intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí là tư liệu học tập hữu ích cho những ai đang trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức để vượt qua kì thi học kì sắp tới với kết quả như mong đợi. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN HÓA HỌC – LỚP 10 CHƯƠNG: HALOGEN Câu 1: Ở điều kiện thường, clo là chất khí có màu gì ? A. Vàng lục. B. Lục nhạt. C. Nâu đỏ. D. Đen tím. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm HCl được điều chế bằng cách nào ? A. H2 + Cl2. B. NaCl rắn + H2SO4 đặc. C. Clo hóa hợp chất hữu cơ. D. Điện phân dung dịch NaCl. Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5 là cấu hình các nguyên tố thuộc nhóm nào ? A. Nhóm cacbon. B. Nhóm nitơ. C. Nhóm oxi. D. Nhóm halogen. Câu 4: Chất nào sau đây có màu tím ? A. Cl2. B. Br2. C. F2. D. I2. Câu 5: Dung dịch nào sau đây không đựng bằng lọ thủy tinh ? A. HF. B. HCl. C. NaCl. D. KMnO4. Câu 6: Phản ứng nào sau đây Clo vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa ? A. Zn + Cl2  ZnCl2. B. H2 + Cl2  2HCl. C. 2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O. D. 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3. Câu 7: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl ? A. Quỳ tím, CO2, Fe(OH)3, Na2SO3. B. Quỳ tím, FeO, Cu, CaCO3. C. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3. D. Quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3. Câu 8: Axit HCl tác dụng với chất nào sau đây tạo ra muối FeCl3 ? A. Fe. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2. Câu 9: Dãy axit nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự tính axit tăng dần? A. HI, HBr, HCl, HF. B. HF, HCl, HBr, HI. C. HCl, HBr, HI, HF. D. HBr, HI, HF, HCl. Câu 10: Câu nào sau đây không chính xác: A. Halogen là những chất oxi hoá mạnh. B. Khả năng oxi hoá của các Halogen giảm từ Flo đến Iot. C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7. D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học. Câu 11: Cho 4,8 gam Mg tác dụng hết với Cl2 khối lượng muối thu được là ? A. 20 gam. B. 19 gam. C. 21 gam. D. 22 gam. Câu 12: Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với axit HCl sau phản ứng thu được khối lượng muối là ? A. 25,4 gam. B. 28,95 gam. C. 30,4 gam. D. 24,5 gam. Câu 13: Cho 13,6 gam hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 đktc. Khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 11,2 gam B. 5,6 gam C. 2,4 gam D. 4,8 gam Câu 14: Thể tích dung dịch HCl 2 M cần dùng để trung hoà 300 gam dung dịch NaOH 20% là ? A. 500 ml. B. 425 ml. C. 750 ml. D. 650 ml. Câu 15: Sục 3,36 lít khí Cl2 đktc vào dd NaBr dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn tính khối lượng Br2 thu được ? A. 24 gam. B. 36 gam. C. 16 gam. D. 42 gam. Câu 16: Cho 1mol Cl2 tác dụng với 1 mol H2 với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng HCl thu được tác dụng hết với Mg thu được khối lượng muối là ? A. 8,55 gam. B. 171 gam. C. 85,5 gam. D. 17,1 gam. Câu 17: Cho 4,05 gam kim loại M hóa trị 3 tác dụng hết với axit HCl, sau phản ứng thu được 5,04 lít khí H2 đktc. Xác định tên kim loại ? A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cr. Câu 18: Cho 20,6 gam NaX ( X là halogen) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 37,6 gam kết tủa. Xác định tên của X ? A. Clo. B. Brom. C. Flo. D. Iot. Câu 19: Cho 28,4 gam hỗn hợp 3 muối cacbonat tác dụng hết với HCl dư thu được 6,72 lít khí CO2 thu được m gam muối. Tính m A. 31,7 gam B. 37,1 gam C. 27 gam D. 40 gam
