Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 6
lượt xem 6
download
Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 6 cung cấp cho các bạn những kiến thức tóm tắt và những câu hỏi bài tập giúp các bạn củng cố lại kiến thức và có thêm tài liệu học tập và ôn thi. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 6
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HK II ĐỊA LÍ 6 Lưu ý : Đề thi 100% tự luận không có trắc nghiệm CÁC MỎ KHOÁNG SẢN 1/ Các loại khoáng sản: a. Khoáng sản: Là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng. Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản. b. Một loại khoáng sản phổ biến: + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt. + Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm... + Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi... 2/ Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại lực Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác. Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc ma) Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do ngoại lực (quá trình phong hóa, tích tụ) thường ở những chỗ trũng: mỏ than, đá vôi . . . * Vấn đề khai thác và sử dụng các loại khoáng sản phải hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí: Gồm các khí: Nitơ 78%; Oxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%. Lượng hơi nước nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù… 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển): Lớp vỏ khí (khí quyển) là không khí bao quanh Trái đất. * Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: Tầng đối lưu: 1
- + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16km; tầng này tập trung tới 90% không khí. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình khi lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C) + Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp, gió, bão… Tầng bình lưu (16 – 80km): + Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80km. + Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. Các tầng cao của khí quyển (80km trở lên): nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng. 3. Các khối khí: Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và khối khí lục địa. + Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. + Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. + Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương có độ ẩm lớn. + Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. Các khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết. Di chuyển tới đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó. HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí: Nguồn cung cấp hơi nứơc chính trong khí quyển là nước trong các biển và đaị dương 2
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, làm không khí có độ ẩm. Dùng ẩm kế để đo độ ẩm không khí. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng cao) 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất: a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương: Quá trình tạo thành mây, mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. Dụng cụ đo lượng mưa: thùng đo mưa (vũ kế). b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới: Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đếu từ xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực bắc và Nam. SÔNG VÀ HỒ 1. Sông và lượng nước của sông: Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tự nhiên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Nguồn cung cấp nước là nước mưa, nước ngầm, băng tan. Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông. Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại tạo thành hệ thống sông. Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một giây.( m3/s). 2. Hồ: Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. 3
- Phân loại hồ: + Dựa vào tính chất của nước, phân thành 2 loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. + Dựa vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HK II ĐỊA LÍ 7 Lưu ý : Đề thi 100% tự luận không có trắc nghiệm KINH TẾ BẮC MĨ 2) Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới: Các nước Bắc Mỹ có nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau. a. Hoa Kỳ: * Có đủ các ngành công nghiệp chủ yếu Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. Trước đây phát triển các ngành truyền thống luyện kim, chế tạo máy. Gần đây nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn là các ngành công nghệ cao, điện tử, hàng không vũ trụ . . . được chú trọng phát triển. b. Canada: Khai khoáng, luyện kim, lọc dầu, chế biến gỗ, công nghiệp thực phẩm . . . ở phía Bắc Hồ Lớn, ven Đại Tây Dương. c. Mehico: Cơ khí, luyện kim, hoá chất, đóng tàu, lọc dầu . . . ở thủ đô Mehico xiti và các thành phố ven vịnh Mehico. 3) Dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế: Chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP (Hoa KÌ 72%, Canada và Mehico 68%) 4) Hiệp định mậu dịch tự do: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thông qua năm 1993, gồm Hoa Kì, Canađa, Mêhicô. Mục đích: kết hợp thế mạnh của cả 3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. 4
- Vai trò của Hoa Kì: chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mêhicô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canađa. DÂN CƯ XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ 2. Dân cư: Phần lớn là người lai có nền văn hoá Mĩ la tinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hoá Âu, Phi, Anh điêng. Sự phân bố dân cư: Không đồng đều chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông, và trên các cao nguyên. Thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa đặc biệt đồng bằng Amadôn Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,7%. 3 .Đô thị hoá : Tốc độ đô thị hoá nhanh, tỉ lệ dân đô thị chiếm 75% dân số. Quá trình đô thị hoá nhanh và tự phát nhưng kinh tế chậm phát triển dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về đời sống, về môi trường. . . THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG 1.Vị trí địa lí, địa hình. Châu Đại Dương gồm lục địa Ôxtrâylia, các đảo và quần đảo trong Thái Bình Dương. + 4 quần đảo chính Tên chuỗi Nguồn gốc đảo Mêlanêdi Đảo núi lửa Micrônêdi Đảo san hô Pôlinêdi Đảo núi lửa và san hô Niudilân Đảo lục địa 2. Khí hậu, thực vật và động vật Phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm điều hoà, mưa nhiều thực vật phát triển mạnh Phần lớn diện tích lục địa Ôxtrây lia là hoang mạc + Có những loài sinh vật độc đáo không nơi nào có được. Phía nam Ôxtrâylia và quần đảo Niu Dilen có khí hậu ôn đới Biển và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng ở châu Đại Dương 5
- KINH TẾ CHÂU ÂU 1. Nông nghiệp: Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hộ gia đình và trang trại. Quy mô sản xuất không lớn. Nền nông nghiệp tiên tiến, đạt hiệu quả cao: + Nêu nền nông nghiệp thâm canh phát triển ở trình độ cao. + Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. + Gắn chặt công nghiệp chế biến. Sản phẩm chính: Lúa mì, ngô, củ cải đường, cam chanh, nho, chăn nuôi bò, lợn. Tỷ trọng chăn nuôi cao hơn trồng trọt. 2. Công nghiệp: Nền công nghiệp châu Âu phát triển rất sớm. Có nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao. Các ngành công nghiệp truyền thống đang giảm sút gặp khó khăn đòi hỏi phải thay đổi về công nghệ. Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao: Các ngành công nghiệp mũi nhọn điện tử, cơ khí chính xác và tự động hoá cao. 3) Dịch vụ: Là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất châu Âu. Phục vụ cho mọi ngành kinh tế. Phát triển đa dạng rộng khắp và là nguồn thu ngoại tệ lớn (châu Âu có nhiều hải cảng, sân bay, đường giao thông... hiện đại, nhiều trường đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng thế giới). LIÊN MINH CHÂU ÂU 1. Sự mở rộng của liên minh châu Âu: Liên minh châu Âu được mở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn đến năm 1995 đã gồm 15 thành viên và đang có xu hướng tăng thêm. 2. Liên minh châu Âu một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới: Có cơ cấu tổ chức toàn diện. Chính trị: Có cơ quan lập pháp là nghị viện châu Âu. 6
- Kinh tế: Có chính sách kinh tế chung, hệ thống tiền tệ chung (Đồng ơrô), tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn. Văn hoá – xã hội: Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hoá, ngôn ngữ tài trợ việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên . . . 3. Liên minh châu Âu – tổ chức thương mại hàng đầu thế giới: Chiếm 40% hoạt động thương mại của thế giới. Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 108 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 7 năm 2014-2015
16 p | 118 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 9 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 117 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD 10 năm 2017-2018
5 p | 98 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa học lớp 10
9 p | 113 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2017-2018
1 p | 106 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018
2 p | 168 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 71 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2017-2018
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018
2 p | 123 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
14 p | 67 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2014-2015
31 p | 111 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Mĩ thuật lớp 6 năm 2017-2018
1 p | 139 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Mĩ thuật lớp 7 năm 2017-2018
1 p | 136 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2013-2014
2 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 10
7 p | 77 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 10
7 p | 109 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn