tế bào.  C. Nguyên phân.  D. Giảm phân. Câu 82. NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động để: A. Phân chia đồng đều VCDT cho tế bào con.  B. Dễ di chuyển về mặt phẳng xích đạo. C. Dễ biến đổi hình thái trong phân chia tế bào.  D. Trao đổi các đoạn NST tạo biến dị. Câu 83. NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào để: A. Khi phân li về 2 cực của tế bào không bị rối.  B. Dễ tách nhau khi phân li. C. Phân chia đồng đều vật chất di truyền.  D. Dễ biến đổi hình thái trong phân chia tế bào. Câu 84. NST tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc để: A. Tạo sự cân bằng lực kéo ở 2 đầu TB của thoi vô sắc.  B. Dễ quan sát và đếm được số lượng NST của loài. C. Dễ tách nhau khi phân li.  D. Sắp xếp thứ tự NST trước khi phân li. Câu 85. Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để: A. Nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và Prôtêin chuẩn bị cho chu kì sau.  B. Nhân đôi ADN. C. Khôi phục bộ NST lưỡng bội 2n của loài.  D. Tiếp tục chu kì biến đổi hình thái. Câu 86. Cơ sở của sự nhân đôi NST là: A. Sự nhân đôi của ADN.  B. Sự co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kì của NST. C. Sự tổng hợp Prôtêin trong tế bào.  D. Sự phân li của các NST ở kì sau của phân bào. Câu 87. Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau
  8. Câu 88. Có các phát biểu sau về kì trung gian: (1) Có 3 pha: G1, S và G2 (2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng (3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép (4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4) Câu 89. Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân? A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào thực vật C. Tế bào động vật D. Tế bào nấm Câu 90. Bệnh ung thư là 1 ví dụ về A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi Câu 91. Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là A. Tế bào phân chia → nhân phân chia B. nhân phân chia → tế bào chất phân chia C. nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc D. chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia Câu 92. Thứ tự các kì trong giai đoạn phân chia nhân là A. Kì đầu → kì sau → kì cuối → kì giữa B. Kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau C. Kì đầu → kì sau→ kì giữa → kì cuối D. Kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối Dùng các dữ kiện dưới đây để trả lời các câu hỏi 41 ­­> 44 (1) Các NST kép dần co xoắn (2) Màng nhân và nhân con dần tiêu biến (3) Màng nhân và nhân con xuất hiện (4) Thoi phân bào dần xuất hiện (5) Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (6) Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào (7) Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động (8) NST dãn xoắn dần Câu 93. Các sự kiện diễn ra trong kì đầu của nguyên phân là A. (1), (2), (7) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3) D. (2), (4), (8) Câu 94. Các sự kiện diễn ra trong kì giữa của nguyên phân là A. (4), (5), (7) B. (1), (2), (4) C. (5), (7) D. (2), (6) Câu 95. Có mấy sự kiện diễn ra ở kì sau của nguyên phân? A. 1     B. 2     C. 3     D. 4 Câu 96. Những sự kiện nào diễn ra trong kì cuối của nguyên phân A. (3), (5), (7 B. (1), (2), (4) C. (5), (7) D. (3), (8) Câu 97. Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép? A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối Câu 98. Bào quan nào sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào? A. trung thể    B. không bào C. ti thể    D. bộ máy Gôngi Câu 99. Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì? A. Thuận lợi cho sự phân li B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn Câu 100. Hiện tượng dãn xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì? A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST C. Thuận lợi cho sự nhân đôi ADN,  NST B. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn Câu 101. Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng? A. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo B. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên C. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành                                                Hotline 19008635                                         Trang 8/68
