intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ: Thiên Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

224
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp dưới đây để ôn tập, hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017-2018<br /> MÔN: HÓA HỌC 10<br /> A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:<br /> - Trắc nghiệm: 6 điểm, 24 câu.<br /> - Tự luận: 4 điểm, 2 câu.<br /> B. NỘI DUNG ÔN TẬP:<br /> I. LÝ THUYẾT:<br /> 1. Chương phản ứng oxi hóa khử:<br /> - Nắm các quy tắc xác định số oxi hóa, vận dụng xác định số oxi hóa.<br /> - Nắm các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử, vận dụng linh hoạt cách cân bằng nhanh.<br /> - Xác định vai trò của từng chất trong phản ứng oxi hóa khử.<br /> 2.Nhóm halogen:<br /> - Khái quát về nhóm halogen:<br /> + Nắm được nhóm này gồm những nguyên tố nào, kí hiệu, gọi tên.<br /> + Viết được cấu hình electron, xác định vị trí của halogen trong BTH.<br /> + Đặc điểm cấu tạo phân tử halogen, số oxi hóa thường gặp.<br /> + Sự biến đổi về tính chất của halogen.<br /> - Clo và hợp chất có oxi của clo:<br /> + Tính chất hóa học đặc trưng của clo, so sánh với các halogen khác.<br /> + Điều chế clo trong PTN, CN: lưu ý điều chế PTN viết được PTHH minh họa, cân bằng<br /> phản ứng oxi hóa khử.<br /> + Hợp chất có oxi của clo phải nắm được: công thức của chúng, tính chất và ứng dụng.<br /> + Xác định số oxi hóa của Cl trong một số hợp chất.<br /> - Hidroclorua, axit clohidric và muối clorua:<br /> + Tính chất hóa học của axit clohidric, viết PTHH minh họa.<br /> + dựa trên sản phẩm muối clorua để dự đoán kim loại.<br /> + giải quyết bài toán kim loại tác dụng với axit HCl.<br /> + nhận biết muối clorua, và một số muối khác.<br /> - Flo, brom, iot:<br /> + so sánh tính oxi hóa của các halogen.<br /> + Nêu hiện tượng của một số thí nghiệm: cho HTB vào I2/KI, sau đó đun nóng lên, để nguội,<br /> quan sát sự thay đổi màu sắc dung dịch.<br /> + Tính chất đặc biệt của axit HF có khả năng ăn mòn thủy tinh.<br /> 3. Chương oxi- lưu huỳnh:<br /> - Oxi- ozon:<br /> + Viết được cấu hình e của O, O2-; S; S2-. Xác định vị trí của O, S trong BTH.<br /> + So sánh tính chất hóa học của oxi và ozon, dựa trên PTHH nào?<br /> + Điều chế oxi trong PTN: viết được PTHH, cân bằng pư oxi hóa khử.<br /> + Nắm được mô hình thí nghiệm điều chế oxi, giải thích được cơ chế, nguyên tắc hoạt động.<br /> - Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh:<br /> + Tính chất hóa học của lưu huỳnh, vận dụng thực tế xử lý Hg khi nhiệt kế rơi vỡ dùng hóa<br /> chất nào?<br /> + Tính chất hóa học của SO2, xác định được vai trò của SO2 trong các phản ứng đó.<br /> + nắm được dạng toán SO2 sục vô dung dịch kiềm.<br /> <br /> + SO2 là khí cực độc, vận dụng tính chất của SO2 , vậy để xử lí khí SO2 trong PTN thì dùng<br /> hóa chất nào, vì sao?<br /> + Tính chất hóa học của axit H2SO4.<br /> + Cách pha loãng axit H2SO4 đặc, tính háo nước, do đó cần cẩn thận khi làm các thí nghiệm<br /> có H2SO4 ĐẶC. nghiêm cấm tuyệt đối hành vi tạc axit.<br /> + Nêu một số hiện tượng liên quan: cho đường tác dụng với H2SO4 đặc; cho Cu tác dụng với<br /> H2SO4 đặc…<br /> + Nắm được sơ đồ điều chế H2SO4 trong CN.<br /> + Vận dụng nhận biết một số chất: muối sunfat, muối clorua, axit sunfuric.<br /> II. BÀI TẬP:<br /> Dạng 1: Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau:<br /> 1. KMnO4  Cl2  HCl  FeCl2  NaCl  HCl.<br /> 2. Zn  ZnS  H2S  S  SO2  H2SO4  BaSO4.<br /> 3. FeS  H2S  H2SO4  CuSO4  CuCl2 AgCl<br /> 4.<br /> <br /> 5. Clo → kali clorat → kali clorua → bạc clorua → bạc→ bạc sunfat .<br /> Dạng 2: Nhận biết khí và dung dịch:<br /> * Nhận biết khí:<br /> a) H2S, O3, Cl2<br /> <br /> b) SO2, O2, Cl2<br /> <br /> c) O2, O3, Cl2, H2S<br /> <br /> * Nhận biết các dung dịch riêng biệt:<br /> a). HCl, NaCl, NaOH, CuSO4<br /> b). NaCl, NaBr, NaNO3, HCl, HNO3<br /> c) HCl, H2SO4, NaNO3, NaCl<br /> d) NaNO3, K2SO4, H2SO4, NaOH.