  2. Câu 20: Cho 1,74 gam MnO2 vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ lượng khí thu được sục qua dung dịch NaBr dư. Tính khối lượng Br2 tạo thành ? A. 3,2 gam. B. 1,6 gam. C. 4,8 gam. D. 2,4 gam. ĐÁP ÁN: 1.A 2.B 3.D 4.D 5.A 6.C 7.D 8.C 9.B 10.C 11.B 12.A 13.A 14.C 15.A 16.C 17.B 18.B 19.A 20.A CHƯƠNG: OXI – LƯU HUỲNH Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường. A. Al. B. Fe. C. Hg. D. Cu. Câu 2: Các nguyên tố phân nhóm chính VI ( VIA ) có cấu hình electron ngoài cùng là A. ns2 B. ns2np3 C. ns2np4 D. ns2np5 Câu 3: Cho 13 gam kẽm tác dụng với 3,2 gam lưu huỳnh. Các chất thu được sau phản ứng là A. ZnS. B. ZnS và S. C. ZnS và Zn. D. ZnS, Zn và S. Câu 4: Cho phương trình phản ứng: S + 2H2SO4 đặc, nóng 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng trên, tỉ lệ giữa số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là : A. 1 : 2. B. 1 : 3. C. 3 : 1. D. 2 : 1. Câu 5: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì? A. Chuyển thành màu nâu đỏ. B. Bị vẩn đục, màu vàng. C. Vẫn trong suốt không màu. D. Xuất hiện chất rắn màu đen. Câu 6: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất H2SO3 là A. -2. B. +4. C. +6. D. +2. Câu 7: Phát biểu nào sai? A. Ở điều kiện thường, SO3 là chất lỏng không màu. B. SO3 tan vô hạn trong nước. C. SO3 không tan trong H2SO4. D. Hơi SO3 nặng hơn không khí. Câu 8: Khí sunfurơ là chất có A. tính khử mạnh. B. tính oxi hoá mạnh. C. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. tính oxihóa yếu. Câu 9: Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự tạo thành mưa axit? A. Cacbon đioxit. B. Lưu huỳnh đioxit. C. Ozon. D. Lưu huỳnh trioxit. Câu 10: Khi đốt cháy khí hidrosunfua trong điều kiện dư oxi thì sản phẩm thu được gồm các chất nào? A. H2O và SO2. B. H2O và SO3. C. H2O và S. D. H2S và SO2. Câu 11: Cho phương trình hóa học của pư: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Vai trò các chất tham gia pư này là A. SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử B. SO2 là chất khử, H2S là chất oxi hóa C. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa D. H2S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa Câu 12: Cho PTHH : SO2 + KMnO4 +H2OK2SO4 + MnSO4 +H2SO4 Sau khi cân bằng hệ số của chất oxi hoá và chất khử là A. 5 và 2. B. 2 và 5. C. 2 và 2. D. 5 và 5. Câu 13: Cho khí SO2 vào các dd: KMnO4, Ba(OH)2, Br2, H2SO4. Số dung dịch mà trong đó chất tan phản ứng được với SO2? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 14: Khi lưu huỳnh trioxit tan trong dung dịch H2SO4 tạo sản phẩm có công thức nào sau đây ? A. H2SO4 đặc. B. H2O và SO2. C. H2SO4. nSO2. D. H2SO4. nSO3. Câu 15: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều. C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều. D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều. Câu 16: Tính chất nào sau đây không phải của axit sunfuric đặc, nguội? A. Háo nước B. Hoà tan được Al và Fe. C. Tan trong nước, toả nhiệt D. Than hóa vải, giấy, saccarozơ. Câu 17: Nhận xét nào sau đây sai? A. H2SO4 loãng có tính axít mạnh. B. H2SO4 đặc rất háo nước.