  9. D. Tế bào chất được phân chia đồng đều cho hai tế bào con Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời câu hỏi 50, 51 Ở gà có 2n = 78. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên phân, các NST đang xếp thành 1 hàng trên  mặt phẳng xích đạo. Câu 102. Trong 1 tế bào như thế có: A. 78 NST đơn, 78 cromatit, 78 tâm động B. 78 NST kép, 156 cromatit, 78 tâm  động C. 156 NST đơn, 156 cromatit, 156 tâm động D. 156 NST kép, 312 cromatit, 156 tâm  động Câu 103. Một tế bào gà nguyên phân liên tiếp 3 lần cần môi trường cung cấp  A. 624 NST đơn    B. 546 NST đơn  C. 234 NST đơn    D. 624 NST kép BÀI 19 GIẢM PHÂN Câu 104. Loại TB xảy ra quá trình giảm phân: A. Tế bào sinh dục chín.       B. Tế bào sinh dục sơ khai. C. Tế bào sinh dưỡng.  D. Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh giao tử ở giai đoạn chín Câu 105. Khi giảm phân, hiện tượng trao đổi đoạn trên cặp NST kép tương đồng xảy ra ở: A. Kì đầu I .     B. Kì sau I.     C. Kì giữa I.      D. Kì cuối I. Câu 106. Các hoạt động của NST trong kì đầu của giảm phân I theo thứ tự là: (1) Các NST kép co xoắn.  (2)Từng cặp NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau. (3) Có thể trao đổi chéo  (4) Các NST kép trong cặp tương đồng tách rời  (5) NST nhân đôi. Phương án đúng:  A. 2, 3, 4, 1.     B. 1, 2, 3, 4.     C. 5, 1, 2, 4, 3.      D. 5, 2, 3, 4, 1. Câu 107. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu I của giảm phân I: A. Làm thay đổi vị trí các gen trên cặp NST kép tương đồng → biến dị tổ hợp.  B. Tạo giao tử đơn bội. C. Tạo nên sự đa dạng của các giao tử.  D. Đảm bảo quá trình GP diễn ra bình thường. Câu 108. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là A. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.  B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. C. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.  D. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. Câu 109. Trong giảm phân, các NST kép của cặp tương đồng di chuyển đến 2 cực đối diện trong kì: A. kì cuối II.     B. kì đầu I.     C. kì giữa I.      D. kì cuối I. Câu 110. Kết quả của lần phân bào I trong giảm phân, từ 1 tế bào tạo ra: A. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.  B. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn. C. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.  D. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn. Câu 111. Trong giảm phân, sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở A. kì sau II.     B. kì sau I.      C. kì cuối I.      D. kì cuối II. Câu 112. Trong quá trình giảm phân, các NST chuyển từ trạng thái kép sang trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ: A. Kỳ sau II.     B. Kỳ sau I.     C. Kỳ đầu II.     D. Kỳ cuối I. Câu 113. Kết quả của quá trình giảm phân là: A. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.  B. 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n. C. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n kép.  D. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n. Câu 114. Mỗi tế bào sinh trứng sau giảm phân tạo nên:  A. 4 trứng (n).  B. 2 trứng (n) và 2 thể định hướng (n). C. 1 trứng (n) và 3 thể định hướng (n).  D. 3 trứng (n) và 1 thể định hướng (n). Câu 115. Mỗi tế bào sinh tinh sau giảm phân tạo ra: 