<br /> Dạng 3: Dạng toán sục khí SO2 vào dung dịch kiềm:<br /> Câu 1: Sục từ từ 22,4 lít SO2 (đktc) vào 1,5 lít dung dịch NaOH 1M, sau pư thu được mấy<br /> muối, công thức của từng muối, và khối lượng muối thu được là?<br /> Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 17,92 lít SO2 ở đktc vào 500 ml dung dịch KOH 2M kết thúc phản<br /> ứng làm bay hơi nước thu được m gam muối khan. Tính m?<br /> Câu 3: sục 2,24 lít khí SO2 vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 2M, sau phản ứng thu được m<br /> gam kết tủa, giá trị của m là?<br /> Dạng 4: Kim loại tác dụng với axit loãng và axit H2SO4 đặc.<br /> Câu 1: cho 5,6 gam Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít khí<br /> (đktc) giá trị V là:<br /> <br /> Câu 2: cho hỗn hợp 18,6 gam các oxit kim loại MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với<br /> 200ml dung dịch H2SO4 2M, thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được m gam<br /> muối khan. Giá trị m là?<br /> Câu 3: cho hỗn hợp gôm 19,2 gam các kim loại Al, Zn, Mg, Fe tác dụng với HCl dư, sau<br /> phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tìm khối lượng muối clorua sau phản ứng.<br /> Câu 4: cho 9,6 gam kim M phản ứng với lượng dư H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được<br /> 3,36 lít SO2 (đktc). Kim loại M là:<br /> Câu 5: cho m gam Al phản ứng vừa đủ với H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được 6,72 lít<br /> hỗn hợp 2 khí H2S và SO2 có khối lượng 16,2 gam. Giá trị của m là:<br /> Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 9,1g hỗn hợp Al và Cu vào H2SO4 đặc nóng thì thu được 5,6lít<br /> khí SO2(đktc).<br /> a)Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .<br /> b)Tính thể tích khí H2(đktc) thoát ra khi cho hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 loãng.<br /> (a.%Al=29,67;%Cu=70,33% b.V=3,36 lít)<br /> Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 18,4g hỗn hợp Fe và Cu vào H2SO4 đặc nóng thì thu được 8,96lít<br /> khí SO2(đktc).<br /> a)Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .<br /> b)Tính thể tích khí H2(đktc) thoát ra khi cho hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 loãng.<br /> Câu 8: cho 31,6 gam KMnO4 tác dụng với dd HCl đậm đặc thu được V lít khí Cl2 (đktc).<br /> Giá trị của V<br /> A. 5,6 lít<br /> B. 2,8 lít<br /> C. 0,28<br /> D. 0,56 lít<br /> Bài tập điểm 10:<br /> Câu 1: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm Cl2, O2 tác dụng vừa hết 16,98g hỗn hợp bột B gồm<br /> Mg, Al thu được 42,34g hỗn hợp muối clorua và oxit. Tính % theo thể tích của mỗi khí trong<br /> hỗn hợp A và % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp B?<br /> Câu 2: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,80g<br /> magie và 8,10g nhôm tạo ra 37,05g hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác<br /> định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A?<br /> Câu 3: Nung m gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm 4<br /> chất có khối lượng 75,2 gam Cho X tác dụng với H2SO4 đặc nóng , dư thu được 6,72 lít khí<br /> SO2 duy nhất (đktc) . Gía trị m là :<br /> A. 56 gam<br /> B. 5,6 gam<br /> C. 52 gam<br /> D. 11,2 gam<br /> Câu 4: Đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36g hỗn hợp X gồm 4 chất rắn.<br /> Hoà tan hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 thu được V ml (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và<br /> NO2. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 19. Thể tích V là:<br /> A. 672<br /> B. 336<br /> C. 448<br /> D. 896<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2