  3. C. H2SO4 đặc chỉ có tính oxi hoá mạnh. D. H2SO4 đặc có cả tính háo nước và tính ôxi hoá mạnh. Câu 18: Dãy nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Cu, ZnO, NaOH, CaCl2. B. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl. C. Mg, ZnO, Ba(OH)2,CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4 Câu 19: Dãy gồm các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Cu, Zn, Na. B. Ag, Ba, Fe. C. K, Mg, Al. D. Au, Pt, Al. Câu 20: Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ? A. BaCl2, NaOH, Zn. B. NH3, MgO, Ba(OH)2. C. Fe, Al, C12H22O11 (đường saccarozơ). D. Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozơ). Câu 21: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9 M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là ? A. 24,5 gam. B. 34,5 gam. C. 14,5 gam. D. 44,5 gam. Câu 22: Sục 4,48 lít khí lưu huỳnh đioxit (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là: A. NaHSO3 ; Na2SO3 B. Na2SO3 C. Na2SO4 ; NaHSO4 D. Na2SO4 Câu 23: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit SO2 bằng 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M thu được dung dịch A. Dung dịch A chứa : A. Na2SO3. B. NaHSO3 C. Na2SO3, NaHSO3 D. Na2SO3, NaOH Câu 24: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít. Câu 25: Cho các câu sau: (1) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3. (2) Phân tử SO2 có cấu tạo thẳng. (3) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. (4) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit. (5) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc. Các câu đúng là A. (2), (5). B. (1), (2), (3), (5). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4). Câu 26: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là A. 2 gam. B. 3,92 gam. C. 2,4 gam. D. 1,96 gam. Câu 27: Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lit khí (đkc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là: A. 44,9 gam. B. 74,1 gam. C. 50,3 gam. D. 24,7 gam. Câu 28: Một hỗn hợp gồm 18,6 gam kẽm và sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư . Thể tích khí H2 ( đktc) được giải phóng sau phản ứng là 6,72 lít. Thành phần phần trăm khối lượng của kẽm có trong hỗn hợp là : A. 96,69% B. 34,94% C. 69,89% D. 50% Câu 29: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al thu được 42,34gam hỗn hợp Z gồm MgCl2; MgO; AlCl3 và Al2O3. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là A. 77,74. B. 22,26. C. 19,79 D. 80,21. Câu 30: Cho 6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,8 lít khí SO2 đktc. Khối lượng Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là : A. 2,2 g và 3,8 g B. 3,2 g và 2,8 g C. 1,6 g và 4,4 g D. 2,4 g và 3,6 g ĐÁP ÁN: 1.C 2.C 3.C 4.D 5.B 6.B 7.C 8.C 9.B 10.A 11.A 12.B 13.B 14.D 15.D 16.B 17.C 18.C 19.C 20.D 21.B 22.A 23.D 24.B 25.D 26.D 27.C 28.C 29.A 30.B
  4. CHƯƠNG: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC. Câu 1: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 2: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng thường được xác định bằng độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..." A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. B. (1) nồng độ, (2) một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. Câu 3: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 4: Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng. B. tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng. C. tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng. D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài. Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là : A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 6: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ? A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ. D. xúc tác. Câu 7: Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau. Ở thí nghiệm nào có kết tủa xuất hiện trước? A. TN1 có kết tủa xuất hiện trước. B. TN2 có kết tủa xuất hiện trước. C. Kết tủa xuất hiện đồng thời. D. Không có kết tủa xuất hiện. Câu 8: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối lượng Zn sử dụng là như nhau): Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1); Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2) Kết quả thu được là tốc độ A. phản ứng (1) nhanh hơn phản ứng (2). B. phản ứng (2) nhanh hơn phản ứng (1). C. cả hai phản ứng như nhau. D. ban đầu như nhau, sau đó phản ứng (2) nhanh hơn phản ứng (1). Câu 9: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây ? A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều. C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
  5. Câu 10: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ancol (rượu) ? A. Chất xúc tác. B. áp suất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ. Câu 11: Cho các cân bằng: (1) H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) (2) 2NO (k) + O2 (k) 2NO2 (k) (3) CO (k) + Cl2(k) COCl2 (k) (4) CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) (5) 3Fe (r) + 4H2O (k) Fe3O4 (r) + 4H2 (k) Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là : A. (1), (4). B. (1), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (3). Câu 12: Cho các phản ứng: (1) H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) (2) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) (3) 3H2 (k) + N2 (k) 2NH3 (k) (4) N2O4 (k) 2NO2 (k) Các phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch khi ta giảm áp suất của hệ là : A. (2), (3). B. (2), (4). C. (3), (4). D. (1), (2). Câu 13: Cho các cân bằng sau : (1) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) (2) CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) (3) FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO2 (k) (4) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) Khi tăng áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là : A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 14: Cho các cân bằng sau : (1) H2 (k) + I2 (r) 2HI (k) >0 (2) 2NO (k) + O2 (k) 2NO2 (k)
  6. ĐÁP ÁN: 1.A 2.B 3.A 4.B 5.C 6.C 7.A 8.A 9.B 10.A 11.D 12.A 13.D 14.C 15.B 16.A PHẦN TỰ LUẬN: ÔN TẬP DÃY CHUYỂN HÓA Hoàn thành các sơ đồ chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): 1. S H2S CuS SO2 Na2SO3 Na2SO4 2. ZnS H2S SO2 H2SO4 Fe2(SO4)3 3. S FeS H2S S SO2 H2SO4 CuSO4 4. FeS2 SO2 SO3 H2SO4 SO2 NaHSO3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2