  10. A. 1 tinh trùng (n) và 3 thể định hướng (n). B. 2 tinh trùng (n) và 2 thể định hướng (n).  C. 3 tinh trùng (n) và 1 thể định hướng (n).  D. 4 tinh trùng (n). Câu 116. Sau GP số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa vì: A. Ở lần phân bào II không có sự tự nhân đôi của NST.  B. Ở kì cuối phân bào I có 2 tế bào con mang n NST kép. C. Ở lần phân bào II có sự phân li của cặp NST kép tương đồng.  D. Có 2 lần phân bào liên tiếp. Câu 117. Ý nghĩa của quá trình giảm phân là: A. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh.  B. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể. C. Giảm bộ NST trong tế bào.  D. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới. Câu 118. Sự khác biệt cơ bản trong quá trình giảm phân của động vật và thực vật bậc cao: A. Ở TV sau khi kết thúc GP, tế bào đơn bội tiếp tục nguyên phân một số lần. B. Ở ĐV, giao tử mang bộ NST n còn TV mang bộ NST 2n.  C. Tế bào trứng ở động vật có khả năng vận động. D. Ở TV tất cả các tê bào đơn bội được hình thành sau GP đều có khả năng thụ tinh. Câu 119. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 ở kì đầu của giảm phân I có: A. 24 cromatit và 24 tâm động.  B. 48 cromatit và 48 tâm động. C. 48 cromatit và 24 tâm động.  D. 12 cromatit và 12 tâm động. Câu 120. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số NST trong mỗi tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của lần phân bào I trong giảm  phân là:  A. 4 NST kép.     B. 4 NST đơn.     C. 8 NST kép.     D. 8 NST đơn. Câu 121. Trong quá trình phân bào của tế bào người, người ta đếm thấy trong một tế bào có 23 NST kép tập trung ở mặt  phẳng thoi vô sắc thành 1 hàng. Tế bào này đang ở: A. Kỳ giữa giảm phân II.  B. Kỳ giữa giảm phân I.  C. Kỳ đầu nguyên phân.  D. Kỳ giữa nguyên phân Câu 122. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 16.     B. 32.     C. 64.     D. 128. Câu 123. Sau một đợt giảm phân của 16 tế bào sinh trứng, người ta thấy có tất cả 1872 NST bị tiêu biến trong các thể định  hướng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Bộ NST lưỡng bội (2n) của loài và số hợp tử tạo ra là: A. 2n = 78 và 8 hợp tử.     B. 2n = 78 và 4 hợp tử.  C. 2n = 156 và 8 hợp tử.    D. 2n = 8 và 8 hợp tử Câu 124. Ở gà, 2n = 78, có 60 tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân tạo giao tử. Số tinh trùng được tạo thành và tổng số  nguyên liệu tương đương nhiễm sắc thể (NST) đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình này là A. 240 tinh trùng, 4680 NST đơn.  B. 240 tinh trùng, 2340 NST đơn. C. 60 tinh trùng, 2340 NST đơn.  D. 60 tinh trùng, 4680 NST đơn. Câu 125. Có 3 tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm cùng nguyên phân liên tiếp 5 đợt, các tế bào con tạo ra đều giảm  phân tạo giao tử bình thường, số giao tử đực tạo ra:  A. 128     B. 384.     C. 96.      D. 372. Câu 126. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân: A. Đều có một lần nhân đôi NST.  B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. C. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín.  D. Đều hình thành tế bào con có bộ NST giống nhau. Câu 127. Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào giao tử C. Tế bào sinh dục chín D. Hợp tử Câu 128. Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo B. Có sự phân chia của tế bào chất C. Có sự phân chia nhân                                                Hotline 19008635                                         Trang 10/68
  11. D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép Câu 129. Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở A. kì giữa I và kì sau I    B. kì giữa II và kì sau II C. kì giữa I và kì giữa II    D. cả A và C Câu 130. Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là A. Các NST đều ở trạng thái đơn B. Các NST đều ở trạng thái kép C. Có sự dãn xoắn của các NST D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào Câu 131. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân? A. kì đầu I    B. kì giữa I C. kì đầu II    D. kì giữa II Câu 132. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân? A. Phân li các NST đơn B. Phân li các NST kép, không tách tâm động C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào D. Tách tâm động rồi mới phân li Câu 133. Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây? A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào C. Mỗi chiếc về một cực tế bào D. Đều nằm ở giữa tế bào Câu 134. Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có A. nNST đơn, dãn xoắn B. nNST kép, dãn xoắn C. 2n NST đơn, co xoắn D. n NST đơn, co xoắn Câu 135. Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là A. Tương tự như quá trình nguyên phân B. Thể hiện bản chất giảm phân C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì D. Có xảy ra tiếp hợp NST Câu 136. Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây? A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II B. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II C. Kì đầu II, kì giữa II D. Tất cả các kì Câu 137. Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST MỨC 3, 4 – VẬN DỤNG Câu 138. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân? (1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I (2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian (3) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ (4) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc      Những phương án trả lời đúng là A. (1), (2) B. (1), (3) C. (1), (2), (3)  D. (1), (3), (4) Câu 139. Trong 1 tế bào sinh dục của1 loài đang ở kỳ giữa I , người ta đếm có tất cả 16 crômatit. tên của loài nói trên là : A. Đậu Hà Lan B. Ruồi giấm  C. Bắp D. Củ cải Câu 140. Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì : A. Bằng nhau B. Bằng 2 lần  C. Bằng 4 lần D. Giảm một nửa Câu 141. Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Bộ NST của tế bào loài này ở kì  giữa của quá trình nguyên phân là  A. AAaaBBbb.         B. AaBb.    C. AaAaBbBb.           D. AAAABBBBaaaabbbb. Câu 142.  Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Bộ NST của tế bào loài này ở kì  sau của quá trình nguyên phân là A. AaBb.                                                         B. AaBb AaBb.                       C. AaAaBbBb.                                    D. AAAABBBBaaaabbbb.  Câu 143. Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Bộ NST của tế bào loài này ở kì  cuối của quá trình nguyên phân là  A. AAAABBBBaaaabbbb.                             B. AaBb AaBb.                       C. AaAaBbBb.                                    D. AaBb.  Câu 144. Nếu một tế bào cơ của châu chấu chứa  24 NST, thì trứng châu chấu sẽ chứa số NST là A. 3 B. 6 C.12 D. 24
  12. Câu 145. Trình tự nào sau đây diễn ra trong quá trình nguyên phân ở tế bào động vật và thực vật? (1) Màng  nhân  bị  phá vỡ. (2) Các NST chuyển động về “xích đạo” của thoi vô sắc (3) Các ống siêu vi gắn vào các tâm động (4) Các NST con chuyển động về các cực của tế bào Trình tự đúng là A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (1), (4). C. (1), (3), (2), (4). D. (4), (3), (2), (1). Câu 146. Vi ảnh của một tế bào đang phân chia từ một tế bào giảm phân rõ 19 nhiễm, mỗi nhiễm gồm 2 cromatit con. Giai đoạn  phân bào đó là A. Pha đầu của nguyên phân. B. Pha cuối II của giảm phân. C. Pha đầu I của giảm phân. D. Pha đầu II của giảm phân Câu 147. Khó quan sát các nhiễm sắc thể  riêng biệt trong gian kỳ vì: A. ADN vẫn còn chưa nhân đôi. B. Chúng giãn xoắn hình thành các dải dài và mảnh. C. Chúng rời nhân và bị phân tán vào trong các thành phần khác của tế bào. D. Các nhiễm sắc thể tương đồng vẫn còn chưa kết cặp cho đến tận khi bắt đầu phân chia. Câu 148. Khi quan sát quá trình phân bào ở 1 loài động vật người ta thấy các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào. Các tế bào  đó đang ở: A. Kỳ cuối của nguyên phân. B. Kỳ sau của giảm phân I. C. Kỳ sau của giảm phân II. D. Kỳ cuối của giảm phân II. Câu 149. Các hoạt động của NST trong kì đầu của giảm phân I theo thứ tự là: (1) Các NST kép co xoắn.  (2) Từng cặp NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau. (3) Có thể trao đổi chéo     (4) Các NST kép trong cặp tương đồng tách rời  (5) NST nhân đôi. Phương án đúng:  A. 2, 3, 4, 1.     B. 1, 2, 3, 4.    C. 5, 1, 2, 4, 3.      D. 5, 2, 3, 4, 1. Câu 150. Dưới đây là hình vẽ minh họa các tế bào của cùng 1 cơ thể ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình nguyên phân Trình tự nào sau đây phản ánh đúng thứ tự diễn ra quá trình nguyên phân? A. 2314 B. 1234 C. 1324 D. 4213 Câu 151.  Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật, một học sinh đã vẽ lại sơ đồ sau :                                                Hotline 19008635                                         Trang 12/68
  13. Cho các phát biểu sau : (1)  Bộ NST của loài này là 2n=8. (2)  Ở  giai đoạn b tế bào đang có 8 phân tử ADN thuộc 2 cặp NST (3)  Thứ tự các giai đoạn xảy ra là a, b, d, c, e.   (4)  Tế bào được quan sát là tế bào của một loài động vật. Số phát biểu đúng là A. 3     B. 1              C. 4           D. 2 Câu 152. Trong giảm phân, các NST kép của cặp tương đồng di chuyển đến 2 cực đối diện trong kì: A. kì cuối II.     B. kì đầu I.     C. kì giữa I.      D. kì cuối I. Câu 153. Kết quả của lần phân bào I trong giảm phân, từ 1 tế bào tạo ra: A. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.       C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.       D. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn. Câu 154. Trong giảm phân, sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở A. kì sau II.    B. kì sau I.      C. kì cuối I.      D. kì cuối II. Câu 155. Trong quá trình giảm phân, các NST chuyển từ trạng thái kép sang trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ: A. Kỳ sau II.     B. Kỳ sau I.     C. Kỳ đầu II.     D. Kỳ cuối I. Câu 156. Kết quả của quá trình giảm phân là: A. 2 tế bào con có bộ NST  n.  B. 4 tế bào con có bộ NST n. C. 2 tế bào con có bộ NST  n kép.  D. 2 tế bào con có bộ NST 2n. Câu 157. Mỗi tế bào sinh trứng sau giảm phân tạo nên:  A. 4 trứng (n).  B. 2 trứng (n) và 2 thể định hướng (n).   C. 1 trứng (n) và 3 thể định hướng (n).  D. 3 trứng (n) và 1 thể định hướng (n). Câu 158. Mỗi tế bào sinh tinh sau giảm phân tạo ra:  A. 1 tinh trùng (n) và 3 thể định hướng (n).     B. 2 tinh trùng (n) và 2 thể định hướng (n).  C. 3 tinh trùng (n) và 1 thể định hướng (n).     D. 4 tinh trùng (n). Câu 159. Sau giảm phân số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa vì: A. Ở lần phân bào II không có sự  tự nhân đôi của NST.              B. Ở kì cuối phân bào I có 2 tế bào con mang n NST kép. C. Ở lần phân bào II có sự phân li của cặp NST kép tương đồng. 
  14. D. Có 2 lần phân bào liên tiếp. Câu 160. Ý nghĩa của quá trình giảm phân là: A. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh.       B. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể. C. Giảm bộ NST trong tế bào.  D. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới. Câu 161. Sự khác biệt cơ bản trong quá trình giảm phân của động vật và thực vật bậc cao: A. Ở TV sau khi kết thúc GP, tế bào đơn bội tiếp tục nguyên phân một số lần. B. Ở ĐV, giao tử mang bộ NST n còn TV mang bộ NST 2n.       C. Tế bào trứng ở động vật có khả năng vận động. D. Ở TV tất cả các tê bào đơn bội được hình thành sau GP đều có khả năng thụ tinh. Câu 162. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 ở kì đầu của giảm phân I có số cromatit và số tâm động là: A. 24 ­ 24.     B. 48 ­ 48.     C. 48 ­ 24.     D. 12 ­ 12. Câu 163. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số NST trong mỗi tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của lần phân bào I trong giảm phân  là:   A. 4 NST kép.     B. 4 NST đơn.     C. 8 NST kép.     D. 8 NST đơn. Câu 164. Trong quá trình phân bào của tế bào người, người ta đếm thấy trong một tế bào có 23 NST kép tập trung ở mặt phẳng thoi  vô sắc thành 1 hàng. Tế bào này đang ở: A. Kỳ giữa giảm phân II.  B. Kỳ giữa giảm phân I.     C. Kỳ đầu nguyên phân.  D. Kỳ giữa nguyên phân Câu 165. Khi quan sát tiêu bản NST trong tế bào một cơ thể động vật có vú 2n bình thư ờng thấy các NST như hình vẽ bên  Tế bào đang ở :     A. Kì giữa nguyên phân hoặc giảm  phân II     B. Kì giữa giảm phân II    C. Kì giữa nguyên phân     D. Kì giữa giảm phân I                                                Hotline 19008635                                         Trang 14/68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2